Xuyên Việt Chi Miễn Vi Kỳ Nam
Chương 86 : Song hưởng lâu
Ngày đăng: 23:49 21/04/20
Xuân Sinh nói: “Ngài nói Tần lão bản và Lôi lão bản kia có phải ngốc không? Không tìm được cửa hàng mặt tiền thích hợp mở tửu lâu tại trấn trên thì tới Huyện là được. Một trấn nhỏ như lòng bàn tay có thể có được bao nhiêu khách? Vì sao họ phải tốn công phí sức xây một đại tửu lâu ở trấn trên? Tiểu nhân thật sự nghĩ không ra.”
Niếp Hành nghiêng người thả lỏng dựa vào buồng xe, trầm ngâm nói: “Điểm này đúng là hơi kỳ quái. Nhà họ nằm ở một thôn trang của trấn Lưu Thuỷ, có lẽ là không muốn rời nhà quá xa.”
Chuyện Tần Miễn suy xét thật sự đơn giản như thế sao? Tạm thời vẫn chưa biết được.
Nửa tháng sau, tửu lâu cơ bản xây xong, chỉ chờ khâu thiết kế chi tiết sau cùng.
Tần Miễn tung tin tức muốn bán phối phương ra ngoài, hơn nữa nói rõ chỉ bán hai mươi phần. Lão bản tửu lâu các trấn lân cận, thậm chí cả Huyện thành có sức mạnh kinh tế đều nghe tin mà đến, hai mươi nhà tửu lâu đến nhanh nhất dùng năm trăm lượng bạc trắng mua được phối phương gồm mười sáu loại phối liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Chỉ bán phối phương, Tần Miễn đã lời được một vạn lẻ năm trăm lượng bạc trắng.
Sau đó, ngày mùa đúng hạn tới. Nhà Tần Miễn ít ruộng, hơn nữa trong nhà có ba hạ nhân, chỉ dùng ba ngày đã thu gặt xong lúa mì, tuốt hạt, phơi khô, nhập kho.
Nhân cơ hội này, Tần Miễn mua mười lăm mẫu ruộng tốt trong thôn, còn là nối liền một dải. Việc ươm mạ và cấy mạ lúa nước giao cho ba người Hỉ Nhạc, Phúc thúc, Phúc thẩm. Hắn và Lôi Thiết không tài nào dứt tay ra khỏi chuyện tửu lâu bên kia.
Hai mươi tháng Năm, tửu lâu hoàn công toàn bộ. Tần Miễn đặt tên ‘Song Hưởng lâu’ do Lôi Thiết tự tay viết lên bảng hiệu. Từ ‘hưởng’ vừa có ý thiết đãi khách nhân vừa mang ý hưởng thụ, tên này có thể nói là tuyệt hay. Đến đây thì phải nhắc tới trấn nhỏ này mang tên ‘Lưu Thủy’ là vì có một nhánh sông chảy ngang qua trấn. Tửu lâu mới nằm giáp ranh dòng chảy, giống như vượt sông mà đứng, một toà lâu xây trên mặt sông, là tửu lâu, đặt tên ‘Tân Chí’ Một toà lâu khác nằm ở bờ đông sông, là khách ***, đặt tên ‘Như Quy’. Phía ngoài hai toà lâu đều xây tường vây hình bán nguyệt, đều lấy bờ sông làm cạnh đáy, lấy con sông làm trục đối xứng, nằm đối xứng nhau. Giữa hai cạnh đáy (hai bờ sông) nối nhau bằng cầu hình vòm. Cầu hình vòm xây cao đề phòng có người từ đây xâm nhập vào Song Hưởng lâu.
Hai toà lâu đều có ba tầng, tầng hai và tầng ba hai toà tương liên với nhau bằng cầu treo. Tần Miễn cố ý chỉ chừa một cổng vào Song Hương lâu, tức là cổng vào lâu ‘Tân Chí’, muốn tới lâu ‘Như Quy’ thì phải đi từ lâu ‘Tân Chí’ mà qua.
Lâu ‘Tân Chí’, đại sảnh tầng một chia thành hai khu, bên trái là khu ăn uống bình thường, có bàn hai người, bàn bốn người, bàn tám người, còn có bàn ghế vuông cung ứng cho khách nhân đơn độc đến dùng cơm Khu bên phải có một bàn to dài hình dạng kỳ lạ, cũng là nét đặc biệt của Song Hưởng lâu — bàn tiệc băng chuyền, lấy linh cảm từ sushi băng chuyền. Tầng hai gồm mười hai gian nhã gian, mỗi gian treo tranh chữ khác nhau, nội dung thơ ca khác nhau Tầng ba là phòng thượng khách, chỉ có bốn gian, không những có thể ngắm cảnh còn có các phương tiện giải trí khác Trên cùng là sân thượng, dựng một cây dù lớn, mỗi lần chỉ tiếp đãi một nhóm khách, là chỗ độc nhất vô nhị.
Phía sau lâu ‘Tân Chí’ có bốn toà lương đình là bốn nơi tao nhã cũng có thể đón khách, dùng hòn non bộ, bụi gai, bụi hoa và giàn nho ngăn cách với nhau, vừa hít thở không khí tươi mát bên ngoài vừa thưởng thức cảnh đẹp tạo cho người cảm giác được tận hưởng không gian riêng tư.
Lâu ‘Như Quy’, tầng một là phòng trọ phổ thông, gồm phòng một người và phòng hai người, gia cụ đầy đủ Tầng hai gồm bốn gian phòng xa hoa diện tích đủ để cả gia đình hoặc nhóm đông bằng hữu vào ở, trong mỗi phòng bày biện vô cùng độc đáo, và cũng treo tranh chữ. Tầng ba là phòng thượng khách, cũng bốn gian, trong đó ba gian mở cửa đón khách. Gian còn lại dành riêng cho Tần Miễn, Lôi Thiết, có cầu thang riêng dẫn từ tầng hai lên để tránh đối mặt với khách nhân của ba gian kia. Tầng thượng xây một hồ tắm lớn, vào mùa xuân thu có thể lên ngâm mình phơi nắng, uống thêm chén rượu nhỏ cũng là một cách hưởng thụ thi vị.
Sân sau lâu ‘Như Quy’ có cửa hông nhỏ chỉ để cho người làm trong tiệm sử dụng, chẳng hạn như vận chuyển rác rưởi, mua rau của, củi than linh ***.
Tần Miễn vỗ vỗ đầu nó, nó ngoan ngoãn thả chân xuống, chạy tới chạy lui vòng quanh Tần Miễn, Lôi Thiết.
Hai người một sói dạo quanh một vòng vườn trái cây. Trái cây đều sinh trưởng rất tốt, quả vừa to vừa tươi ngon mọng nước. Vài cây đào mật đã ẩn ẩn phiếm hồng, qua mấy ngày nữa sẽ chín muồi. Anh đào(2) sớm đã chín muồi, từng quả anh đào treo trên đầu cành tựa như những viên mã não. Tần Miễn, Lôi Thiết nếm thử, vô cùng ngọt lành.
Phương đại gia nghe tiếng đi tới, cảnh giác nhìn Nhất Điểm Bạch một cái. Nhất Điểm Bạch dần trưởng thành, lúc tứ chi chạm đất, độ cao phần lưng vượt qua đầu gối của một nam nhân trưởng thành, có sự khác biệt rõ rệt với loài chó. Hiện người trong thôn đều biết Nhất Điểm Bạch không phải chó mà là sói, bình thường tránh nó thật xa. Phương đại gia cũng không ngoại lệ.
Ông nhìn cây anh đào trước mặt, nhắc nhở: “Lôi Thiết, tức phụ Lôi Thiết, mấy cây anh đào nên hái xuống, nếu không sẽ bị hỏng.”
Tần Miễn nhìn mã não đầy cây, trong lòng dâng trào cảm giác thành tựu “Đúng là nên hái. Chúng ta muốn dùng quả anh đào để làm mứt anh đào và rượu anh đào, nhưng mấy ngày nay chúng ta sẽ rất bận — để ta nghĩ cách sắp xếp thế nào.”
“Mứt anh đào và rượu anh đào?” Phương đại gia ngạc nhiên nói “Mứt anh đào là gì? Anh đào cũng có thể ủ rượu sao?”
Tần Miễn cười mà không đáp “Gần đây Phương đại gia đã vất vả nhiều, chờ làm xong sẽ biếu ngài một ít nếm thử.”
-Hết chương 86-
Chú giải:
(1) Ân và uy: Ân để người ta kính trọng yên tâm tin tưởng trông nhờ! Uy để người ta tuân phục vâng theo!
(2) Cây anh đào: là cherry đó
anh đào
———