Đại Đường Song Long Truyện
Chương 704 : Ước hẹn chín đao
Ngày đăng: 13:20 19/04/20
Âm Hiển Hạc và Từ Tử Lăng hội họp trong thính đường tối đen không thắp đèn. Bên ngoài viện gió tuyết đã giảm bớt, chuyển thành những bông tuyết nhỏ li ti rơi rả rích.
Âm Hiển Hạc lắc đầu:
- Không có người! Giải thích duy nhất là Kỷ Thiến đã đem hết nô bộc trong nhà đi xa, thế nhưng trong tủ trống trơn, cho dù đi xa cũng không cần phải thế.
Từ Tử Lăng nói:
- Ta nghĩ Kỷ Thiến đã dời nhà đi chỗ khác, những tranh họa treo trên tường đều không còn, nhưng đồ đạc trong nhà lại còn nguyên.
Âm Hiển Hạc ngồi xuống một bên, cười khổ:
- Sao lại trùng hợp thế, hay là ta quay về Thượng Lâm Uyển hỏi cho rõ ràng.
Từ Tử Lăng ngồi xuống cạnh y, lắc đầu nói:
- Như vậy chỉ khiến người ta nghi ngờ mà thôi, dù có bỏ tiền ra cũng vô dụng. Người của Thượng Lâm Uyển chắc không dám tiết lộ chỗ ở mới của Kỷ Thiến đâu. Để ta nghĩ biện pháp.
Trong đầu gã hiện lên vài người, đầu tiên là Lý Tịnh, có lẽ y không để ý hành tung của Kỷ Thiến, nhưng chỉ cần y cho người điều tra, nhất định sẽ có kết quả. Thế nhưng tình huống hiện tại rất vi diệu, gã muốn thông qua Lý Tịnh để gặp Lý Thế Dân là vì không còn tuyển chọn nào khác. Thế nhưng những chuyện khác thì không nên để liên quan đến Lý Tịnh, vì tư thông với địch là đại tội phản quốc.
Gã lại nghĩ đến Trần Phủ trong tiệm cầm đồ Vinh Đạt, nhưng do hắn cho người đi tìm thì cũng không thỏa đáng.
Cuối cùng một ý niệm lóe lên:
- Ta có biện pháp rồi!
oOo
Khấu Trọng nhìn mà không hiểu, từ lúc động thủ tới giờ, Ninh Đạo Kì luôn có tư thái nhàn nhã tự nhiên, đột nhiên phong thái thay đổi, hai tay giang ra, bàn tay như mỏ chim. Tư thế này dù rất đẹp mắt nhưng rốt cuộc lại tỏ ra phải dùng sức, không hợp với phong cách Lão Trang thanh tịnh vô vi của ông. Hơn nữa ông ta lại chủ động mời Tống Khuyết xuất chiêu, càng không hợp tác phong của ông ta.
Đột nhiên Tống Khuyết không những không tiếp tục tấn công khống chế toàn cục mà lại thu đao đang chỉ vào Ninh Đạo Kì, hoành đao đứng ngạo nghễ.
Khóe miệng Tống Khuyết lộ ra một nét cười đầy tự tin:
- Đạo huynh không cần khách khí!
Ninh Đạo Kỳ cười ha hả:
- Hay cho Tống Khuyết!
Đột nhiên ông ta phẩy tay áo, hai tay tựa như hóa thành hai chú chim nhỏ đang nô giỡn, cả hai cùng đuổi nhau đá nhau, con mổ con đá, đấu đến mức vui vẻ nhiệt náo, cùng bức về phía Tống Khuyết.
Tống Khuyết song mục kỳ quang đại thịnh, ánh mắt chăm chú nhìn vào Thiên Đao trước ngực, tựa như một lão tăng đang nhập định, không hề nhìn thấy hay nghe thấy thủ pháp và lối tiến công kỳ dị nằm ngoài dự liệu của Ninh Đạo Kỳ.
Khấu Trọng thì phải hít vào một hơi khí lạnh, trong lòng nghĩ nếu đổi lại là gã, lúc này chắc chắn đã bó tay hết cách.
Ngày đó lúc Khấu Trọng gặp Ninh Đạo Kỳ, ông ta đang giả câu cá, mọi thứ đều giả đến mức giống như thật, khiến Khấu Trọng nhìn thật như giả, chí khí bị đoạt, rơi vào thế hạ phong. Lúc này mới biết loại thủ pháp hư thật tương sinh này thì ra là một trong bát phác (1).
Nét mặt Ninh Đạo Kỳ hiện ra thần sắc như một đứa trẻ ngây thơ đang chơi chim, nhìn trái ngó phải, ngắm hai tay đang mô phỏng hai chú chim nhỏ đang bay lên bay xuống, đuổi nhau trong không trung để nô đùa. Tình huống vô cùng kỳ dị. Khấu Trọng dường như thấy được một cái cây vô hình, trên cây hai chú chim đang nô giỡn vô cùng hoạt bát sinh động. Mọi động tác đều như được tiến hành một cách vô ý, nhưng không hề qua loa, khiến gã không thể phân biệt được đâu là chân? Đâu là giả? Đâu là hư? Đâu là thật?
Cự ly hai trượng trong chớp mắt đã biến mất.
Đột nhiên giữa hai chú chim xuất hiện thêm một người bạn nô đùa, đó chính là Thiên Đao vô song của Tống Khuyết.
Cho đến lúc hai chú chim sắp chạm vào người, Tống Khuyết di chuyển ngang qua, đao quét xéo đến. Hai chú chim tựa như biết có địch nhân tấn công, liền mổ mạnh vào thân đao, mở màn cho một trận quyết chiến.
Hai bóng người truy đuổi nhau một cách vô định dưới sự quan sát của năm trăm la hán trên quảng trường đá trắng. Họ di chuyển nhanh nhẹn với tốc độ kinh người, thế nhưng tư thái của hai người vẫn ung dung độ lượng, thật không hợp với tình huống quyết chiến chút nào.
“Keng!”
Tống Khuyết đút đao vào bao.
Sắc mặt Ninh Đạo Kỳ chuyển sang màu trắng, trong chớp mắt lại khôi phục như thường.
Khuôn mặt anh tuấn khôi ngô của Tống Khuyết thoáng hiện hồng quang, thần thái lập tức trở lại như cũ, tựa hồ chưa từng động thủ với đối phương.
Khấu Trọng trong lòng biết rõ đao vừa rồi của Tống Khuyết đã khiến hai người cùng bị thương. Bất quá bọn họ công lực thâm hậu, đã gắng gượng áp chế thương thế.
Điều gã muốn làm nhất bây giờ chính là nhảy vào trong sân cầu xin hai người đừng động thủ nữa, thế nhưng việc đó chỉ ảnh hưởng xấu đến Tống Khuyết mà không thể ngăn được đao thứ chín như tên đã ở trên cung.
Tống Khuyết than:
- Tống Khuyết rốt cuộc cũng đã lĩnh giáo Bát Phác của Đạo huynh. Thật không dám giấu, sự cao minh của Đạo huynh quả là nằm ngoài ý liệu của ta. Trước khi xuất đao thứ chín Tống mỗ có điều muốn hỏi. Đạo huynh vừa rồi đọc lên một truyện ngụ ngôn của Trang Tử trong phần Ngư Phụ, vì sao lại bỏ đi ba câu “cứ nghĩ là mình chạy chậm, chạy mãi không nghỉ, kiệt sức mà chết”(5), trong đó có thâm ý gì không?
Ninh Đạo Kỳ bật cười:
- Ta cũng không giấu gì Tống huynh, nếu ta còn thêm ba câu đó vào ta e là sẽ không kịp đọc cho hết truyện, như vậy không phải biến thành trò cười sao. Ta vốn không có thâm ý gì, Tống huynh hiểu lầm rồi!
Tống Khuyết cười lớn:
- Hay lắm! Nếu không phải Đạo huynh có thể nắm được tốc độ Thiên Đao của Tống mỗ chuẩn xác như thế, tâm cảnh lại thanh tịnh đến cảnh giới tinh vi như vậy thì đã sớm tán mạng dưới đao thứ tám của ta rồi. Tống Khuyết ta mà còn mặt dày xuất đao thứ chín thì cũng như kẻ ngu xuẩn kia, tưởng là mình chậm cứ gắng sức chạy mãi cuối cùng kiệt lực mà chết. Đạo huynh sao lại không có thâm ý chứ, chỉ là quá khiêm tốn thôi!
Ninh Đạo Kỳ vái dài đến tận đất, thành tâm nói:
- Người khiêm tốn là Tống huynh chứ không phải Đạo Kỳ. Nếu Tống huynh kiệt lực mà chết thì Đạo Kỳ khẳng định cũng phải chôn chung với huynh. Đa tạ Tống huynh hạ thủ lưu tình.
Tống Khuyết hồi lễ:
- Chúng ta không cần phải nói lời khách sáo, được Đạo huynh phóng tay quyết chiến, Tống mỗ không còn ân hận gì cả. Phiền huynh chuyển cáo Thanh Huệ, mọi thứ của Tống mỗ từ nay do Khấu Trọng kế thừa, ta bây giờ sẽ trở về Lĩnh Nam, sau này không lo chuyện thiên hạ nữa.
Khấu Trọng nghe mà ngẩn người không hiểu đầu đuôi.
Với cách làm người của Tống Khuyết, sao có thể bỏ qua như vậy?
Tống Khuyết lúc này đã đến bên cạnh gã, mỉm cười nói:
- Chúng ta đi thôi!
-----
Chú thích:
(1) “Phác” nghĩa là vỗ, chụp
(2) Dịch ý: Cơn mưa sắp tới, lầu đầy gió. Trích trong bài Hàm Dương Thành Đông Lâu của Hứa Hồn, ý ở đây là tình thế nguy hiểm sắp xảy ra.
(3) Đại xảo nhược chuyết: (tạm dịch: trông vụng về nhưng vô cùng tinh xảo)
(4) Lời của Trang Tử phần Ngư Phủ
(5) Nguyên lời Trang tử như sau: “Nhân hữu úy ảnh ác tích nhi khứ chi tẩu giả, cử túc dũ sổ nhi tích dũ đa, tẩu dũ tật nhi ảnh bất ly thân. Tự dĩ vi thượng trì, tật tẩu bất hưu, tuyệt lực nhi tử. bất tri xử âm dĩ hưu ảnh, xử tĩnh dĩ tức tích, ngu diệc thậm hĩ.”
Giải nghĩa: Có một người sợ cái bóng và ghét dấu chân của mình mà bỏ chạy, càng chạy thì dấu chân càng nhiều, bóng lại càng đuổi sát hơn. Hắn ta nghĩ là mình chạy còn chậm liền cắm đầu chạy mãi cho đến khi kiệt sức mà chết. Người đó không biết rằng trong mát thì không có bóng, đứng lại thì không có dấu chân, thật là quá ngu xuẩn.
(