U Linh Tửu Điếm

Chương 24 : Dây dưa 2

Ngày đăng: 19:27 20/04/20


Editor: Tsuki813



Beta: Hiên



Omedeto chậm rãi tiến vào. Mái tóc được buộc thành từng búi thả lơi lả sau lưng, trường bào màu xanh ngọc ôm gọn dáng người thon dài mà rắn chắc của hắn. Tuy rằng không nhìn thấy, thế nhưng trực giác cho Thạch Phi Hiệp biết hắn cũng có sáu múi cơ bụng nha.



Omedeto mỉm cười nói: “’Tám’ sao?”



Thạch Phi Hiệp vô ý thức đáp: “Đúng vậy, cùng nhau không?”



......



Gin cho hắn một cái nhìn ‘đồ đầu bò’, rồi kéo Hughes chạy thẳng.



Thạch Phi Hiệp còn chưa kịp trách tên kia không có nghĩa khí, đã nghe Omedeto nói với Raton: “Báo cáo tháng này tổng kết rồi chứ?”



Raton gật đầu không ngừng, “Làm xong rồi.”



Omedeto nói: “Vậy ngươi còn ở nơi này làm cái gì?”



Raton nhanh như chớp bỏ chạy.



Thạch Phi Hiệp nhìn trái phải đã trống không, cười trừ nói: “Hình như ta cũng không có gì phải làm?”



Omedeto mỉm cười nói: “Không phải ngươi phải ‘tám’ cùng ta sao?”



......



‘Tán’ chuyện với đương sự tin đồn? Vậy hắn thực sự sẽ bị phét sao?



Thạch Phi Hiệp nghiêm túc nói: “Thực ra ta cũng đang chuẩn bị trách mắng bọn họ. Tùy tiện sau lưng người khác nghe ngóng hóng hớt mấy loại tin vụn vặt vô căn cứ đó, thật sự là quá vô lại bỉ ổi rồi.”



“Trừ chuyện ma chú không phải ta hạ, cái khác đều là sự thật.”



......



Bậc thang. Hắn chỉ là muốn đi xuống một cái bậc thang mà thôi.



Thạch Phi Hiệp thập phần phiền muộn.



Omedeto đẩy ghế ngồi xuống, sau đó nhìn Thạch Phi Hiệp vẫn đứng đang đứng đực ra nói: “Muốn ta mời ngồi xuống sao?”



Thạch Phi Hiệp khom lưng xuống, cái mông nện lên mặt ghế.



“Ta rất thích Dea.” Omedeto chậm rãi nói.



Thạch Phi Hiệp lập tức đỡ lời: “Đó là phúc của hắn.”



“Từ khi lần đầu tiên thấy hắn trên chiến trường đã thích rồi.” Omedeto phảng phất như chìm vào hồi tưởng, “Bốn phía hoa máu tung bay, hắn cầm kiếm, trong mắt đằng đằng sát khí.”



......



Này có phải là hội chứng Stockholms* không vậy?



Thạch Phi Hiệp trong lòng thầm thương hại, nhưng ngoài miệng lại nói: “Ngài quả là có mắt nhìn anh hùng.”




Đèn không bật.



Tuy rằng nhìn không thấy, nhưng Thạch Phi Hiệp cảm giác được Gin đang nhìn hắn, hơn nữa ánh mắt rất u ám.



“Thật lâu trước đây, ” Thạch Phi Hiệp dùng khẩu khí cực kỳ nghiêm túc nói, “Đức chúa trời phán: “Phải có ánh sáng!” Cho nên cần có ánh sáng.”



Gin: “???”



Thạch Phi Hiệp nói: “Ta nói phải có ánh sáng, nghe không?”



Tách.



Gin mở đèn. “Ta lần đầu tiên gặp người muốn bật đèn còn phải vòng vo như vậy.”



Thạch Phi Hiệp nói: “Ta lần đầu tiên gặp phải quỷ hút máu thì, cũng kinh ngạc như thế.”



“Ngươi gặp phải quỷ hút máu rồi?” Gin kinh ngạc.



“Ngươi có tính không?”



......



Gin ấp a ấp úng nói: “Kỳ thực, ta có chút việc muốn thương lượng với ngươi.”



Thạch Phi Hiệp nói: “Trước khi thương lượng, ta có điều muốn nói.”



“Nói.”



“Lúc trước, ngươi hình như đã uy hiếp ta, tính đem ta giao cho tên tiểu ma vương Bogi kia.” Thạch Phi Hiệp cười cực kỳ hòa nhã.



——————————————————————————-



Thẻ sách kẹp ngang



——————————————————————————–



Tác giả có lời muốn nói:



Thông báo lớn đây: hoàn thành! (^o^)/~



——————————————————————————–



*Hội chứng StockHolm: là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.



Nguồn gốc của thuật ngữ này là một vụ tội phạm xảy ra năm 1973 tạiStockholm, Thụy Điển.



Ngày 23/8/1973, một kẻ cướp có vũ trang đã gây chấn động cả thế giới khi xông vào ngân hàng Kreditbanken ở Stockholm, rút ra một khẩu súng máy, bắt các nhân viên ở đây làm con tin trong 6 ngày liền.



Tên cướp Jan “Janne” Olsson dọa giết họ, nhưng sau nhiều ngày với nhiều diễn biến đầy kịch tính, 4 trong số các nhân viên ngân hàng quay sang đứng về phía tên cướp, chỉ trích những người muốn giải cứu.



Phản ứng của những người này được gọi tên là “Hội chứngStockholm”. Theo các nhà tâm lý, đó là cơ chế tự vệ tự giác hoặc tự phát của người bị bắt cóc nhằm đương đầu với tình huống và tránh nguy hiểm. Khái niệm “Hội chứngStockholm” cũng là một cách để cảnh sát giải thích với công chúng lý do vì sao các con tin kể về vụ bắt cóc khác với cách mà cảnh sát kể.



Trong lịch sử, năm 1974, một nữ triệu phú Mỹ tên là Patty Hearst tuyên bố trước tòa rằng bà là nạn nhân của hội chứng này, sau khi bà cướp nhà băng giúp nhóm bán vũ trang Symbionese Liberation Army (SLA). Nhóm này từng bắt cóc bà trước đó.