Đàn Hương Hình

Chương 21 : Bi ca

Ngày đăng: 18:10 19/04/20


Ngày mồng hai tháng Ba năm 1900 tức mồng hai tháng Hai năm Canh Tý,

Quang Tự năm thứ hai mươi sáu, tương truyền chấp long ngóc đầu dậy vào

ngày này. Qua ngày mồng hai tháng Hai, xuân dương phát động, địa khí bắt đầu dâng lên, chỉ còn đợi ngày là đánh trâu ra đồng làm lễ hạ điền. Hôm ấy là phiên chợ trấn Mã Tang của làng Đông Bắc Cao Mật. Nông dân ru rú

trong nhà cả mùa đông, cần hay không cần đều đi chợ, không tiền thì đi

bát phố ngắm thiên hạ, xem hát quịt; có tiền thì ăn bánh nướng, ngồi

quán trà, uống rượu hâm. Hôm ấy nắng đẹp tuy vẫn còn đôi chút gió lạnh,

nhưng rõ ràng đã là tiết xuân, rét ít ấm nhiều, những cô gái thích làm

dáng, trút bỏ áo lông dày cộp, thay bằng áo chẽn gọn gàng, nổi bật đường cong của cơ thể.



Sáng sớm, Tôn Bính – chủ quán trà Tôn Ký, quảy đôi thùng gỗ leo lên mặt đê, lần xuống mép sông Mã Tang, bước lên cái

bến ghép bằng gỗ, múc đầy hai thùng bước trong, chuẩn bị cho một ngày

làm hàng. Ông thấy băng vụn đầu hôm đã tan hết chỉ trong một đêm,dòng

sông xanh biếc sóng lăn tăn, hơi nước mát lạnh từ từ dâng lên.



Năm ngoái mùa màng không thuận lắm, xuân hạn, thu lụt, nhưng không có mưa

đá, thu hoạch chỉ sáu bảy phần mười. Quan huyện Tiền thương dân, báo lên là bị lụt, miễn cho vùng Đông Bắc Cao Mật một nửa thuế, vậy là dân Đông Bắc Cao Mật dư dả hơn cả nửa năm được mùa. Dân làng cảm ơn quan lớn

Tiền, góp tiền làm một cái lọng, đề cử Tôn Bính đem biếu quan huyện. Tôn Bính ra sức thoái thác, nhưng dân làng giở võ cù lần, quẳng lọng vào

gian giữa quán trà của ông.



Không còn cách nào khác, Tôn Bính

đành vác lọng lên huyện biếu quan tri huyện. Đây là lần đầu tiên ông lên huyện kể từ khi bị vặt râu. Đi trên phố huyện, ông không thể nói rõ là

mình ngượng, mình hận hay mình buồn, chỉ thấy cằm nhâm nhẩm đau, hai tai nóng bừng, bàn tay đẫm mồ hôi. Gặp người quen, chưa kịp chào, ông đã đỏ mặt. Hình như trong lời lẽ của những người quen, ông đều cảm thấy có vẻ mỉa mai diễu cợt. Định phá bĩnh nhưng không tìm được lý do.



Vào huyện, nha dịch dẫn ông đến phòng khách. Ông để lọng xuống, quay ra thì nghe thấy tiếng cười ha hả của quan lớn Tiền. Hôm ấy, quan lớn Tiền mặc áo dài, bên ngoài mặc áo chẽn, đầu đội mũ nhỏ có dải lụa đỏ, tay cầm

quạt giấy màu trắng, phong thái ung dung, trang nhã. Ông lớn Tiền rảo

bước, tiến đến bắt tay Tôn Bính, vồn vã:



-Tôn Bính, ta với ông đánh nhau rồi mới nhận anh em!



Nhìn bộ râu thanh thoát của quan lớn Tiền, trong lòng Tôn Bính cay đắng vô

cùng khi nghĩ mình cũng từng có bộ râu đẹp như thế, mà nay cằm dưới lởm

chởm như đầu con nhím. Ông định nói một câu ngỗ ngược, nhưng khi nói ra

miệng lại là: Tiểu dân được dân vùng Đông Bắc ủy thác, đem lọng đến biếu ông lớn… Vừa nói ông vừa mở lọng ra – lọng đầy chữ ký của dân trong

vùng, đưa đến trước mặt quan lớn Tiền. Tiền Đinh cảm động nói:



-Chà chà, bản chức vô tài vô đức, đâu dám hưởng vinh dự to lớn này? Không dám, quả thực không dám…



Sự khiêm tốn của Tiền Đinh khiến Tôn Bính cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm đôi chút. Ông đứng nghiêm, nói: Nếu quan lớn không còn điều gì sai bảo,

tiểu dân xin cáo từ.



-Ông đại diện cho dân Đông Bắc lên biếu lọng, bản chức rất vinh hạnh, làm sao về ngay được? - Tiền Đinh gọi to – Xuân Sinh!…



Xuân Sinh dạ lên một tiếng, chạy đến:



-Ông lớn có điều gì sai bảo?



-Bảo nhà bếp bày tiệc đãi khách, long trọng vào! Nhân tiện bảo Phu tử viết ít thiếp, mời hơn chục vị hương thân bồi tiếp.



Bữa cơm trưa hôm đó cực kỳ thịnh soạn. Quan huyện đích thân mời rượu; các

vị hương thân luân phiên mời mọc, chuốc cho Tôn Bính say lử cò bợ, chân

không bén đất, những cấn cá trong lòng tan biến. Khi nha dịch dìu ông ra cổng huyện lỵ, ông ngẫu hứng cất giọng ca một khúc Miêu Xoang:



Cô vương tọa Đào hoa cung, nghĩ tới mặt hoa nàng Mỹ Dung…



Năm vừa qua, nhân dân vùng Đông Bắc Cao Mật tương đối vui, nhưng chuyện

không vui cũng có. Không vui nhất là người Đức làm con đường sắt từ

Thanh Đảo đến Tế Nam, vắt ngang vùng Đông Bắc. Thực ra, chuyện người Đức làm đường sắt thì cách đây mấy năm đã có tin đồn, nhưng mọi người không lấy làm được. Đến khi nền đường từ Thanh Đảo bò tới Cao Mật thì chuyện

trở nên nghiêm trọng. Bây giờ, đứng trên đê Mã Tang đã có thể nhìn thấy

nền đường như con rồng đất từ phía đông nam bò tới, trải dài trên cánh
Giang Nhuận Hoa tiên sinh của ta là Tổng Chủ bút Vạn quốc công báo,

trong nhà lắp đặt hai máy điện báo, nhận từ Đông dương Tây dương tất cả

những tin tức mới nhất. Hôm qua, nhà ta vừa nhận được Phi Hồng truyền

thư – Từ Hi Thái Hậu tiếp đặc sứ Đức tại cung Vạn Thọ – Di Hòa Viên, bàn chuyện xây dựng đường sắt Giao – Tế.



Cậu cả Ngô vỗ tay:



-Ông Hai, ông đừng nói vội, để tiểu nhân đoán thử.



-Cậu đoán xem nào – Ông Hai nói – Cậu mà đoán đúng, ta bao hết tiền trà của các vị ở đây.



-Ông Hai hào phóng quá! – Cậu cả Ngô nói – Tiểu nhân đoán là, đôn kêu

của dân chúng đã phát huy tác dụng, đường sắt đổi tuyến rồi.



-Vạn hạnh, vạn hạnh – Một ông râu đốm bạc lẩm bẩm – Lão Phật gia sáng suốt! Lão Phật gia sáng suốt!



Ông Hai lắc đầu, thở dài:



-Các vị phải tự trả tiền trà thôi.



-Rút cuộc vẫn không đổi tuyến! – Cậu cả Ngô cáu kỉnh, nói – Vậy là công toi.



-Đơn thỉnh cầu của dân đã bị đại nhân nào đó dùng làm giấy lau tay rồi – Ông Hai vẻ oán trách - Lão Phật gia đã nói ra miệng, “Hoàng Hà có thể

đổi dòng, đường sắt Giao – Tế thì không đổi tuyến”.



Mọi người chán nản, đây đó vang lên những tiếng thở dài. Tú tài Khúc có mảng lang ben trên mặt, nói:



-Vậy vua Đức cử đặc sứ sang, để tăng tiền đền bù chiếm đất phá mồ mả của ta chứ gì?



-Ông tú Khúc bàn sát nút rồi đó – Ông Hai rành rẽ – Đặc sứ của Đức hoàng gặp lão Phật gia đã dùng đại lễ – ba lần quì lạy, chín lần khấu đầu để

ra mắt, sau đó dâng lên một quyển sổ da dê loại hảo hạng, vạn năm cũng

không rách. Đặc sứ nói, Đức hoàng bảo, quyết không để nhân dân vùng Đông Bắc Cao Mật bị thiệt. Chiếm một mẫu đất, bồi thường một trăm lượng bạc; hủy một ngôi mộ, đền hai trăm lượng. Từng gánh bạc trắng đã được tàu

thủy đưa đến từ lâu rồi.



Mọi ngẩn ra một thoáng, rồi lập tức ồn lên:



-Mẹ kiếp, chiếm của tui một mẫu hai mà chỉ bồi thường có tám lạng!



-Phá của nhà tui hai ngôi mộ tổ mà cũng chỉ đền có mười hai lượng!



-Thế bạc chạy đi đâu?



-Làm gì mà ầm lên thế? – Ông Hai vỗ bàn, không bằng lòng – Gào đến vỡ

trời cũng chẳng ăn thua! Nói để các vị biết, số bạc đã bị bọn phiên

dịch, bọn Hán gian mại bản cắt xén hết.



-Đúng, đúng – Cậu cả

Ngô nói – Có biết thằng Cầu bán quẩy ở trước đồn không? Thằng cha làm

chân hầu bài trong tháng cho bọn phiên dịch. Mỗi tối nhặt nhạnh tiền

giấy rơi dưới đất cũng được nửa bao. Chỉ cần chơi với bọn đường sắt, bất kể rùa rùa ba ba đều giàu to! Nếu không, đã chẳng có câu “Xe lửa nổi

còi, vàng thoi vạn lượng”.



-Ông Hai, những chuyện này lạo Phật gia có biết không?



-Cậu hỏi ta – Ông Hai trợn mặt – Vậy ta hỏi ai?



Mọi người cười đau khổ, rồi cúi xuống húp trà xoàn xoạt.