Đông Chu Liệt Quốc

Chương 23 : Ham chim hạc, Vệ hầu mất nước Giận sở vương, Tề chúa hưng binh

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Nhắc qua việc nước Vệ, Vệ ý-công lên ngôi đã chín năm trời, mà tính tình biếng nhác, chẳng lo chính sự, chỉ thích chơi một giống chim gọi là

chim hạc.



Giống chim nầy tính ưa sạch sẽ, hình dung đã tao nhã lại hát hay, múa khéo.



Người trong nước thấy vua ưa thích , đua nhau bắt chim hạc đem

đến dâng rất nhiều. Hễ chim nào tốt thì được Vệ ý-công phong hàm-phẩm,

cấp lương bổng, chim nào đẹp thì được ăn lộc Đại-phu, xem như một triều

đình chim hạc.



Mỗi khi Vệ ý-công đi chơi đâu trên các cỗ xe loan, chim hạc đậu bao quanh, gọi là Hạc tướng quân.



Các người nuôi hạc lúc bấy giờ ăn lương rất hậu. Triều đình phải thâu thuế của dân thật nặng, để đủ tiền cấp lương cho hạc .



Lúc bấy giờ việc triều chính do tay Thạch-kỳ con cháu Thạch-Thác và Ninh-tốc đảm đương. Hai người nầy là hai tôi trung liệt đã nhiều lần can gián nhưng Vệ ý-công không nghe.



Công-tử Hủy là thứ huynh của Vệ huệ-công, thấy cháu mình như

vậy, biết nước Vệ một ngày nào đó tất sanh biến , bỏ sang nước Tề cư ngụ .



Tề hoàn-công chọn con gái dòng Tôn-thất gả cho, rồi cho ở luôn bên nước Tề.



Nước Vệ sang trong tình trạng ngoắc ngoải ấy mãi cho đến lúc quân Bắcđịch đến xâm lấn bờ cõi.



Bắcđịch là một nước cường thạnh , lâu nay có ý xâm chiếm Trung-nguyên .



Vừa rồi lại nghe Tề hoàn-công đi đánh Sơn-nhung lấy làm tức tối. Vua nước Bắcđịch là Sưu-man, vỗ án hét :



- Quần Tề đem quân đi đánh Sơn-nhung là có ý khinh dễ nước ta

lắm, nếu không nghĩ cách mà trị trước, ắt quân Tề còn dễ ngươi nữa.



Nói xong, kéo binh sang đánh nước Hình.



Tề hoàn-công toan đem binh sang cứu nước Hình , thì quân Bắcđịch lại kéo sang đánh nước Vệ.



Lúc ấy, Vệ ý-công đang sai người đẩy xe chim bạc đi chơi, nghe

báo có quân Bắcđịch đến đánh thất kinh, hạ lệnh gọi quân đi đánh giặc.



Dân nước Vệ bỏ trốn cả, không ai dám ra đi lính.



Vệ ý-công sai quan Tư đồ đi bắt khắp nơi mới được hơn một trăm người đem về tra hỏi.



Dân nước Vệ thưa :



- Chúa-công chỉ dùng một giống vật cũng đủ đẹp được quân Bắcđịch, hà tất phải gọi lính làm gì ?



Vệ ý Công hỏi :



- Giống vật gì lại có thể đuổi được giặc ?



Dân nước Vệ thưa :



- Giống chim hạc !



Vệ ý-công quát mắng :



- Giống chim hạc làm thế nào mà đánh giặc, các ngươi đám dùng lời khi quân như thế sao ?



Dân nước Vệ vẫn không sợ sệt, đáp :



- Chim hạc không đánh được giặc, thì đó là vật vôđụng thế mà

Chúa-công đã dùng vật vô dụng cho hưởng ơn vua lộc nước , còn kẻ hữuđụng lại bõ đi , như vậy làm sao trong cơn hữu-sự dân chúng không bõ trốn ?



Vệ ý-Công tỉnh ngộ, dịu giọng nói :



- Nay ta đã hối lỗi. Ta sẽ theo ý dân đuổi hết chim hạc đi.



Thạch-kỳ tâu :



- Xin Chúa-công thực hành ngay ý định ấy. Tôi e bây giờ đã trễ lắm !



Vệ ý-Công tức khắc sai người đi đuổi chim hạc, nhưng chim hạc

lâu nay được nuôi nấng, quen nơi ăn, chốn ở nên cứ quanh quẩn mãi trong

cung không chịu bay đi.



Thạch-kỳ và Ninh-Tốc thân hành ra đứng giữa chợ , giảng dụ dân

chúng, nói rõ lòng hối hận của Vệ ý-công, dân chúng mới chịu nhập vào

quân ngũ.



Thì, lúc đó giặc Bắcđịch đã kéo đến đất Huỳnh-Trạch rồi.



Thạch-kỳ bàn với Vệ ý-công :



- Quân BắcĐịch mạnh lắm, chớ khinh thường. Tôi xin sang nước Tề cầu cứu, nhờ binh Tề giúp sức mới xong.



Vệ ý-Công nói :



- Ngày trước Tề phụng mệnh Thiên-tử đem binh chinh phạt nước ta. Dẵu không bắt tội, nhưng từ ấy đến nay ta chưa sang tạ tội , nay chắc

gì Tề chịu đem binh đến giúp. Chi bằng ta liều quyết chiến với Bắcđịch

một phen rồi sẽ liệu.



Ninh-tốc tâu :



- Nếu vậy xin Chúa-công lo bảo vệ thành trì, để tôi đem quân ra quyết chiến cho.



Vệ ý-công nói :



- Nếu ta không thân hành ra trận, lòng quân không cởi mở được căm hờn.



Nói xong, trao cho Thạch-kỳ một cái ngọc-quyết và dặn :



- Ta giao việc nước cho khanh hãy ráng vì ta mà tận tâm.



Lại giao cho Ninh-tốc một mũi tên, rồi nói tiếp :



- Khanh khá lo việc giữ thành. Nếu không đánh được quân. Bắcđịch ta thề không trở về.



Thạch-kỳ và Ninh-tốc đều ứa nước mắt nhìn Vệ ý-công nghẹn ngào không nói được nữa lời.



Vệ ý Công cùng với tướng Cừ-khổng khai thành, kéo quân đi .



Tuy Vệ ý-công đã ăn năn, nhưng lòng dân oán hận chưa nguôi .



Lúc đi đường, quân lính hát lên nhiều câu ngập tràn uất ức.



Hát rằng :



Hỡi chim hạc ! Hỡi chim hạc !



Lầu son bát ngát !



Chim hạc ăn lương !



Đồng rẫy ruộng nương



Dân thuờng lo cày cấy !



Hạc lai chơi bay nhảy



Xuống ngựa lên xe !



Dân khổ cực trăm bề



Khi hữu sự , bắt lê ra chiến trận



Đi phen nầy số phận mong manh.



Vệ ý Công nghe hát, lòng buồn rũ rượi.



Khi đến đất Huỳnh-Trạch trông thấy quân Bắcđịch ngựa xe lộn xộn, hàng ngũ không chỉnh tề, Cừ-khổng nói :



- Quân lực BắcĐịch như vậy mà bảo rằng mạnh thì thật là lầm to.



Nói xong giục trống cho quân sĩ xáp chiến.




Lúc bấy giờ nước Sở đang đem quân xâm chiếm nước Trịnh, vây thành rất ngặt.



Trịnh văn-công muốn xin giảng hòa để cứu dân nước khỏi cảnh lầm than.



Quan Đại-phu Khổng-thúc can :



- Xin Chúa-công hãy chậm rãi . Nước Tề đang chuẩn bị đánh Sở , mục đích để cứu Trịnh. Ta nên cố thủ chờ xem.



Trịnh văn-công nghe lời, sai người cáo cấp với Tề hoàn-công.



Tề hoàn-công lập tức hội chư hầu, mượn cớ đánh Sái, để đem quân phạt Sở .



Tề hoàn-công phong cho Quản-trọng làm Đại tướng, lại khiến Thụ điêu đem quân sang đánh nước Sái trước.



Nước Sái lâu nay vốn cậy Sở không phòng bị gì cả. Khi thấy Thụ điêu kéo quân đến, mới vội vàng đem quân chống giữ.



Sái hầu thấy Thụ điêu bỗng nhớ lại Thụ điêu trước kia là người

hầu hạ Sái-cơ trong cung Tề , là một kẻ tiểu-nhân, bèn sai người đem

vàng lụa đến cống lễ , để nhờ Thụ điêu hoãn binh.



Thụ điêu nhận lễ vật rồi đem các điều dự tính của Tề hoàn-công

hội chư hầu, trước đánh Sái sau đánh Sở nói cho nước Sái biết, bảo Sái

hầu phải đem gia quyến lánh nạn kẻo bị diệt vong .



Sứ tề tâu lại , Sái hầu thất kinh, nội đêm ấy bỏ thành, dắt cung quyến chạy sang nước Sở.



Dân trong thành thấy vua bỏ trốn tức khắc tìm đường lánh nạn.



Thụ điêu kéo quân vào thành, sai người về phi báo với Tề hoàn Công xưng tụng công lao của mình.



Còn Sái-hầu trốn sang nước Sở. Vào ra mắt Sở thành-vương thuật lại những lời nói của Thụ điêu.



Sở thành-vương biết được mưu kế của Tề hoàn-công, liền ra lệnh cho quân sĩ canh phòng khắp nơi cẩn mật.



Lại sai người sang nước Trịnh bão Đầu-chương rút quân về.



Mấy hôm sau, đại binh của Tề hoàn-công kéo đến nước Sái.



Thụ điêu đem quân ra nghênh tiếp, bảy nước chư-hầu cùng đến một lượt quân bị rất chỉnh tề.



Bảy nước ấy là :



1- Tống hoàn-công (Ngự-thuyết)



2- Lỗ hi-công (Thân)



3. Trần tuyên-công (Xử-Cựu)



4- Vệ văn Công (Hủy)



5- Trịnh văn-công (Thiệp)



6.- Tào chiêu-công (Ban)



7- Hứa mục-công (Tân-thần) .



Bảy nước ấy chịu dưới quyền điều khiển của Tề hoàn-Công , Tiểu-bạch làm Minh-chủ.



Lúc ấy Hứa mục-công đang bịnh nhưng cũng ráng đem quân hội nơi

nước Sái . Vì vậy, khi đến nơi, Hứa mục-công lâm bịnh nặng bỏ mình.



Tề hoàn-công cảm tình ấy phong cho nước Hứa được đứng trên hàng nước Tào.



Đóng quân nơi nước Sái được ba ngày, an táng Hứa mục-công xong.



Tề hoàn-công cử đại binh thẳng đường kéo qua nước Sở .



Vừa đến biên giới nước Sở, bống thấy một người mũ áo chỉnh tề khép nép bên đường, cúi chào Tề hoàn-công hỏi :



- Ngài có phải Tề-hầu chăng ? Tôi là sứ-thần nước Sở, chờ ngài nơi đây đã lâu.



Nguyên người ấy là Khuất-hoàn , hiện làm quan Đại-phu nước Sở . Nay vâng lệnh Sở thành-vương đến để thuyết khách .



Tề hoàn-công lấy làm lạ, hỏi Quản-trọng :



- Tại sao nước Sở biết được quân ta đến đây mà cho người ra đón ?



Quản-trọng nói :



- Tất có kẻ nào đem mưu kế của ta tiết lậu cho người nước Sở

biết. Tuy nhiên nay đã có thuyết khách của Sở đến đây, xin Chúa-công cho phép tôi dùng đại nghĩa mà nhắn nhủ vài lời, làm cho nước Sở phải nhục

nhã phục tùng, khỏi dùng đến binh lực cũng nên .



Nói xong bước ra tiếp kiến Khuất-Hoàn.



Hai người chắp tay cùng thi lễ.



Khuất-hoàn nói :



- Chúa-công tôi hay tin quí quốc đem binh đến nên sai tôi thưa

với quí-quốc vài lời. Tề với Sở ai có nước nấy. Nước Tề ở Bắc-hải, nước

Sở ở Nam-hải cách nhau vạn dặm, cớ gì lại đem binh xâm phạt ?



Quản-trọng nói :



- Ngày xưa vua Thành-vương nhà Châu phong cho Tiên-quân ta nước

Tề là Thái-công , có dặn Hễ nước nào không chịu mệnh nhà Châu , nước Tề

có quyền đem binh vấn tội . Từ khi nhà Châu thiên sang Đông Đô, các nước chư hầu đều chểnh-mảng không theo vương-lệnh. Chúa ta phụng mệnh

Thiên-triều giữ quyền Minh-chủ. Nay nước Sở bỏ lệ hàng năm cống hiến nhà Châu, mặc dầu chỉ một xe cỗ thanh-mao mà không giữ lễ. Như thế nước Sở

không có lỗi sao ?



Khuất-hoàn nói :



- Từ lúc nhà Châu suy yếu, các nước đều bỏ lệ triều cống đâu

phải riêng gì nước Sở. Nếu quí-quốc cho đó là một tội lỗi thì thật là

đáng buồn cười.



Nói xong, cười lớn rồi quay xe trở về.



Quản-trọng nói với Tề hoàn-công :



- Người nước Sở rất tự cao, tự đắc không thể dùng lời chinh phục được, phải dùng binh lực để thị uy mới xong .



Tề hoàn-công truyền các nước tấn binh, đến đánh nơi Kinh địa .



Sở thành-Vương cũng không nhịn, phong Tử-văn làm Đại-tướng , đem quân ra đóng nơi đất Hán-nam để chống với quân các chư hầu .



Tử-văn nói với Sở thành-vương :



- Quản-trọng là một người giỏi binh-pháp, nay đem quân các nước

chư hầu đến đây tất đã có sẵn mưu kế , xin Chúa-công cho một người nữa

đến dò xét binh tình rồi sẽ tuỳ liệu.



Sở thành-vương nói :



- Bây giờ phải sai ai ?



Tử-văn nói :



- Khuất-hoàn đã biết mặt Quản-trọng, vậy cứ sai Khuất-hoàn đi một phen nữa.



Sở thành-vương chưa có ý kiến, Khuất-hoàn đã nói :



- Lần trước tôi đã gặp Quản-Trọng nhưng không bàn luận được gì,

nay đi nữa cũng chẳng ích chi. Nếu Đại-vương muốn hoà , tôi sẽ lựa lời

đáp ứng, còn nếu muốn đánh, xin Đại-vương sai người khác.



Sở thành-vương nói :



- Đánh hay hoà là tuỳ ở tình-hình địch quân. Ta giao cho ngươi quyền xét đoán ấy, để định liệu việc nói năng .



Khuất-hoàn phụng-mệnh sang trại Tề thương thuyết.