Anh Hùng Bắc Cương

Chương 24 : Chính Sách Bắc-cương

Ngày đăng: 12:12 18/04/20


Chính sách Bắc-cương --- -



Tự-Mai ngồi im từ nãy đến giờ. Chợt nó hỏi:



- Phò mã! Bao giờ tuyển võ đài?



- Chỉ còn hai tháng nữa?



- Theo Phò-mã, kỳ này những ai hy vọng thắng cuộc?



- Khó biết lắm. Có ít nhất mười người ghi danh. Còn phải chờ đến giờ chót.



Thân Thiệu-Cực chỉ vào Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm hỏi vua Bà Bắc-biên:



- Mạ mạ! Hai em này được mạ mạ nhận làm con nuôi. Vậy chúng có thể tranh võ đài làm châu trưởng không?



Thiệu-Cực khác hẳn Thiệu-Thái. Thiệu-Thái chậm chạp, mô phạm, đạo mạo. Ngược lại Thiệu-Cực tinh khôn linh lợi, phàm hành sự không câu nệ tiểu tiết, miễn thành công thì thôi. Thường ngày chàng gọi bọn Tôn Đản, Tự-Mai, Thuận-Tông, Thiện-Lãm, Lê Văn bằng danh tự: Năm thằng giặc trời, năm ông mãnh, năm ông thiên lôi. Nhưng đôi khi làm việc, chàng gọi chúng bằng em, rất ngọt ngào.



Câu hỏi của Thiệu-Cực làm mọi người tỉnh ngộ:



- Ừ nhỉ? Tại sao không cho hai đứa này tham dự?



Thân Thừa-Quý tiếp:



- Còn nữa, châu Bảo-lạc bên Đại-Việt, giáp với châu Lôi-hoả, Đặc-ma bên Tống. Cả ba châu hiện do họ Hoàng thống lĩnh. Thành ra họ Hoàng chân trong chân ngoài, nửa Tống, nửa Việt. Vì vậy Hoàng Sùng-Anh muốn rút lui. Y cũng tổ chức võ đài vào cùng ngày, tuyển người thay thế.



Khai-Quốc vương quyết định:



- Tất cả 207 khê động đều thuộc Đại-Việt. Chúng ta không thể để cho bọn biên thần nhà Tống làm lộng. Hôm nay, tôi quyết định như thế này.



Mọi người im lặng, nghe vương ban chỉ dụ.



Vương tiếp:



- Chúng ta có bẩy điều cần ghi nhớ.



Vương chỉ Hoàng Lư:



- Thứ nhất. Các châu bị Tống khống chế như Hợp-phố, Như-tích, Để-trạo thuộc Khâm châu, cùng các châu Vĩnh-an, Triều-dương, Miếu-sơn thống nhất làm một. Xin Hoàng huynh thống lĩnh cho.



Hoàng Lưu đứng dậy chắp tay lĩnh mệnh.



- Thứ nhì. Các châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh bị Ung châu khống chế hợp với các châu Tô-mậu, Na-dương, Đình-lập, An-châu bên Đại-Việt, thống nhất làm một. Xin Vi Thủ-Đan huynh thống lĩnh cho.



Vi Thủ-Đan đứng dậy lĩnh mệnh.



- Thứ ba. Các châu thuộc Tống khống chế như Vình-bình, Tây-bình, Lộc-châu, Tư-lăng trước do Vi Đại-An thống lĩnh. Các châu trên tiếp giáp với Lạng-châu, Quang-lang, Môn-văn, Vạn-nhai, trước do Thân Thừa-Phú thống lĩnh. Nay thống nhất tám châu, do Vi Đại-An thống lĩnh, Thân Thừa-Phú làm phó.



Tài, đức, võ công Vi Đại-An thua Thân Thừa-Phú xa. Dân chúng, tài nguyên của bốn châu thuộc y không thể so sánh với bốn châu của Thừa-Phú. Nay y được coi cả tám châu, được đặt lên trên Thừa-Phú, y mừng vô vùng, vội chắp tay tạ Khai-Quốc vương.



Trong khi đó, Thừa-Phú lại hiểu rằng:



- Mình cầm quân toàn vùng Bắc-biên, mà thống nhất đất mình với Đại-An, có khác gì đem đất y cho mình?



Vì vậy Thừa-Phú vui mừng hiện lên nét mặt.



- Thứ tư. Châu Quảng-nguyên, Tư-lãng, Thượng-dung, Hạ-dung, Thất-nguyên, Ân-tình thuộc Đại-Việt thống nhất với châu Thái-bình do Tống khống chế trao cho lão sư Nùng Dân-Phú thủ lĩnh.



Nùng Dân-Phú cung tay hành lễ.



Khai-Quốc vương tiếp:



- Thứ năm. Ai muốn kết tội Lưu Nguyên thế nào thì kết. Cô-gia quyết định đem các châu bị Tống khống chế là Hoành-sơn, Ôn-nhuận, Qui-hoá, Lôi-hoả, Đặc-ma thống nhất với châu Bảo-lạc bên Đại-Việt, trao cho Lưu Nguyên thống lĩnh.



- Thứ sáu. Đối với triều Tống, ta hoàn toàn mềm dẻo, tiến cống, dùng hậu lễ, lời khiêm tốn, để giữ hoà hiếu. Còn đối với bọn biên thần hung hăng. Một mặt ta thẳng tay dùng sức mạnh khiến chúng ghê sợ. Mỗi khi một viên quan mới tới, cần điều tra tính tình y ra sao? Quê quán ở đâu? Nếu trị chúng tại biên giới khó khăn, ta sai người về kinh phao vu chúng ăn hối lộ, để các quan trong triều dèm pha chúng.



Tôn Đản dưa tay xin nói. Vương hỏi:



- Em có ý kiến gì?



- Đối với bọn kinh tởm này, chúng ta có nên cho người vào thành ám sát vợ con chúng hay không? Có nên cho người về quê chúng đào mồ cuốc mả cùng giết cha mẹ chúng hay không?



Khai-Quốc vương cúi đầu suy nghĩ. Chợt vương ngửng đầu dậy, tỏ vẻ cương quyết:



- Ta lấy võ đạo thời Lĩnh-Nam: Cái thân còn không tiếc. Tiếc chi cái tiếng vô danh hão. Nếu cần, ta làm bất cứ việc gì, miễn giữ được nước.



Cử toạ vỗ tay rung động hội trường.



Vương tiếp:



- Thứ bẩy. Mọi việc, đều đo triều đình Bắc-biên tự quyết. Trừ những gì quá sức, mới phải tấu về Thăng-long.



Vua Bà Bắc-biên đứng lên nói:



- Các Khê-động của ta nằm suốt một giải phía Tây-Nam Quảng-Tây lộ đều bị Tống chiêu dụ, đe dọa mà theo họ. Trong thời gian qua, chúng ta đã mất 57 khê động. Con dun đạp mãi cái đầu phải quằn. Ta không thể chịu được nữa. Với bẩy điểm Khai-Quốc vương ban ra, tôi quyết định như thế này.



Mọi người hồi hộp, im lặng theo dõi.



- Tư-mã Bắc-biên Thân Thừa-Phú điều Tiền-đạo yểm trợ Động-chủ châu-mục Hoàng Lư. Châu mục Hoàng Lư cho mời tất cả thủ lĩnh khê động thuộc Tống, Việt tới họp, ban bố chính sách, yêu cầu động Hiệp-phố, Như-tích, Để-trạo về với Đại-Việt. Ai không tuân, ta cho quân tiến vào, truất phế động chủ xuống, lập người khác lên thay.



Hoàng Lư hỏi:



- Nếu quân Tống đóng gần đó can thiệp thì sao?



- Động chủ khỏi lo. Việc xâm lấn mình do bọn hiếu chiến trong triều Tống. Đứng đầu là Lưu hậu với Tào Lợi-Dụng, Trương Sĩ-Tổn, Lý Điệt, Vương Tùy, Lý Ty, Vương Đức-Dụng. Vì vậy bất cứ việc gì biên quan cũng phải tấu về cho An-vũ sứ Quảng-Tây. An-vũ sứ Quảng-Tây chuyển về triều. Triều đình nghị sự xong rồi ban lệnh. Tấu chương đi, lệnh trở về ít nhất bốn tháng. Trong bốn tháng đó, biên quan Tống muốn dùng vũ lực thì ta đã tổ chức xong nội trị các khê động mới chiếm lại. Họ muốn can thiệp phải dùng trọng binh. Với chức An-vũ sứ, họ không đủ khả năng. Vả nếu biên thần Tống làm liều xua quân can thiệp, thì cánh Tiền-đạo của ta sẽ phản ứng.



Bà ngừng lại suy nghĩ, rồi tiếp:



- Thiệu-Cực điều Tả-đạo đến đóng tại phía Nam châu Thiên-long, Cổ-vạn, Tư-minh, yểm trợ cho châu mục Vi Thủ-Đan. Châu-mục Vi Thủ-Đan cũng làm tương tự như châu mục Hoàng Lư.



Bà chỉ lên bản đồ:



- Khu Thái-bình, tôi nghĩ lão sư Nùng Dân-Phú dư sức ép châu trưởng trở về với Đại-Việt. Chỉ có khu Vình-bình, Tây-bình, Tư-lăng hơi khó. Tôi đã sai Thân Bảo-Hòa cùng Trần Thông-Mai tiến quân vào từ hôm qua. Mọi việc tốt đẹp.



Nùng Dân-Phú thắc mắc:



- Tôi mới nhận được tin lạ, rất quan trọng, xin tâu cùng vua Bà.



- Xin lão sư cứ nói.



- Từ hơn tháng nay một số biên quan Tống gặp không biết bao nhiêu tai bay vạ gió. Kẻ tự nhiên trúng độc lăn ra chết, người thì bị ám sát. Cũng có kẻ con bị giết, vợ bị bắt cóc đi. Lại có kẻ nhà cửa ở quê quán bị cháy rụi. Mà những viên quan đó đa số thuộc phe Lưu hậu, chủ chiếm Đại-Việt. Như viên tướng chỉ huy trại Thái-bình của Tống không hiểu tại sao bị gian nhân ám sát ngay tại trại quân. Y bị chưởng lực cực kỳ bá đạo đánh, cơ thể còn nguyên, trong khi tạng phủ nát nhừ. Tướng chỉ huy trại Hợp-phố cũng bị ám sát bằng chưởng lực, xương bị nát ra như bột. Hai tướng này đều thuộc phe chủ xâm lăng ta. Quân sĩ trong hai đồn đều cho rằng gian nhân do An-vũ sứ Quảng-Tây sai giết, để cử người thân thay thế.



Khai-Quốc vương gật đầu:



- Họ giết lẫn nhau như vậy càng hay cho ta.



Dưới chỗ ngồi, Lê Văn hỏi sẽ Tự-Mai:



- Anh nghĩ sao?



- Chú khờ qúa. Chưởng lực bá đạo như vậy chỉ bà Bảo-Hòa mới có. Tuy hôm nay anh cả mới quyết định về chính sách Bắc-cương, mà thực ra anh đã cho bà Bảo-Hòa với ông Thông-Mai thi hành trước rồi. Tôi sợ giờ này tất cả các biên thần chủ xâm lăng Đại-Việt không bị bị giết chết, thì vợ con cũng bất toàn.



Lê Văn lắc đầu:



- Hơi ác.



- Đối với bọn cướp nước, ác gì mình cũng phải làm.



Buổi họp chấm dứt, theo thông lệ vua Bà Bắc-biên hỏi cử tọa:



- Ai có cao kiến gì khác không?



Tự-Mai đứng dậy xin phát biểu.



Các thủ lĩnh Bắc-biên đến họp, họ hơi ngạc nhiên khi thấy năm đứa trẻ từ Thăng-long lên cũng được ngồi tham dự. Hỏi ra được biết chúng là em kết nghĩa của Khai-Quốc vương với Vương-phi. Họ cho rằng nhờ thế Vương, đám trẻ được nâng lên. Nào ngờ trong khi họp, chúng kiến giải sự việc minh mẫn, phát trình bày có căn bản vững chắc, lý luận mạch lạc. Bây giờ thấy Tự-Mai phát biểu ý kiến, họ lắng tai nghe.



Vua Bà Bắc-biên hỏi:



- Trần công tử có cao kiến gì?



- Hồi nãy Khai-Quốc vương đang ban chỉ dụ, cháu không dám xen vào. Bây giờ cháu xin đưa ra một số chi tiết về chính sách của ta đối với Tống. Ý kiến này chỉ phụ với ý kiến của Vương mà thôi.



Đa số thủ lĩnh Bắc-biên đều đã dự đại hội đại hội Thăng-long, họ đã thấy võ công Tự-Mai rất cao cường, lại can đảm, mưu trí khác thường. Vì vậy họ đều lắng tai nghe.



Tự-Mai nói thực lớn:



- Nhiều người trong chúng ta thường coi người Hoa như những kẻ thù truyền kiếp. Nhất là gần đây, Hồng-thiết giáo nêu khẩu hiệu bài Hoa. Hễ đi đến đâu có người Hoa, lập tức thẳng tay chém giết. Bọn du thủ du thực nhân đó đốt nhà cướp của Hoa-kiều thực tàn nhẫn vô cùng. Họ không cần biết đến người Hoa phải tha phương cầu thực, sang kiều ngụ ở bên ta chẳng qua vì phải trốn tránh bọn vua quan tàn ác. Họ chăm chỉ làm việc, nên ít lâu sau trở thành giầu có. Hồng-thiết giáo thù hận họ về việc này. Ngu! Thực ngu hết chỗ nói. Họ làm việc, xây nhà, phá rừng tuy tư hữu của họ. Nhưng tài sản ấy có phải của Tống đâu? Chung qui vẫn của Việt mình. Rút cục, họ chỉ ăn ngày có hai bữa cơm. Giết họ thực ngu!



Hầu như cả hội trường đều phát ra tiếng ồ, rồi tiếng huýt sáo phản đối:



- Giết. Phải giết hết bọn chệt, bọn Tàu-ô, bọn Xạ-phang, bọn ghẻ Tầu. Giết không tha một đứa.



Vua Bà Bắc-biên xua tay ra hiệu cho mọi người im lặng:



- Hãy để Trần công tử nói hết đã.



Tự-Mai vốn giống bố về lòng can đảm, tính ngang tàng. Nó nói lớn hơn:



- Tôi ở miền xuôi, thường nghe đồn rằng, mỗi khi quân Tống vượt biên sang cướp phá. Các Động-chủ, Châu-trưởng lại xua quân sang giết người, đốt nhà, cướp của để trả đũa. Người nào càng làm mạnh, càng chém giết trả thù nhiều, càng được các động chủ, châu trưởng khác kính phục. Có đúng thế không?
- Anh Cực à! Em nghĩ trên núi có cái gì kỳ quái. Chúng ta phải lên dò thám cho biết rõ tình hình.



Thiệu-Cực đề nghị:



- Ở đây võ công Tự-Mai, Tôn Đản với Lê Văn cao nhất. Ba người theo anh leo núi. Còn các em ở lại với Thanh-Trúc.



Tôn Đản đã từng đi ra ngoài, nhiều kinh nghiệm. Nó đề nghị:



- Có lẽ tất cả trở về nhà trước, báo cho anh cả biết rõ việc chúng mình làm thì hay hơn.



Thanh-Trúc tán thành:



- Đúng vậy.



Thiệu-Cực chỉ vào ngọn suối đang chảy từ trên đỉnh xuống:



- Chúng ta leo theo ngọn suối mà lên núi.



Tự-Mai, Lê Văn xuất thân võ học danh gia, được huấn luyện cực kỳ chu đáo. Vì vậy bản lĩnh cao thâm không kém gì một cao thủ. Còn Thiệu-Cực, tuy có luyện tập, nhưng bản lĩnh không làm bao. Tôn Đản đã ở trong động Xuân-đài với Lý Long, Tự-Mai, được học di thư chân truyền. Nhưng thời gian luyện tập chưa có, thành ra bản lĩnh cũng chưa tới chỗ siêu việt.



Bốn người leo núi thoăn thoắt. Thiệu-Cực tuy chưa lên đỉnh Tản-viên bao giờ. Song nghiên cứu bản đồ rất kỹ, nên chàng dẫn đầu cả bọn. Vừa leo, chàng vừa quan sát mấy con chim ưng tuần tiễu, để phòng bị ám toán.



Leo được nửa chừng, Thiệu-Cực bắt đầu thở dốc. Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn phải ngừng lại chờ. Tự-Mai hỏi:



- Anh Cực này. Đường chúng mình leo là đường tắt. Dường như còn đường chính lên nữa phải không?



Thiệu-Cực vừa thở vừa đáp:



- Đúng vậy. Đường chính có thể dùng trâu, voi lên được, nhưng ngoằn ngèo khúc khủy quanh co, xa lắm. Tuy vậy tới chỗ phình ra, cũng phải theo đường hang. Đường chúng ta lên này, lát nữa có hang ngầm tới đỉnh, ít người biết. Ngay cả hồi Đỗ Xích-Thập trấn tại đây y cũng chẳng tường. Cửa hang bị lấp đá kín, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông hơi. Ta phải khuân đá, mở cửa hầm, mới ra được.



Thình lình chim ưng dẫn đường kêu ré lên, rồi đâm bổ vào hốc đá trước mặt. Thiệu-Cực nói



nhỏ:



- Coi chừng trước mặt có người. Không biết tiều phu, hay đệ tử phái Tản-viên.



Tự-Mai tung mình lên phía trước. Một hình ảnh làm nó mở to mắt ra: Trên cành cây mọc ngang, treo lủng lẳng một người đàn bà. Nó gọi Lê-Văn:



- Văn đệ, lên đây mau. Mau, mau, mau.



Tiếng mau cuối cùng vừa dứt thì Lê Văn đã lên tới nơi. Nó rút kiếm đưa một nhát, dây dứt, thiếu phụ rơi xuống. Nó dùng tay trái đỡ lấy nạn nhân, rồi đặt xuống bãi cỏ bằng phẳng. Không tỵ hiềm nam nữ, tay phải nó để lên ngực nạn nhân, tay trái bắt mạch.



Thiệu-Cực hỏi:



- Có hy vọng gì không?



- Người còn nóng, nhưng mạch hết nhảy rồi. Để em dùng kim châm cứu xem... may chăng.



Nó mở bọc lấy cái hộp bằng bạc ra. Trong hộp đầy kim. Nó cầm lấy một cây rồi bảo Tự-Mai:



- Công lực Tự-Mai cao, hãy để tay lên huyệt Đản-trung rồi dồn chân khí vào.



Tự-Mai vận khí, xòe bàn tay rồi để lên huyệt Đản-trung nạn nhân. Nó dồn chân khí ra. Trong khi đó Lê Văn châm vào huyệt Nhân-trung thiếu phụ. Thiếu phụ mở mắt, rồi bật lên tiếng khóc. Máu theo tiếng khóc tràn ra mũi, miệng.



Tự-Mai nhận ra thiếu phụ, nó nói với Thiệu-Cực:



- Anh Cú rừng! Bà này người trang Thiên-trường nhà em. Chị ta là con của thầy lang Trần Tấn-Cang và con điếm già Anh-Tần.



Lời nói của Tự-Mai làm Thiệu-Cực suy nghĩ:



- Từ Thiên-trường lên đây đường xa diệu vợi, thân gái dặm trường mà bà dám ra đi là một điều đáng chú ý. Hai là tại sao bà ta lại leo lên sườn núi này mà treo cổ tự tử?



Lê Văn dùng châm cứu trị cho nạn nhân, lát sau máu đã ngừng chảy. Nó để bà ngồi tựa lưng vào tảng đá. Thiếu phụ gọi Tự-Mai:



- Trần công tử! Người cũng có ở đây sao?



- Tôi cũng đang muốn hỏi lại cô câu này: Tại sao cô lại tự ải?



Hai giòng lệ thiếu phụ tuôn dài trên má. Bà ta móc trong bọc ra bức thư trao cho Tự-Mai:



- Tôi không muốn sống nữa, mà dù có muốn sống cũng không nổi. Vì tôi đã bị bọn Hồng-thiết giáo hạ độc. Trần công tử! Đây là thư tuyệt mệnh của tôi, nhờ công tử mang về trao cho bố tôi. Như vậy, sau khi chết tôi mới yên tâm.



Tự-Mai tiếp lấy thư bỏ vào túi. Nó định hỏi mấy câu, thì thình lình thiếu phụ rút trong bọc ra con dao, tự đâm vào ngực. Lê Văn, Tự-Mai tuy võ công cao, nhưng bà ta ra tay đột ngột. Cả hai đều chỉ biết kêu lên tiếng ngăn cản:



- Không nên.



Nhưng đã trễ. Lê Văn chạy lại bắt mạch. Nó lắc đầu:



- Dao đâm trúng tim. Lần này bà ta chết rồi.



Thiệu-Cực bảo Tự-Mai:



- Em lấy thư tuyệt mệnh đọc lên xem tại sao bà ta lại cố đi tìm cái chết.



Tự-Mai trao thư cho Lê Văn. Lê Văn đọc:



Kính đệ thư này lên phụ thân là Trần y sư, trang Thiên-trường.



Lê Văn đọc tiếp:



Bố ơi, khi bố nhận được thư này thì con đã chết từ lâu rồi. Con chết ở trên sườn núi Tản-lĩnh vùng Bắc-cương.



Con sinh ra làm con một danh y, lòng dạ nhân từ, như vậy thực còn gì sung sướng bằng. Nhưng tại sao mẹ con không phải là một người bình thường? Tại sao mẹ con lại đi làm những chuyện điếm nhục cho bố, cho ông bà ngoại, cho tổ tiên?



Khi con mới có trí khôn, thì mẹ bỏ bố, bỏ anh chị em con để theo Hồng-thiết giáo, rồi lại lập hội giao hoan tập thể, tự hiến thân làm điếm thí cho thiên hạ. Thế mà khi con lấy chồng, bố vẫn khuyên con, mỗi tháng đôi lần dẫn chồng đến thăm mẹ. Con tuân lời bố. Bố có biết đâu nỗi đau khổ đứt ruột cho con, mỗi khi đến thăm mẹ không? Trong nhà mẹ lúc nào cũng đầy bọn trốn chúa lộn chồng quần tụ nhau nói truyện dâm đãng kinh tởm.



Con có đưa lời khuyên can mẹ. Không những mẹ không nghe, mà còn khuyên con nhập hội Vu-sơn, hành dâm tập thể.



Gần đây, con thấy mẹ hay đến nhà con trong những lần con đi vắng. Một vài lần không sao, sau gần như thành lệ. Vì vậy con phải tìm hiểu cho ra lẽ. Một lần con giả đi xa, rồi quay trở về ẩn ở trong vườn. Quả nhiên chỉ lát sau, mẹ đến. Chồng con đón mẹ, rồi đóng kín cửa lại. Chờ một lát không thấy mẹ ra, con theo lối bếp vào nhà, thì... hỡi ôi! Mẹ với chồng con trần truồng, đang hành dâm trên giường. Kinh tởm qúa, con hét lên: "Mẹ ơi ! Kinh tởm, kinh tởm".



Chồng con nghe tiếng hét, hơi có vẻ luống cuống. Nhưng mẹ con vòng tay ra ôm chặt lấy nó rồi nói: Kệ , việc ta ta cứ làm.



Rồi hai người tiếp tục hành dâm. Con ngồi chết lặng trước cảnh đó. Bố ơi, không biết bố có tưởng tượng nỗi cái đau đớn của con khi ấy không bố. Mãn cuộc, mẹ xỉa xói vào mặt con mà chửi bới rằng con theo bố, tin những gì thằng Thích, thằng Khổng, thằng Mạnh nói.



Sau hôm ấy chồng con với mẹ biến mất. Con dò hỏi được biết mẹ với chồng con lên Bắc-cương. Con quyết định lấy cái chết để thức tỉnh hai người. Con dự định sẽ dùng dao đâm vào ngực chết trước mặt mẹ để mẹ hồi tâm. Không quản đường đất xa xôi, con lên đường đi Bắc-cương. Thực không uổng công, con đã gặp mẹ giữa lúc mẹ đang hành dâm với một tên Hồng-thiết giáo Tây-vực lông lá như vượn.



Một bọn khác ngồi xung quanh vừa xem vừa uống rượu. Con nhìn cảnh tượng mà kinh khiếp trong lòng, rồi không giữ được, con bỏ chạy.



Bọn Hồng-thiết giáo Tây-vực đuổi theo, bắt được con. Mẹ không một lời can ngăn chúng thì chớ, lại còn khuyên con nên tình nguyện làm cây thuốc cho chúng. Suốt đêm hôm ấy con bị bốn tên mọi lông lá hãm hiếp đến ngất đi. Khi con tỉnh dậy thì mẹ với bọn chúng đã đi mất. Biết rằng con có tự tử trước mặt một bà mẹ dâm dãng hơn thú vật để mong tìm lấy cái hồi tâm cũng vô ích. Con đành viết thư này cho bố, rồi mượn dây lưng tự kết liễu đời mình.



Con biết chết như thế này là bất hiếu với bố. Nhưng bố ơi, dù con có sống cũng thành điên khùng, càng làm cho bố thêm đau lòng mà thôi. Con mong bố hãy tha hết tội lỗi cho con...»Thiệu-Cực nghiến răng:



- Con điếm già Anh-Tần chắc chỉ luẩn quẩn quanh Bắc-cương này chứ không xa đâu. Việc ở đây xong, hai em sẽ cùng anh bắt nó đem cho voi dày, ngựa xé để răn chúng.



Ba người lấy củi chất thành đống, để xác nạn nhân lên, rồi châm lửa đốt. Phút chốc lửa chảy đỏ rực. Tự-Mai lẩm nhẩm đọc kinh vãnh sinh.



Ba người tiếp tục leo núi. Leo được quãng nữa. Bỗng có tiếng quát:



- Ba đứa trẻ kia, đứng lại.



Hai người từ sau mỏm đá, tay cầm vũ khí bước ra. Một người béo tròn. Một người hình dạng kỳ dị: Râu tóc đỏ hoe, mũi cao, mắt xanh to. Cả hai chặn mất lối đi.



Thiệu-Cực hỏi:



- Phải chăng hai vị thuộc phái Tản-viên?



Người to béo lắc đầu:



- Không phải! Ta là đạo trưởng Thiên-trường thuộc Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Họ Vũ tên Huy.



Y chỉ vào người dị hình:



- Vị đại huynh đây đại danh Ma-Lăng thuộc Hồng-thiết giáo Tây-vực. Chúng ta được lệnh trấn đây, không cho bất cứ ai lên núi.



Tự-Mai kinh ngạc:



- Dường như các vị chưa biết thay đổi lớn trong quý giáo thì phải. Nhật-Hồ giáo chủ ngộ đạo, đi tu rồi. Hồng-thiết giáo đổi tên thành Lạc-long giáo, do tân giáo chủ Thân Thiệu-Thái thống lĩnh.



Vũ Huy cười nhạt:



- Chú bé chỉ biết một mà không biết hai. Truyện mới xẩy ra đây. Giáo chủ Hồng-thiết giáo Tây-thiên cử Ngũ-sứ sang Đông-phương kinh lược. Lão nhân gia cách chức tên Thiệu-Thái, phong đệ tử người là Trần Đông-Thiên làm giáo chủ. Tân giáo chủ giá lâm Tản-lĩnh. Người truyền chúng ta trấn nơi này.



Cả bọn kinh hoàng đưa mắt nhìn nhau. Thiệu-Cực không hiểu những gì xẩy ra. Tuy vậy, chàng cũng nói:



- Truyện quý giáo, bản chức không biết. Bản chức hiện là mệnh quan triều đình Bắc-biên lĩnh Khu-mật viện sứ. Bản chức tuần phòng lãnh thổ qua đây. Các người phải tránh đường mau.



Vũ Huy nói một tràng tiếng ộp ệp với Ma-Lăng. Ma-Lăng cũng đáp lại một tràng tiếng ốp ệp. Vũ Huy khoa đao lên:



- Vị nhân huynh này nói: Người chỉ biết lệnh trên, chứ không biết gì tới Bắc-biên. Các người không lui thì đừng trách chúng ta tàn độc.



Ma-Lăng, Vũ Huy cùng vần viên đá lớn. Viên đá lăn xuống với tốc độ kinh khủng. Bốn người vọt mình lên tránh khỏi. Thiệu-Cực ra lệnh:



- Kiềm chế chúng.



Tự-Mai tung mình lên cao. Nhấp nhô mấy cái, nó đã đến bên Vũ Huy. Vũ Huy vung đao chém nó. Nó vung tay, kẹp sống đao cứng ngắt. Vũ-Huy hết sức gỡ ra. Nhưng đao như đóng vào cột không nhúc nhích.



Ma-Lăng cầm búa sắt bổ vào đầu Tự-Mai. Lê Văn rút kiế