Côn Luân

Chương 42 : Phục ngưu san hạ

Ngày đăng: 20:58 22/04/20


Binh mã xuất phát từ Hoa Âm, hôm đó đã vượt qua Đông Quang, tối đến nghỉ tại Mẫn Hương. Ngày hôm sau thì vượt Hoàng Hà, hành quân hai ngày thì

đã tiến vào biên giới Hà Nam, hội hợp với huynh đệ Sử Cách là Sử Nhược

tại Lạc Dương. Binh mã tăng lên sáu nghìn, tiếp tục đi thẳng về hướng

nam. Sau một ngày, tiến vào Thái Châu, lúc đó thì Sử Thiên Trạch cũng đã đến nơi, hai anh em tham kiến phụ thân. Đến buổi trưa thì Sử Cách quay

về doanh trại, triệu tập quân lính.



Mọi người đều đến trước quân

trường, nhưng chỉ thấy Sử Cách đứng đó, không một lời nói, vẻ mặt âm

trầm. Mọi người cảm thấy rằng sự việc không tốt lắm, nên đều im lặng.

Qua gần nửa ngày mới nghe Sử Cách nói:



- Bổn nguyên soái đã gặp

gia phụ, và gia phụ cho rằng, đội quân mới này quá yếu đuối, không thích hợp cho những trận đánh ác liệt. Ra lệnh cho bổn soái thủ ở thành này

và luyện tập nhiều hơn. Lương thực của hậu phương sắp đến, lúc đó phối

hợp vận chuyển là được.



Mọi người vừa vui vừa giận, những kẻ vui

thì giống như Lương Tiêu, thấy không cần phải chiến đấu, thật nhàn hạ

rảnh rỗi, nhưng nhiều kẻ giận ví dụ như Thổ Thổ Cáp và Nang Cổ Ngạt. Mọi người quay về doanh trướng, Thổ Thổ Cáp chưa đi vào, đã bỏ mũ giáp sắt

xuống đất, nói một cách giận dữ:



- Đạo binh của chúng ta dự định

là tiến thẳng ra Tương Dương, làm một cuộc đại chiến với người Tống, tại sao bây giờ lại là vận chuyển lương thảo?



Quay lại nhìn thì thấy Lương Tiêu đương ngồi trên đất, lấy một cây đũa ra vẻ vời trên đất cát, đột nhiên quát:



- Lương Tiêu, tại sao ngươi không nói gì đi?



Lương Tiêu cười và nói:



- Ta đâu phải là Sử Thiên Trạch, nói thì có tác dụng gì?



Nang Cổ Ngạt nhìn thấy những ký hiệu trên cát thì nói:



- Lương Tiêu, ngươi đang làm toán hả?



Lương Tiêu cười nói:



- Ngươi cũng biết toán à…



Nang Cổ Ngạt lại nói:



- Biết một chút, nhưng ngươi làm giỏi hơn, ta nhìn vào cũng không hiểu lắm.



Lương Tiêu nói:



- Ngồi đây không có chuyện gì làm nên ta tính toán số lượng nhập xuất của lương thảo, tiện thì tính luôn nếu khai chiến thì bình quân một tên

lính cần bao nhiêu lương thực, quân bộ thì cần bao nhiêu lương thực và

quân mã thì cần bao nhiêu lương thực. Nếu khai chiến ba ngày thì lương

thực chia thế nào, khai chiến bảy ngày thì sao?



Thổ Thổ Cáp nói một cách kinh ngạc:



- Điều ấy cũng tính ra được hả?



Lương Tiêu cười:



- Được chứ, ngươi xem cái này nhé, một người thì cần 5 xô gạo, một người

quân sỹ đem lương khô của 5 ngày, mỗi ngày một người ăn 2 xô, 2 người

thì có thể ăn 18 ngày nhưng tính cả đi lẫn về thì chỉ có thể ăn 9 ngày,

nếu 2 người dân và một người lính, lương thực ăn mang theo nhiều hơn,

nhưng miệng ăn cũng nhiều hơn, tính luôn đi lẫn về chỉ có thể ăn 13

ngày, nếu 3 người dân và một tên lính, thì chỉ có thể ăn 16 ngày.



Thổ Thổ Cáp gãi đầu nói:



- Vẫn chưa đủ để cho ta ăn!



Lương Tiêu nói:



- Lần này, quân đội tập hợp được 200.000 người, cộng thêm quân tiền

tuyến, sẽ là 300.000 người, thời gian chinh chiến cũng đâu chỉ là một

hai tháng, một số người ăn nhiều, như Thổ Thổ Cáp, ngày ăn nhiều hơn một thùng gạo, một người mà ăn được 2 con heo, không, ăn 2 con bò mới đúng. Nếu ngươi ăn như vậy cỡ 3 hay 5 tháng thì thậm chí hai mươi người dân

cũng không thể nuôi ngươi được đâu.



Mọi người đều cười lớn.



Lương Tiêu cũng cười và nói:



- Nếu như sử dụng trâu bò, có thể giảm bớt một chút, lạc đà có thể chở

một bao, ngựa thì một bao rưỡi, lừa thì một bao, nhưng súc sinh cũng cần đồ ăn thức uống, súc sinh nhiều hơn, còn có thể bệnh và chết đi, lương

thực ở đâu thì đành nát mục ở đó. Hà huống sử dụng trâu ngựa, còn cần

đường thông lối thoáng, nếu gặp hiểm trở thì còn phải mở đường đắp cầu.

Hơn nữa, người Mông ăn rất nhiều lương thực, lượng tiêu hao trâu bò sẽ

cực đại. Từ tất cả các điều đó, qua sự tính toán của ta, dùng xe ngựa

vận lương, 30 vạn đại quân và 100 người thường phải gấp rút ngày đêm đi



Lí Đình than thở:



- Nghe Lương huynh nói vậy, chúng ta chỉ biết đến chiến tranh, nhưng lại

không biết nuôi một binh sĩ như thế nào, không biết rằng khó khăn như

vậy.



Thổ Thổ Cáp cũng nói:



- Hèn gì hoàng đế Hốt Tất Liệt không chịu chiêu quân, thì ra là vì cái lí do này.



Lương Tiêu nói:



- Nếu như bàn về tiền và lương thực, thì công sẽ lớn hơn thủ, đi chinh

phục xa thì càng bất lợi nhưng kẻ phòng thủ cũng có chỗ bất lợi, thật ra đeo lương thực sau lưng khi ra trận là một biện pháp ngu dốt. Cách tốt

nhất là Nhân Lương Vu Địch’, nghĩa là dùng lương thực của đối phương để nuôi bản thân, khi đánh chiếm một cái thành thì đương nhiên sẽ bóp nặn

được lương thực cấp dưỡng, bên thủ thì sẽ yếu hơn và phe công thì sẽ

mạnh hơn vì có nhiều lương thực.



Thổ Thổ Cáp nói:



- Đúng, một đạo lí đơn giản như vậy mà tại sao ta không nghĩ ra?



Lí Đình nói một cách trầm ngâm:



- Nếu như vậy, nếu là quân phòng thủ thì tốt nhất là nên giấu hết lương thực.



Lương Tiêu không trả lời gã, chỉ nhìn Thổ Thổ Cáp cười nói:



- Thổ Thổ Cáp, còn ngươi bảo sao ?



Thổ Thổ Cáp nói:



- Ta nghĩ là cắt đứt đường dây lương thực của đối phương, ép chúng rút quân.



Lương Tiêu nói:



- So với tử thủ thì xuất kích hay hơn. Dùng những đội binh tinh nhuệ,

đánh du kích, cắt đứt lương thực của địch, vậy mới là cách tốt nhất .



Thổ Thổ Cáp cười lớn và nói:



- Ý ngươi nói là vận chuyển lương thảo rất quan trọng, không thể xem thường đúng không?



Lương Tiêu mỉm cười và nói:



- Sự việc thật ra cũng không phải như vậy, ta không biết người Tống có

gan không, nhưng cho kì binh đi sau, đánh du kích để quấy nhiễu đối

phương, phá hỏng lương thực của chúng, vậy mới là diệu kế, binh pháp nói thủ thành thì phòng thủ tốt hơn, nhưng tấn công thì đòi hỏi cần một đội quân tinh nhuệ, ví dụ là ta, thì lấy yếu điểm của ta xem như là điểm

mạnh của địch, lấy cái mạnh của ta đánh vào cái yếu của địch. Điểm yếu

hiện nay là lương thực. Hồi nãy ta đã tính qua một lần, nếu mỗi ngày họ

hủy một đội vận chuyển lương thực của chúng ta thì trong vòng 2 năm binh lính của Nguyên triều sẽ chết hết, không cần đánh mà vẫn thắng.



Thổ Thổ Cáp nghe đến đây, chịu không nổi bèn nói:



- Lương Tiêu, thật ra ngươi bên phe nào đó? Tại sao cứ nghĩ cho người Tống không vậy?



Lương Tiêu nói:



- Sao mà gấp rút thế? Chẳng qua là ta chán nản không có gì làm nên tính toán chơi thôi mà.
Khu mã thiên vũ tuyết,



Quân hành nhập cao sơn,



Nguy kính bão hàn thạch,



Chỉ lạc tằng băng gian.



Khứ dĩ Hán nguyệt viễn,



Hà thì trúc thành hồn,



Phù vân mộ nam chinh,



Khả vọng bất khả phàn.



(Dịch thơ: bản của Anh Nguyên - Lương Sơn Bạc.com



Trời mưa tuyết, thúc ngựa mau,



Tiến quân, vội vã đi vào núi cao.



Đường mòn, vách đá lạnh bao,



Bước chân từng bước rơi vào tuyết băng.



Đã xa đất Hán đầy trăng,



Bao giờ thành đắp đã xong mới về.



Mây chiều theo hướng Nam đi,



Trông theo thì được, theo thì khó theo.)



Mọi người nhìn cô ta xinh đẹp, tiếng hát lại hay, mắt thấy tai nghe, làm ai cũng thẩn thờ. Chỉ một chốc đàn bò đã đến trước mặt đội binh, mọi người đều cảm thấy hai người xuất hiện cũng hơi lạ lùng, nhưng mà họ không để ý, vì đó chỉ là một thằng nhóc và một người con gái.



Lương Tiêu

đã đẩy cục đá lên trên đồi, lấy một miếng đá nhỏ chặn lại rồi nghỉ ngơi

một chút. Hắn quay lại nhìn, cảm giác người con gái và thằng nhóc này

dường như rất quen thuộc, cảm thấy bực bội bèn nói lớn:



- Hai người làm gì đó ?



Hai người nhìn thấy mặt hắn đều ngạc nhiên, nguyên lai người con gái này

chính là Sở Uyển còn thằng nhóc là Phong Miên. Hai người này thấy Lương

Tiêu liền tỏ ra lo sợ. Mọi người thấy Lương Tiêu tranh cãi với hai người thì đều cảm thấy kì lạ.



A Lí Hải Nha hét lớn:



- Lương Tiêu, ngươi nói cái gì vậy?



Lương Tiêu thấy Phong Miên thì đột nhiên nghĩ đến Vân Thù, liền cảm thấy tức

giận. Hắn không đáp lại A Lí Hải Nha, chạy lên phía trước một bước nói:



- Thằng nhóc, ngươi giả trang đến đây làm gì?



Phong Miên liếc mắt nhìn quanh, cười và nói:



- Đương nhiên là chăn bò rồi, ở đây không phải là Phục Ngưu Sơn sao?



Lương Tiêu lại chửi:



- Ngươi chăn bò hả, chăn rắm thì đúng hơn!



Lời nói chưa dứt, đột nhiên nghe thấy tiếng hát ở bên kia sườn núi, bài hát như sau:



Đan vu khấu ngã lũy,



Bách lí phong trần hôn,



Hùng kiếm tứ ngũ động,



Bỉ quân vi ngã bôn.



(Fullhouse_love dịch thơ:



Đan vu giặc cướp thành ta,



Hàng trăm dặm bụi gió tà đưa chân,



Vung kiếm vũ động tứ thân,



Đuổi giặc cùng quẫn chạy gần chạy xa).



Lương Tiêu nghe giọng quen thuộc quá, bèn ngước đầu nhìn theo thì thấy một

người với bộ áo trắng như bông tuyết, một tay giấu sau lưng, một tay cầm cuốn sách, bước chân trông chậm nhưng lại nhanh, bộ pháp như mây như

nước, chẳng phải ai khác, chính là Vân Thù.



Lương Tiêu đâu ngờ

hắn cũng đến đây, trong lòng đang suy nghĩ, đột nhiên thấy Phong Miên và Sở Uyển lấy ra dụng cụ bắt lửa, đốt cháy những viên pháo buộc đằng đuôi bò.



Đàn bò hoảng sợ nên cứ chạy thẳng về phía trước nhằm thoát

hiểm. Đột nhiên đàn bò xông vào đám lính, họ cũng không ngờ đàn bò sẽ

xông vào, trở tay không kịp nên làm cho đội quân rối loạn cả lên, trâu

bò của đội vận chuyển cũng bị làm hoảng sợ, cung tên của Lương Tiêu và

Thổ Thổ Cáp đang ở trên ngựa, lúc đó cũng cảm thấy hoảng loạn, muốn lấy

cung tên để bắn trâu bò thì cũng không kịp nữa, chỉ trơ mắt nhìn đàn bò

làm loạn đội lính.



Khi hai người châm lửa, Vân Thù cười dài, cười vang cả trời, chỉ thấy trong rừng từ hai bên đồi, đầu người nhốn nháo,

đột nhiên hiện ra mấy trăm người. Vân Thù bỏ tay phải xuống, trong tay

lập tức xuất hiện một thanh cổ kiếm có vân lấm tấm, lại hát:



Lỗ kì danh vương quy,



Hệ cảnh thụ viên môn.



Tiềm thân bị hành liệt,



Nhất thắng hà túc luân!



(Fullhouse_love dịch thơ:



Chém đầu vua chúng quay về



Đem treo lên cổng liền kề viên môn.



Quân ta thẳng lối hành quân



Một phen thắng trận nước non thanh bình).



Mọi người đều đồng thanh hát to:



Tiềm thân bị hành liệt,



nhất thắng hà túc luân!



Trong khi ca hát, mọi người đều cầm lấy thương,đao, chùy, cung, vừa hát vừa đi xuống đồi.



Vân Thù đưa kiếm đi trước, hình bóng thanh kiếm phản chiếu loạn xạ. Chém

rụng tay chân kẻ địch như lá cây rụng cành, máu tươi văng khắp mọi phía

như mưa, bắn vào tà áo trắng của Vân Thù, đẹp như những bông hoa đào mới nở, vừa vung tay vài cái và đi vài bước thì đã đến trước ngựa của A Lí

Hải Nha, bởi khi thấy trang phục của kẻ này thì đã biết đó là thủ lĩnh,

bèn nhanh chóng nắm lấy người hắn ta và chém vào giữa đầu.



A Lí

Hải Nha đã quen chiến trận, thấy tình hình không ổn, đã xoay người luồn

vào bụng ngựa, vẫn chưa định thần thì thấy một khuôn mặt trẻ trung áp

sát mặt mình,không ngờ lại là thằng nhóc chăn bò. A Lí Hải Nha không kịp chống đỡ, thì đã bị thằng nhóc nắm lấy yếu huyệt, thấy Sử Phú Thông bỏ

chạy đằng xa, hắn hét lớn:



- Đến cứu ta nhanh lên!



Nhưng lúc đó Sử Phú Thông đã khiếp sợ hết mức, chỉ muốn tìm cách tháo chạy, còn lo quái gì một “Hải Nha đại nhân” nữa.