Cuộc Sống Ở Bắc Tống
Chương 15 : Tìm cách kiếm tiền
Ngày đăng: 00:35 19/04/20
Ngắn ngủi mấy ngày, Lâm Y đã dồn đủ một xâu tiền đổi sang tiền giấy
và năm trăm văn lẻ, nàng gấp tiền giấy thật nhỏ giấu trong người, năm
trăm văn kia chia làm hai phần, trong đó ba trăm văn chôn vào hố đào
dưới giường, hai trăm văn còn lại giấu vào bình đồng để tiêu dùng hàng
ngày.
Qua mấy ngày, chợ phiên lại mở, nàng cầm tiền giấy nhờ thím Dương đi
chợ phiên xả vài thước vải làm áo bông. Thím Dương đồng ý luôn miệng, đi chợ phiên mua cho nàng một tấm vải bông đỏ và một bị bông, ngay ngày
hôm đó liền cắt áo, ngồi trong băng ghế nhỏ phòng bếp khâu vá.
Đã nhiều ngày, Lâm Y sống thật sự thuận
lợi, nút thắt bán chạy, lập tức sẽ có đồ mới mặc, nàng ngâm nga ngồi bên cạnh bàn kết nút thắt, đầy mặt tươi cười. Có lần Trương lão thái gia
gọi nàng đi, hỏi chuyện Phương thị đòi tiền nàng. Lâm Y nghĩ lúc Phương
thị đoạt tiền của nàng đã nói lý do hoàn toàn chính đáng, lúc này nếu
cáo trạng thì có vẻ chính nàng mới là người nhỏ nhen, vì thế chỉ nói
Phương thị là muốn tốt cho nàng, thay nàng bảo quản tiền. Trương lão
thái gia tuổi tác đã cao, lười nhìn sâu vào sự việc, nghe nàng nói vậy
cũng tin, không gặng hỏi nữa.
Nửa tháng sau, Trương Lương chuẩn bị xong hành lý vào kinh đi thi,
lúc này ông ta nghe Phương thị, không mang theo Ngân Tỷ, lẻ loi lên
đường. Phương thị có được cơ hội tốt, một khắc cũng không muốn Ngân Tỷ
rời khỏi tầm mắt, nơi nơi chốn chốn bắt cô ta hầu hạ, thậm chí đặt luôn
một tấm nệm dưới đất trong phòng ngủ, để buổi tối Ngân Tỷ ngủ dưới đất,
hầu hạ bưng trà đưa nước ban đêm.
Trương Lương không ở, Ngân Tỷ ngay cả người để tố khổ cũng không có,
đừng nói gì che chở cô ta, mọi việc phải nhẫn nhục chịu đựng, khổ thân
không nói nổi. Từ lúc cô ta dời tới phòng Phương thị ở, thím Nhâm thím
Dương thu nhập thiếu hẳn, rất là không quen, thừa dịp xuống bếp nấu cơm, oán giận không ngừng.
Thím Dương nhét củi vào bếp, nói. “Lần trước Nhị phu nhân suýt
bán Ngân di nương, Nhị lão gia còn đang trách móc đây, sao lúc này lại
nghe Nhị phu nhân không mang theo Ngân di nương?”.
các cô đá đẹp quá, không biết làm thế nào vậy?”.
Cô gái thấy chàng hỏi thay em gái, liền hào phóng đưa cho chàng xem thử, cười. “Nhà trong thành phố, làm sao làm được cái này, chúng tôi đều mua trong tiệm cả”.
Trương Trọng Vi nhận quả cầu, nhìn cẩn thận, quả cầu phần đế là một
vòng tròn sắt, mặt trên có trang trí lông gà, màu sắc sặc sỡ. Đúng rồi,
người thành phố đâu có nuôi gà, làm sao có lông gà làm cầu, nhưng thật
ra ở nông thôn có rất nhiều.
Lâm Y kết nút thắt là vật tư, chàng không thích người khác có, nhưng
quả cầu là đồ chơi, có bán cho người khác cũng có gì đâu? Trương Trọng
Vi bất tri bất giác mỉm cười, cầm khư khư quả cầu quên trả, cũng là cô
gái kia mất kiên nhẫn thúc giục vài câu chàng mới phục hồi tinh thần trả lại quả cầu, nói cảm ơn, đi đến ngã tư đường nhộn nhịp, vào một cửa
hàng bán đồ chơi, mua một quả cầu lông gà.
Chàng tìm được cách kiếm tiền, nhưng không về nhà ngay, thầm nghĩ :
mình chuẩn bị đi kiếm tiền là để cho Lâm Y dùng, nếu nói cô ấy tự làm
thì còn nói làm chi nữa. Vì thế chân không ngừng nghỉ, tiếp tục đi. Mùa
thu ngày ngắn đêm dài, chàng vòng vo mấy vòng, sắc trời liền vào chiều,
đang định về nhà ngày mai lại đến, ven đường có vị thư sinh chuyên viết
thư thuê gợi ý cho chàng. “Tôi thấy cậu cũng giống tôi, đều là văn
nhân, sao không tìm quán trà nào đó bán vài trang toan văn, cũng kiếm
được vài đồng dưỡng gia sống tạm”.
Trương Trọng Vi nghe anh ta nói “dưỡng gia sống tạm”, nghĩ ở nhà có
Lâm Y đang chờ đợi, đột nhiên hào hứng vạn trượng, lập tức nhắm thẳng
quán trà đi tới.
Cái gọi là “bán toan văn”, một là chỉ những người biết chút chữ
nghĩa, trí tuệ nhạy bén, châm biếm thế thời, chế tạo tràng cười, viết
vài câu văn hoặc mấy câu thơ, kiếm tiền sống tạm; hai là kỹ nghệ nhân,
chuyên viết chuyện buồn cười, châm chọc giải trí lấy lòng người ta, cũng gọi là “toan văn”. Trương Trọng Vi đường đường học sinh châu học, đương nhiên là loại người thứ nhất.
*Toan văn : chữ “Toan” có nghĩa lóng là “nghèo nàn”, ý chỉ những văn nhân vì quá nghèo mà đi bán văn kiếm tiền.