Đông Chu Liệt Quốc
Chương 22 : Quí hữu đảm đương nước Lỗ Tề hầu trông thấy yêu ma
Ngày đăng: 01:54 20/04/20
Nguyên Lỗ trang-công có một người em cùng mẹ là Công-tử Quí, trong bàn tay của Công-tử Quí có chữ hữu nên gọi là Quí-hữu .
Quí-hữu vốn tánh cương trực, lại cùng một mẹ, nên Lỗ trang-Công rất yêu quí.
Lỗ trang-công lại còn có một thứ huynh là Khánh Phủ, và một thứ
đệ là Thúc-nha, hai người nầy gian xảo, nên Lỗ trang-Công chẳng phục.
Quý-hữu , Khánh-phủ, Thúc-nha cả ba đều làm chức Đại-phu trong triều.
Trong thời gian Lỗ trang-Công mới lên ngôi, ra chơi nơi đất Lang đài, gặp người con gái họ Đảng tên là Mạnh-Nhâm, nhan sắc tuyệt trần,
Lỗ trang-Công đem lòng yêu dấu, sai người đi thỉnh.
Mạnh-nhâm không đến.
Lỗ trang-công sai người đến hứa với Mạnh Nhâm nếu kết duyên tơ tóc sẽ được phong làm chánh thất.
Mạnh-nhâm bắt Lỗ trang-Công phải chích huyết ăn thề mới nhận lời.
Sau khi thề nguyền xong, Lỗ trang-công đem Mạnh-nhâm về cung chung sống.
Qua một thời gian Mạnh-nhâm sanh đặng một trai là Công-tử Ban .
Lỗ trang-công muốn giữ lời thề, lập Mạnh-nhâm lên làm chánh
thất, người mẹ Lỗ trang-Công là Văn-khương nhất thiết không thuận , bảo
phải lấy nàng Ai-khương, con gái Tề tương-công về làm chánh-thất.
Lỗ trang-công không dám cãi lời mẹ. Tuy-nhiên lúc bây giờ nàng
Ai-khương còn bé lắm, phải chờ đợi hai mươi năm trời nữa mới cưới được.
Bởi vậy, Mạnh-Nhâm dù chưa lập chánh-thất nhưng trong hai mươi năm ấy vẫn làm chủ trong cung .
Đến lúc Ai-khương về làm phu-nhân thì Mạnh-nhâm đã qua đời rồi.
Nàng Ai-Khương không con . Em gái Ai khương là Thúc-khương theo Ai-khương sang , lấy Lỗ trang-công sinh được Công-tử Khải .
Trước kia, Lỗ trang-công lại còn lấy nàng Phong-thị làm tiểu-thiếp, có sanh đặng một trai là Công-tử Thân nữa.
Như vậy, Lỗ trang-công có ba trai : Công-tử Ban , Công-tử Khải và Công-tử Thân .
Về phần nàng Ai-khương, tuy được lập làm chánh-thất, song đã
chẳng con, lại hận vì trước kia Tề tương-Công giết cha mình, nên bề
ngoài kính trọng Lỗ trang-công , mà bên trong ghét thầm.
Ai-khương thấy Khánh-phủ mặt mũi khôi ngô, đem tình dan díu tư
thông với nhau; lại kết đảng với Thúc Nha em cùng mẹ của Khánh phủ để
mưu lập Khánh-phủ lên ngôi .
Thúc-nha làm Tể tướng.
Một hôm nhân tiết trời không mưa .
Lỗ trang-công đi tế đảo-vũ, truyền bọn nữ-nhạc tập dượt nơi sân nhà quan Đại-phu Lương-thị.
Quan Đại-phu Lương-thị có một đứa con gái khá đẹp, thường đi lại với Công-tử Ban . Hai bên trao tình cá nước, và Công-tử Ban hứa sau nầy nối ngôi sẽ phong cho nàng làm phu-nhân .
Hôm ấy con gái Lương-thị , bắc thang lên tường xem diễn nhạc,
chẳng may gặp Ngữ nhân-Lạc là tên giữ ngựa, đứng ngoài tường trông thấy .
Dẫu là phận tôi đòi, nhưng khát vọng của con người đâu cách biệt, Ngữ nhân-lạc cất lên vài giọng hát đưa tình để ghẹo hoa .
Hát rằng :
Hoa xuân hơ hớ nhuỵ đào
Tiếc thay ! Ong bướm chưa vào vườn xuân
Tường cao vòi vọi
Bóng nguyệt mông lung
Ước ao cá nước tương phùng
Ấp yêu mộng đẹp cho lòng phôi pha !
Công-tử Ban nghe tiếng hát chạy đến, trông thấy Ngữ nhân-lạc ,
lòng căm tức truyền bắt vào, đánh ba trăm roi, máu tuông lai láng .
Ngữ nhân-lạc khóc lóc van xin .
Công-tử Ban mới tha cho và đem việc ấy thuật lại với Lỗ trang-công .
Lỗ trang Công nói :
- Đối với đứa tiểu-nhân vô lễ, một là bỏ qua , hai là giết đi .
Con đánh nó như vậy không khỏi gây thù oán. Vả lại Ngữ nhân-lạc là đứa
có sức mạnh phi-thường, mọi người ai cũng biết, con khá cẩn thận.
Quả vậy, Ngữ nhân-lạc tuy là một kẻ tôi đòi , song sức mạnh ít
ai sánh kịp. Đã có lần Ngữ nhân-lạc từ trên chòi canh cao hai mươi
trượng nhảy xuống đất mà vẫn đứng dậy như chơi . Lại cầm cột chòi canh
rung rinh làm cho mọi người phải khiếp sợ.
Bị Công-tử Ban đánh đập ; Ngữ nhân-lạc đem lòng thù oán, đến xin làm tôi cho Khánh-phủ.
Khánh-phủ liền thu dùng.
Năm sau Lỗ trang-Công bệnh biết mình không sống được lâu , lại
nghi Khánh Phủ muốn cướp ngôi, nên gọi Thúc Nha và hỏi dò ý kiến.
Quả nhiên Thúc-nha khen Khánh-phủ, và khuyên Lỗ trang-Công nên truyền ngôi lại cho Khánh-phủ.
Lỗ trang-công buồn bã, nhưng không tỏ ý cho Thúc-Nha biết.
Thúc-nha bái tạ lui ra .
Lỗ trang-công lại cho đòi Quí-hữu vào hỏi.
Quí-hữu nói :
- Chúa-công ngày trước đã có lời ước với Mạnh-Nhâm . Tuy không
lập Mạnh-nhâm lên chánh-thất nhưng vẫn phải coi con của Mạnh-Nhâm là
chính.
Lỗ trang-công nói :
-Thúc-nha khuyên ta nên truyền ngôi cho Khánh-phủ, việc ấy nên chăng ?
Quí-hữu nói :
- Khánh-phủ là một kẻ thiếu đạo đức, không đủ tư-cách làm vua .
Thúc-nha muốn mưu cầu quyền lợi, xin Chúa-công chớ nghe theo . Tôi xin
hết sức phò Công-tử Ban để cứu lấy nước Lỗ.
Lỗ trang-công gật đầu nở một nụ cười tươi nhìn Quí-hữu tỏ vẻ trìu mến.
Quí-hữu lui ra, nghĩ thầm :
- Nếu không chặt bớt vây cánh của Khánh-phủ, sau nầy ắt khó trừ
đặng. Nghĩ rồi, giả chiếu của Lỗ trang-công triệu Thúc Nha đến tư dinh
quan Đại-phu Hàm-quí để nghe lệnh .
Thúc-nha ngỡ thật bôn ba đến.
Quí-hữu bỏ thuốc độc vào một ly rượu, đưa cho Hàm-quí bắt
Thúc-nha uống. Lại viết cho Thúc-nha một bức thư, đại ý nói Chúa-công có lệnh bắt Công-tử phải phục độcđược mà chết đi thì con cháu mới được
phong chức bằng không toàn gia phải bị tru lục .
Thúc-nha không chịu uống.
Hàm-quí phải đè Thúc-nha xuống đất đổ thuốc độc vào miệng.
Thúc-nha hộc máu chết ngay .
Chiều hôm ấy, Lỗ trang-công từ trần .
- Ngày trước tiên-quân ta cũng đi săn trong lúc ban ngày, thấy beo mà bõ mạng. Ngươi mau mời Trọng-phụ ra đây ta hỏi.
Thụ điêu nói :
- Quản-trọng làm gì biết được chuyện ma quái ?
Tề hoàn-công nói :
- Ngày trước đi đánh Cô-trúc, Quản-trọng đã đoán biết được thần Du-nhi, thì ắt cũng biết đưa giống ma qui? chớ chẳng không.
Thụ điêu thưa :
- Trước kia Chúa-công tả hình dáng thần Du-nhi nên Quản-Trọng
phỏng theo đó nói càn, để Chúa-công an lòng đi đánh Cô-trúc . Nay
Chúa-công muốn thử tài Quản-trọng, Chúa công đừng nói rõ hình dáng, nếu
Quản-trọng biết được mới thực là thánh.
Tề hoàn-công nghe lời thâu quân trở về. Tối hôm đó vì quá sợ sệt nên Tề hoàn-công sanh bệnh sốt.
Rạng ngày, các quan chầu chực đủ mặt để vấn an .
Tề hoàn-Công hỏi Quản-trọng :
- Hôm qua nơi Đi-trạch, ta thấy một giống ma qui? hiện lên chẳng hay khanh có biết được đó là giống gì chăng ? Hình dáng ra sao ?
Quản-trọng không biết trả lời sao, xin hẹn lại đễ suy xét.
Thụ điêu tủm tỉm cười bước đến nói với Tề hoàn-công :
- Tôi đã biết Quản-Trọng không phải là vị thánh.
Tề hoàn-công mỗi ngày một đau nặng.
Quản-trọng rất lo lắng sai người yết bãng khắp nơi, hễ ai biết
mà nói được hình dáng giống ma qui? mà Tề hoàn-công đã thấy thì được
trọng thưởng.
Yết bảng chưa được ba ngày, có một người mặc áo rách, đội nón mê, xin vào yết kiến.
Quản-trọng cho vào hỏi :
- Ngươi biết được hình dáng ma qui? sao ?
Người ấy thưa :
- Không có giống ma quái nào tôi không thạo. Xin ngài cho tôi được phép vào yết kiến Chúa-công.
Quản-trọng vội vã đưa vào cung, giữa lúc Tề hoàn-công đang ngồi
trên long sàng, có hai thị-nữ đấm bóp và Thụ điêu đang dâng nước trà.
Quản-trọng thưa :
- Có người nói được hình dáng ma quái, tôi đã đem đến đây , xin Chúa-công cho phép yết-kiến.
Tề hoàn-công cho vào.
Người ấy quì móp trước long- sàng, cúi đầu thi lễ .
Thấy người áo rách, nón mê, Tề hoàn-công có ý khinh dễ, hỏi :
- Một kẻ quê mùa như ngươi lại có thể biết được chuyện ma quái sao ?
Người ấy tâu :
- Chúa-công gặp ma quái nơi đâu ?
Tề hoàn-công nói :
- Ta thấy giống ấy nơi Đại-trạch, lúc ban ngày.
Người ấy nói :
- Chúa-công tự làm hại lấy mình, chứ ma quái đâu có làm hại được Chúa-công.
Tề hoàn-công hỏi lớn :
- Nhà ngươi bảo rằng không có ma quái sao ?
Người ấy tâu :
- Hạ thần vẫn cho là có ma quái, như ở dưới nước có giống
Võng-ượng, ở gò thì có giống Trăn, ở núi thì có giống Quỉ, ở đồng bằng
thì có giống Bàng-hoàng, còn nơi Đại-trạch thì chỉ có giống Uy đà mà
thôi.
Tê hoàn-công hỏi :
- Giống Uy đà hình dáng thế nào ?
Người ấy thưa :
- Giống Uy đà to lớn như người, mặc áo đỏ đội mũ đỏ. Giống ấy sợ tiếng xe chạy. Hễ nghe tiếng xe chạy rầm rĩ thì ôm đầu mà đứng. Ai
trông thấy giống ấy tất dựng nên nghiệp bá đặng .
Tề hoàn-công nghe xong, vùng đứng dậy, nét mặt tươi tỉnh, không còn đau đớn gì cả, nói :
- Chính ta đã thấy giống ấy, nhà ngươi tên gì ở đâu mà lại có tài xét đoán như vậy ?
Người ấy nói :
- Tôi tên Hoàng-tử, một kẻ nông phu sống nơi cõi Tây nước Tề.
Tề hoàn-công nói :
- Nhà ngươi ở đây ta sẽ phong cho nhà ngươi làm chức Đại-phu.
Hoàng-tử từ chối, nói :
- Tôi không muốn làm quan, chỉ mong Chúa-công sửa sang chính
trị, trừ gian diệt nịnh, làm cho nước mạnh dân giàu, khiến cho tôi được
yên nghiệp làm ăn là tôi mãn nguyện rồi.
Tề hoàn-công khen là người cao sĩ, ban cho thóc lúa, rồi sai người đến tận nhà viếng thăm.
Lại thưởng cho Quản-trọng rất hậu .
Thụ điêu nói :
- Hoàng-tử nói được chứ Quản-trọng có nói được đâu mà Chúa-công trọng thưởng ?
Tề hoàn-công nói :
- Nếu không có Trọng-phụ thì sao ta được nghe lời nói của Hoàng-tử.
Thụ điêu không dám nói nữa .
Lúc bây giờ, nước Vệ bị nước Bắcđịch đem quân xâm chiếm .
Vệ ý-công sai sứ sang Tề cầu cứu .
Tề hoàn-công nói :
- Quân ta mới đi đánh Sơn-nhung vừa rồi, hãy còn mệt mỏi, quân
lực chưa dùng đặng. Nếu nước Vệ thấy nguy cấp nên cầu viện ở nước khác.
Sứ nước Vệ nghe Tề hoàn-công nói, buồn bã ra về.
Rồi, cuối năm ấy, có quan Đại-phu nước Vệ là Ninh-Tốc sang Tề
báo tin Vệ ý-công đã bị quân Bắcđịch giết , nay phải sang đón Công tử
Hủy về nước nối ngôi.
Tề hoàn-công hay tin, thở dài, nói :
- Không sang cứu nước Vệ kịp thời là lỗi tại ta !