Côn Luân

Chương 56 : Kiến hoa sinh phật

Ngày đăng: 20:59 22/04/20


Họ đi đến khi phương đông hừng sáng, chợt trông thấy con đường phía trước phủ dày xác sẻ, Hiểu Sương kêu lên:



- Chuyện gì thế này?



- Chẳng có gì lạ đâu. – Lương Tiêu tư lự nói. – Trò của Hạ Đà La dùng để đối phó Thích đảo chủ đấy mà.



Hiểu Sương thở dài xót xa:



- Họ ham đấu đá cũng đành, nhưng tại sao lại để liên lụy đến lũ chim sẻ?



- Sẻ thì đáng gì? Số người chết trong khói lửa chiến tranh còn nhiều hơn sẻ gấp hàng ngàn hàng vạn lần ấy muội ạ.



Hiểu Sương giật mình, thốt nhớ tới lời Công Dương Vũ: “Ông ấy buộc tội Tiêu

ca ca dẫn quân Thát đánh hạ thành trì, chiếm đoạt đất đai, tàn sát dân

chúng, không hiểu là nói thật hay nói dối. Nhưng trông ông ấy dở điên dở dại, chắc là bịa đặt để lừa ta thôi”. Nhác thấy Lương Tiêu lộ vẻ âm

thầm buồn bã, Hiểu Sương quên bẵng ngay Công Dương Vũ và mối băn khoăn:

“Tiêu ca ca cứ rầu rĩ suốt từ nãy tới giờ, phải nghĩ cách để khiến ca ca vui lên mới được”. Ngặt nỗi cô không có khiếu hài hước, vò đầu bứt tóc

mãi mà chẳng nặn được truyện cười nào để kể cho Lương Tiêu khuây khỏa.



Thình lình, tiếng ai đó la om sòm lôi họ về thực tại:



- Tên tóc bạc kia, ngươi không ra thì đúng là đồ hèn hạ khốn kiếp!



Lập tức có tiếng đáp trả:



- Lão già điên kia, ngươi mà vào thì đúng là đồ khốn kiếp hèn hạ!



Không chần chừ lấy một tích tắc, Lương Tiêu nghiêng người lướt như bay vào

khu rừng bên đường. Hiểu Sương ngây mặt một lúc vì mẩu đối đáp kỳ cục

rồi cũng lập cập thúc lừa chạy theo. Vượt qua mấy vạt cây cối, họ trông

thấy Thích Thiên Phong đầu bù tóc rối, mặt mũi lem nhem đang ngồi trước

một hang đá, tay quay xâu sẻ trên ngọn lửa bập bùng, miệng lúng búng:



- Ngươi không ra thì đúng là đồ hèn hạ khốn kiếp!



Vừa dứt lời, tiếng nói trong hang bốp chát:



- Ngươi mà vào thì đúng là đồ khốn kiếp hèn hạ!



Lương Tiêu hỏi:



- Ông làm gì vậy?



Thích Thiên Phong nheo mắt nhìn Lương Tiêu, cảm thấy quen mặt quá nhưng nhất thời không nhớ ra đã gặp ở đâu, bèn đáp:



- Tên tóc bạc trốn trong kia, hắn đe nếu ta vào thì là đồ khốn kiếp hèn

hạ, đương nhiên ta không thể vào được, nhưng chính bản thân hắn lại đang ở trong hang, làm sao cho thoát cái phận khốn kiếp hèn hạ cơ chứ? Ha

ha, cuối cùng lão tử vẫn thắng, – vừa nói vừa vuốt râu vẻ đắc ý.



Lương Tiêu lắc đầu, chẳng gì cũng là tông sư một phái mà đi giằng co tranh

chấp với người ta từ việc nhỏ nhặt vớ vẩn đến thế, đúng là dở khóc dở

cười! Thích Thiên Phong cứ cắn một miếng thịt sẻ lại chửi mắng một câu,

cái hang cũng đáp trả ngay lập tức, âm thanh the thé khác hẳn giọng nói

rin rít ngày thường của Hạ Đà La. Lương Tiêu rất lấy làm lạ: “Phải chăng Hạ Đà La bị thương đến nỗi mất cả giọng?”. Gã lắng tai nghe kỹ hơn,

chợt biến sắc kêu: “Không phải!”, rồi nhảy dựng lên, chạy xộc vào hang.

Thích Thiên Phong chòng chọc nhìn theo. Bóng gã thiếu niên vừa khuất thì giọng gã vang trở ra:



- Lão gia tử, ông vào đây xem này!



Thích Thiên Phong nhổ phì phì:



- Ngươi định lừa ta làm quân khốn kiếp hèn hạ chứ gì, đừng hòng!



Lương Tiêu kiên nhẫn gọi:



- Vậy ông thử nhắc lại lần nữa: “Ngươi không ra thì là đồ hèn hạ khốn kiếp” đi!



Thích Thiên Phong làm y lời, nhưng đợi chờ rất lâu mà không thấy ai đáp lại,

lão nóng nảy quẳng xâu thịt sẻ xuống, chạy vù vào hang. Lương Tiêu đang

đứng cạnh một tảng đá to, tảng đá nằm đè lên một sợi thừng mảnh, đầu sợi thừng buộc quanh một con yểng, con yểng này đang nằm trong tay Lương

Tiêu.



Thích Thiên Phong ngơ ngác, nhìn hết thứ nọ đến thứ kia. Lương Tiêu buông con yểng:



- Ông thử nhắc lại câu vừa nói đi!



Thích Thiên Phong làm theo, con yểng liền ngoác mỏ rủa:



- Lão già điên kia, ngươi mà vào đây thì đúng là đồ khốn kiếp hèn hạ!



Thích Thiên Phong há hốc mồm, sững sờ một lúc mới lẩm bẩm:



- Thế tên tóc trắng đâu?



Lương Tiêu trỏ một cái hốc trên vách hang:



- Ông xem đây!



Thích Thiên Phong thò đầu vào hốc, nó nối thông với một đường hầm bề ngang

rộng chừng ba thước, sâu dễ phải đến mười mấy hai mươi trượng. Lão thuỗn mặt than:



- Trốn mất rồi!



Lương Tiêu nén cười:



- Đúng vậy, hắn đã lừa ông!



Số là Hạ Đà La bị Thích Thiên Phong chàng ràng đeo bám, không sao rũ bỏ

được đành chạy vào cố thủ trong hang, may sao trời chẳng tuyệt đường

người, một con yểng biết nói tự dưng lần đến theo tiếng tiêu của hắn. Hạ Đà La nảy ra một kế, dạy nó hót câu “Lão già điên kia, ngươi mà vào đây thì đúng là đồ khốn kiếp hèn hạ”. Thích Thiên Phong bị câu ấy cầm chân, cố nhiên không khi nào xông vào, chỉ ngồi lì bên ngoài chửi tay đôi với con chim. Hạ Đà La nhân đó dùng Bát Nhã phong đào một đường hầm chạy

trốn. Sau trận này, hắn gần như suy sụp vì kiệt sức, thoát khỏi Thích

Thiên Phong một cái là cao chạy xa bay, không ngó ngàng đến việc trả thù Lương Tiêu hay bất kỳ điều gì khác nữa.



Thích Thiên Phong phát

giác bị lừa, giận quá đấm ngực thùm thụp, giậm chân bình bịch, kêu gào

tức tối, phi luôn vào đường hầm ráo riết đuổi theo. Lương Tiêu nhìn theo lão già, không nén nổi cười phá lên bảo Hiểu Sương:



- Lão gia tử mà không bắt kịp Hạ Đà La, e rằng sẽ quay về quấy nhiễu ta, ấy mới rầy rà. Huynh muội mình mau rời khỏi đây là hơn.



Hiểu Sương cũng sợ ông già ngớ nga ngớ ngẩn, động một tý là thượng cẳng tay hạ chẳng chân ấy, nghe vậy liền gật đầu tán đồng.



Họ đi liên tục hai đêm hai ngày rồi dừng lại nghỉ ở một thị trấn. Hiểu

Sương mở sạp khám bệnh trong chợ. Dân chúng tuyền một hạng trông mặt bắt hình dong, thấy Hiểu Sương là nữ nhi, hình dung tiều tụy, mặt mũi xanh

xao, chẳng ai tin cô chữa được bệnh tật gì, chỉ hiếu kỳ ngó nghiêng bàn

tán chốc lát rồi ai đi đường nấy. Hiểu Sương mở sạp suốt một ngày mà

chẳng ai đến khám, bản tính rụt rè nên cũng không dám ra mặt chèo kéo

chào mời, vô kế khả thi đành tủi phận âm thầm sa lệ.



Lương Tiêu

thương hại, bèn bảo Hiểu Sương nhìn sắc mặt khách bộ hành, đoán xem ai

đang mắc bệnh. Hễ cô gái trỏ kẻ nào, Lương Tiêu liền xốc tới điệu cổ

người ta vào khám y như diều hâu bắt gà. Những người đi đường, một là

không quen lối khám chữa cưỡng ép, hai là không tin rằng có đại phu sẵn

lòng chẩn trị miễn phí, ai cũng hoang mang nghi ngờ, nhưng sợ thái độ

hùng hổ của Lương Tiêu nên đành khép nép ngồi lại cho Hiểu Sương bắt

mạch trị bệnh. Hiểu Sương vốn không ưa vũ lực, nhưng thấy có bệnh để

chữa thì say sưa đến nỗi quên hết tất cả, chẳng bận tâm đến hành động

thô bạo của Lương Tiêu nữa.



Hiểu Sương y thuật cao cường, chữa ai khỏi nấy, được vài người thì tiếng tăm đã bắt đầu lan rộng, bệnh nhân

trong thị trấn ùn ùn kéo đến. Sạp khám lúc trước còn vắng như chùa Bà

Đanh, nay thì vây kín vòng trong vòng ngoài. Lương Tiêu hớn hở trải một

cái chiếu bên cạnh, đan tre trúc, làm nhiều món đồ chơi như rối người

rối thú, chim biết bay, chong chóng gió tự quay, đồng hồ nước biết gõ

tích tắc. Gã giỏi thuật cơ quan nên chế tạo toàn những đồ vật tinh xảo,

lại thêm giá cả phải chăng, thu hút ngay vài lái buôn giàu có ham đồ lạ

đến mua, nhờ đó cũng kiếm được chút ít tiền bạc. Những lúc hàng họ ế ẩm, Lương Tiêu bèn bảo Kim Linh Nhi và Bạch Si Nhi diễn trò để kiếm tiền độ nhật.



Mấy tháng liền như thế, hai người đi khắp trấn nọ làng

kia. Dọc đường, họ chạm trán khá nhiều thổ phỉ đạo tặc, và nhiều hơn nữa là đám lang băm bất lương. Bọn này căm hận Hiểu Sương phá ngang việc

hành nghề của mình nên thuê lưu manh hãm hại hoặc móc ngoặc với quan phủ để o ép hai người, nhưng gặp Lương Tiêu thì khác nào gặp sát tinh, may

nhờ lòng nhân của Hiểu Sương mà còn mạng quay về.



.



Hôm

ấy, hai người đến một thị trấn, Hiểu Sương mở sạp khám chữa như thường

lệ. Được nửa buổi, bệnh nhân đang đông dần lên thì phía ngoài có tiếng

lào xào huyên náo. Hiểu Sương ngước mắt trông, thấy mấy hán tử ăn bận

kiểu gia đinh sốt sắng rẽ hàng người tiến vào, gấp rút nói:



- Thưa đại phu, tiểu thiếu gia nhà chúng ta bị bệnh, lão gia cho mời đại phu tới chẩn trị.



Bộ dạng họ cuống quýt, đủ thấy tình trạng tiểu thiếu gia nào đó hiểm nghèo lắm. Hiểu Sương không dám ngần ngừ sợ lỡ việc, vội vàng thu dọn đi

theo. Lương Tiêu cũng đứng dậy đi cùng. Nhóm người hấp tấp đưa đường,

dẫn họ đến một tòa nhà nguy nga lầu son gác tía, rẽ vòng vèo qua mấy ô

cửa thì tới một sương phòng, bên trong vẳng ra tiếng khóc sụt sùi đau

xót.



Lương Tiêu và Hiểu Sương nhìn vào, trông thấy mấy người đàn

bà ngồi vây quanh một cái sập thêu, ai cũng gục đầu nức nở. Gần đó là

một trung niên hán tử râu quai nón, mặt mày buồn rầu. Khi họ tiến lại, y đứng ngay dậy, nghe gia đinh bẩm báo thì lộ vẻ hi vọng, vòng tay thi lễ với Hiểu Sương:



- Tại hạ chỉ có một đứa con trai, từ ngày ra đời vẫn ốm lên ốm xuống, lần này bệnh trở nặng lạ lùng, mong đại phu trổ

hết tài phép cứu lấy cháu!



Hiểu Sương không lòng dạ nào mà đối

đáp khách sáo với hắn, bèn lật đật rẽ đám đàn bà ra xem. Trên sập có một đứa bé chưa đầy tháng, mặt mày bủng beo vẩn sắc tím, đôi môi đen bầm,

tứ chi co giật, chỉ hít vào không thấy thở ra. Hiểu Sương lần tìm mạch,

nhận ra mạch tượng rối loạn, Tâm kinh và Tâm bao kinh đều hư nhược, cho

thấy bệnh tình đang đến hồi nguy kịch, cô vội lấy kim châm ba huyệt

Thiếu hải, Âm thị và Tâm du để tăng cường độ co bóp của tim, kế đó châm

huyệt Quan nguyên để xả khí trong Tam tiêu kinh ra hỗ trợ.



Vê kim chốc lát, sắc tím trên mặt đứa bé nhạt dần, Hiểu Sương thở phào, quay

ra viết đơn thuốc. Không ngờ mặt đứa bé bỗng lại đổi sang màu đen, thân

hình co quắp, Hiểu Sương hoảng hốt chạm vào cổ tay nó thì thấy mạch

tượng phập phù, lúc có lúc không như sắp ngừng đến nơi. Cô vội ấn các

huyệt Thiếu phủ, Cực tuyền và Nội quan, nhưng vẫn không thấy chuyển biến tốt, đứa bé lạnh dần đi. Hiểu Sương ruột đau như cắt, mặt mày xây xẩm,

suýt nữa là ngã quỵ. Lương Tiêu vội chìa tay đỡ lấy. Cô gái tội nghiệp

luôn miệng lẩm bẩm:



- Sao lại thế này, sao lại thế này?



Nhà chủ đoán chừng bất ổn liền nhao tới gần, đưa tay thăm mũi đứa bé thì

thấy đã tắt thở, chạm vào da thì lạnh như băng tự khi nào. Hắn trợn trạo nhìn Hiểu Sương, hai mắt tóe lửa như sắp ăn tươi nuốt sống cô gái, bộ

dạng hung dữ hoàn toàn khác hình dung nho nhã và cử chỉ ôn tồn lúc nãy:



- Ngươi xem… ngươi đã gây ra tội vạ gì đây, con tiện nhân!
Hoa Sinh lắc đầu:



- Mỗ không tin, một đứa nhóc mới ra đời thì đi thế quái nào được? Nhất

định là cái tên Thích Ca Thích Hát ấy đã lừa người ta rồi!



Hiểu Sương sững sờ kêu lên:



- Thiện tai, thiện tai! Hoa Sinh, ngươi là hòa thượng, sao có thể nói những lời thất lễ nhường ấy về Phật tổ?



Vẻ mặt nghiêm khắc của Hiểu Sương khiến chú tiểu chột dạ, chẳng biết mình

sai ở đâu, chú ta đành bối rối xoa cái đầu trọc lốc, vẻ mặt khổ sở.

Lương Tiêu cười thầm: “Tên này không tin cả Thích Ca Mâu Ni, theo lý

thuyết duy ngã độc tôn của Hiểu Sương thì chẳng phải đã thành một nửa

Phật tổ rồi ư?”. Gã rót rượu cho chú tiểu, gợi ý:



- Thôi bỏ chuyện ấy đi, sau đó thế nào?



Hoa Sinh uống rượu, tinh thần phấn chấn, kể tiếp:



- Sau đó sư phụ tợp một ngụm cay, dạng hai chân hỏi mỗ rằng: “Được lắm,

ngươi khá nói xem, đây là cái gì?”. Lần này mỗ giương mắt nhìn kỹ đâu ra đấy rồi mới cẩn thận đáp: “Chân của sư phụ”. Ngờ đâu sư phụ đá mỗ một

phát, mắng: “Ngu, chân lừa!”. Các ngươi bảo có lạ không? Mỗ chưa từng

trông thấy tay Phật, dẫu sư phụ có bịp thì mỗ cũng công nhận đi, nhưng

chân lừa thì mỗ trông thấy rồi! Khác hẳn chân sư phụ!



Lương Tiêu cười thầm, nhưng Hiểu Sương lại hết lòng giúp Hoa Sinh giải đáp:



- Đạo Phật có câu: Chúng sinh bình đẳng. Bất kể Phật, người hay cầm thú

cũng đều là sinh linh, nên có sự kính trọng lẫn nhau. Câu chuyện về bàn

tay Phật và bàn chân lừa ấy nên được hiểu đơn giản thế này: chúng sinh

bình đẳng, không phân quý tiện.



Hoa Sinh há hốc mồm, đầu óc rối

beng, những lời Hiểu Sương nói quá ư huyền diệu, vượt quá tầm tiếp thu

của chú ta, có khi vò đầu bứt tai mười năm nữa cũng chưa thẩm thấu được. Lương Tiêu thấy Hiểu Sương cứ dồn hết tâm tư để giải thích những lời lẽ lung tung bừa bãi của Cửu Như thì méo xệch mặt, không biết nên can hay

mặc kệ nữa.



Hoa Sinh nghĩ ngợi hồi lâu, trù trừ hỏi:



- Vậy, vì sao người ta không mọc đuôi xoắn như lợn?



Hiểu Sương ngẩn ra không biết trả lời thế nào, Lương Tiêu vỗ tay cười:



- Hỏi hay lắm, lắt léo lắm!



Hoa Sinh thấy gã tán dương mình thì rất khoái chí, nhe răng cười hềnh hệch, chợt lại buồn thiu, thở dài:



- Tiếc thay, sư phụ không biết được cái hay của mỗ, mắng té tát một hồi

rồi nói: “Ta hỏi ngươi câu cuối cùng, bình sinh việc ngươi muốn làm nhất là gì?”. Câu này quá ư đơn giản, mỗ đã từng nghiền ngẫm, cũng từng mơ

mộng về nó không ít lần nên chẳng buồn nghĩ ngợi, vọt miệng đáp luôn:

“Con muốn tắm rửa ngủ nghê trong ao rượu, khi tỉnh dậy là trông thấy

phòng thiền treo lúc lỉu thịt chó”.



Câu trả lời thật đáng khiếp

hãi. Hiểu Sương chết sững, Lương Tiêu cũng phải đổi sắc mặt, bụng bảo

dạ: “Tồi bại hết mức, là thân hòa thượng mà còn tơ tưởng đến cuộc sống

đắm chìm trong ao rượu rừng thịt như thế nữa!”. Gã không nhịn được, bèn

hỏi:



- Lần này trả lời đúng chứ hả?



Hoa Sinh thở dài đánh sượt, lắc đầu:



- Mỗ cũng tưởng vậy là hoàn hảo lắm rồi, chẳng ngờ sư phụ buồn bã ra mặt, đờ đẫn hồi lâu thì xoa đầu mỗ mà rằng: “Hoa Sinh ơi, bao giờ cái đầu

đần độn của con mới sáng sủa được một chút? Xem chừng con không phải là

loại sinh ra để tham thiền ngộ đạo, đừng làm đồ đệ của ta nữa!”. Các

ngươi nghĩ xem, mỗ theo sư phụ từ nhỏ, đời này kiếp này là đồ đệ của

người rồi, rời sư phụ thì ai cho mỗ ăn thịt uống rượu đây? Vì thế những

lời ấy làm mỗ vừa kinh ngạc vừa thất đảm, một trăm, không, phải là một

nghìn một vạn lần nằng nặc không chịu, quệt nước mắt nước mũi lăn lộn

như ăn vạ để níu kéo người. Sư phụ bị mỗ quấy quá, không nói năng gì

nữa. Mỗ tưởng sự việc coi như xí xóa cho qua, nào ngờ… – Hoa Sinh nói

đến đây thì bặm môi ôm mặt, nước mắt như mưa, sụt sịt kể nốt. – Hôm sau, khi thức dậy, mỗ không thấy sư phụ đâu, gạo mì rượu thịt cũng biến mất, mỗ đợi mấy hôm liền nhưng sư phụ không quay về, bụng đói ngấu, chẳng

còn cách nào khác đành hạ sơn…



Chừng chua xót quá, Hoa Sinh gục mặt lên bàn khóc tấm tức, vừa khóc vừa gọi:



- Sư phụ ơi, thầy ở đâu? Hoa Sinh nhớ thầy quá, hu hu hu…



Tiếng khóc thảm thiết khơi gợi nỗi nhớ nhà của Hiểu Sương, khuôn mặt cô buồn thảm hẳn đi. Lương Tiêu vỗ về:



- Đừng khóc nữa Hoa Sinh! Uống rượu nào!



Hoa Sinh nghe tới chữ “rượu” thì phấn chấn trở lại, ngẩng đầu lên ôm lấy

cái vò, cạn thêm mấy chung, khuôn mặt đã tươi tỉnh như thường. Lương

Tiêu hỏi:



- Bây giờ ngươi có dự tính gì chưa?



Hoa Sinh lộ vẻ hoang mang, lắc lắc đầu. Lương Tiêu cau mày:



- Vậy ta hỏi ngươi, vì sao ngươi cứ nhằng nhẵng bám theo huynh muội ta?



Hiểu Sương ngạc nhiên nhìn chú tiểu. Hoa Sinh rất sửng sốt, ấp úng nói:



- Sao… sao ngươi biết?



Lương Tiêu phì cười:



- Ngươi vụng về lắm, che mắt ta sao nổi!



Hoa Sinh choáng váng, đỏ mặt lắp bắp:



- Vì… vì các ngươi tốt bụng, từ lúc hạ sơn tới giờ mỗ chưa gặp ai tử tế

với mình như thế. Đi theo các ngươi mỗ cảm thấy rất vững tâm.



Hiểu Sương sinh lòng thương hại chú tiểu lưu lạc giang hồ, tính tình lại ngờ nghệch, đi tới đâu cũng bị ức hiếp. Cô ngập ngừng đưa mắt nhìn Lương

Tiêu. Gã này hiểu ngay, gật đầu bảo Hoa Sinh:



- Ngươi có sức vóc, giúp ta mang vác hành lý vậy nhé?



Hoa Sinh hớn hở đáp ngay:



- Chuyện nhỏ! Được đi theo các ngươi là tốt lắm rồi!



Từ đấy trở đi, trong lòng không còn lo ngại gì nữa, chú ta nói chuyện cởi

mở hẳn lên, ôm chặt vò rượu mà khề khà cho đến khi cạn trơ rồi chất các

bao gói tay nải lên lưng, xoa cái đầu trọc lóc, khuôn mặt tươi tỉnh

chuẩn bị lên đường. Lương Tiêu vốn ưa những người hiền lương chất phác,

trông bộ dạng Hoa Sinh như vậy rất lấy làm dễ chịu, bèn vẫy tay cười:



- Vội gì, ăn cơm xong rồi đi cũng chưa muộn.



Hoa Sinh lúng túng hạ hành lý xuống, ngồi trở lại ghế nhặt bánh bao vừa cười lỏn lẻn vừa ngấu nghiến nhai.



Cơm rượu đẫy bụng, Lương Tiêu đang định gọi tính tiền, bỗng đằng cửa quán

vang lên tiếng cười khanh khách rất quen tai, một hán tử áo xanh ngồi án ngữ ngay lối vào. Lương Tiêu ngạc nhiên nghĩ: “Đàn ông đàn ang mà sao

cười the thé như đàn bà thế không biết?”. Người nọ đứng dậy ngoảnh đầu

lại, phô ra khuôn mặt đẹp như ngọc, dáng vóc cử chỉ yêu kiều lạ thường.

Lương Tiêu thấy quen mắt quá, nghĩ một lúc sực nhớ ra, cười nhạt:



- Hàn Ngưng Tử, ngươi định giả trang lừa ai thế?



Hàn Ngưng Tử nhếch mép:



- Mưu kế bại lộ rồi! – đoạn nhìn Hiểu Sương, nở nụ cười thâm độc. – Lương Tiêu, ngươi thay lòng đổi dạ nhanh thật, đầu tiên là Oanh Oanh, kế đến A Tuyết nhà ta, bây giờ lại tới tiểu cô nương… à, không biết cao danh quý tính là gì nhỉ?



Hiểu Sương định xưng tên, Lương Tiêu liền cắt ngang:



- Ngươi vô lễ quá đấy!



- Ta chỉ hỏi tên họ, có gì mà vô lễ?



Lương Tiêu vốn căm Hàn Ngưng Tử hại Lăng Sương Quân để liên lụy đến Hoa Hiểu Sương nên cố ý châm chọc cho bõ ghét:



- Ngay tên họ của bà cô ngươi mà ngươi còn phải hỏi, mất gốc như thế không phải là vô lễ hay sao?



Hàn Ngưng Tử chỉ nhếch mép, khẽ xoay mình đi, thình lình hất tay nhanh như

chớp. Một cái bát sứ men hoa văng lên không lướt về phía Lương Tiêu.

Lương Tiêu né người sang bên, xòe tay phải gạt phăng bát rượu trước mặt. Hai cái bát lao vút tới, va vào nhau giữa không trung. Sau một tiếng

động giòn tan, bát sứ men hoa vỡ thành tám mảnh, bát rượu hoàn toàn

không suy suyển, vẫn bay thẳng tới Hàn Ngưng Tử.



Họ Hàn hoảng vía khép chưởng đỡ. Lương Tiêu liền kích thêm một chưởng hầu đẩy nhanh tốc

độ bát rượu. Nội kình của gã hùng hậu hơn hẳn ngày xưa, Hàn Ngưng Tử

không dám đỡ chưởng lực trùng, đành nhảy tránh. Bát rượu bay vù tới,

vạch một đường cong trong khoảng không rồi cắm phập vào bức vách đất dày tám tấc, rượu trong bát vẫn không văng ra ngoài lấy một giọt. Hàn Ngưng Tử tái mét mặt.



Lương Tiêu nhủ bụng, đã ra tay quyết làm cho

trót, phải giết chết nữ ma đầu này đặng trừ hậu hoạn cho Hiểu Sương. Mắt tối dần vì sát khí, gã dợm đứng lên. Hàn Ngưng Tử bỗng cười khanh

khách:



- Mấy năm không gặp, võ công ngươi cũng khá lên nhiều nhỉ! Xem chừng có thể cứu được Liễu Oanh Oanh đấy!



Lương Tiêu sắp sửa xuất thủ, nghe câu ấy tim bỗng thót lại, khí thế hơi nhụt đi:



- Ngươi chết tới nơi rồi, còn bịa chuyện nữa ư?



Hàn Ngưng Tử lắc đầu liếc Hiểu Sương, giọng kéo dài:



- Say bên người mới vui cười, Hay đâu người cũ lệ rơi chan hòa[5]. Liễu

Oanh Oanh thật là có mắt như mù, tại sao cam chịu giam cầm hành hạ vì

một kẻ bạc tình bạc nghĩa như ngươi kia chứ!



[1] Gặp tiểu Hoa Sinh.



[2] Trích bài từ theo điệu Hạ Tân Lang của Tân Khí Tật. Câu này thể hiện

tâm thế gửi tình vào non nước, tìm mối tri âm với thiên nhiên của tác

giả, được sáng tác với thủ pháp tương tự câu Tương khán lưỡng bất yếm

(nhìn nhau không chán mắt) trong bài thơ Độc tọa Kính Đình sơn của Lý

Bạch.



[3] Lão Tửu là rượu. Hoa Sinh là lạc (đậu phụng), một thức người ta thường nhắm khi uống rượu.



[4] Trong tiếng Trung, chữ “tửu” và chữ “cửu” đồng âm, đều đọc là jiu.



[5] Câu trong bài thơ Giai nhân của Đỗ Phủ.