Tác giả
1 truyện
Đề cử
[Việt Nam] Lĩnh Nam Chích Quái (1960)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có thể nói, Lĩnh Nam chích quái là một trong những tác phẩm chiếm giữ vị trí quan trọng và có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt.
Ra đời vào khoảng cuối thời Trần, đúng như tên gọi Lĩnh Nam chích quái - Lựa chọn ra những câu chuyện kỳ quái ở đất Lĩnh Nam, cuốn sách là tập hợp 22 câu chuyện cổ tích hoặc huyền thoại trong dân gian mà tương truyền đã được Trần Thế Pháp, một danh sĩ của triều đại này đã sưu tầm và biên soạn.
Trong tác phẩm này, bên cạnh những truyền thuyết ở thời thái cổ kể về sự hình thành giống nòi, gầy nước dựng non hay sự tích về những nhân vật mà sau này vẫn được nhắc đến trong các cuốn sách sử thời trung đại; còn có những câu chuyện gắn liền với sự ra đời của những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu suốt ngàn đời nay.
Tất cả đều được bao phủ lên mình một màn sương kỳ ảo của những phép thần thông, những điều huyền bí siêu hình, mà dường như, chất chứa từ sâu thẳm bên trong đó là những tự tôn nòi giống, ước mơ, tin tưởng về những điều tốt đẹp hiện hữu trong xã hội thế tục.
Những truyền thuyết và huyền thoại, đồng thời, cũng đã hun đúc nên những suy nghĩ, nếp sống tinh thần của bao nhiêu thế hệ sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S.
P/s: Đây là bản dịch của Lê Hữu Mục xuất bản năm 1960. Bản dịch phổ biến ngày nay là bản dịch của dịch giả Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San.
Ra đời vào khoảng cuối thời Trần, đúng như tên gọi Lĩnh Nam chích quái - Lựa chọn ra những câu chuyện kỳ quái ở đất Lĩnh Nam, cuốn sách là tập hợp 22 câu chuyện cổ tích hoặc huyền thoại trong dân gian mà tương truyền đã được Trần Thế Pháp, một danh sĩ của triều đại này đã sưu tầm và biên soạn.
Trong tác phẩm này, bên cạnh những truyền thuyết ở thời thái cổ kể về sự hình thành giống nòi, gầy nước dựng non hay sự tích về những nhân vật mà sau này vẫn được nhắc đến trong các cuốn sách sử thời trung đại; còn có những câu chuyện gắn liền với sự ra đời của những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu suốt ngàn đời nay.
Tất cả đều được bao phủ lên mình một màn sương kỳ ảo của những phép thần thông, những điều huyền bí siêu hình, mà dường như, chất chứa từ sâu thẳm bên trong đó là những tự tôn nòi giống, ước mơ, tin tưởng về những điều tốt đẹp hiện hữu trong xã hội thế tục.
Những truyền thuyết và huyền thoại, đồng thời, cũng đã hun đúc nên những suy nghĩ, nếp sống tinh thần của bao nhiêu thế hệ sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S.
P/s: Đây là bản dịch của Lê Hữu Mục xuất bản năm 1960. Bản dịch phổ biến ngày nay là bản dịch của dịch giả Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San.