Đại Đường Song Long Truyện
Chương 760 : Dịch kiếm đại sư
Ngày đăng: 13:21 19/04/20
Hầu Hi Bạch ngẩng đầu ngửi thử, bảo:
- Là mùi Trầm hương.
Khấu Trọng lắc đầu:
- Hôm nay ta có đến Trầm Hương đính, mùi không giống vậy.
Bạt Phong Hàn trêu:
- Ở Trầm hương đình của Hưng Khánh cung chỉ có thể ngửi thấy mùi hoa mẫu đơn thôi, làm gì có trầm hương.
Thị vệ canh cổng nghe bọn gã bàn về mùi hương thoảng ra từ Lăng Yên các thì đều lộ vẻ hoang mang, vì bọn họ không hề ngửi thấy mùi gì cả.
Vi công công thông báo:
- Có người đến rồi!
Bốn gã nghe vậy nhìn vào trong các nhưng không thấy động tĩnh gì. Bỗng nhiên hiện ra hai đốm lửa, hai thiếu nữ áo trắng lả lướt cầm đèn, tư thế nhàn nhã xuất hiện nơi lối đi sâu trong rừng.
Bọn Khấu Trọng lạnh cả người, biết Vi công công vừa để lộ chút công phu. Tuy bọn gã bị phân tâm bởi mùi hương và cuộc nói chuyện, nhưng rõ ràng Vi công công về mặt thính giác của công phu nội gia đã hơn bọn gã một chút, làm bọn gã cảm thấy công phu của Vi công công thâm sâu không để lộ, cao minh khôn lường, cần phải xem xét lại.
Thiếu nữ áo trắng đang dần dần đến gần, dưới ánh sáng mờ ảo của hai ngọn đèn, hai nàng từ đầu đến chân đều trắng muốt, kết hợp với khuôn mặt thanh tú, khiến Lăng Yên các như hóa thành chốn nhân gian tiên cảnh.
Khấu Trọng thừa dịp nói với Vi công công:
- Bọn ta hôm nay nói không chừng phải ở lại cả đêm, công công không cần đợi bọn ta ở đây đâu.
Vi công công hiển nhiên là muốn đi cùng bọn gã vào gặp Phó Dịch Lâm để còn về báo cáo với Lý Uyên. Nhưng Khấu Trọng đã nói vậy nên đành phải gật đầu đáp ứng, không cách nào từ chối gã được.
Hai nàng khi đến cổng thì cùng nhau cúi đầu chào mọi người, cất một tràng tiếng Cao Lệ mà bọn gã chẳng hiểu tí gì bằng giọng nói êm ái. Bốn gã vội vàng hoàn lễ.
Khấu Trọng hỏi:
- Hai vị tiểu thư có biết tiếng Hán không?
Hai nàng mỉm cười lắc đầu, tỏ vẻ không hiểu gã đang nói gì, chỉ ra dấu mời bọn gã tiến vào, rồi xoay người dẫn đường.
Khấu Trọng vẫy tay chào Vi công công, dẫn trước theo sau hai nàng, bọn Từ Tử Lăng vội cất bước theo.
Lăng Yên các trong đêm trăng lại mang một vẻ khác hẳn, khiến người ta cảm thấy được thủ pháp cao minh dẫn suối, mượn cảnh của người thiết kế. Nhìn vào lầu các vườn tược, người ta có cảm giác say lòng người “Tuy do nhân tác, uyển tự thiên khai” (1). Nhìn từ xa, lầu các thấp thoáng giữa rừng cây như lâu đài trong mộng, mờ ảo vô cùng, cầu dài suối nhỏ, giả sơn xảo thạch; tịch mai (hoa mơ), ba tiêu (chuối), tử đằng (một loại cây thân gỗ mọc thành giàn, hoa tím rũ xuống), quế hoa (một loại hoa màu gạch có hương rất thơm chỉ nở vào đầu thu) được bố trí tinh tế trong vườn, hòa hợp giữa thanh nhã và trần tục, vẻ đẹp mê người.
Phía bên quần thể kiến trúc chính, vẳng lại tiếng đàn hát khiến lòng người hướng về đó, càng muốn rảo bước nhanh hơn đến xem nơi đó là nơi nào.
Khấu Trọng, Từ Tử Lăng và Bạt Phong Hàn trong lòng đều kêu tuyệt. Tiểu tử Hầu Hi Bạch một bụng văn thơ đúng là hơn xa bọn gã, nên mới nghĩ ra cái đáp án không phải là đáp án này.
Phó Dịch Lâm lạnh lùng:
- Kẻ đang nói là ai?
Hầu Hi Bạch cung kính:
- Tiểu tử Hầu Hi Bạch, là kẻ thư sinh nghèo hèn rất ngưỡng mộ đại sư.
Khấu Trọng trong lòng muốn bật cười. Nếu kẻ vẽ một bức tranh đáng giá ngàn vàng như Hầu Hi Bạch là thư sinh nghèo hèn thì thiên hạ còn có ai là kẻ phú quý nữa đây?
Phó Dịch Lâm bình tĩnh mời:
- Ngồi đi! Không cần đa lễ!
Hầu Hi Bạch thấy bản thân lập được đại công, đắc ý liếc ba gã một cái. Bọn Khấu Trọng cũng mừng vì có thể thuận lợi qua cửa, đến xem thử Phó Dịch Lâm rốt cuộc là như thế nào.
Đang lúc cả bọn định cởi giày thì Phó Quân Du thấp giọng quát:
- Chỉ Hầu Hi Bạch thôi.
Khấu Trọng, Từ Tử Lăng và Bạt Phong Hàn đều ngạc nhiên, cuối cùng cũng hiểu là kẻ qua được cửa là Hầu Hi Bạch chứ không phải bọn gã.
Phó Quân Du hơi giận bảo với Hầu Hi Bạch, kẻ đang bất động như bị điểm trúng huyệt:
- Còn không mau cởi giày tìm chỗ ngồi?
Hầu Hi Bạch tuyệt vọng cười khổ với ba gã, vẫn đừng im bất động, tỏ nghĩa khí sướng khổ cùng chịu.
Phó Dịch Lâm lại hỏi:
- Sinh mệnh là gì?
Khấu Trọng và Từ Tử Lăng đưa mắt nhìn nhau, thầm kêu khổ.
Bạt Phong Hàn hai mắt sáng rực, tay phải đặt lên cán Thâu Thiên kiếm.
(1) Tuy do người làm, nhưng như là tự nhiên
(