Cuộc Sống Nông Thôn Nhàn Rỗi

Chương 76 : Ngô thị tới cửa nịnh nọt

Ngày đăng: 09:50 18/04/20


Edit: Thiên Âm



Ngô thị thấy Phương thị không phản ứng chỉ ngồi ở trước cửa lựa đậu, Triệu Tương Nghi thì ở trong sân chăm sóc mấy loại rau dại cổ quái cũng không để ý đến bà, cảm thấy hết sức khó xử liền đổi sang đề tài khác: “Ô, hai mẫu đất hoang nhà các người đã trồng được cây? Đây không phải là rau dại sao, sao cả nhà còn ăn rau dại nữa?”



Lúc này Phương thị mới ngẩng đầu lên: “Đúng vậy, điều kiện gia đình không tốt, giờ chỉ còn rau dại để ăn.”



Ngô thị căn bản không tin lời Phương thị nói, chỉ thấy buồn cười chỉ vào đàn gà con trong sân nói: “Chậc chậc, tôi nói này bà thông gia, nếu điều kiện nhà bà không tốt thì tiền đâu ra mà nuôi nhiều gà con thế, chờ sau này đám gà này đẻ trứng, chỉ bán trứng thôi chắc kiếm không ít nhỉ?”



“À, tiền mua trứng giống này là do vợ lão nhị mượn từ nhà mẹ đẻ, bên đó còn hỗ trợ gom trứng giống, nói là đợi thu hồi được tiền vốn thì trả cũng không muộn.” Phương thị đứng dậy đem cái rỗ vào trù phòng, Ngô thị chưa từ bỏ ý định, vẫn cười hì hì bước đi theo Phương thị vào trù phòng:



“Ai chà, vậy nhà mẹ đẻ vợ lão nhị thật sự là có tiền.”



“Đâu phải, so với nhà bà thì kém hơn.” Phương thị cười nhạt, rồi quay lưng lại không nhìn Ngô thị, “Mấy ngày qua, Nguyệt Cầm nhà tôi ở nhà bà có tốt không?”



“Này, bà thông gia nói gì vậy, Nguyệt Cầm là con dâu của tôi, tôi cũng chỉ có một đứa con trai, sao không thể đối xử tốt với con bé được, hơn nữa tôi còn xem con bé như con gái ruột của mình ” Ngô thị vội lớn tiếng nói, ngay cả Triệu Tương Nghi ở ngoài phòng cũng nghe thấy, bởi vậy Triệu Tương Nghi không khỏi bĩu môi nhỏ giọng cười nhạo:



“Hứ, còn lớn tiếng như vậy làm chi, sợ người khác không biết bà đối xử với con dâu ra sao ư.” Nói xong, lại cúi người xuống ngồi trên đất trồng thực vật nhổ cỏ dại.



Tại trù phòng, Phương thị thấy thế liền cảnh giác nói: “Vậy là tốt rồi, dù sao đều ở cùng một thôn, cũng thuận tiện lui tới thăm hỏi, bà thông gia có thể cho Nguyệt Cầm thường xuyên về thăm nhà mẹ đẻ một chút không, tránh cho tình cảm giữa của nó và người trong nhà ngày càng thêm xa cách, đến lúc đó tình cảm hai nhà chúng ta cũng bị ảnh hưởng, bà thông gia thấy sao?”




Bây giờ lại tới cửa đổi thành cái vẻ mặt thân thiết như vậy, còn không phải nghe được tin tức hay nên tới xu nịnh sao.



Phương thị lại cùng Ngô thị hàn huyên một lúc, mắt thấy đã đến chính ngọ [ giữa trưa], Phương thị mời bà ta ở lại dùng cơm, bà ta cười liên tục nói phải về, sau đó cầm rỗ không rơi đi.



Nhìn bóng lưng Ngô thị ở phía xa, Triệu tương Nghi lo lắng hỏi Phương thị: “Bà nội, tiểu cô cô ở nhà bọn họ có thể sống dễ dàng được sao?” Kỳ thực hỏi như vậy cũng là tự an ủi mình, là Triệu Nguyệt Cầm chưa từng nói qua về chuyện trong nhà với nhà chồng.



Phương thị thở dài, không nói chuyện.



Qua thật lâu, cũng không để ý Triệu Tương Nghi đang ở trước mặt, lẩm bẩm nói: “Nghiệp chướng à, hai lão già bọn ta hồ đồ nến mới gả con gái vào cái nhà ngư vậy.”



Triệu Tương Nghi ngẩng đầu nhìn Phương thị, nhưng khi thấy trong mắt bà có nước mắt, gương mặt càng thêm nét tang thương.



Thấy thế, nàng liền đổi chủ đề khác để dời đi lực chú ý của bà: “Bà nội, bà nội, cơm trưa đã làm xong chưa, Tương Nghi đói bụng rồi, chắc ca ca ở học đường cũng đã đói bụng, Tương Nghi muốn ăn cơm xong sẽ đem cơm đến cho ca ca ăn.”



Phương thị giật mình tỉnh táo lại, thấy bộ dáng nhu thuận lại hiểu chuyện của cháu gái mình, trong lòng cũng ấm áp, liền sở đầu Triệu tương Nghi nói: “Hảo hảo hảo, ông nội và cha con còn đang ớ dưới ruộng làm việc, trong nhà chỉ còn hai bà cháu ta, nhưng lại vắng vẻ con rồi. Chờ bà nội đem đồ ăn gói kỹ lại, con cũng mau ăn nhanh rồi đem đến cho ca ca, còn nhớ đường không? Hay là bà nội đi cùng với con, bà nội hơi lo lắng.”



Bởi vì từ nhà đến học đường phải đi qua một đoạn đường khá dài, nhưng mà có xa đến đâu vẫn còn nằm trong phạm vi Triệu gia thôn, bây giờ đã giữa trưa, Triệu tương Nghi không muốn Phương thị đã làm việc vất vả phải đi theo: “Tương Nghi còn nhớ đường, sẽ không đi lạc đâu, dù sao cũng ở trong thôn mà, có đi lạc cũng không sợ không biết đường về.”