Xuân Yến

Chương 42 : Khánh trường một cây cầu tiêu tan (2)

Ngày đăng: 00:56 19/04/20


Quan Âm Các non trẻ

hơn, nhưng cũng đã tồn tại đến sáu trăm năm, từng trùng tu một lần vào

thời nhà Thanh. Cây cầu vòm bằng gỗ này có kết cấu cầu vồng, mỗi nhịp

gồm bốn thanh rầm, tạo thành hình chữ Tinh. Lực ma sát giúp các cấu kiện khít vào nhau nên không cần đinh tán. Nguyên lý đơn giảm mà kì diệu này tạo nên sự vững chắc và cân đối. Mặt cầu dựng cột và lan can bằng gỗ

mộc sơn đỏ, lại lợp ngói xanh để tránh mưa gió làm hư tổn. Cây cầu cổ

kính này, cùng với núi đồi, sông ngòi, làng mạc, rừng cây xung quanh soi vào nhau, toát lên một thứ khí chất hài hòa đĩnh đạc.



Làng quê

ngày đông tiêu điều se sắt, đen trắng rõ ràng. Đường ven ruộng lâu ngày

không người quét dọn ngập đầy những rác, xác động vật náu trong bụi cây

hoang lương đang rữa nát. Túi ni lông trắng phơ phất khắp nơi, giống như cụm bông trắng xâm chiếm cành cây, lòng kênh, bãi cỏ, mặt nước. Ruộng

đồng chẳng còn sinh khí. Chỉ có một cây cổ thụ đứng ở đầu cầu, chạc cây

nảy nở vươn ra, tán lá xanh thẫm như một chiếc ô xòe lớn, có lẽ che được đến cả trăm người. Cô đã tra cứu, tuổi đời của cây long não cổ này cũng phải hơn nghìn năm. Bên khe suối có một cây lạp mai, cành là đan cài,

nở ra những bông hoa thơm vàng nhạt. Tựa như sự vật của hai tầng thời

gian gặp gỡ nhau trên một bình diện riêng biệt.



Xưa có cảnh, mục

đồng trong chiều ta, cưỡi trên lưng trâu thổi sáo, khoảnh ruộng ven núi, lúa xanh như sóng rập rờn, nông dân làm xong lục tục đi lên mặt đường

để về nhà, đám trẻ đùa nghịch đằng cổng làng xa, tiếng cười vui vấn vít

cùng khói bếp bay vào sơn cốc vắng, chó sủa, chim hót, vạn vật hiền hòa, lúc này chắc hẳn thi nhân ẩn cư sẽ mài mực trải giấy. pha trà gảy đàn,

cảm nhận ánh trời bóng mây của thời điểm tương giao đêm ngày. Mọi người

xây dựng nhà cửa, xây những cây cầu vòm với lan can mái che, đẹp đẽ vững vàng, dùng để hóng gió, qua sông, tránh mưa, cầu khẩn, tế tự, đùa

nghịch, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, hẹn hò, chuyện vãn, ngồi chơi....Tình cảm

và sự sinh tồn của nhân thế, tất thảy những thời khắc u buồn hoặc thảnh

thơi, đều tìm được chỗ dựa trên đất này.



Giờ đây, những tồn tại

máu thịt dung hòa ấy đã tiêu tan hết. Đám đông lao động, súc vật chăn

nuôi, sản vật sinh sôi, đều bị quét sạch sẽ. Không còn âm thanh, không

còn mùi vị, không còn hơi ấm, không còn bếp lửa. Bao dấu vết từng có của cuộc sống đều biến mất cả, bỏ lại hư không. Người trẻ ùn ùn đi đến

những thị trấn náo nhiệt hoặc những thành phố xa xôi hơn. Thôn làng chỉ

còn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ, phần đông lấy mạt chược và vô tuyến

làm vui. Ruộng đồng không ai chăm bón, phơi ra vẻ chết chóc nặng nề. Gỗ

mục. Sông khô. Đất đai hoang phế. Nhân thế biến thiên. Quá vãng mục rữa. Một giấc huyễn mộng mênh mang. Thôn trang toàn là vỏ rỗng và xương khô. Những cây cầu xưa giống trái tim mạnh mẽ vẫn đang cố níu kéo chút hơi

tàn cho Chiêm Lý, nhưng trái tim này cũng sắp bị bứt đi rồi.



Trong bóng chiều, Khánh Trường bước lên cây cầu chở nặng thương hải tang

điền. Mặt gỗ sam kêu cọt kẹt dưới những bước chân. Trái tim cứ chìm dần

xuống.Mái che cột chắn xếp khin khít, rõ ràng sắc nét, mỗi thanh gỗ đều

như đang thở dài trong tĩnh lặng. Chứa đựng ý chí nghiêm túc và vững

vàng của thứ gỗ đã trải hàng trăm năm, tiếng vọng loang ra trên cây cầu

đang chìm vào nhập nhoạng. Cô trông thấy hơi thở của mình hiện thành

khói trắng trong bầu không lạnh giá.Mé trái có một cây hương đổ nát, thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Tấm bồ đoàn trải trên đất, có vết lõm hình thành do nhiều người quỳ lạy lâu ngày. Trên bàn thờ còn dấu nến và hương, phủ

tàn dày. Đồ cúng ngổn ngang, khay bày hoa quả bánh trái. Chắc ai vừa

cúng bái, trong lò còn nén hương mới cháy phai. Cô đứng trước cây hương

một hồi lâu rồi tiếp tục cất bước.



Đây là lần thứ ba cô đến thăm

cây cầu này, trước khi rời khỏi, lòng ngập tràn lưu luyến. Bóng chiều

lăn tăn trùm xuống nửa cây cầu dài u ám, các hình điêu khắc thủ công xưa cũ đến điêu tàn. Trên tay vịn bằng gỗ gần lối ra có đề một bài từ của

Tô Đông Pha, nét mực bị gió mưa bào mòn, đã thành mờ nhạt:



Chớ bận tâm cành động lá đưa



Ngâm nga khoan khoái bước là vừa



Gậy trúc hài rơm hơn vó ngựa, ai sợ?



Áo tơi đời lặng ngại gì mưa.



Hây hẩy gió xuân men rượu tỉnh, hơi lạnh,



Đỉnh non bóng xế rọi về mình



Ngoảnh trông theo hướng trời se sắt, quay gót



Nắng không còn nữa gió lặng thinh.



Đến phỏng vấn chính quyền xã, cô biết họ đã được phê duyệt kế hoạch mở rộng đường quốc lộ. Cầu Quan Âm Các nằm đúng nơi con đường đi qua nên sẽ bị

dỡ bỏ toàn bộ vào tháng Tư sang năm.



Hôm ấy, vào lúc xế chiều, cô bắt xe từ xã về chỗ trọ ở làng.



Bến bãi lẫn lộn các loại xe chở khách chở hàng, nước bẩn chảy loang lổ, rác rưởi chất chồng. Dòng người xô đẩy, ăn xin và móc túi thi thoảng xẹt

qua bên cạnh, bộ dạng khả nghi. Khánh Trường mệt nhoài, đói ngấu, ôm

chặt ba lô, run lập cập trong gió rét. Trong túi là các vật dụng làm

việc như máy ảnh, máy ghi âm, máy tính xách tay, sổ công tác, ví tiền,

bản đồ, máy tính, lúc này cảm thấy tất cả đều là gánh nặng, đồng thời

hoài nghi sâu sắc rằng đây có phải là nhu yếu phẩm của cuộc sống không.

Nhất thời cô không biết mình đang ở nơi nào. Xung quanh tơi bời hỗn

loạn, đám đông mệt mỏi vì bôn ba bận rộn, cuộc sống mất hết phương

hướng. Ở dưới đáy xã hội ngoài nghèo đói, mù quáng, và quyết tâm bám víu lấy sự sống, thì không còn gì khiến người ta cảm thấy đẹp đẽ vui vẻ

nữa.



Nếu sống mà không có ý thức, tình cảm, khả năng tự lực và

tinh thần xây dựng, không có hương thơm, nhẹ nhàng, thanh thoát, sáng

sủa thì mục đích sống là ở đâu, hay là không còn lựa chọn nào khác.



Đúng là cô đã lăn lộn quá lâu trong bùn lầy. Chỉ cần dừng lại là ngửi thấy

mùi thối rữa mủn nát nồng nặc li ti mà dày đặc, không biết đã bán hay

ngấm vào đâu trong tâm hồn không ấp ủ ước mơ nào cả, đây là nhiệm vụ

cuối cùng với tạp chí. Không một nghi vấn nào được giải đáp, chẳng qua

đang hết sức giãy giụa thôi. Cô dần dần trở thành một người chán chường

hờ hững. Tâm trạng này là cốt lõi, tỏa ánh sáng lập lòe yếu ớt đi khắp

máu thịt, chứ không phải là một vết bẩn trên da có thể nhẹ nhàng lau

sạch bằng một miếng vải ướt.



Có lần cô đến bệnh viện, xếp trong

hàng người đang đợi lấy thuốc, nhìn bác sĩ và y tá vội vã đi lại trên

hành lang. Chân tay họ cứng đơ, ánh mắt lạnh nhạt, khuôn mặt sốt ruột.

Cô nghĩ, liệu ở họ có còn sót lại chút nào không niềm xót xa và yêu

thương đối với nỗi khổ của sinh mệnh. Nếu không, thì chắc chắn không

phải vì vào nghề quá lâu mà cảm xúc trơ lì, mà vì số người đang chịu

giày vò khổ sở thực sự quá nhiều, nhiều đến không đếm được, nhiều đến

xua không hết. Không ai cứu vớt, thiếu vắng hi vọng, cứ thế mãi khiến

người ta mất đi niềm tin đối với cuộc sống, mất đi sự kính sợ đối với

nỗi khổ.



Cô sở dĩ chán chường, hững hờ với nhân thế, cũng bởi nguyên nhân tương tự.



Một bông hoa tuyết trôi dạt trong trời chiều, nhẹ nhàng đậu xuống mắt. Chiêm Lý sắp đón trận tuyết đầu tiên.



Thời tiết giá băng se sắt đã kéo dài rất lâu. Cô bơ vơ một mình một bóng ở

đây. Một tuần công tác sắp hết. Cô khát khao được kết nối với con người. Lục lại danh bạ hồi lâu, vẫn không tìm được đối tượng thích hợp. Có lẽ

cô không biết mình muốn nói gì và nên nói với ai. Xuyên qua đám đông,
như thế. Tình cảm này đáng lẽ không cần bất kì định nghĩa nào mới phải.

Lòng cô hướng về anh, ái mộ anh, đó là điều chắc chắn. Chỉ hiềm không

muốn, hoặc chưa đến lúc cần, phân tích sự trường cửu của nó. Cô khó lòng giao phó bản thân mình cho anh. Thừa nhận, chuyển nhượng, đồng nghĩa

với việc để anh kiểm soát và xử lý một phần con người cô. Cô không muốn

mất đi sự tự do này. Thà quay lưng với tình cảm, còn hơn đánh mất sự tự

quyết với bản thân.



Anh đã đi qua bao nhiêu phụ nữ. Anh chưa bao

giờ giấu giếm cô về những bóng hồng quá khứ cũng như hiện tại, anh lộn

giở hết những nếp gấp và ngăn kín trong ngoài của cái ba lô tình yêu,

lắc giũ tới lui, để cô xem xét. Không lấp liếm, không che đậy. Phần nào

của con người anh mang lại vui vẻ cho cô, anh cũng có thể đem san sẻ cho người khác. Anh không phải mỏ khoáng thẳm sâu kín đáo. Anh là một công

viên vui mắt sáng lòng.



Cô từ chối làm tiêu bản trưng bày trong

vười hoa chăm chút đẹp đẽ của anh. Tình cảm của cô là hoa diên vĩ sinh

trưởng hoang dã trên núi cao các mặt biển 4500 mét, nở ở nơi ẩm ướt ven

suối trong rừng lá kim, trải thành vạt lam và trắng, khỏe khoắn yên

bình. Không phải la con bướm xinh bay lượn sôi nổi trong rừng, đập cánh

lưu luyến giữa bụi dương hoa rực rỡ ánh xuân. Nói chung, những đóa hoa

của tâm hồn cô thuộc loại tự sinh tự diệt, một mình tiêu vong trong tịch mịch mãi trên cao, sỡ hữu vẻ đẹp không ai chiêm ngưỡng. Nếu anh muốn có được em, thì hãy băng đèo vượt thác đến gặp. Cô vừa bước vừa chạ, vừa

đi vừa lùi.



Anh đã thử dành rất nhiều thời gian và sức lực để phá giải câu hỏi này, thắc mắc, liệu có ngày nào em buông bỏ hết, đến yêu

anh mà chẳng vướng bận gì nữa không, Khánh Trường. Nếu em tin tưởng anh, cởi mở hết con người mình cho anh, thì em có thể đột phát được bản thân đấy. Cô suy nghĩ thật lâu. Kết luận là không thể làm được. Không thể

giao bản thân cho anh, giống như không thể, vào lúc này, tưởng đến việc để anh đi mất. Tuy lý trí nhưng lại không rạch ròi, giống con dao găm

hai lưỡi, xoay lưỡi nào sang đối phương thì vẫn có một lưỡi sắc lẻm chỉa về phía mình.



Hiển nhiên anh không vừa lòng với những lý lẽ đó, cô cũng không bao giờ giải thích thêm.



11



Lần thứ hai gặp mặt. Tại một quán trọ thôn quê heo hút ở nơi đất tuyết trời băng.



Mưa tuyết đã ngừng, trời hưng hửng sáng. Hơn 8 giờ tối anh đến được Đông

Khê, nói, anh đã xem bản đồ, từ đây đến Chiêm Lý đi mất hai tiếng đồng

hồ. Đi luôn rồi ban đêm chúng mình nghỉ lại Chiêm Lý được không, ngày

mai khởi hành từ đó, anh muốn xem xem cây cầu kia thế nào. Cô nói, e

rằng không được. Giao thông Chiêm Lý còn trắc trở gấp trăm lần đường từ

xã về đây, phần lớn đều là đường ven núi hẹp và ngoằn nghèo, bây giờ lại đóng cứng băng tuyết nữa. Thời gian này không có xe cộ nào đi từ trong

ấy ra đâu. Anh tỏ vẻ tiếc rẻ, nhưng không ép uổng, bèn nói cũng được,

không thể làm lỡ ngày về Thượng Hải của em, em còn công việc nữa.



Anh nói, anh đã đóng khung bưu thiếp em gửi cho, đặt trên giá sách ở văn

phòng để hôm nào cũng nhìn thấy. Cây cầu thật đẹp, anh linh cảm là không có cơ hội được tận mắt trông thấy nó nữa.



Chẳng còn bao nhiêu

thời gian. Lấy được một ít nước, không có điện, đành dùng nến mới mua và đèn pin trong ba lô. Nước nóng cô đun ở chỗ chủ nhà, rót ra chậu cho

anh rửa mặt. Tắm là không thể nổi. Đã năm ngày cô chưa tắm gội, hoàn

cảnh khó khăn khỏi phải nói, anh dĩ nhiên đã nhận ra: áo len sợi tổng

hợp và giày vải đen rẻ tiền mua ở cửa hàng trong làng. Mệt mỏi. Nhẫn

nại. Phòng ốc sơ sài lạnh ngắt. Trên chăn bông chất lớp lớp quần áo.

Qianh ga trải giường la liệt những sách, sổ tay, bản đồ, vỉ thuốc. Trên

bàn đặt nửa bát mì ăn dở.



Anh nói, sáng sớm mai chúng ta lên đường. Em cần rời khỏi đây càng nhanh càng tốt.



Anh hỏi, em sốt thế nào rồi. Anh lại gần, áp trán vào trán cô. Cô không lùi lại, cho phép anh kề cận. Anh nói, còn râm rấp sốt. Anh mang thuốc cho

em đây. Cô mặc một chiếc áo đen chần lông, của nam. Mặc lâu quá, mãi

chẳng thay, lông vũ trắng nhỏ li ti từ kẽ vải thòi ra, lấm ta lấm tấm.

Anh nhặt giúp cô những sợi lông dính ở viền cổ áo, lòng trào lên niềm

thương xót, nhưng khóe môi lại nở nụ cười trái hẳn với cảm xúc đó. Cô

rất nhạy cảm, nói, chưa bao giờ anh gặp cô gái nào lôi thôi vô vị như em nhỉ. Anh mỉm cười lặng yên, biết rằng cô chẳng bận tâm những so sánh

vụn vặt.



Cô lạnh nhạt như thế, chưa bao giờ để ý xem người ta có đồng tình với mình hay không. Cô chỉ sống cho bản thân.



Cùng ở một phòng trong ngôi nhà chật hẹp, nhưng họ hết sức tự nhiên. Anh là

người đàn ông xa lạ, cô mới gặp đến lần thứ hai. Nhưng anh lại thân

thiết quá, mỗi lời nói cử chỉ đều chính xác thực tế, không vờ vịt thừa

thãi. Trước ánh mắt chăm chú của anh, cô cởi áo khoác ngoài, áo len, chỉ để lại trên mình chiếc áo sơ mi mỏng màu trắng,kiểu áo nữ sinh cổ lá

sen của những năm xưa cũ, như áo trẻ con phóng to ra. Phần lớn quần áo

cô trông đều như đồ nam cỡ nhỏ, trang phục tương đồng với tính cách. Nội tâm cô là hỗn hợp của bé gái và đàn ông.



Anh rửa mặt xong còn dư ít nước nóng, cô vốc lấy rửa mặt và tay. Vén áo sơ mi lên để lau người. Trong tĩnh lặng có tiếng nước và hơi thở khe khẽ của anh.



Xong xuôi cô bước đến bên giường, nằm xuống cạnh anh.



Anh mặc áo thun dài tay, sau khi cởi bỏ áo khoác, trên mình tỏa ra một mùi

hương mà về sau cô sẽ rất quen thuộc. Mùi hương hòa trộn làn da tinh

sạch và nước hoa. Hỗn hợp của địa y, tuyết tùng và lan Nam Phi, đối lập

lạ lùng mà đan xen vấn vít. Cô hít ngửi mùi hương tươi trong đặc trưng

ấy, nó cuộn nhả rồi khuếch tán, thấm vào tâm phế người ta. Những người

đàn ông cô yêu trước đây chưa bao giờ tỏa hương thế này sau khi trút bỏ

quần áo. Ánh trăng lồng tuyết từ cửa sổ hắt vào, sáng lờ mờ khiến trong

nhà lửng lơ một thứ tĩnh mịch như đang chênh chao trên mặt biển đêm

đông. Họ nằm bên nhau. Cô khẽ hỏi, anh có thích chiếc giường này không.



Chiếc giường kiểu cũ, hẳn là đồ thừa kế từ nhà cổ hay quán trọ thời trước.

Giường gỗ lim bốn cột, treo màn the trắng, mùa hè buông xuống để ngăn

ruồi muỗi, chẳng bao giờ tháo ra, có những vết bẩn lốm đốm nồng mùi bụi. Cột giường thành giường khung giường đỉnh giường điêu khắc chi chít các hình cát tường truyền thống. Kì lân, tùng bách, trẻ con, sư tử, mẫu

đơn, Phật thủ, đào tiên, đường nét đẹp đẽ trơn tru, hình dáng phú quý

hoa lệ. Tuy rằng hư hại khá nhiều, sơn đã tróc lở nhưng đây rõ ràng là

một chiếc giường cưới long trọng. Ở thôn quê, cưới hỏi là một việc lớn.

Chiếc giường này chắc chắn đã từng là giường ngủ của nhiều cặp uyên

ương. Trẻ thì ăn nằm hòa hợp với nhau ở đây, đến già lại cũng từ đây

theo nhau xuôi tay nhắm mắt. Hết đời này truyền sang đời khác. Nó lạnh

nhạt quan sát mọi người thay phiên xuất hiện trên mình. Những người hiểu lầm hoang mang khốn khổ vì tình. Những đàn ông đàn bà luân hồi không

ngưng nghỉ.



Anh nói, anh chưa ngủ trên cái giường nào giồng thế

này. Ở Vancouver, trong phòng ngủ của cha mẹ anh cũng có giường bốn cột

mắc màn, kết cấu na ná nhưng hình dáng thì khác. Anh biết là em thích

nó. Đây là vật dụng thuộc về thời đại của em.



Vào một thời điểm

nào đó, cô tin chắc, mình và người đàn ông này đã cùng chăn gối trên một chiếc giường tương tự. Có lẽ khá lâu, mà cũng có lẽ là rất lâu về trước họ từng trao nhau những lời thề non hẹn biển. Về sau trải qua bảy nổi,

ba chìm, theo một trình tự cố định, như hai quân cờ được sắp xếp đúng

mong muốn, cùng với hành trang là mối duyên tiền kiếp miên viễn bí ẩn

đến nõi không thể diễn tả cũng không thể đoán định, họ lại tương phùng

trong một thời gian không gian khác. Trên một chiếc giường bốn cột. Tái

hiện công thức yêu đương cũ, lại một lần nữa trao nhau những lời hẹn

biển thề non.