Đông Chu Liệt Quốc

Chương 100 : Lỗ trong liên quyết không chịu tôn tần tín lăng quân trộm binh phù cứu triệu

Ngày đăng: 01:56 20/04/20


Lã Bất Vi cùng Dị Nhân về đến Hàm dương, đã có người báo trước cho thái

tử An Quốc biết. An Quốc quân bảo Hoa Dương phu nhân rằng:



- Con ta đã về đến nơi!



Rồi cùng phu nhân ngồi trong nhà giữa để đợi. Bất Vi bảo Dị Nhân rằng:



- Hoa Dương phu nhân là con gái nước Sở, điện hạ đã làm con, nên dùng y phục người Sở vào chào để tỏ lòng quyến luyến.



Dị nhân theo lời, thay áo xong, đi vào đông cung, trước lạy An Quốc quân, rồi lạy phu nhân, khóc mà nói rằng:



- Đứa con bất hiếu này, lâu ngày cách mặt song thân, không được chầu hầu, cúi xin hai thân tha cho tội bất hiếu!



Phu nhân thấy Dị Nhân đầu đội mũ phương nam, chân đi giày da báo, áo ngắn, đai da, lấy làm lạ hỏi:



- Con ở Hàm đan, sao lại bắt chước cách ăn mặt của người Sở?



Dị Nhân lạy nói rằng:



- Đứa con bất hiếu này ngày đêm tưởng nhớ mẹ hiền, cho nên chế riêng quần áo nước Sở mà mặc để tỏ lòng nhớ thương.



Phu nhân cả mừng nói rằng:



- Thiếp là người Sở, xin lấy nó làm con.



An Quốc quân nói:



- Từ nay con nên đổi tên họ là Tử Sở.



Dị Nhân lạy dạ, An Quốc quân hỏi Tử Sở làm sao trốn về được, Tử Sở đem

việc vua Triệu mưu hại và việc Bất Vi phá cửa nhà để đút lót, kể hết một lượt. An Quốc quân liền cho mời Bất Vi vào, yên ủi rằng:



- Không có tiên sinh, thì tôi mất đứa con hiền hiếu. Nay lấy hai trăm

vạt ruộng bổng Đông cung và một tòa nhà, năm chục cân vàng, tạm để tiên

sinh tiêu dùng, đợi phụ vương về nước sẽ gia tặng quan chức sau.



Bất Vi tạ ơn lui ra, còn Tử Sở ở lại trong cung Hoa Dương phu nhân.



Lại nói Công tôn Kiền đêm ấy mãi đến gần sáng mới tỉnh rượu, các người

tả hữu đến báo là cả nhà vương tôn nước Tần không biết đi đâu, bèn sai

người đi hỏi Lã Bất Vi thì Bất Vi cũng đi rồi. Công Tôn Kiền cả sợ nói

rằng:



- Bất Vi nói trong ba ngày nữa mới đi, làm sao nữa đêm đã đi ngay?



Rồi đến cửa nam tra hỏi, tướng giữ cửa đáp rằng gia quyến Bất Vi ra khỏi thành đã lâu, và đó là họ dâng theo lệnh Kiền. Công tôn Kiền nói:



- Có thấy vương tôn Dị Nhân không?



Tướng giữ cửa nói:



- Chỉ thấy cha con họ Lã và mấy người đầy tớ, chứ không thấy có Dị Nhân.



Công tôn Kiền dậm chân than rằng:



- Trong bọn đầy tớ ấy tất có Dị Nhân, thôi ta mắc mưu thằng lái buôn rồi!



Lập tức dâng biểu lên vua Triệu, thú tội canh giữ không cẩn thận, để con tin nước Tần là Dị Nhân trốn mất, tội thực khôn tránh. Rồi cầm gươm đâm cổ mà chết.



Vua Tần từ khi vương tôn Dị Nhân trốn về được, lại càng ra sức đánh

Triệu. Vua Triệu sai sứ cầu Ngụy tiến binh. Khách tướng quân là Tân Viên Diễn hiến lế rằng:



- Tần sở dĩ gấp vây Triệu là có cớ. Trước đây Tần cùng Mân vương nước Tề tranh nhau xưng đế rồi lại thôi; nay Mân vương đã chết, Tề càng yếu,

chỉ còn một mình Tần là hùng cường, mà chưa xưng đế, thì chưa được hài

lòng. Ngày nay cứ đem quân đánh lấn mãi không thôi, ý riêng vua Tần là

chỉ muốn cầu được xưng đế mà thôi. Vậy ta nên nói với nước Triệu sai sứ

đến xin vua Tần làm đế, vua Tần tất mừng mà bãi binh, đó là lấy hư danh

mà tránh khỏi thực họa vậy.



Vua Ngụy vốn sợ việc cứu Triệu, nên cho kế ấy là rất phải, sai ngay Tân

Viên Diễn theo sứ Triệu đi sang Hàm đan, đem kế ấy nói với vua Triệu.

Vua Triệu cùng quần thần bàn xem nên chăng thế nào, mỗi người một ý, mãi không quyết định được. Bình Nguyên quân trong lòng bối rối, cũng không

quyết định ra thế nào. Bấy giờ, có người nước Tề là Lỗ Trọng Liên năm

mười hai tuổi đã khuất phục được tay biện sĩ Điền Ba, người bấy giờ khen là “Thiên ký câu” 1. Điền Ba nói:



- Người ấy là con thỏ bay, há chỉ là con ngựa đi được ngàn dặm thôi ư?



Khi lớn lên, Lỗ Trọng Liên không thích làm quan, chỉ thích đi chơi xa,

giải quyết những sự khó khăn, bối rối cho người. Bấy giờ Lỗ Trọng Liên

cũng đang ở trong thành Hàm đan nước Triệu, nghe nói sứ Ngụy đến tôn Tần làm đế, thì giận lắm, bèn đến yết kiến Bình Nguyên quân, nói rằng:



- Người ngoài đường nói ngày sắp mưu tôn Tần làm đế, việc ấy có không?



Bình Nguyên quân nói:



- Thắng này như con chim sợ cung, hồn phách đã lạc rồi, còn dám nói gì

nữa. Việc ấy là do vua Ngụy sai tướng quân Tân Viên Diễn sang nói đó

thôi.



Lỗ Trọng Liên nói:



- Ngài là một vị hiền công tử trong thiên hạ mà lại ủy thác sinh mệnh

cho người khách nước Ngụy ư? Bây giờ Tân Viên Diễn ở đâu, tôi xin lấy lẽ phải trái nói với ông ta để ông ta về đi thôi.



Bình Nguyên quân bèn nói với Tân Viên Diễn. Tân Viên Diễn vốn đã nghe

tiếng Lỗ Trọng Liên, biết Lỗ trọng Liên là người hùng biện, sợ quấy rối

cái kế của mình, bèn từ chối không muốn tiếp kiến. Bình Nuyên quân cố

nài ép, Tân Viên Diễn bèn chịu mời Lỗ Trọng Liên cùng đến công quán, để

hội kiến. Tân Viên Diễn nhìn Lỗ Trọng Liên, thấy thần thanh cốt sảng, có cái phong độ thần tiên, thì đem long kính trọng, nói rằng:



- Tôi xem vẽ thanh cao của tiên sinh, chắc không phải muốn cầu xin Bình

Nguyên quân điều gì. Vậy sao cứ ở mãi trong cái thành bị vây này mà

không đi?



Lỗ Trọng Liên nói:



- Liên này không có xin gì Bình Nguyên quân cả, nhưng có điều muốn xin với tướng quân.
nói họ tên và tỏ ý hâm mộ bấy lâu. Hay người chạy tránh không kịp, đành

phải tiếp kiến, rồi bốn người cùng uống rượu, hết sức vui say mới tan.

Từ đó, Tín Lăng quân thường cung Tiết công, Mao công cùng chơi. Bình

Nguyên quân nghe nói bảo phu nhân rằng:



- Tôi nghe lệnh đệ là bậc hào kiệt, trong đám công tử không ai bằng; thế mà nay lại chơi bời với thằng đánh bạc và thằng bán rượu, không phải

cùng bậc với mình, e có hại cho danh dự!



Phu nhân đem lời ấy bảo Tín Lăng quân.



Tín Lăng quân nói:



- Tôi vẫn cho Bình Nguyên quân là một người hiền, nên cam phụ vua Ngụy,

mang quân đến cứu. Nay xem ra Bình Nguyên quân giao tiếp tân khách, chỉ

chuộng những người hào hoa, không cần hiền sĩ. Vô Kỵ này khi ở Ngụy, vẫn nghe Triệu có Mao công, Tiết công, tiếc không được giao du. Ngày nay

được gặp mặt, dù nhún mình theo sau người ta, chưa chắc họ đã thèm chơi

với mình, mà Bình Nguyên quân lại lấy đó làm xấu hổ, sao gọi là biết yêu kẻ sĩ được. Bình Nguyên quân không phải là kẻ hiền, ta không nên ở đây

nữa.



Ngay ngày hôm ấy, Tín Lăng quân bảo các tân khách sắp sửa hành trang đi

sang nước khác. Bình Nguyên quân nghe tin và hỏi rõ nguồn cơn, tự trách

mình không biết, thực mình kém. Tín Lăng quân lại ở lại nước Triệu.



Lại nói vua Ngụy tiếp được mật báo của Vệ khánh, nói công tử Vô Kỵ lấy

trộm binh phù, giết chết Tấn Bỉ, tự cầm quân đi cứu Triệu và Giữ Vệ

Khánh ở trong quân không cho về nước. Ngụy vương giận quá, muốn bắt hết

cả gia quyến Tín Lăng quân và giết hết những tân khách của Tín Lăng quân còn ở lại trong nước. Như Cơ bèn quì xin rằng:



- Đó không phải là tội công tử, chính là tội tiện thiếp này, tội thiếp thực đáng chết.



Vua Ngụy gầm thét cả giận hỏi rằng:



- Kẻ lấy trộm binh phù lại chính là mày ư?



Như Cơ nói:



- Cha thiếp bị người giết chết. Đại vương làm vua một nước, không thể

báo thù cho thiếp mà công tử báo được, thiếp cảm cái ân sâu ấy, giận

không có dịp gì để báo đền. Nay thấy công tử vì cớ thương chị, ngày đêm

lo buồn, tiện thiếp không nỡ, cho nên cả gan lấy trộm binh phù giao cho

công tử để được thay Tấn Bỉ cầm quân đi cứu Triệu. Ngụy với Triệu cũng

như người trong một nhà, hoạn nạn nên cứu giúp nhau. Đại vương quên cái

nghĩa ngày xưa, mà công tử biết cứu nạn người cùng nhà. May mà đánh được quân Tần, giữ gìn được nước Triệu, uy danh của đại vương lừng lẫy khắp

mọi nơi, thiếp đây dù phải phân thây làm muôn mảnh cũng được vui long.

Nay nếu bắt hết gia quyến và giết hết tân khách của Tín Lăng quân đi,

nếu Tín Lăng quân mà thua trận thì cam chịu tội, nhưng ngộ mà Tín Lăng

quân thắng trận thì lúc ấy đại vương sẽ xử trí như thế nào?



Vua Ngụy ngẫm nghĩ hồi lâu, hơi nguôi cơn giận, hỏi rằng:



- Mày lấy trộm binh phù, nhưng tất phải có kẻ mang binh phù đi?



Như Cơ nói:



- Kẻ đem đi là Nhan An.



Vua Ngụy sai tả hữu trói Nhan An giải đến, hỏi rằng:



- Sao mày dám mang binh phù đưa cho Tín Lăng quân?



Nhan An nói:



- Kẻ nô tì này chẳng biết cái gì là binh phù cả.



Như Cơ nhìn Nhan An nói rằng:



- Hôm trước ta sai mày đem chiếc hộp hoa thêu ra cho Tín Lăng phu nhân, trong hộp đựng binh phù đấy!



Nhan an hiểu ý liền khóc oà lên, nói rằng:



- Phu nhân sai bảo gì, khi nào tôi dám không tuân, tôi thấy cái hộp gói

bọc mấy lần rất kỹ, vẫn tưởng là hộp hoa, ai ngờ trong lại đựng cái ấy,

thực phu nhân làm tôi chết oan!



Như Cơ cũng khóc nói rằng:



- Thiếp có tội xin một mìinh cam chịu, không muốn để lụy đến người khác!



Vua Ngụy thét cở trói cho Nhan An, đem giam vào ngục, Như Cơ thì bị đày

vào lãnh cung; một mặt sai dò tin Tín Lăng quân xem được thua thế nào

rồi sẽ định đoạt sau. Được hơn hai tháng, Vệ Khánh đem quân về triều,

dâng nộp binh phù tâu rằng:



- Tín Lăng quân đại thắng quân Tần, không dám về nước, nên ở lại Triệu, gửi lời về tâu đại vương, ngày khác sẽ về nhận tội!



Vua Ngụy hỏi tình hình giao binh. Vệ Khánh thuật hết một lượt. Quần thần đều la bái hô vạn tuế. Vua Ngụy cả mừng, liền truyền gọi Như Cơ ở lãnh

cung ra, cho Nhan An ra khỏi ngục, đều được miễn tội. Như Cơ tạ ân xong

tâu rằng:



- Cứu Triệu thành công, khiến nước Tần sợ oai đại vương, vua Triệu phải

mang ân đại vương, đều là công của Tín Lăng quân. Tín Lăng quân là

trường thành của nước, là tôn khí của nhà, há nên bỏ ở nước ngoài, xin

đại vương sai sứ triệu về nước, một là để tỏ tình yêu người thân thích,

hai là tỏ nghĩa tôn người tài.



Vua Ngụy nói:



- Hắn được miễn tội đã đủ, lại còn dám kể công ư?



Rồi truyền những bổng lộc ở ấp phong của Tín Lăng quân lại trao trả cho gia quyến chi dung, chứ không cho đón về nước.



Lại nói vua Tần thua trận về nước, thái tử An Quốc quân đem vương tôn Tử Sở ra đón ở ngoài thành, đều tâu Lã Bất Vi là người giỏi, vua Tần phong làm khách khanh, cấp cho ấp ăn lộc nghìn nốc nhà. Vua Tần nghe Trịnh An Bình hàng Ngụy, thì cả giận, bắt giết cả họ. Trịnh An Bình là người của thừa tướng Phạm Chuy tiến cử. Theo phép nước Tần hễ ai tiến cử người

không ra gì, thì cũng phải chịu tội như người được tiến cử. Nay Trịnh An Bình phản Tần hàng Ngụy, đã phải giết cả họ rồi, theo như phép trên,

Phạm Chuy tất phải chịu cùng tội, Phạm Chuy bèn nằm trên cỏ khô để đợi

tội.