Đông Chu Liệt Quốc
Chương 25 : Đánh nước Quắc, Tuân tức mượn đường Nuôi trâu giỏi , Lý Hề làm tướng
Ngày đăng: 01:54 20/04/20
Nhắc lại chuyện nước Tấn, Tấn hiến-công mê nàng Ly Cơ, yêu dùng bọn nịnh như Lương-ngũ, Đông-quan-ngũ, lại đem lòng ghét bõ Thế-tử Thân-sanh,
yêu Hề-Tể là con trai của Ly-cơ , ý muốn lập lên ngôi Thế-tử, nhưng vì
Thế-tử Thân-sanh đã lập được công trạng lại một lòng thảo thuận , nên
không biết lấy cớ gì để phế được . Nàng Ly-cơ thấy con mình chưa có địa
vị , đêm ngày lo lắng, bàn với Ưu-thi :
- Bây giờ phải làm cách nào để phế Thân-sanh, lập Hề-Tể lên làm Thế-tử ? Ưu-thi đáp :
- Hiện nay ba vị Công-tử (Thế-tử Thân-sanh, Công-tử Di-Ngô và
Công-tử Trùng-nhỉ) đã ra trấn nơi cõi ngoài, phu-nhân còn sợ gì nữa ?
Ly-cơ nói :
- Tuy vậy, ba vị Công-tử đó đã trưởng thành , giữ quyền chính
lâu ngày, lại được các quan trong triều kính mến, khó làm chi được . Ưu
Thi nói :
- Chi có cách là nghĩ kế trừ dần đi thì mới tiện. Ly-cơ hỏi :
- Cần phải trừ ai trước ? Ưu-thi nói :
- Trước hết phải trừ cho được Thế-tử Thân-sanh, vì Thân-sanh
hiện được dân chúng mến phục, cho là một kẻ nhân từ, chính trực. Ly-cơ
thở dài nói :
- Làm thế nào để trừ được con người nhân-từ, chính trực ? Ưu-thi nói :
- Đã chính-trực thì không bao giờ chịu tiếng xấu, và đã nhân-từ
thì chẳng bao giờ làm hại ai. Như vậy phu-nhân tìm cách nói xấu
Thân-sanh, ắt Thân-sanh không chịu nỗi. Nhưng đã mang tiếng xấu mà không muốn hại người , ắt phải tự hại mình. Ly-cơ nói :
- Nói xấu một người hiền từ nhân đức đâu phải dễ . Làm sao người ta tin được lời mình ? Ưu-thi nói :
- Điều đó cũng khó thực. Song nhờ tài khéo léo của phu-nhân có
thể làm lay lòng Chúa-công được . Đêm ấy Ly-Cơ khóc nức nở ! Tấn
hiến-công trông thấy ngạc-nhiên hỏi :
- Vì cớ gì mà phu-nhân khóc ? Lòng quí mến của ta không làm cho phu nhân vui sao ? Ly-cơ sụt sùi nói :
- Chính lòng quí mến của Chúa-công đã làm cho thần-thiếp sợ không được hầu Chúa-công trọn đời . Tấn hiến-công hỏi :
- Tại sao phu-nhân lại có ý lạ lùng đó ? Ly-cơ gạt nước mắt nói :
- Thiếp trộm nghĩ Thân-sanh là người rất mực nhân từ . Hiện nay ở đất Khúc-ốc . Thân-Sanh ra ơn với thiên-hạ . Ai nấy một lòng kính phục ! Tấn hiến-công hỏi :
- Nếu thế thì tại sao phu-nhân lại buồn . Phu-nhân không muốn Thân-sanh trở nên người tốt sao ? Ly-cơ nói :
- Nếu chỉ có vậy, lòng thiếp mừng chưa hết, có đâu lại than
khóc đêm ngày . Đàng nầy Thân-Sanh lại thường nói với mọi người rằng :
Chúa-công quả say mê thiếp, tất một ngày nào đó, triều đình phải sanh biến. Mục đích Thân-sanh thi-ân với mọi người chỉ để gây thế lực
mà trừ cho được thiếp. Ấy vậy trước sau gì thiếp cũng phải chết, xin
Chúa-công cứ giết thiếp đi để sau nầy khỏi phải mang tiếng với muôn dân . Tấn hiến-công nói -Thân Sanh là một kẻ hiền từ, nhân đức, lẽ nào lại
không biết giữ hiếu đối với cha ? Ly-cơ nói :
- Lòng nhân-từ của một kẻ tầm thường với lòng nhân-từ của một vị anh hùng không thể giống nhau . Kẻ tầm thường lấy lòng thương người làm nhân, nhưng kẻ anh hùng lấy sự yêu nước làm nhân. Tình thương cá-nhân
phải hy-sinh cho tình thương tỏ-quốc . Những kẻ đặt tình thương tổ-quốc
lên trên sẽ không còn nghĩ đến gia đình bản thân nữa . Tấn hiến-công nói :
- Dầu sao, Thân-sanh cũng không thể nào làm những việc ác , để tiếng trong thiên hạ. Ly-cơ nói :
- Nhiều khi con giết cha, thiên hạ vẫn không cho là xấu. Tấn hiến-Công cười to, nói :
- Phu nhân điên rồi sao . Có đời nào con giết cha mà thiên-hạ lại không chê cười ? Ly-cơ nói :
- Ngày xưa U-vương không giết Nghi-Cửu, đuổi ra nước Thân . Sau
Thân Hầu đem quân Khuyển-nhung về giết U-vương, tôn Nghi-Cửu lên làm vua tức là Châu Bình-vương , thuỷ tổ nhà Đông-châu ta . Thế mà cho đến ngày nay người ta chỉ biết điều ác của U-Vương chứ có ai chê Châu Bình-vương điều gì đâu. Tấn hiến-công nghe nói ngẩm nghĩ một lúc rồi vén áo đứng
dậy nói :
- Phu-nhân nói có lý ! Song bây giờ ta biết phải làm sao ? Ly-cơ nói :
- Thôi thì Chúa-công nên mượn tiếng già yếu mà giao quyền quốc
chánh cho Thế-tử. Như thế ắt Thế tử thoa? lòng, không còn nghi ngờ
Chúa-công, và hiềm thù thiếp nữa. Vả chăng trước kia Vũ-Công chiếm
Khúc-ốc thu phục giang-sơn nước Tấn , nay Thế-tử Thân Sanh cũng cùng một ý đó. Tấn hiến-công nói :
- Không thể như thế được ! Đối với các nước chư-hầu, nước ta là
một nước có đủ uy-vũ. Nay không trị nỗi đứa con thì sao gọi là uy , còn
chịu mất ngôi thì sao gọi là vũ. Vũ-uy mà mất đi thì thiên hạ sẽ chê
cười . Thôi phu-nhân chớ lo ngại, để rồi ta sẽ tính. Ly-cơ nói :
- Việc nầy không lo sớm e khó thành. Nay quân Xíchđịch thường
đến quấy rối nước ta. Chúa-công hãy sai Thân-sanh đem quân đi đánh, để
xem tài năng Thân-sanh ra thể nào. Nếu không thắng giặc, ta mượn cớ ấy
mà bắt tội. Còn thắng giặc, thế nào Thân-Sanh cũng ỷ công trạng mà làm
càn, bây giờ ta sẽ tìm cách nghiêm trị. Như thế vừa dẹp yên được bờ cõi, vừa thực hiện được ý muốn của Chúa-công. Tấn hiến-công khen phải, liền
truyền lệnh sai Thế-tử Thân-sanh đem quân ở Khúc-ốc đi đánh nước
Xíchđịch. Quan Thái-phó là Lý-khắc hay được, vào can :
- Thế-tử là người nối dõi nhà vua , chức vụ Thế-tử là ngày đêm
hầu hạ Chúa-công, nay sai đi đánh giặc sao phải. Tấn hiến-công nói :
- Thân-sinh đã thân chinh dẹp giặc nhiều rồi. Việc ấy không hại ! Lý-khắc nói :
- Ngày trước Thế-tử đem quân theo Chúa-công, chứ nay sai đi một mình thì không nên. Tấn hiến-công lãnh đạm nói :
- Ta có chín người con, nào đã định ai làm Thế-tử đâu, nhà ngươi chớ can gián nhiều. Lý-Khắc không dám nói nữa, thở dài lui ra, đem
chuyện ấy thuật lại với Hồ đột. Hồ đột cũng buồn bã nói :
- Thế thì nguy cho Thế-tử rồi . Nói xong liền viết một mật thư
cho người đến Khúc-ốc đưa cho Thân-sanh, khuyên Thân-sanh không nên đi
đánh . Vì thắng giặc càng làm cho người ta thêm ghét, còn thua thì thiệt mạng. Thân-sanh tiếp được thư , thở dài than :
- Phụ-Vương sai ta đi đánh giặc không phải có ý yêu ta, chỉ muốn thử lòng ta coi xem ta làm sao . Nay ta trái mệnh vua là lỗi lớn , thà
đánh giặc mà chết, còn giữ được danh tiếng về sau. Bèn đem quân sang
đánh Xíchđịch. Quân Xíchđịch cự không lại phải bỏ chạy. Thân-sanh sai
người về báo tin với Tấn hiến-công. Ly-cơ nói :
mất nước, Bá lý-hề không nở bõ đi, cứ quanh-quẩn phàn nàn một mình :
- Tiếng bất trí ta đã mang lấy thì có lẽ nào còn gánh chịu chữ
bất trung nữa. Lúc bấy giờ Bá-Cư sang nước Tấn, Tấn-hiến Công sai Bá
lý-Hề đi theo hầu . Bá lý-hề than :
- Tài của ta mà không gặp được đấng minh-quân để thi thố, cứ
mãi đi hầu hạ người ta, có khác gì tên đầy tớ, thì còn gì nhục bằng .
Tuy nhiên, lệnh vua không thể không tuân . Vừa đi được nửa đường, Bá
lý-hề tìm cách trốn sang nước Tống, nhưng đường bị nghẽn nên lại qua
nước Sở, đến đất Uyển-thành (đất nước Sở). Lúc ấy người đi săn ở đất
Uyển-thành trông thấy Bá lý-hề, ngỡ là quân phiến-loạn, nên bắt trói
lại. Bá lý-hề điềm tĩnh nói :
- Nước Ngu của tôi bị thất thủ, nên tôi phải trốn đến đây. Người đi săn hỏi :
- Nhà ngươi có biết làm nghề gì không ? Bá lý-hề đáp :
- Tôi có tài nuôi trâu. Người đi săn cởi trói cho Bá lý-hề và
đem về cho nuôi trâu. Bá lý-Hề nuôi trâu rất mau lớn và tốt đẹp, mọi
người đều khen tặng, tiếng ấy đến tai vua nước Sở. Nhà vua bèn triệu Bá
lý-hề vào, hỏi :
- Nhà ngươi nuôi trâu như thế nào mà chóng , bén tốt vậy ? Bá lý-hề tâu :
- Cho ăn có điều độ, không bắt nó làm quá sức luôn luôn chăm sóc, không bỏ quên nó . Vua nước Sở nói :
- Nhà ngươi nói rất phải ! Không riêng cho nuôi trâu như vậy mà
nuôi ngựa cũng cần phải thế. Bá lý-hề được vua Sở cho làm chức Ngữ-nhân
ra xứ Ðông-hải chăn ngựa. Một hôm Tần mục-Công ngồi xem sổ những người
đi theo hầu Bá-Cư, có tên Bá lý-hề, mà không thấy người, lấy làm lạ,
liền gọi Công-tử Trí hỏi . Công-tử Trí thưa :
- Trước đây Bá lý-hề là bề tôi của nước Ngu, nhưng hiện giờ người đã trốn đi rồi ! Tần mục-công bảo Công tôn-chi :
- Nhà ngươi lúc trước có ở nước Tấn. Chắc cũng được biết Bá lý-Hề là người thế nào ? Công tôn-chi thưa :
- Bá lý-hề là người hiền:
Biết vua nước Ngu không thể can nên không nói đến, ấy là người
trí, theo vua nước Ngu sang ở nước Tấn ; song không chịu phò Tấn, ấy là
người trung. Kẻ có tài như vậy mà chưa gặp được cơ-hội, cũng phải đành
chịu. Tần mục-công nói :
- Nếu ta dùng được Bá lý-hề thật là hay lắm ! Công tôn-chi thưa :
- Tôi được tin đồn vợ con Bá lý-hề cư-trú tại nước Sở, chắc Bá
lý-hề trốn sang nước đó. Vậy ta sai người đến nước Sỏ tìm hiểu tin-tức.
Tần mục-công liền sai người đi. Trong thời gian dò hỏi, người ấy đã hiểu được rõ ràng, nên về tâu lại với Tần mục-công :
- Bá lý-hề chăn ngựa cho vua nước Sở , hiện nay ở tại xứ Nam-hải. Tần mục-công nói :
- Ta muốn sai ngươi đem lễ vật sang xin rước về, không biết vua Sở có thuận chăng ? Công tôn-Chi thưa :
- Ðem lễ vật, chưa chắc nước Sở đã chịu cho Bá lý-hề về. Tần mục-công hỏi :
- Tại sao ? Công tôn-chi thưa :
- Vua nước Sở dùng Bá lý-hề chăn ngựa tức là không biết Bá lý-Hề là tôi hiền. Nay Chúa-công đem lễ vật sang, chẳng khác nào bảo cho vua
nước Sở biết Bá lý-hề là hiền-sĩ. Chi bằng lấy cớ Bá lý-Hề trốn đi, xin
chuộc về để trị tội, ấy là kế của Quản-trọng ngày xưa đánh lừa nước Lỗ
mà thoát thân đó. Tần mục-công khen phải, sai người đem năm bộ da dê,
biếu vua nước Sở, và nói :
- Nước tôi có một kẻ tiện-nhân trốn sang quí-quốc tên Bá lý-Hề . Chúa-công tôi muốn bắt đem về trị tội để làm gương, nên gởi biếu quí
quốc năm tấm da dê, để xin chuộc mạng tội nhân. Vua Sở sợ mắt lòng vua
Tần liền sai bắt Bá lý-Hề giao trả. Thấy Bá lý-hề bị bắt, mọi người đều
có ý thương xót, lại có kẻ ứa nước mắt, buồn cho số phận kẻ long đong.
Bá lý-hề mĩm cười nói :
- Tôi nghe vua nước Tần có chí lớn từng mưu đồ đại sự. Một người như vậy đâu có thiết gì một kẻ theo hầu mà bắt tội. Ðây chắc vua Tần
muốn đem tôi về để dùng, vậy xin các bạn chớ có than khóc làm chi . Nói
xong dõng dạc bước vào tù xa để cho quân sĩ giải về nước Tần. Vừa về đến nơi, đã thầy Công tôn-chi được lệnh Tần mục-công ra tận biên ải đón
rước, để triệu vào triều yết kiến . Tần mục-công hỏi Bá lý-Hề :
- Năm nay nhà ngươi đã bao nhiêu tuổi ? Bá lý-hề nói :
- Tôi đã hơn bảy mươi. Tần mục-công thở dài nói :
- Ðáng tiếc thay . Tuổi nhà ngươi đã quá cao. Bá lý-hề nói :
- Nếu là việc lên rừng bắt hổ, xuống biển chèo ghe thì tuổi tôi
già thực. Nhưng nếu bàn về chính-trị, luận việc "phải trái" ở đời thì
tuổi tôi vẫn còn trẻ lắm. Ngày xưa, ông Lã-vọng hơn tám mươi tuổi đầu ,
đi câu ở bên sông Vị, vua Văn-vương đem về làm Tương phụ, rồi giúp nên
cơ nghiệp nhà Châu. Nay tôi gặp Chúa-công, thiết tưởng còn sớm hơn ông
Lã Vọng đến mười tuổi. Tần mục-công nghe Bá lý-hề nói khí-khái như vậy
có ý kính trọng hỏi tiếp :
- Nay nước ta tiếp giáp với Nhungđịch là một nước bất tuân
vương-mạng, thường quấy rối, thế thì ta phải làm sao cho nước Tần ta
cường thịnh ? Bá lý-hề nói :
- Nếu Chúa-công không khinh tôi là kế bất tài, hỏi đến, tôi đâu dám tiếc lời. Ðất Ung-kỳ là nơi hiểm yếu, trước kia Văn-vương, Võ Vương cũng đều dùng nơi đó để lập nghiệp. Thế mà nay nhà Châu không biết, cắt cho nước Tần, ấy là lòng trời muốn cho nước Tần dựng nên nghiệp bá. Vả
lại, phía Tây nầy có hơn vài mươi nước nhỏ. Các nước đó rất lợi hại cho
ta. Lúc chưa chinh phục được họ, là hại. Vì họ sẽ đem binh quấy rồi làm
cho nước ta bất an. Nhưng nếu lúc đã chinh phục được họ, thì nước ta sẽ
nắm trong tay một sức mạnh oai hùng, có thể dùng chinh phục Trung-nguyên nỗi. Tần mục-công nghe nói như người chiêm bao mới tĩnh, đứng dậy xá Bá lý-hề một cái, nói :
- Ta được nhà ngươi giúp sức, khác nào nước Tề được Quản-trọng. Tần mục-công cùng với Bá lý-hề nói chuyện với nhau trong ba ngày mà
không thấy chán. Bá lý-hề được phong làm chức Thượng-khanh nắm giữ
quyền-bỉnh trong nước . Vì vậy người ta gọi là Ngũ cỗ Thượng-khanh . Bá
lý Hề đang là một kẻ chăn trâu mà được vua Tần đem về dùng phong chức
lớn như vậy, ai lại không ngạc nhiên.