Đông Chu Liệt Quốc

Chương 19 : Trịnh lệ công lập mưu về nước Châu huệ vương tìm kế phục thù

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Tề-hầu kéo binh về nước, mở tiệc khao quân .



Quãn-Trọng tâu rằng :



- Từ ngày nhà Châu thiên sang Đông đô đến nay, các nước chư hầu

không nước nào mạnh bằng Trịnh. Kinh đô nước Trịnh là nơi Đông-quách,

chỗ ấy phía trước có núi Trung-sơn, phía sau có sông Hà, phía hữu có

sông Lạc, phía tả có sông Tề, thật là nơi hiểm địa.



Hơn nữa, từ lúc Trịnh trang-công thắng được Tống và Hứa, lại kết thân với Sỡ là nước tiếm xưng vương-hiệu, đất rộng binh hùng. Hai nước

ấy cấu kết với nhau, nước Tề ta khó bề thắng được.



Tề hoàn-công hỏi :



- Như thế thì biết làm thế nào cho hai nước ấy tùng phục ?



Quản-trọng nói :



- Nhất định phải hạ cho được Sở. Mà muốn hạ Sở trước phải dẹp Trịnh.



Tề hoàn-công nói :



- Ta vẫn biết Trịnh là nơi cốt yếu, muốn thâu đoạt đã lâu, song không biết dùng kế gì đặng.



Ninh-thích nói.



- Công-tử Đột bên nước Trịnh, trước kia lên ngôi chỉ có hai năm, bị Tế-Túc đuổi ra nước ngoài, cư trú nơi đất Lịch. Hiện nay nước Trịnh, Công-tử Nghi đang ở ngôi. Tế-Túc là tôi mà dám đuổi Chúa, Công-tử Nghi

là em mà chiếm ngôi anh đó trái là lễ. Xin Chúa-công cho người đến đất

Lịch đưa Trịnh đột về nước , lập lên ngôi, ắt Trịnh đột phải mang ơn

Chúa-công mà tùng phục nước Tề .



Tề hoàn-Công khen phải, khiến Tân tu-vô đem hai trăm binh ra đóng đồn nơi đất Lịch , rồi sai người đến tỏ ý với Trịnh đột.



Lâu nay Trịnh đột nghe Tế-Túc đã qua đời thường cho người dò xét tình hình nước Trịnh để tính việc phục nghiệp, xảy được tin nước Tề

muốn giúp mình về nước, lòng mừng khôn xiết cho người đến đón Tân tu-vô

vào thành thết đãi.



Trong lúc đang ăn uống, Tân tu-vô hỏi :



- Chẳng hay nước Trịnh hiện nay ai thay cho Tế-túc ?



Trịnh đột đáp :



- Thay Tế-Túc là Thúc-Thiêm. Người nầy có tài trị nước , nhưng không có tài cầm binh.



Giữa lúc ấy, bỗng có quân vào báo rằng :



- Kinh-thành nước Trịnh vừa xảy ra một chuyện rất lạ : Phía

trong cửa Nam môn có một con rắn dài tám thước, đầu xanh đuôi vàng, cắn

lộn với một con rắn phía ngoài cửa dài hơn một trượng, đầu đỏ đuôi xanh. Hai con cắn nhau đến mười bảy ngày thì con rắn trong bị con rắn ngoài

cắn chết. Con rắn ngoài chạy thẳng vào thành, đến nhà Thái-Miếu thì biến mất. Thiên hạ đến xem đông nghẹt, nhưng chẳng ai dám lại gần.



Tân tu-vô nghe nói đứng dậy chức mừng Trịnh đột :



- Như thế chắc chắn hiền-hầu sẽ khôi phục được ngôi nước Trịnh.



Trịnh đột hỏi :



- Sao ngài biết được ?



Tân tu-vô đáp .



- Con rắn ngoài cửa tức là hiền-hầu, vì hiền-hầu là anh, nên rắn ấy dài hơn một trượng, còn con rắn trong cửa tức là Công-tử Nghi.

Công-tử Nghi là em nên có tám thước. Đến ngày thứ mười bẩy , con rắn bên trong chết, nghĩa là từ khi hiền-hầu bỏ ngôi đến nay đã mười bảy năm,

nay trở về phục-quốc được thành công. Đó là điềm trời cho biết trước.



Trịnh đột mừng rỡ nói :



- Nếu quả đúng như vậy, dầu trọn đời tôi chẳng đám quên ơn Tề-hầu .



Nói xong, rót rượu đưa mời Tân tu-vô uống .



Hai người rất tương đắc.



Sáng hôm sau , Tân tu-vô bàn với Trịnh đột đem quân lẻn về lấy đất Đại-lăng.



Quan giữ thành Đại-lăng là Phó-Hà, nghe được tin Trịnh đột kéo quân đến đánh , vội điểm quân khai thành đối địch .



Chẳng ngờ Tân tu-vô phục binh nơi phía sau, tràn vào chiếm thành .



Phó-hà tưởng quân Trịnh đột, sau biết được có binh Tề giúp sức , liệu thế không chống lại, phải xin đầu hàng.



Trịnh đột vốn căm hờn Phó-Hà trong mười bảy năm qua, đã giữ thành rất gắt chống lại quân mình, nên truyền quân đem chém



Phó-Hà la lớn :



- Nếu muốn về nước Trịnh mà Chúa-công đem giết tôi thật là thất sách .



Trịnh đột nghe nói, liền bảo đao phủ thủ dừng lại hỏi :



- Ngươi có kế gì hay sao



Phó-hà nói :



- Tôi có thể lấy đầu Công-tử Nghi được !



Trịnh đột lắc đầu nói :



- Ngươi là một tiểu-tướng, tài cán, mưu mô chi mà làm được

chuyện đó , chẳng qua ngươi tham sanh úy tử, kiếm lời gạt ta để khỏi

chết mà thôi.



Phó-hà nói :



- Quyền chính trong nước ngày nay thuộc về tay Thúc-thiêm. Tôi

cùng với Thúc-thiêm thân nhau lắm. Nếu Chúa-công không chê tôi bất tài,

để tôi sống, tôi sẽ về bàn mưu với Thúc-thiêm giết Công tử Nghi đem đầu

nạp cho Chúa-công.



Trịnh đột hét to :



- Tên lão tặc ! Đừng gạt ta. Mi muốn trở về bàn với Thúc-Thiêm đem quân đến đây chống cự với ta, ta đã biết rõ.



Nói rồi truyền đao-phủ-thủ đem chém.




Nói xong giả mệnh vua sai các tướng đem quân đối địch.



Quân sĩ nhà Châu vốn không phục Vương-tử Đồi nên ra khỏi thành đều bỏ chạy về phía Châu huệ-vương.



Vỉ-Quốc thấy vậy vội vã thảo chiếu sang nước Vệ cầu cứu . Nhưng tờ chiếu thảo chưa xong, đã nghe quân báo :



- Châu huệ-Vương đã vào thành ngự triều rồi.



Vỉ-Quốc biết không thể thoát nỗi , liền đâm gươm vào cổ tự vận .



Chúc-quy và Tử-cầm bị chết giữa đám loạn quân , còn Biên-bá và Thiềm-phủ thì bị bá tánh bắt trói đem nạp.



Vương-tử Đồi thì chạy ra cửa phía Tây, khiến Thạch-tốc lùa trâu

đi trước . Nhưng vì trâu quá mập nên đi chậm , quân Trịnh hay được đuổi

theo bắt lại .



Châu huệ-vương khiến quân dẫn Vương-tử Đồi, Biên-Bá , Thiềm-phủ và Thạch-tốc ra pháp trường xử trảm .



Đoạn cắt đất Hô-lao thưởng cho nước Trịnh, và lấy đất Tử-Toàn thưởng cho nước Quắc.



Trịnh lệ-công và Quắc-công cáo từ về nước.



Trịnh lệ-công về mới nữa đường bị mang bịnh mà thác .



Quần thần lo việc an-táng rồi tôn Thế-tử Tiệp lên ngôi, hiệu là Trịnh Văn-Công.



Lúc đó, Trịnh lệ-công lại còn có một người con tên Công-tử Huấn, tên chữ là Kỉnh-trọng, có chơi thân với Công-tử Ngự-khấu . Về sau

Công-tử Ngự-khấu toan cướp ngôi Trần tuyên-công , nên bị Trần tuyên-công giết đi . Công-tử Kỉnh-trọng sợ liên luỵ đến mình, bỏ nhà trốn sang

nước Tề, được Tề hoàn-công phong chức Công-chính.



Một hôm, Tề hoàn-công đến chơi nhà Kỉnh-trọng, uống rượu đàm đạo rất vui . Gặp trời tối, Tề hoàn-công sai thắp đèn lên để uống thêm cho

trọn cuộc.



Kỉnh-trọng nói :



- Tôi không tính đãi tiệc Chúa-công lúc ban đêm, vì vậy nên không dám đốt đèn, xin Chúa-công miễn chấp .



Tề hoàn-công cười lớn, nói :



- Kỉnh-trọng giữ lễ với ta như thế thực là hiếm có .



Nói xong, từ giã ra về.



Từ ngày ấy Tề hoàn-công thường khen Kỉnh-trọng là một hiền thần, và cắt đất phong cho Kỉnh-Trọng . Đến sau con cháu của Kỉnh-trọng nối

nghiệp và Kỉnh-trọng là Thỉ-tổ của họ Điền.



Lại nhắc qua việc Văn-khương từ ngày Tề tương-công qua đời, lòng thương tiếc chẳng cùng. Và cũng vì thương tiếc thái quá mà mang tâm

bịnh.



Một hôm, nội thị đưa viên thầy thuốc nước Cử đến xem mạch điều

trị, Văn-khương chạnh lòng nhớ đến chuyện xưa, liền lưu vị thầy thuốc

lại trong cung để ăn uống và vui hưởng hoan lạc.



Thấy Văn-khương quá dâm dục, biết mình không phải là tay đối thủ, vị thầy thuốc vội từ giã trở về nước Cử .



Văn-khương lại giả cách đi tìm thầy thuốc, ghé qua nước Cử , đến nhà vị thầy thuốc đó đôi ba phen .



Vị thầy thuốc không biết tính sao phải tìm người khác thay mình

để làm cho Văn-khương vừa ý . Nhưng Văn-khương vẫn không hài lòng, tiếc

rằng không bằng được Tề tướng-công thuở trước.



Qua năm thứ tư của Châu huệ-vương , bịnh của Văn-khương càng

ngày càng nặng, tính không sống được lâu, bèn trở về nước Lỗ mà thác.



Trong lúc lâm chung , Văn-khương trối với con là Lỗ trang-công :



- Con của anh ta đã đặng mười tám tuổi, theo lời hứa thuở nọ,

con nên mau cưới về, đừng câu chắp. Được như thế mẹ mới mát lòng nơi cửu tuyền.



Lỗ trang-công cúi đầu tuân lời mẹ, Văn-khương lại dặn :



- Nước Tề đương dựng nghiệp bá, oai thế càng ngày càng mạnh, con chớ nên bỏ việc giao hảo.



Nói rồi trút hơi thở cuối cùng.



Nhắc đến Văn-khương, người sau có thơ rằng :



Non nước đầy vơi thật khó lường



Ngàn đời còn mãi gái Văn-khương



Trăm năm miệng túi càn khôn khép



Lòng chửa phôi-pha mảnh má hường.



Lỗ trang-công chôn cất xong, tính theo lời di-chúc nghị việc hôn nhân



Quan Đại-phu Tào-quới can :



- Đại tang chửa mãn , xin Chúa-công hãy thư thả đã.



Lỗ trang-công nói :



- Lời mẹ ta đã dạy, nếu trái lời e bất hiếu. Song cưới vợ trong

lúc tang chế lòng ta không an. Vậy thì, chờ đến giáp năm sẽ tính việc

ấy.



Qua năm sau, Lỗ trang.Công cho người qua Tề cầu hôn.



Tề hoàn-công nói :



- Lỗ-hầu chửa mãn tang. Xin chờ đến hai năm nữa đã.



Vào năm thứ bảy của Châu huệ-vương, Lỗ trang-công hết tang mẹ

thì đã ba mươi bẩy tuổi, mới cưới được con gái Tề tướng-công đem về Lỗ,

tức là nàng Ái-khương.



Từ ngày Khương-thị về Lỗ, Tề và Lỗ giao-hảo rất thân thiết.



Tề hoàn-công lại khiến Lỗ trang-công hiệp binh đánh nước Từ và nước Nhung.



Hai nước nầy không dám chống cự, phải đem lễ vật triều cống, chịu làm tôi nước Tề.