Vị Diện Giao Dịch Chi Nguyên Thủy Thế Giới
Chương 97 : Khoác lác
Ngày đăng: 23:34 21/04/20
Bạn cũ gặp nhau, vui vẻ bàn chuyện, có hệ thống phụ trợ ngôn ngữ, sau khi nghe Vu Qua nói tiếng người lùn một lát, Ngô Nặc cũng dần có thể làm phiên dịch, dịch lời ông nói lại cho đại vu và Bạch nghe.
Tộc người lùn cả đường ăn gió nằm sương, đi thật sự gian nan, nói đến những nguy hiểm họ gặp trên đường, cùng tộc nhân đã chết, Vu Qua và Đa Lặc mấy lần rơi lệ, thật sự đáng thương.
Thương tâm thì quả thật thương tâm, nhưng trong nước mắt của Vu Qua ít nhiều có mấy phần muốn lấy sự đồng tình, người lùn trời sinh tính cách thẳng đuột, không giỏi đóng kịch, Vu Qua tự cho rằng làm rất tốt, nhưng không ngờ ba người ngồi trước mặt đều đã thành tinh, vừa nhìn đã nhận ra ý đồ của ông.
Liếc thấy Vu Quyền lau nước mắt, bộ dạng còn thương tâm hơn mình, trong lòng Vu Qua càng cảm thấy, bạn già vẫn hệt như lúc trẻ, thiện lương nhân từ nhiệt tình, ông nghĩ mong muốn tộc người lùn nương tựa bộ lạc Trường Hà cắm rễ phát triển nhất định có thể thực hiện!
Vu Quyền cũng đang nghĩ, Vu Qua nhiều năm như thế vẫn không thay đổi, giống hệt lúc trước tâm tư gì cũng bày trên mặt, thu phục bọn họ lấy được cách chế tạo thần khí (đồ sắt) chắc không khó.
Đôi bên đều có mục đích, hơn nữa đều cảm thấy mục đích của mình có thể đạt được, phiên dịch Ngô Nặc cũng càng lúc càng xứng chức, Vu Quyền và Vu Qua tự nhiên càng nói càng vui, bất tri bất giác đến giờ cơm tối.
Hiện tại bộ lạc nhiều người, không cách nào tụ lại ăn chung như trước, sau khi hoàn thành công việc buổi chiều, mọi người trở về nhà mình tự ăn.
Khoai trắng bị đào hư tự nhiên trở thành thức ăn chính, khi thú triều trở về, Bạch dẫn các chiến sĩ săn giết trên trăm con long thú, những long thú này sau khi dùng muối huyết ướp, có một phần làm thành thịt sấy phơi ở nơi mát mẻ thông gió, một phần làm thành thịt muối hoặc thịt khô bỏ trong vại cất vào hầm. Lúc ăn, rửa đi chất muối dư phía trên, hoặc trực tiếp nấu hay xào hay hầm chung với khoai trắng, ăn sao cũng thấy mỹ vị.
Mùa thu hoạch vô cùng bận rộn, chân trước thu xong, chân sau đã phải vội mang giống ra trồng vào đất mới khai hoang, để đuổi kịp trước mùa đông thu hoạch đợt nữa, thời gian thật sự rất gấp, người có thể xuống ruộng đều đã xuống, để tránh chừa ra quá nhiều nhân thủ làm việc, những người sống gần có quan hệ tốt, luôn để lại hai ba phụ nữ ở nhà làm cơm, những người khác làm việc xong, tụ lại cùng ăn cơm, tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm sức lực. Cũng coi như là một kiểu ăn chung biến tướng.
Thủy Sa là đệ tử của đại vu, một mặt theo đại vu học tập làm việc, còn phải chăm sóc ăn uống ngủ nghỉ của đại vu, cô lục tục theo Ngô Nặc học không ít tài nghệ nấu ăn, được biết hôm nay đại vu có bạn già rất quan trọng đến thăm, cô gọi hai tiểu nữ nô tuổi không lớn phụ giúp mình, lăn qua lăn lại nửa ngày trong bếp, làm ra vài món ngon.
So với tay nghề Ngô Nặc, cô nhiều lắm chỉ học được năm phần, nhưng những món sắc hương vị đều không tính là tốt lắm trong mắt Ngô Nặc, đối với người khác, đặc biệt là những người lùn chưa từng ăn qua mấy món này, quả thật phải nói là quý hiếm mỹ vị.
Thịt nướng người lùn thường ăn, nhưng bọn họ chưa từng ăn qua thịt nướng có thêm mật ong, ớt cùng với các hương liệu hỗn hợp, thịt thú lí lạp non mềm được nướng chín vàng, nguyên con bỏ vào dĩa, hương thơm nồng mà đặc trưng của thú lí lạp trộn chung với chất điều vị, lớp da óng vàng còn phát ra tiếng xèo xèo, mùi thơm xộc thẳng vào mũi, nước miếng như lũ vỡ đê, trào ra không chịu khống chế.
Tuy tay nghề nấu nướng của Thủy Sa không bằng Ngô Nặc, nhưng công phu nướng thịt tuyệt đối không kém hơn Ngô Nặc.
Trừ thú lí lạp nướng, Thủy Sa còn làm một con dê nướng nguyên con, dê con non béo đặc biệt hợp miệng, nướng chín xong bỏ vào trong mâm lớn đặt giữa bàn gỗ, Đa Lặc và Vu Qua đói bụng căn bản không dời mắt được.
Khoai trắng hầm chim thịt, dưa dài hầm vụn thịt dê phủ thêm một tầng ớt xanh cắt nhỏ, chim thịt ớt ngâm chần tái, thịt long sấy màu sắc đỏ nhuận, cá bạc con hấp, lá khoai trắng xào, rau dại trộn miến làm thành gỏi, cuối cùng còn có một món canh chua miến.
Từng dĩa từng dĩa to chất đầy bày trên bàn, Vu Qua lại lần nữa đổi mới nhận thức về sự giàu có của bộ lạc Trường Hà, còn về Đa Lặc, hắn nhìn thức ăn đầy bàn, mắt thẳng tắp, lén nuốt nước miếng không biết bao nhiêu lần, hận không thể bưng dĩa lên đổ vào miệng mình.
Nhưng, làm khách trong hoàn cảnh xa lạ, sao có thể tùy tâm tùy ý?
Đa Lặc và Vu Qua vì một bàn thức ăn này mà đột nhiên trở nên bó buộc, cẩn thận theo đại vu vào vườn rửa sạch tay, sau đó mới trở lại ngồi vào bàn.
Hai người gây không ít chuyện cười, mới miễn cưỡng học được cách dùng đũa, Vu Qua tuổi lớn, dạ dày không tốt như lúc còn trẻ, so với thịt nướng, món cay, ông càng xem trọng món hầm, cũng đặc biệt yêu thích cháo thịt Thủy Sa hầm, cháo thịt đặc dính thơm nồng, ông ăn cả hai chén lớn, còn ăn khá nhiều chim thịt hầm và cá bạc con hấp, ăn đến cuối bụng cũng trướng lên không thẳng lưng nổi.
Đa Lặc trẻ tuổi, đặc biệt thích ăn thịt, đừng thấy vóc dáng hắn không cao bằng Ngô Nặc, nhưng dạ dày lớn hơn Ngô Nặc không biết bao nhiêu, gặm đủ hai con thú lí lạp nặng ba cân, ăn nguyên cái chân dê, một phần ba dĩa thịt long sấy đều vào bụng hắn, những món khác hắn cũng ăn không ít, lượng cơm hoàn toàn không thua kém chiến sĩ thuần nhân to con lớn tướng trong bộ lạc.
Ăn no uống đủ, đại vu dẫn Vu Qua và Đa Lặc cùng đi dạo bộ lạc tiêu cơm.
Lúc này cũng không khẩn cấp, còn có Ngô Nặc ở bên cạnh giảng giải cho họ, Vu Qua và Đa Lặc càng thêm hiểu rõ tình huống bộ lạc Trường Hà, ngưỡng mộ trong mắt hai người càng tích càng nhiều.
Sau khi tộc người lùn quy thuộc bộ lạc Trường Hà, cũng coi như một thành viên bộ lạc, so với làm nông, họ càng có thiên phú rõ rệt ở việc chế tạo công cụ. Họ khéo tay, cũng rất có tính sáng tạo, công cụ đơn giản vào tay họ luôn dễ dàng có thể được họ cải tạo sử dụng tốt hơn. Ngô Nặc phát hiện ưu điểm này, dứt khoát cho họ thoát ly sản xuất, chuyên môn chế tạo, cải tạo công cụ bộ lạc.
Đừng xem thường nông cụ do người lùn làm ra, còn thật sự vô cùng thực dụng, có nông cụ mới, hiệu suất làm việc của mọi người tăng hơn trước không ít.
Toàn bộ lạc trước trước sau sau bận rộn hơn một tháng, cuối cùng thu hoạch xong khoai trắng, còn trồng mầm đã ươm vào đất hoang mới khai khẩn.
Ngô Nặc không phải rất hiểu nông vụ, nhưng y vẫn biết cách nói ‘cho đất nghỉ’. Tạm nói bộ lạc không có phân bón hóa học, ngay cả cung ứng phân bón cũng thiếu hụt nghiêm trọng, chỉ luận riêng độ phì của đất, dù có phì nhiêu cỡ nào cũng không chịu nổi cày cấy liên tục, đặc biệt còn là gieo trồng loại thực vật lực sinh mạng cực mạnh, tiêu hao độ phì như khoai trắng.
Cho nên sau khi gieo trồng đợt khoai trắng trước, Ngô Nặc đã có kế hoạch hóa an bài người ở ngoại vi bộ lạc khai khẩn một số đất hoang mới, dù sao xung quanh bộ lạc đâu đâu cũng là đất phì nhiêu vô chủ, không chiếm thì uổng. Tiến độ xây nhà bên Tinh không nhanh, chỉ có số ít người có chỗ ở cố định, phần lớn mọi người đều ở trong lều đơn giản, an bài họ đến nơi mới cũng dễ dàng.
Đất trống ra, tự nhiên sẽ trở thành phạm vi hoạt động của các gia súc.
Sau đó, các chiến sĩ thủ hạ cùng Bạch săn bắt không ít con mồi mang về, long thú săn trước, động vật chết lúc săn bắt bình thường trên cơ bản đã đủ cung cấp lượng thịt hằng ngày cho mọi người, vật sống toàn bộ giữ lại sinh sôi.
Thông qua săn bắt và thuần dưỡng số lượng trước đó, các loại gia súc gia cầm trong bộ lạc hiện tại lớn lớn nhỏ nhỏ cộng lại đã quá chục ngàn, trên cơ số này, tốc độ sinh sôi cũng sẽ trở nên cấp tốc.
Chỉ với sức của hai ba chục tiểu đậu đinh nhóm sư tử con, sớm đã không trông nổi nhiều gia súc như thế. Ngô Nặc vừa phái thêm người canh chừng, thuần dưỡng gia súc, vừa để mọi người học theo nhà y xây chuồng gia súc, dùng chuồng lớn nhỏ chia gia súc khác chủng loại ra nuôi. Ngô Nặc thậm chí còn đề nghị mọi người chỉ chuyên chú nuôi một loại hoặc mấy loại động vật, đi con đường chuyên nghiệp hóa nuôi trồng, để tiện tích lũy càng nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, những động vật không dễ hầu hạ hoặc giỏi sinh sôi, sẽ cố nuôi ít một chút.
Mọi người ngẫm lại, phát hiện kiến nghị của Ngô Nặc quả thật vô cùng có lý.
Heo thú đặc biệt mắn đẻ, rất dễ nuôi sống, có thể ăn có thể ngủ có thể mọc thịt, tính tình tương đối ôn thuận, tự nhiên trở thành đối tượng mọi người tranh nhau nuôi dưỡng. Trình độ được hoan nghênh của răng dài, chim thịt và heo thú không phân trên dưới, tiếp theo chính là dê và bò man, nai gạc vị ngon, nhưng nuôi nhốt thường sinh bệnh, con con dễ chết yểu hơn mấy loại trước, không dễ chăm sóc, sau khi nghe Ngô Nặc kiến nghị, người thích nuôi chúng cũng ít đi. Bộ lạc lớn lớn nhỏ nhỏ có mười mấy loại gia súc, trong đó khó nuôi nhất chính là thú lí lạp, chúng giỏi đào hang, hơi chút sơ sẩy là chúng chạy mất, nuôi phí công, trừ thật sự là người có tình cảm chuyên biệt với thú lí lạp, những người khác hầu như đều không thích nuôi nó.
Xây chuồng dễ hơn xây nhà nhiều, người có nhà gạch ngói lợi dụng thời gian nghỉ ngơi bình thường, mô phỏng theo số chuồng của Ngô Nặc, dọn dẹp vườn sau nhà mình rồi dùng gỗ khoanh lại mấy cái chuồng, xong lại đến bên bờ sông nhặt chút đá, dùng đất dính xây nhà dán đá đó lại thành vách tường, lại lấy đất dính bôi lên đất, phía trên phủ một tầng đá phiến, đợi đất dính khô cứng, đá phiến cũng được cố định chặt dưới đất.
Các gia súc ở trong chuồng như thế, không chỉ ít đánh nhau, thu dọn phân của chúng cũng dễ hơn, cả ngày ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn, còn dễ phì thịt hơn nuôi thả.
Tuy nói dễ phì thịt, nhưng mấy gia súc này dù sao chỉ ăn cỏ xanh mà thôi, tốc độ sinh trưởng tự nhiên tất nhiên còn lâu mới có thể sánh với những động vật được ăn thức ăn gia súc hiện đại.
Cứ lấy heo thú ra nói, từ khi sinh ra đến trưởng thành, phải mất gần ba trăm ngày, tương đương một năm hiện đại, để ở tinh cầu một năm có 480 ngày, cũng đã mất hơn nửa năm, nếu nuôi thả tốc độ sinh trưởng sẽ càng chậm.
Đương nhiên chỗ ích lợi vẫn có, trừ chất thịt ngon hơn, những gia súc ăn cỏ xanh trưởng thành, cũng rất ít bệnh.
Mọi người xây chuồng xong, chiếu theo con số đã đăng ký, nhận gia súc nhà mình về. Những gia súc đã được thuần dưỡng đó, ôn thuận hơn lúc trước nhiều, sống chung với các đồng tộc khác trong chuồng, trừ giành thức ăn, giành giống cái, bình thường rất hiếm khi đánh nhau. Sau đó, mọi người cũng ý thức được tách thú đực và thú cái ra nuôi, thậm chí học được sau khi thiến thú đực, tình huống đánh nhau càng ít hơn.
Nhưng, người có nhà còn có chuồng vẫn chỉ là bộ phận nhỏ, phần lớn gia súc sau khi đăng ký vẫn do bộ lạc thống nhất nuôi thả.
Gia súc thành niên cơ bản đều có chủ, nhưng con của chúng thì không dễ chia, Ngô Nặc và đại vu thương lượng xong nghĩ ra một biện pháp điều hòa, chính là chia số con con đó cho thuần nhân không có gia súc nuôi.
Tộc người lùn vận khí không tệ, gia nhập bộ lạc Trường Hà không bao lâu, thì lục tục có người đăng ký được phân gia súc con. Cho dù những gia súc con này chỉ được ghi dưới tên họ, phải đợi sau khi có nhà và chuồng cố định mới có thể lĩnh về tự nuôi. Nhưng đối với họ mà nói, đã là cổ vũ và động lực rất lớn.
Vì, nó có nghĩa là, bọn họ cuối cùng thành công cắm rễ ở bộ lạc giàu có cường đại ngày càng thịnh vượng này