Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 5 : Lần đầu gặp Chu tiên sinh

Ngày đăng: 12:22 19/04/20


“Cha, con muốn xem sách tranh”



Tôi liếc mắt nhìn cha, thăm dò nói.



Cái gọi là sách tranh, thực ra là tranh liên hoàn, có nơi gọi là sách tiểu nhân. Trong một khoảng thời gian, đây là nguồn đọc bên ngoài chủ yếu của trẻ con. Nhưng trong những năm 1967, yêu cầu này có phần hơi quá đáng. Lúc ấy sách báo cũng ít đến tội nghiệp, đại bộ phận đều là “tuyển tập”, tập nhỏ hơn thì là “Ngữ lục” (tục gọi là sách hồng bảo), những sách khác, bao gồm cả “tu bản luận” của Các-Mác và những tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn đều không dễ gì thấy được.



Cha không ngờ tôi sẽ đề ra yêu cầu này, nên ngẩn ra một lúc.



Tôi không suy nghĩ nhiều, ngay lập tức nói: “Nghe nói trong nhà Chu tiên sinh có sách tranh, con muốn xem!”



Cha tôi cười, ôn tồn nói: “Nhà Chu tiên sinh có sách, nhưng không phải là sách tranh, con xem không hiểu đâu.”



Thực ra tôi không hy vọng gì tìm thấy sách tôi thích đọc ở nhà Chu tiên sinh, đây chẳng qua là cái cớ, để cha đi thăm Chu điên đang sắp chuyển vận này.



“Không, con muốn xem sách tranh, con muốn xem sách tranh...”



Bất đắc dĩ, tôi bắt đầu dùng đặc quyền của một đứa trẻ bảy tuổi----làm nũng! Chỉ có điều vừa làm nũng vừa nổi hết da gà. Vì chuyện lớn, đành phải dùng cách lằng nhằng này vậy.



Để tăng cường độ của việc làm nũng, tôi thậm chí còn kéo tay cha, lắc qua trái qua phải.



Toát mồ hôi!



Xem ra tôi là thiên tài diễn kịch!



Cha không còn cách nào, đành đầu hàng nói: “Được được được, đi xem đi xem....”



Vì quyết định đi thăm Chu tiên sinh, cha còn phải phí mất một đồng, gọi chú đi hợp tác xã mua hai gói kẹo, bốn cái bánh quýt và một cân bánh. Lại còn nhờ bà ngoại lấy hàng tồn ở trong đáy hộp---thịt bột mỳ muối, cũng đóng thành một gói, rồi còn một cân mỳ, gọi là quà gặp mặt.



Ở nông thôn khi ấy, đây đã là một món quà hết sức quý trọng rồi. Làm cho chị hai cứ trợn trắng mắt lên, nếu như biết có những món đồ ngon thế này, chúng tôi cũng chẳng được ăn mấy lần, vì một câu lạ lùng “muốn xem sách tranh” của tôi, tất cả đều biến thành đồ của người ta rồi.



May thay cha tôi là đứa con có hiểu nổi tiếng, rất hiếu thuận ông ngoại bà ngoại. Ông ngoại vì thế rất ủng hộ.



“Chu tiên sinh là người có học vấn, Phổ Tài cũng là người đọc sách, cũng nên đi xem xem.




Chu tiên sinh thì không sao, cha thì ngạc nhiên lắm: “Tiểu Quân, sao con biết bài thơ này?”



Hỳ hỳ, tôi đã sớm liệu được cha sẽ hỏi, liền tự nhiên trả lời: “Cha, là cha dạy con mà. Ngày trước cha đã đọc bài này cho con nghe”



“Cha đã từng đọc sao....Cha đọc một lần mà con đã nhớ rồi à?”



Cha càng ngạc nhiên hơn.



Tôi cười: “Cha đọc mấy lần rồi. Bài này cũng không khó nhớ”



“hà hà, vừa nghe qua đã nhớ, Tấn Tài, con trai anh thật là kỳ tài!”



Chu tiên sinh tán dương không ngớt.



Cha ngẩn người một lúc rồi cũng cười theo. Dù gì không thể vì một bài thơ mà ông nghĩ đến “du hành vượt thời gian”. Hơn nữa ông cũng không biết đó là cái gì.



“không giấu gì Chu tiên sinh, Tiểu Quân hôm nay muốn đến xem sách tranh...”



Xỉu mất!



Cha, cha đúng là thật thà quá, sao lại bộc trực đến thế? ừ, vì con trai muốn xem sách, nên đến đây thăm. Nếu con trai không muốn xem, tất nhiên cũng chẳng thèm để ý đến Chu điên như ông. Đây chẳng phải là cố tình tìm phiền phức sao?



Ai ngờ được Chu tiên sinh cũng không phải là người như thế, ông không cảm thấy ngược đời, cười nói: “vậy à, nhưng phải làm Tiểu Quân thất vọng rồi, chỗ tôi không có tranh liên hoàn.”



Tôi tranh nói: “nếu không có tranh liên hoàn, sách khác cũng được”



Đây là lời nói thật tâm của tôi. Nếu từ nay về sau cứ bắt tôi phải nhìn “vở từ mới”, thật là khó chịu. Thà mượn vài quyển sách của Chu tiên sinh về xem còn hơn.”



Chu tiên sinh nhìn tôi rất kỳ lạ, rồi đứng dậy.



“Vậy được, Tiểu Quân, cháu cùng bác đến đây.”