Đông Chu Liệt Quốc
Chương 18 : Tào muội vung gươm dọa Tềhầu Hoàn công thắp đuốc phong Ninh thích
Ngày đăng: 01:54 20/04/20
Năm ấy, vào năm thứ nhứt của vua Ly-Vương nhà Châu, Tề hoàn-công sau một thời gian giao việc triều chính cho Quản-trọng, thấy trong nước dân
tình yên ổn, binh lương dồi dào bèn hỏi Quản-trọng :
- Trước kia nước Tề chưa đủ sức, trong thì việc triều chính chưa an, ngoài lòng dân chưa ổn , nay đã tạm yên , chẳng hay cái mộng làm
bá-chủ các nước chư hầu đã nên thực hiện chưa ?
Quản-trọng đáp :
- Các chư-hầu còn nhiều nước mạnh hơn Tề. Như phía Nam có Sở
phía Tây có Tần và Tấn. Tuy nhiên, nước nào cũng chỉ mạnh về binh-lực
chứ không phải mạnh về chính nghĩa , vì họ không biết tôn vua nhà Châu.
Nhà Châu dẫu có suy yếu, vẫn là Thiên-tử chung của thiên hạ, thế mà từ
khi quân Trịnh bắn vua Hoàn Vương , quân Vệ chống vua Trang-vương, các
nước chư-hầu khinh khi bỏ cả việc triều cống. Thậm chí ở nước Sở,
Hùng-thông tiếm xưng Vương hiệu nước Trịnh, nước Tống giết vua mà không
ai dám hỏi tội.
Nước Tề ta, muốn mạnh phải nắm cho chính nghĩa, luôn luôn thi
hành theo mệnh lệnh thiên triều. Nay nước Tống tuy vừa giết được
Nam-cung Trường-vạn, khôi phục ngôi vua , nhưng Tống-hầu vẫn chưa được
các nước công nhận . Chúa-công nên vào triều Châu , xin Vương mệnh , hợp các chư hầu , công nhận vua nước Tống, còn các chư hầu nào suy yếu ta
nên giúp đỡ, các chư-hầu nào ngang-ngược , ta nên họp sức nhau mà vấn
tội. Làm như thế các chư hầu phải tùng phục Tề , không cần phải dùng đến binh lực.
Tề hoàn-công nghe nói rất hài lòng, vội sai sứ vào triều Châu , xin phép được tổ chức hội họp.
Vua Ly-vương nói :
- Lâu nay các nước chư hầu đều dễ ngươi không ai về triều bái,
nay Tề hầu đã có lòng tưởng đến trẫm, vậy trẫm cho phép được thay mặt
trẫm mà lo việc ấy.
Sứ giả trở về báo lại với Tề hoàn-công.
Tề hoàn-công phụng mệnh Thiên-tử, bố cáo khắp chư-hầu triệu-tập các nước họp nhau nơi đất Bắc-hạnh thuộc đất Tề.
Tề hoàn-công lại hỏi Quản-trọng :
- Lần nầy hội chư hầu ta phải dùng bao nhiêu binh-sĩ ?
Quản-trọng nói :
- Hội họp là để bàn luận với nhau, nếu dùng đến quân sĩ tỏ ra dùng sức mạnh áp-bức, làm sao mọi người phục ?
Tề hoàn-công theo lời sai cất một cái đài cao ba trượng, chính
giữa lập bàn hương án để vọng bái Thiên-tử, còn chung quanh bày trí các
lễ vật đâu đó rất uy-nghi.
Đến ngày hội, Tống hoàn-công (Nghị-thuyết) đến trước, vào tạ ơn
Tề hoàn-công. Kế đến nước Trần, nước Châu đến một lượt, sau cùng là nước Sái, vì Sái-hầu oán nước Sở bắt mình ngày nọ, quyết đến hội để minh
oan.
Bốn nước Tống, Trần , Châu, Sái thấy Tề không dùng đến quân sĩ , nhìn nhau khen thầm :
- Tề-hầu quả đem lòng chân thật mà đối đãi với chúng ta.
Bốn nước đều bàn với nhau lui quân ra ngoài cách mười dặm.
Tề hoàn-công hỏi Quản-trọng :
- Nay chư hầu không hội đông đủ, có nên hoãn lại một ngày khác chăng ?
Quản-trọng nói :
- Nay đã có bốn nước đến đũ, như vậy cũng có thể bàn luận được , nếu hẹn lại tức là thất tín. Mà đã thất tín thì sau nầy mời sẽ không ai đến.
Sáng hôm ấy , Tề hoàn-công thay mặt vua Châu, đứng ra tuyên-bố :
- Tôi phụng mệnh Thiên-tử, mời quí quốc đến đây, mục đích gặp
nhau thảo luận việc chính-trị, chỉnh đốn các cơ-cấu tương-quan giữa các
chư-hầu . Được như thế, chúng ta mới cùng nhau giữ vững đạo vua tôi và
sự công bình trong thiên-hạ. Muốn làm được việc đó , điều cần thiết
chúng ta phải tôn lên một nước làm minh-chủ, có quyền hạn điều khiển các nước chư-hầu.
Các nước chư-hầu đều thì thào bàn bạc không dứt . Người thì muốn tôn nước Tống vì nước Tống đã rộng mà phẩm-tước lại cao hơn nước Tề.
Nhưng có kẻ cho rằng vua nước Tống mới lập, còn phải nhờ Tề đại diện cho Thiên-tử mà tấn phong.
Cuộc bàn cãi kéo dài mãi không dứt . Cuối cùng, nước Trần đứng lên nói :
- Nay Thiên-tử đã giao quyền cho nước Tề đứng ra triệu-tập
chư-hầu, thì đã mặc nhiên công nhận nước Tề là minh-chủ rồi, lựa phải
bàn cãi làm chi, xin tôn nước Tề làm minh chủ.
Các nước đồng thanh nói :
- Chỉ có nước Tề mới đảm đương nổi nhiệm vụ đó.
Tề hoàn-công đôi ba phen từ chối, rồi mới bước lên đàn tuyên bố thứ vị :
- Nước Tề làm minh chủ, thứ đến nước Tống , nước Trần, nước Sái, và sau cùng là nước Châu.
Định thứ vị xong, các nước lần lượt vào trước đài bái mạng
Thiên-tử , rồi Trọng tôn-thu thay mặt Tề hầu, đọc tờ ước-thệ như sau :
Châu ly-vương năm đầu , tháng ba, ngày mồng một.
Chúng tôi là : Tề-hầu Tiểu-bạch, cùng với Tống, Trần , Sái,
Châu, vâng lệnh thiên-tử , hội nơi Bắc-hạnh để làm ước thệ, nguyện trung thành với vua Châu và giúp đở nhau trong lúc cần thiết . Hễ ai trái
ước, các nước có quyền họp binh vấn tội.
Nghe xong, các nước chư hầu đều nghiêng mình bái mạng.
Quản-trọng bước lên thềm nói lớn :
- Các nước Lỗ, Vệ, Trịnh, Tào có ý khinh khi Thiên-tử, miệt hạ
chư-hầu, lẽ ra phải hiệp binh vấn tội trước, xin các nước quyết định.
Ba nước Trần, Sái, Châu đồng thanh nói :
- Chúng tôi xin vâng mệnh.
Duy có nước Tống, làm thinh không nói gì cả.
Chiều hôm ấy, Tống hoàn-công về nhà quánđịch, nói với Đái thúc Bì :
- Tề-hầu có ý tự đắc, không kể ngôi thứ, vượt lên làm minh chủ,
lại còn có ý lấy binh các nước mà thị oai. Nếu ta vâng theo ý ấy ắt sau
nầy ta phải bị phục tùng mãi mãi.
Thúc-bì nói :
- Hiện nay chư-hầu không phải một ý, kẻ theo, người không, dầu
Tề có muốn làm bá-chủ cũng chưa thể được . Nếu ta chịu giúp Tề, đánh Lỗ
và Trịnh, chẳng khác nào ta củng cố địa vị cho Tề. Như thế có hại cho
Tống. Hiện nay, trong bốn nước đến dự, chỉ có Tống là lớn , nếu Tống
không giúp thì ba nước kia cũng phải thôi.
giảng-hòa.
Tề hoàn-công nghe theo, truyền đóng quân lại, sai Ninh-thích vào trước nghị hòa với Tống hoàn-công.
Ninh-thích ngồi một chiếc xe nhỏ đem theo mấy tên gia-nhân thẳng đến ThưĐương , xin vào yết-kiến.
Tống hoàn-công hỏi Đái thúc-bì :
- Ninh-thích là người thế nào ?
Đái thúc-Bì thưa :
- Tôi nghe người ấy là một kẻ chăn trâu, được Tề-hầu mới dùng làm quan, tất người ấy có tài ứng đối.
Tống hoàn-công nói :
- Vậy thì nên đối xử như thế nào ?
Đái thúc-bì thưa :
- Xin Chúa-công triệu vào lấy lễ mà đãi, để xem ý tứ Ninh-Thích
như thế nào. Nếu va có điều chi lỗ mãng, tôi sẽ vuốt giải mão làm hiệu,
Chúa-công khiến võ-sĩ bắt giam lại. Như thế mưu của Tề ắt phải hư .
Tống hoàn-công gật đầu khen phải, truyền võ-sĩ mai phục xong xuôi , rồi mới cho Ninh-thích vào.
Ninh-thích mặc áo rộng, thắt đai lớn ung dung bước vào xá Tống hoàn-công một cái.
Tống hoàn-công ngồi yên không đáp lễ.
Ninh-thích ngước mặt lên trời than :
- Nước Tống đã đến lúc nguy khốn rồi.
Tống hoàn-công nghe nói, lấy làm lạ hỏi :
- Ta làm đến bực Thượng-công, phẩm trật đứng trên các chư-hầu ,
trong nước binh hùng tướng mạnh, dân chúng an vui , sao gọi là nguy khốn .
Ninh-thích nói :
- Hiền-hầu có thể sánh được với Châu-công ngày xưa chăng ?
Tống hoàn-công nói :
- Châu-công là bậc thánh, ta làm sao sánh được.
Ninh-thích nói :
- Châu-công ngày xưa, trong lúc thiên-hạ thái bình thế mà còn
phải hết lòng trọng người hiền-sĩ . Lúc đang ăn cơm, nghe người hiền sĩ
vào vội nhả miếng cơm, để ra tiếp đón . Trong lúc đang tắm nghe người
hiền sĩ đến vội vẫy nắm tóc để ra mời. Nay Hiền-hầu là dòng dõi một nước đã mất rồi, lại gặp buổi loạn lạc, các liệt-quốc tranh hùng, dẫu bắt
chước như Châu-công, hết lòng cầu kẻ sĩ , chưa chắc hiền sĩ đã chịu đến, huống hồ lại còn tự đắc, kiêu căng thì những lời trung-trực có bao giờ
đến trước mặt hiền-hầu
được . Thế mà lại không cho là nguy khốn sao ?
Tống hoàn-công nghe nói sững sờ, giây lâu mới đứng dậy , nói với vẻ ăn năn :
- Ta mới lên ngôi, chưa được nghe lời giáo huấn của quân-tử, vậy xin tiên sinh miễn chấp.
Thúc-bì đứng hầu một bên thấy Tống hoàn-công đã tỏ ý xiêu lòng,
vội đưa tay vuốt giải mão. Nhưng vuốt đến đôi ba lần mà Tống hoàn-công
vẫn không thèm nói tới.
Tống hoàn-công hỏi Ninh-thích :
- Chăng hay tiên-sinh đến đây có điều chi dạy bảo tôi chăng ?
Ninh-thích nói :
- Nay Thiên-tử suy-yếu, chư hầu đoạt quyền, việc tranh chấp càng ngày càng khốc liệt, dân gian đồ thán. Tề-hầu không nỡ để cho thiên hạ
lâm cảnh tóc tang, phải phụng mệnh Thiên-tử liên kết chư-hầu để lo việc
tương thân và trách phạt. Hiền-hầu bội tín làm cho Thiên tử nổi cơn
thịnh nộ, nên sai chư hầu đến đây vấn tội. Nếu Hiền-hầu cự với binh
triều thì chưa đợi giao binh đã thấy được lẽ thắng phụ rồi.
Tống hoàn-công hỏi :
- Theo sở kiến của Tiên-sinh thì việc nầy phải thế nào ?
Ninh-thích nói :
- Theo ý tôi, Hiền hầu nên dùng chút đỉnh lễ vật mà cầu hôn .
Trên chẳng trái với Châu-vương, dưới vẫn đặng quyền cùng minh-chúa. Như
thế nước Tống không cần phải động binh mà vẫn vững vàng thư non Thái.
Tống hoàn-công nói :
- Trước kia ta đã không trọn ước, nữa đêm kéo quân bỏ về không
dự hội. Nay Tề-hầu đã đem binh đến đây biết có chấp thuận việc hòa ước
của ta chăng ?
Ninh-thích nói :
- Tề-hầu là một người đại nhân đại độ, không kể đến lỗi lầm của
kẻ khác. Trước đây Lỗ-hầu không chịu dự hội, sau đến xin ăn thề nơi đất
Kha, Tề-hầu vẫn đem đất Vânđương trả lại. Huống chi Hiền-hầu là kẻ đã có lòng đến dự hội, lẽ nào Tề-hầu lại không cho giảng hòa .
Tống hoàn-công hỏi :
- Bây giờ phải dùng những lễ vật chi để cống hiến ?
Ninh-thích nói :
- Là một kẻ đại nhân đại độ, không bao giờ xem của cải là trọng . Hiền-hầu chỉ dùng một vật mọn cũng đũ .
Tống hoàn-công mừng rỡ, sai sứ mang lễ vật xin hòa ước với Tề.
Đái thúc-bì hổ thẹn lui ra.
Sứ Tống đến trại Tề dâng mười cặp bạch-ngọc, ngàn nén vàng ròng, mà tạ tội.
Tề hoàn-công nói :
- Có chỉ mạng của Thiên-tử, ta đâu dám tự chuyên. Phải cậy đại thần của Thiên-tử chuyển tấu về triều Châu mới đặng.
Bèn giao những vàng ngọc ấy lại cho Đơn-miệt.
Đơn-miệt nói :
- Quân hầu đã rộng lòng tha lỗi, nay lại cậy tôi chuyển tấu về triều, tôi đâu dám từ chối.
Tề-hầu tin cho Tống hoàn-Công hay để sắm sửa qua triều Châu, rồi các nước thâu binh về.