Đông Chu Liệt Quốc
Chương 21 : Quản trọng đoán thần Du nhi Tề hầu đánh nước Cô trúc
Ngày đăng: 01:54 20/04/20
Quân Sơn-nhung tức là nước Linh-Chi , phía Tây giáp nước Yên , phía Đông Bắc giáp với Tề và Lỗ. Chúa nước Linh-chi ỷ mình là nơi hiểm địa, không ai dám xâm lấn nên chẳng chịu tùng phục ai, lại còn phá phách nhiều
nơi, cướp bóc của cãi .
Trước đây, đã một lần xâm lấn nước Tề, bị Thế-tử Hốt nước Trịnh, đem binh giúp Tề đánh một trận phải lui về . Nay nghe nước Tề làm bá
chủ, nên cử đại binh sang đánh nước Yên, mục đích làm cho nước Yên sợ
oai mình, không dám tùng phục Tề nữa .
Nước Yên cự không lại, phải sai sứ sang Tề cầu cứu .
Tề hoàn-công hay tin hỏi Quản-trọng :
- Nước Yên bị giặc Sơn-nhung xâm lấn, ta phải làm cách nào để cứu nước Yên .
Quản-trọng nói :
- Yên là một nước trong hội minh chủ, nay đã cầu cứu thì không
bỏ qua được. Vả lại, quân Sơn-Nhung lâu nay không tùng-phục nhà Châu, ta cũng nên mượn cớ mà đem quân chinh phạt.
Tề hoàn-công nhậm lời, kiểm điểm binh mã kéo đi .
Khi qua đến sông Tề-thức thuộc địa giới nước Lỗ, Lỗ trang-công thân hành đến nơi tiếp đón, làm tiệc đãi đằng.
Lỗ trang-công nói :
- Minh công đánh được quân Sơn-nhung chẳng những nước Yên đội
ơn, mà nước Lỗ tôi cũng lấy làm toại nguyện . Vậy xin Minh-công cho tôi
được đem quân giúp sức.
Tề hoàn-công nói :
- Tôi không dám làm phiền Hiền hầu đến những nơi hiểm địa ấy .
Nếu tôi không thắng được sẽ cần đến sự giúp đỡ của Hiền-hầu cũng chẳng
muộn.
Nói xong từ biệt Lỗ trang-công kéo quân đi .
Lúc ấy Chúa nước Linh-chi tên Mật-lư , đem quân quấy nhiễu nước
Yên đã hai tháng rồi, cướp bóc của cải, bắt đàn bà, con gái không biết
bao nhiêu mà kể . Nay nghe tin binh Tề đến cứu, bèn lật đật rút lui về
nước.
Tề hoàn-Công đem binh đến nơi .
Yên trang-Công khai thành nghinh tiếp, và tạ ơn khó nhọc đã đem binh đến cứu .
Quản-trọng nói :
- Quân Sơn-nhung chưa thua mà kéo về, nếu quân ta trở về ắt
chúng lại đến phá rối nữa . Bây giờ phải thừa thế thẳng đến nội địa mà
đánh mới dứt hậu hoạn được.
Tề hoàn-công khen phải, truyền tiến binh .
Yên trang-công thưa :
- Tôi xin đem binh đi tiên phong mà giúp Minh công .
Tề hoàn-công nói :
- Nước Yên vừa bị quân giặc tàn phá, ta nở nào để hiền-hầu đi
tiên phong . Xin Hiền-hầu cứ đem binh đi sau làm tiếp ứng mà trợ oai
cũng đủ.
Yên trang-công nói :
- Cách đây tám mươi dặm có một nước gọi là Vô-chung cũng là
giống người Sơn-nhung nhưng không thuộc nước Linh-chi, Minh công nên sai người đi dụ để mượn chúng đưa đường thì mới tinh .
Tề hoàn-công đắc ý, liền sai Thấp-bằng đem vàng bạc đến dụ vua nước Vô-chung .
Vua nước Vô-chung sai tướng Hồ nhi-bang đem hai ngàn quân đến giúp.
Hồ nhi-bang theo Thấp-bằng đến ra mắt Tề hoàn-công .
Tề hoàn-công hậu thưởng, và khiến đi tiền đội .
Đi độ ba ngày , đến một nơi rừng núi hiểm trở, hai bên đá dựng chập chồng, Tề hoàn-công hỏi Yên trang-công :
- Chỗ nầy kêu là chỗ gì ?
Yên trang-công thưa :
- Đây là Quy-từ, yết lộ của Sơn-nhung ra vào.
Tề hoàn-công thương nghị với Quản-trọng rồi cho đốn cây lập đồn, khiến Bảo Thúc-nha ở lại đó trấn thủ, coi việc vận lương .
Cách hai ngày sau, đại binh tiến bước.
Chúa nước Linh-chi, hay được tin binh Tề đến đánh, liền sai mời Đại-tướng Tốc-mãi đến thương nghị.
Tốc-mãi nói :
- Quân Tề từ xa đến đây, binh lao mã liệt ta phải đánh gấp chớ nên trì hoãn.
Mật-lư y lời, đem quân mai phục trong rừng, rồi sai Tốc-mãi dẫn một ngàn binh, đợi nghênh-chiến.
Hồ nhi-bang vừa kéo binh thì gặp Tốc-mãi đã dàn quân sẵn.
Hai bên đánh nhầu một trận.
Tốc-mãi giả thua, kéo binh chạy.
Hồ nhi-bang đuổi theo, vừa đến giữa rừng , binh phục của Mật-Lư
nổi dậy, ó lên một tiếng, áp đến chém giết, quân của Hồ nhi-Bang bị chết rất nhiều, bỏ chạy trở lại.
Còn Hồ nhi-bang bị quân của Mật-Lư bắt trói.
May thay , đại binh của Tề hoàn-Công đền kịp đánh đuổi Mật-Lư, giải cứu cho Hồ nhi-bang khỏi tay giặc đem về trại.
Hồ nhi-bang có ý thẹn thuồng.
Tề hoàn-công vỗ về, an ủi .
- Ra trận thắng-bại lẽ thường, tướng quân chớ lấy thế làm áy náy .
Nói xong chọn một con ngựa tốt tặng cho Hồ nhi-bang .
Hồ nhi-bang cảm tạ lui ra .
Tề hoàn-công tiến quân đến núi Phục-long truyền quân đóng trại
nơi đỉnh núi . Lại khiến Vương-tử Thành-phủ và Tân tu-vô đóng trại dưới
núi, đem những binh xa kết liền với nhau làm một bức thành giả, canh giữ rất nghiêm nhặt.
Sáng hôm sau, Mật-lư cũng với Tốc-mãi đem hơn một vạn quân đến
khiêu chiến. Nhưng vì bị bức thành binh xa ngăn đón không làm sao tiến
quân được, phải đánh cầm chừng.
Quản-trọng trèo lên ngọn núi cao xem thấy quân sĩ Sơn-nhung lớp
nằm lăn xuống đất lớp ôm nhau nô đùa, bỏ cả ngựa xe, vũ khí . Bèn vỗ vai Hồ nhi-bang, nói :
- Lúc nầy là lúc tướng quân có thể đem quân ra đánh trả thù đó .
Hồ nhi-bang trợn mắt, nhìn số quân Sơn-nhung đang nằm dưới bãi rồi hậm hữuc kéo quân ra đi .
Thấp-bằng nói :
- Tôi e giặc Sơn-nhung dùng kế để dụ ta chăng ?
Thữuc vậy quân Sơn-nhung thấy quân Tề không ra đánh nên cho hai
đội quân phục nơi mé rừng, rồi khiến một số quân sĩ giả cách trễ biếng
mà dụ địch.
Tuy nhiên, Quản-Trọng đâu phải không biết binh-pháp, nhìn Thấp-bằng mỉm cười nói :
Tề hoàn-công khen phải, liền sai Cao-hắc dẫn một ngàn quân theo
Hoàng-hoa đi tiền bộ, lại giao thành cho Yên trang-công trấn giữ rồi kéo đại binh theo sau, để phòng binh viện kéo về.
Đi được một lúc thì trời gần tối, không còn thấy đạo binh của
Cao-hắc và Hoàng-hoa đâu nữa, trước mặt chỉ thấy một bãi sa-mạc rộng
thênh thênh, bốn bề hoang vắng, gió thổi lạnh lùng, xa xa văng vẳng
những tiếng ma kêu, quỷ khóc lẫn với tiếng huýt, tiếng gầm của loài
hổ-mang và thú dại.
Quân sĩ người người rởn ốc, và cứ thỉnh thoảng một luồng gió thổi đến một số quân binh ngã gục, ngất thở.
Quản-trọng thất kinh nói với Tề hoàn-công :
- Tôi được nghe xứ nầy có cái bể cát rất độc, chắc bể cát ấy là đây . Xin chớ đến nữa.
Tề hoàn-công truyền thâu quân .
Nhưng quân sĩ lạc đường không biết hướng nào trở lại.
Trong lúc trời tối mịt mùng, rải rác những đống xương khô
ngổn-ngang trên bãi, cứ mỗi tên quân lạc ra khỏi đoàn là bị một con ác
điểu từ đâu bay đến mổ vào sọ, như một nhát búa , hốt hút lấy tuỷ óc mà
ăn .
Quản-trọng truyền đánh kiễng lên thu quân vào một chỗ, rồi bảo vệ Tề hoàn-công tìm đường cũ trở lại.
Nhưng, đường cũ đã mịt mù, không còn dấu vết.
Quản-trọng nói :
- Nước Chung-vô tiếp giáp với nước nầy, những con ngựa già xứ
Chung-vô ắt thuộc đường, vậy thì bảo Hồ nhi-bang chọn lấy vài con ngựa
già thả cho đi trước, quân ta theo sau, ắt thoát đặng.
Tề hoàn-Công làm theo kế ấy, quả nhiên ra khỏi sa mạc.
Nhắc lại tướng Hoàng-hoa, có ý đi trước để đánh lừa binh Tề, và lập kế đưa Cao-hắc đến núi Dương-sơn .
Nhưng đi được một lúc, Cao-hắc thấy Hoàng-hoa cứ một mạch đi
thẳng, không chờ đại binh theo sau, lòng nghi ngại, không dám đi nữa.
Hoàng Hoa biết ý, lập tức bắt sống Cao-hắc, rồi thẳng đường đến núi Dương-sơn, vào yết kiến Đáp lý-kha, và nói :
- Mật-lư thua trận ở Mã-tiên sơn , bị quân Tề giết, nay tôi đã
trá hàng, gạt được quân Tề vào nơi bể cát, lại bắt sống được tướng
Cao-Hắc đem về đây, xin Chúa-công định liệu.
Đáp lý Kha bảo Cao Hắc :
- Nếu nhà ngươi chịu đầu hàng, ta tha chết.
Cao-hắc trừng mắt nhìn lên, hét lớn :
- Ta là quan nước Tề, có bao giờ lại thần phục loài khuyểnđương . Chúng bây đừng có nói những lời vô lễ đó !
Hoàng-hoa cả giận, rút gươm chém Cao-hắc một nhát bay đầu .
Đoạn họp binh lại, cùng với Đáp lý-kha kéo quân về thu phục Kinh-thành.
Yên trang-công chống giữ, nhưng không lại, phải bỏ thành, đem binh chạy về Đoàn-tử sơn .
Trong khi ấy, đại binh của Tề hoài-Công đã ra khỏi biển cát, kiểm điểm binh mã thấy hao hơn hai phần mười.
Tề hoàn-công nói :
- Không giao tranh mà binh mã bị tổn thương thật là đau đớn .
Quản-trọng nói :
- Bây giờ trở lại nơi Kinh-thành Cô-trúc để quân sĩ nghỉ ngơi rồi sẽ tính.
Tề hoàn-công y lời, truyền quân kéo về thành Cô-trúc.
Về gần đến nơi bỗng thấy nhân dân già trẻ, dắt nhau đi lũ lượt .
Quản Trọng sai người đến dò hỏi, mới biết Đáp lý-Kha đã đánh đuổi Yên trang-công mà chiếm thành rồi.
Nhân dân nước kia tránh vào rừng nay nghe thành đã lấy lại nên trở về yên trú.
Tề hoàn-công thất kinh đưa mắt nhìn Quản-trọng.
Quản-trọng nói :
- Tôi đã có cách lấy lại kinh thành Cô-trúc rồi !
Nói xong , khiến Hồ nhi-bang cho quân thay hình đổi dạng lẫn với đám đông người , lẻn vào thành để làm nội ứng. Đoạn truyền quân vây kín ba mặt thành chỉ chừa cửa phía Bắc để phục binh mà bắt Đáp lý-kha .
Đêm ấy Đáp lý-kha hay tin quân Tề kéo đến, liền đốc quân lên mặt thành chống giữ .
Bỗng trong thành lửa cháy sáng ngời , đoàn quân nội ứng của Hồ
nhi-bang nổi dậy, ó lên một tràng , tràn ra mở bét bốn cửa thành.
Bên ngoài quân Tề kéo vào ba mặt.
Đáp lý-kha thất kinh vội lên ngựa chạy thoát ra cửa phía Bắc.
Đi được vài ba dặm xảy nghe một tiếng pháo lệnh, binh Tề phục hai bên rừng kéo ra đông như kiến.
Đáp lý-Kha bị bắt, còn tướng Hoàng-hoa và Ngột luận-cổ bị chết trong đám loạn quân .
Tề hoàn-công kéo binh vào thành truyền chém đầu Đáp lý-kha bêu nơi Bắc-môn, rồi treo bản phủ*** nhân dân .
Dân Cô-trúc thuật lại chuyện Cao-hắc bị giết.
Tề hoàn-Công thương tiếc vô cùng, khiến ghi công vào sổ để khi về nước gia-ân .
Yên trang-công đang đóng binh ở Đoàn-tử sơn nghe Tề hoàn-Công đã chiếm được Kinh-thành Cô-trúc liền kéo binh đến chúc mừng.
Tề hoàn-Công nói với Yên trang-công :
- Tôi đem binh sang giúp quí-quốc, may thu phục được hai nước Linh-chi và Cô-trúc nầy rộng hơn năm trăm dặm vậy xin biếu .
Yên trang-công nói :
- Tôi đã làm phiền Minh-công quá nhiều, và mang ơn quá trọng, lẽ đâu còn dám hưởng ơn huệ ấy.
Tề hoàn-công nói :
- Linh-chi và Cô-trúc, hai nước giáp liền với nước Yên, nếu giao cho người khác ắt bị quấy nhiễu. Hiền-hầu chớ nên chối từ hãy nhận lấy
mà mở mang bờ cõi rồi sai sứ vào triều cống nhà Châu như thế tôi cũng đã được một phần vinh dự rất lớn.
Yên trang-công từ chối không được, phải nhận lời.
Tề hoàn-công truyền mở tiệc khao thưởng ba quân, lại cắt một
thuở ruộng nơi chân núi Tiên đoàn sơn thưởng công cho Hồ nhi-bang , rồi
kéo binh về nước.
Yên trang-Công đưa tiễn Tề hoàn-Công ra khỏi nước Yên , rồi mới trở về .
Từ đấy, nước Yên trở nên một nước hùng mạnh ở phía Bắc.
Khi Tề hoàn-công về đến sông Tể-thủy, địa giới nước Lỗ .
Lỗ trang-công ra đón tiếp, mở tiệc nơi mé sông khoản đãi để chúc mừng .
Tề hoàn-công đem những bảo vật lấy được ở hai nước Linh-chi và Cô-trúc đem chia cho Lỗ trang-công .
Lỗ trang-công vì mến tài Quản-Trọng, lại biết được Quản-trọng có một cái ấp riêng gọi là Tiểu-cốc ở địa phận nước Lỗ, bèn cho người đến
đó sửa sang, xây thành quách rất tử tế.
Trong thời gian Lỗ trang-công còn ở ngôi, nước Lỗ được thái bình cường thịnh. Nhưng vào tháng tám năm đó Lỗ trang-công tạ thế khiến cho
nước Lỗ sinh ra rối loạn.