Điền Duyên

Chương 220 : Nhuệ khí thiếu niên

Ngày đăng: 12:56 30/04/20


Thẩm Vọng lập tức tiến lên, đem lời Đỗ Quyên ngày ấy nói "Ngàn người đọc sách có ngàn loại cách nhìn. Vạn kẻ xem thư, có vạn kiểu lý giải" thay hình đổi dạng ném ra, còn nói có sách, mách có chứng, trách cứ Trương thư sinh gán ghép vu khống, ngậm máu phun người.



Nói xong, quay đầu nhìn về Đỗ Quyên cười, ý tứ là học theo nàng, không kể công.



Hắn cảm thấy nàng là con gái, không có phương tiện trước mặt đám đông nói lời lẽ uyên bác, cho nên thay nàng nói.



Nhưng phe chống đối, căn bản không theo lẽ thường.



Đối phương lại đi ra một người, nói ý của Hoàng Nguyên trong văn chương, ngay cả con nít vừa vỡ lòng cũng có thể xem hiểu, lòng dạ Tư Mã Chiêu người qua đường đều biết, sao lại là gán ghép?



Đỗ Quyên nghe xong bực mình không thôi.



Những người này đọc sách mà không theo chính đạo, chuyên môn dùng bàng môn tả đạo để tranh danh đoạt lợi, thật sự là phá huỷ sách thánh hiền.



Nàng không muốn nghe nữa, cũng không muốn quản Hoàng Nguyên có hậu chiêu gì. Nếu nàng đã tới thì không thể uổng công một chuyến, nghe người ta nói khả không đã ghiền.



Lại nói, đây là cơ hội rèn luyện hiếm có, nhất định muốn Lâm Xuân ra sân.



Vì thế, nàng hướng Lâm Xuân nháy mắt.



Lâm Xuân lien ôm quyền hướng lên trên, lớn tiếng nói: "Đại nhân, tiểu dân có lời."



Lời vừa dứt, người liên can trên dưới đều nhìn qua.



Hoàng Nguyên ngạc nhiên muốn ngăn cản nhưng Lâm Xuân căn bản không nhìn hắn.



Đỗ Quyên biết hắn không yên lòng Lâm Xuân mở miệng, vội kéo hắn, thấp giọng nói: "Để cho hắn nói. Ngươi nghe trước một chút, không được nữa thì ngươi lên."



Hoàng Nguyên hết cách đành chấp nhận.



Trầm tri phủ run lên, vội vàng nói: "Tiến lên nói đi."



Rồi nhìn thoáng qua Tuần phủ đại nhân, nói: "Hôm nay đường thẩm khác với thẩm án bình thường, cho bọn ngươi phản bác, bản quan, à hai vị thượng quan đương đường bình phán. Lâm Xuân Sinh, bản quan chuẩn ngươi đứng đáp lời."




Hoàng Nguyên kinh ngạc nhìn Đỗ Quyên, lòng tràn đầy vui vẻ, ái mộ, và ngạc nhiên.



Bọn họ là tỷ đệ sinh đôi, từ nhỏ tách ra. Hắn lớn lên trong nhà giàu sang, còn đọc sách nhiều năm như vậy, hôm nay đường thẩm, hắn vốn định đại triển quyền cước, lại bị tỷ tỷ sinh trưởng nơi sơn dã bảo hộ ở phía sau, tư vị này có thể nói cực phức tạp.



Mắt Tảm Hư Cực và Thẩm Vọng dính chặt vào mặt Đỗ Quyên, không dời đi.



Nhìn ánh mắt bốn phía bắn về phía Đỗ Quyên, Lâm Xuân bỗng cảm thấy như bốn bề thọ địch.



Lúc này, Triệu Ngự sử hướng Đỗ Quyên và Lâm Xuân hỏi: "Hai vị học sinh này là môn hạ đệ tử của phu tử nào tại thư viện Kinh châu?"



Lâm Xuân nghe xong há hốc mồm.



Đỗ Quyên sửng sốt một hồi, lập tức mỉm cười nói: "Đại nhân, hai chúng ta không học ở thư viện Kinh châu, chúng ta học ở Tự nhiên thư viện."



"Tự nhiên thư viện?"



Nó ở nơi nào?



Lúc này ngược lại là đám người Triệu Ngự sử há hốc mồm.



Hoàng Nguyên nhìn tỷ tỷ cười.



Cũng chỉ hắn tâm ý tương thông với tỷ tỷ, mới hiểu phần tâm tư lung linh này của nàng.



Vừa định giúp nàng giải thích, Đỗ Quyên tự mình đáp: "Chúng ta đến từ sơn dã, chưa từng đến học đường, chỉ theo trưởng bối trong nhà nhận được vài chữ, đọc vài cuốn sách mà thôi. Lớn lên nơi sơn dã, học tự nhiên, cũng có chút kiến thức thô thiển. Hôm nay vì đệ đệ, nên trước mặt các vị đại nhân múa búa trước cửa Lỗ Ban, ngôn từ nếu như có sơ sót, mong đại nhân thứ tội và chỉ bảo."



Nói xong, kéo Lâm Xuân quỳ xuống.



Tảm tuần phủ và Triệu Ngự sử sợ ngây người, "Chưa đi học?"



Đỗ Quyên gật đầu, nói: "Tiểu dân chưa đi học, không có kiến thức gì, nhưng từ nhỏ sinh hoạt ở hương dã, là tầng lớp dân chúng thấp nhất, biết nguyện vọng lớn nhất của bách tính chính là có cuộc sống thái bình. Hoàng Nguyên viết văn chương, có lẽ suy nghĩ không chu toàn, nhưng điểm xuất phát là tốt, tuyệt không có ý bất kính và thông đồng với địch. Đại đế vương Đại Tĩnh ta đều thập phần thương dân chúng. Minh đế năm xưa đặc xá đường đệ từng mưu phản, còn phong hắn làm Thanh Long Vương, còn không phải là vì dân chúng hai nước khỏi cơn chiến loạn. Đương kim hoàng thượng cũng là như vậy. Ta phận tiểu dân nhỏ nhoi tuy không thể suy đoán ý bề trên, nhưng Đại Tĩnh nay dân giàu nước mạnh, cùng An Quốc thế như nước lửa, lại không có quy mô dụng binh, có thể thấy được cố kỵ của Hoàng Thượng. Có thể làm Hoàng Thượng cố kỵ không phải là thiên hạ dân chúng, sợ chiến loạn xảy ra, hao phí thật lớn, sau đó dân chúng chịu khổ sao?"