Đại Đường Song Long Truyện

Chương 653 : Phụ tử tình thâm

Ngày đăng: 13:20 19/04/20


Đỗ Phục Uy ngồi trên chiếc ghế kê sát song cửa trong đại sảnh. Tay lão nâng chén trà thơm, nói chuyện con cà con kê với Nhâm Mỵ Mỵ, người đang tiếp đãi lão. Vị bá chủ từng chỉ huy đội quân tinh nhuệ Giang Hoài tung hoành Đại Giang Nam Bắc này mặc y phục bình thường, chiếc tẩu trúc quen thuộc gác trên đùi, phong thái vẫn kiểu độc lai độc vãng, nhàn nhã tự nhiên.



Lúc này vẫn còn nửa canh giờ nữa trời mới sáng. Có thể thấy vì sự tồn vong của Thiếu Soái quân mà người lãnh tụ là Khấu Trọng phải không quản ngày đêm cần mẫn xử lý công việc.



Nghe tiếng bước chân Khấu Trọng, Đỗ Phục Uy mỉm cười, nhìn gã đang từ cửa sau đi vào đầy vẻ quan tâm. Lão nói:



- Khấu Trọng con, không ngạc nhiên vì ta đến quá đường đột đấy chứ?



Trong lòng Khấu Trọng cảm thấy vô cùng ấm áp. Bỗng nhiên gã thực sự cảm thấy Đỗ Phục Uy như cha ruột của mình. Từ trước đến giờ, tuy gã cứ mở miệng ra là gọi Đỗ Phục Uy bằng cha, nhưng đa phần là mang tính trào phúng. Về phần mình, Đỗ Phục Uy lại tỏ ra thân thiết đặc biệt, điều đó quả thực làm gã vô cùng cảm kích. Tuy không thể gạt bỏ hết những ấn tượng ban đầu không tốt đẹp về lão, ví dụ như việc cưỡng bức trăm họ nhập ngũ, thủ hạ tốt xấu lẫn lộn, kỷ luật trong quân không nghiêm, nhưng lúc này tất cả những điều đó không còn là chướng ngại nữa.



Khấu Trọng rảo bước tiến lên, ôm chặt lấy Đỗ Phục Uy.



Tình phụ tử trào dâng trong lòng hai người như sóng Trường Giang Đại Hà. Nhâm Mỵ Mỵ nhẹ nhàng lui ra ngoài.



Khấu Trọng rưng rưng nước mắt cất tiếng gọi:



- Cha!



Đỗ Phục Uy cố gắng đè nén tâm trạng kích động, vỗ vỗ vai gã nhẹ giọng nói:



- Theo cha ra ngoài hoa viên nào.



Khấu Trọng gật đầu, theo Đỗ Phục Uy rời khỏi đại đường đến hoa viên. Cả hai chầm chậm thả bước dưới ánh trăng sao trên con đường rải sỏi.



Đỗ Phục Uy cất tiếng hỏi:



- Trọng nhi chống đỡ vất vả lắm phải không?



Khấu Trọng từ tốn trả lời:



- Quả thực là vô cùng gian truân. Điều đau khổ nhất là cảm giác ức chế khi con dùng lòng thành đối đãi nhưng lại bị người ta nghi ngờ.



Đỗ Phục Uy bước lên chiếc đình nhỏ giữa vườn. Hai tay chắp sau lưng lão đưa mắt nhìn dòng suối nhân tạo chảy qua bên dưới, điềm đạm hỏi:



- Phải chăng con nói về Đậu Kiến Đức?



Khấu Trọng gượng cười không đáp.



Xoay người lại ngưng thần nhìn Khấu Trọng, Đỗ Phục Uy trầm giọng:



- Lòng người hiểm ác, Trọng nhi không cần để tâm đến hành vi của người khác. Tối nay ta không quản đường xa ngàn dặm đến đây là vì có việc quan trọng cần thương lượng với con.



Khấu Trọng giật mình hỏi:



- Việc quan trọng khẩn cấp gì vậy?



Với một vẻ nhẹ nhàng như không, Đỗ Phục Uy ung dung đáp:



- Ta quyết định đứng về phía con.



Khấu Trọng giật mình thốt:




- Đây là cơ hội tốt cầu còn chưa được. Nếu chúng ta lập tức xuất quân đến Lạc Dương, chắc chắn Lý Thế Dân sẽ lo sợ chúng ta hội sư với quân trong thành ở bên ngoài mặt Nam, phá hủy triệt để quân vây thành của Lý Nguyên Cát. Thế nên hắn tất sẽ lệnh cho Lý Thế Tích huy động hết quân tướng thủ hạ để chặn đường ngăn cản. Một mặt chúng ta có thể giả vờ dẫn quân đi Lạc Dương, mặt khác bố trí phục kích quân của Lý Thế Tích. Chỉ cần tránh đường thủy thì đội thủy sư hùng mạnh hơn chúng ta rất nhiều của Lý Thế Tích sẽ không còn đất dụng võ.



Mọi người nhao nhao tán thành đề nghị của Tuyên Vĩnh. Chỉ riêng Hư Hành Chi là nhíu mày không nói gì.



Khấu Trọng ngạc nhiên hỏi:



- Dường như Hư quân sư có nhận xét khác về việc đó. Sao ông không nói ra để mọi người hiểu rõ?



Hư Hành Chi đáp:



- Nếu thuộc hạ là Lý Thế Tích thì tuyệt sẽ không mạo hiểm đánh chặn đường mà chỉ dẫn thủy sư xuôi Nam thẳng tới Trần Lưu. Chúng ta sẽ lâm cảnh đầu đuôi không lo được cho nhau, tiến thoái đều không được.



Nhâm Mỵ Mỵ nói:



- Hiện giờ Trần Lưu được xây dựng đầy đủ công sự phòng thủ, lại có trại lũy kiên cố ngăn sông, phối hợp với Phi Luân thuyền luân phiên tuần tra. Chỉ cần một vạn quân thủ thành thì Lý Thế Tích cũng đừng hòng có thể đánh chiếm Trần Lưu trước tháng mười được.



Hư Hành Chi liền nói:



- Dụng binh phải biến hóa! Nếu Lý Thế Tích đóng quân bên ngoài Trần Lưu, lại phái kỵ binh tinh nhuệ vòng qua Trần Lưu thâm nhập vào nước ta đánh phá Bành Thành đang xây dựng thì sao?



Nhâm Mỵ Mỵ lập tức không trả lời được.



Bành Thành nằm ở trung tâm Thiếu Soái quốc. Nếu để địch nhân chiếm được thì toàn bộ Thiếu Soái quốc sẽ rệu rã, không đánh cũng tan.



Trần Trường Lâm lên tiếng:



- Việc này tuy mạo hiểm nhưng rất đáng. Giả sử bên ta có thể hội quân thì sẽ đánh bại đại quân vây thành của Lý Nguyên Cát, đồng thời chặt đứt đường lùi của Lý Thế Dân. Chúng ta lại tiến lên phía Đông, cùng quân Đậu trước sau giáp kích Lý Thế Dân thì tiểu tử này chỉ còn đường chạy thục mạng về Quan Trung. Khi đó, sự uy hiếp của Lý Thế Tích tự động được giải trừ, thế nên chúng ta có thể không cần lo lắng.



Tuyên Vĩnh lắc đầu nói:



- Quân vây thành của Lý Nguyên Cát khoảng từ sáu đến tám vạn người, lại có lũy cao hào sâu phòng thủ. Nếu chúng ta nhất quyết tấn công tất sẽ tử thương nặng nề. Nếu tạo thành thế giằng co thì từng tòa thành của chúng ta sẽ bị Lý Thế Tích đánh chiếm, đây không phải là việc bậc trí giả nên làm. Lời Hư quân sư chúng ta không thể coi thường.



Một lần nữa Khấu Trọng lại đối mặt với quyết định trọng đại quan hệ tới sự tồn vong của Thiếu Soái quốc. Không mạo hiểm thì sợ lỡ mất cơ hội tốt, nhưng nếu mạo hiểm thì có thể sẽ phải trả giá bằng tính mạng toàn quân.



Với binh lực vào khoảng hai vạn ở Trần Lưu, căn bản là không đủ để ứng phó với hai mặt trận gian khổ quyết liệt như vậy. Từ đây có thể thấy Lý Thế Dân dùng binh cao minh chừng nào. Hắn chỉ cần sai Lý Thế Tích tới đóng ở Khai Phong là ép luôn Thiếu Soái quân không động đậy gì được.



Đúng lúc này một thủ hạ thần sắc hoang mang chạy vào báo cáo:



- Đã phát hiện tung tích quân địch. Một cánh quân Đường đang thiết lập doanh trại trên một ngọn núi phía Bắc cách Trần Lưu khoảng mười dặm. Quân số khoảng năm ngàn người, chính là quân điều từ Khai Phong tới.



Mọi người đồng loạt biến sắc.



Toàn thân Khấu Trọng như rơi vào hố băng, xương sống ớn lạnh, có cảm giác như mình bị địch nhân treo lơ lửng trên không, chẳng có chỗ mà dùng lực vậy.



Cuối cùng gã cũng được nếm mùi thủ đoạn của Lý Thế Tích. Hắn chiếm hết tiên cơ, không phô trương dùng thủy sư Nam hạ mà lại dùng kỳ binh ngấm ngầm ép tới, gây áp lực lên Trần Lưu vào thời khắc quan trọng nhất. Chẳng cần nói cũng biết đại quân thủy sư cũng đã bắt đầu khởi hành. Trong tình hình này, gã sao dám chia quân đi Lạc Dương để cùng với quân thủ thành đột phá vòng vây mặt Nam?



Hai đại danh tướng của Thiên Sách phủ là Lý Thế Tích và Lý Tịnh. Do Lý Tịnh có quan hệ mật thiết với bọn gã làm Lý Thế Dân bất đắc dĩ phải lệnh cho y lưu lại Trường An. Nếu không, cả hai người bọn họ đều ra tiền tuyến làm thành hai gọng kìm thì Thiếu Soái quân của gã sẽ thua càng mau càng thảm hơn nữa. Chỉ một nước cờ này của Lý Thế Tích đã lập tức làm Khấu Trọng trận cước đại loạn, kế đánh chiếm Tương Dương để lưu lại đường lùi cũng khó mà thực hiện. Vận mệnh trong tương lai càng thêm đen tối, gã phải làm sao đây?



(