Đàn Hương Hình
Chương 43 : Giáp con đấu hót
Ngày đăng: 18:10 19/04/20
Khẩu pháo mặc áo đỏ gầm vang như sấm lúc trời quang, gió quạt ngang,
mi-ao ~~. Tớ cùng bố tớ đi thi hành án, trong lòng hoa nở đỏ vàng trắng
xanh! Có bố thật là tuyệt! Mi-ao ~~, bố bảo giết người hay giết lợn, tớ
thích đến nỗi nhảy cẫng lên. sáng nay tớ chén đẫy, cháo quẩy ở ghênh to, thịt bò ở ghênh nhỏ. Cháo quẩy có mùi máu, ăn như chuột nhắt. Thịt bò
cũng có mùi máu, ăn như ăn chuột nhắt. Mi-ao ~~ Cọc đàn hương đã luộc
kỹ, đã thử làm trên lợn, bố truyền nghề cho tớ, tay nghề của bố cao. Tớ
đợi Tôn Bính đến, xiên cọc đàn hương, xiên xiên xiên từ đít đến đầu. Kìa đám đông ồn ào kéo đến, một phát pháo bắn lên trời cao. Lôi thôi to
rồi, chiếc râu hổ hiển linh trở lại, trước mắt tớ, loài n mắt tớ, loài
người biến sạch, chỉ còn là chó ngựa bò dê, rắn rùa hổ báo, lại có cả
một con ba ba kếch xù ngồi kiệu tám người khênh. Đó là tên ôn dịch Viên
Thế Khải. Đừng nghĩa rằng hắn là quan to, hắn còn lâu mới bằng bố tớ.
Miêu Xoang. “Đàn hương hình. Oa oa điệu.”
Tớ mở mắt toàn màu đỏ, chết rồi, cháy ở đâu rồi! Hì hì, không phải cháy,
mà là mặt trời mọc. Trong rơm rạ có rất nhiều bọ, tớ ngứa ran khắp
người; dầu cháo quẩy chưa chín đã ăn, khiến tớ đầy bụng suốt đêm, liên
tục đánh rắm. Tớ thấy cha tớ bây giờ không phải là con báo đen, mà lại
là cha tớ. Cha tớ tay lần tràng hạt, ngồi trên long ỷ, oai ra phết! Tớ
thèm được ngồi ghế một tí nhưng ca tớ không cho, cha bảo long ỷ không
phải ai cũng được ngồi, nếu không phải là đít rồng, ngồi vào sẽ bị lòi
dom, bịp, bố đít rồng thì sao con không đít rồng? Cha không đít rồng con không đít rồng, vậy cha không phải là cha, con cũng không còn là con
nữa. Từ lâu tớ đã nghe nói: “Rồng đẻ ra rồng, phượng đẻ ra phượng, chuột sinh ra để đào hang”. Cha ngồi trên ghế, nửa mặt đỏ, nửa mặt trắng, mắt nửa mở nửa nhắm, môi mấp máy mà lại không, hình như đang trong giấc mơ
đẹp.
Tớ bảo, cha ơi cha, nhân lúc họ chưa tới, cho con ngồi ghế một tí cho đỡ nghiện. Cha nghiêm nét mặt:
-Chưa được, bây giờ chưa được!
Vậy khi nào mới được?
-Đợi làm xong việc này đã! – Cha vẫn nghiêm nét mặt, tớ biết, ông ấy cố
làm nghiêm, thực ra ông rất thích tớ, thích chết đi được. Một thằng con
trai như tớ ai gặp cũng thích, sao cha lại không thích? Tớ áp sát sau
lưng, ôm lấy cổ cha, dùng cằm khẽ gõ vào gáy cha, nói, cha không cho con ngồi ghế thì nhân lúc họ chưa tới, kể cho con nghe chuyện Bắc Kinh. Cha ngán ngẩm, nói:
-Ngày nào cũng kể, đâu mà lắm chuyện thế?
Tớ biết ông ấy giả vờ ngán ngẩm thế thôi.Thực ra, ông ấy rất thích kể
chuyện Bắc Kinh. Tớ bảo cha kể đi, nếu không có chuyện mới thì kể lại
chuyện cũ. Cha bảo:
-Chuyện cũ thì còn ý nghĩa gì nữa? Có biết câu “Chuyện hay kể mãi, chó không thèm nghe” không?
Tớ bảo, cha, chó không nghe con nghe.
-Cái thằng! – Cha nhìn mặt trời, nói – vẫn còn thời gian, cha kể chuyện Quách Miêu cho con nghe.
Những chuyện cha đã kể, tớ không quên chuyện nào, tất cả một trăm bốn mươi
mốt chuyện nhét trong đầu tớ. Đầu tớ như cái rương của thầy thuốc, có
rất nhiều ngăn, mỗi ngăn là một chuyện. Rất nhiều ngăn vẫn bỏ trống. Tớ
lướt qua các chuyện trong các ngăn, chưa có chuyện Quách Miêu. Mừng quá
mừng quá mừng quá, chuyện này mới. Tớ kéo cái ngăn thứ một trăm bốn mươi hai, đợi nạp chuyện Quách Miêu. Cha kể:
-Những năm thời Hàm
Phong, có hai cha con đến Thiên Kiều Bắc Kinh. Cha tên Quách Miêu, con
tên Miêu Con, cả hai đều giỏi nhại tiếng. Con có biết nhại tiếng là gì
không? Là bằng miệng, nhại được tất cả các thứ tiếng.
Họ nhại được tiếng mèo không?
Khi người lớn kể chuyện không được nói leo. Hai cha con hành nghề ở Thiên
Kiều, nổi tiếng rất nhanh. Khi đó, cha mới là Cháu Ngoại ở chỗ Già Dư.
Nghe chuyện, cha lẻn đi Thiên Kiều xem thực hư. Đến nơi, cha thấy rất
nhiều người vây thành vòng tròn trên bãi đất trống. Khi ấy cha rất lùn,
người gầy nhom, luồn dưới chân người khác vào bên trong. Chỉ thấy một
thằng nhỏ ngồi trên chiếc ghế đẩu, trước mặt là một cái mũ để ngửa. Từ
tay bố tớ. Lão Thái hậu bảo bố tớ: Ta bảo tên giết người, giết hộ ta
người này! Bố tớ nói: Tuân lệnh! Tay của bố hay thật, để yên thì như con chim nhỏ, lúc cử động thì như đôi cánh. Mi-ao mi-ao. Tớ nhớ vợ có lần
bảo, tay bố nhỏ tới mức quáo đản. Nhìn tay, càng cảm thấy ông không phải người thường, nếu không quỉ thì là tiên. Đánh chết thì anh cũng không
tin đây là đôi tay đã giết hàng ngàn người! Đôi tay này chỉ thích hợp
với nghề đỡ đẻ. Ơû quê tớ người ta gọi bà đỡ là Già Lành. Già Lành! Chà
chà, tớ chợt hiểu vì sao ở kinh thành người ta gọi bố tớ là Già. Ông là
bà đỡ. Bà đỡ thường là nữ, bố tớ là na, là đàn ông. Đàn ông ư? Đúng, đàn ông. Tớ kỳ cọ cho bố khi tắm, từng thấy cái chim bé tí, xanh lét như
quả bầu chưa rụng rốn. Hì hì… cười cái gì? Quả bầu điếc! Hì hì… đồ ngốc! Đàn ông mà đỡ đẻ? Không sợ người ta cười cho sao? Đàn ông đỡ đẻ thì
trông thấy cái kẽ nứt ở đít phụ nữ, không sợ người ta vác gậy nện cho
một trận sao? Không hiểu, càng nghĩ càng không hiểu, thôi không nghĩ
nữa, ai rỗi hơi thì nghĩ.
Bố tớ chợt mở mắt nhìn xung quanh rồi
đeo tràng hạt lên cổ, đi đến trước ghênh. Tớ trông thấy trong ghênh có
bóng của tớ và cả bóng của bố tớ. Dầu trong ghênh còn sáng hơn gương,
soi rõ từng sợi lông trên mặt tớ. Bố cầm lên một cọc đàn hương, mặt dầu
nhăn lại, vỡ ra. Mặt bố tớ cũng biến dạng, dài như mặt dê. Tớ giật thót, bản tướng của bố là báo đen, bản tướng của tớ vốn là con sơn dương,
trên đầu có hai cái sứng. Mi-ao mi-ao, biết bản tướng của mình rồi đâm
nản. Bản tướng của bố là báo đen, bản tướng của quan huyện là hổ trắng,
bản tướng của vợ là rắn trắng, còn tớ thì lại là sơn dương râu dài. Sơn
dương thì là cái thá gì, tớ không là sơn dương. Bố đưa cọc đàn hương ra
chỗ có nắng, ngắm như ông thợ rèn ngắm thanh bảo kiếm vừa rèn xong. Dầu
trên cọc mảnh như tơ chảy trở lại trong ghênh, tạo thành lúm đồng tiền
trên mặt dầu. Bố thấy dầu đã chảy hết, liền rút miếng lụa trắng trong
bọc ra lau thanh cọc, dầu thấm rất nhanh vào khăn. Bố để khăn xuống mặt
lò, một tay cầm đốc, một tay cầm mũi, dùng sức uốn thanh cọc một cái.
Thanh cọc uốn cong rồi trở lại như cũ. Bố tỏ ra rất mãn nguyện, rất ít
khi bố vui vẻ như thế. Bố vui thì tớ như mở cờ trong bụng. Mi-ao mi-ao,
đàn hương hình hay thật, nó làm bố tớ vui! Mi-ao mi-ao.
Bố đem
hai cây cọc đàn hương vào trong lều, để trên chiếc bàn nhỏ, rồi quì
xuống cung kính lạy mấy lạy, làm như trên bàn có thần linh, người trần
mắt thịt không thể trông thấy. Lạy xong, bố trở lại ngồi trên ghế, che
tay ngang mày xem mặt trời. Mặt trời đã lên cao một con sào. Thường thì
vào giờ này, tớ đã bán hết thịt lợn, chuyển sang mổ chó. Sau khi ngó mặt trời, bố ra lệnh, mắt không nhìn tớ:
-Giết gà đi, con!
Mi-ao mi-ao mi-ao!
Lệnh bố ban ra, lòng tớ nở hoa! Mi-ao mi-ao. Sự chờ đợi đến nẫu ruột đã kết
thúc, giờ phút tưng bừng đã tới. Tớ chọn trong rổ dao lấy một lưỡi sáng
quắc đưa đến trước mặt bố. Bố gật đầu. Tớ đến bên con gà, nó sợ kêu cùng cục, ỉa một bãi cứt trắng. Thường thì vào giờ này, nó đứng gáy trên đầu tường, hôm nay bị xích chân vào cọc gỗ. Tớ một tay túm chặt cánh gà,
chân dậm lên chân gà. Bố đã dặn, hôm nay không giết gà lấy thịt, mà lấy
tiết. Tớ đặt cái bát màu đen dưới cổ gà để hứng tiết. Mình gà nóng rực,
đầu ngọ ngoạy liên tục. Mày không ngoan còn không ngoan nữa hay thôi,
chết đến nơi mà vẫn quậy phá, lợn khỏe hơn mày nhiều, chó dữ hơn mày
nhiều tao còn không sợ, chẳng lẽ tao sợ mày? Tớ vặt lông cổ, chỗ da bị
vặt lông co lại, tớ khứa một nhát. Thoạt đầu, vết khứa không có máu, tớ
hơi hoảng vì nghe bố nói: hôm thi hành án nếu cắt tiết gà không có máu
thì công việc sau đó chắc chắn không thuận. Tớ cứa lại một nhát, lần này thì tốt rồi, dòng máu màu đỏ tía vọt ra, y như thằng con trai đái lúc
ngủ dậy. Mi-ao mi-ao, gà trống trắng nhiều máu, chảy đầy một bát to, còn tràn ra ngoài. Xong. Tớ quẳng con gà mềm nhũn xuống đất, nói, cắt tiết
xong rồi.
Bố vẫy tớ, nét mặt cực kỳ vui vẻ, bảo tớ quì xuống.
Ông dầm cả hai bàn tay trong bát như để cho tay uống no tiết. Tớ nghĩ,
bàn tay bố có miệng, biết uống tiết. Bố cười hì hì nói:
-Nhắm mắt lại, con!
Bảo nhắm mắt thì tớ nhắm. Tớ là đứa con biết vâng lời. Tớ ôm đầu gối bố,
dập trán bồm bộp vào gối bố, buột miệng kêu: Mi-ao mi-ao mi-ao… bố bố
bố… Bố kẹp tớ giữa hai gối, bảo:
-Ngẩng mặt lên, con!