Đông Chu Liệt Quốc
Chương 4 : Tần Vương Nằm Mộng Thấy Con Trời Trịnh Trang tìm mẹ đào hầm đất
Ngày đăng: 01:54 20/04/20
Khi Bình-vương đến Lạc dương thấy phong cảnh tốt tươi, dân cư trù mật không kém gì Kiểu-kinh, trong lòng mừng rỡ.
Kinh- đô định xong, cả chư hầu đều dâng biểu chúc mừng, duy chỉ có nước Sở chẳng thấy đến.
Bình-vương nổi giận muốn khởi binh vấn tội.
Quần thần can rằng :
- Nước Sở chẳng tuân vương-hóa đã lâu, xưa Tuyên-vương phải lắm
phen chinh phục. Từ đó cứ hàng năm đem cống hiến một xe thanh-mao để
dùng đặt rượu mà tế tự. Lệ ấy cũng chỉ cho có chừng đó thôi. Nay Bệ-hạ
mới dời đô, lòng người chưa định, nếu đem binh chinh phạt e khó thắng.
Xin Bệ-hạ chờ cho binh hùng tướng mạnh sẽ tính đến việc đó cũng chẳng
muộn chị
Bình-vương nghe nói cũng đổi giận làm vui, không tính việc chinh Nam nữa.
Kế đó Tần-vương-công cáo từ về nước.
Bình-vương nói :
- Nay đất Kỳ-phong bị giặc Khuyển-nhung chiếm giữ, quấy rối dân
lành. Nếu nhà ngươi đánh đuổi được thì ta cho đất ấy để đền đáp lại công hộ giá thiên đô .
Tần tương công bái mạng lui về, sắm sửa binh mã lo kế đánh đẹp Khuyển-nhung.
Chẳng bao lâu, giặc Khuyển-nhung bị giết sạch , tướng Khuyên
Nhung là Bột- đình và Mãng-tốc đều tử-trận, còn Nhung-chúa trốn ra giãi
đất hoang nơi phía Tây mà tạm trú.
Ðất Kỳ-phong sát nhập vào nước Tần, rộng rãi hơn ngàn dặm .
Từ ấy nước Tần trở nên đại-quốc .
Thu nhận đất Kỳ-phong chẳng bao lâu thì Tần tương-công mất, con là Tần văn-công lên kế vị .
Một hôm, Văn-công nằm mộng, thấy một con trăn lớn, từ trên trời
sa xuống, trong giây phút lại hóa ra một đứa bé kêu Văn công nói :
- Ta là con trời sai xuống báo cho nhà ngươi được biết : Nhà ngươi sẽ làm Bạch- đế giữ nghiệp nơi phía Tây.
Nói rồi biến mất.
Văn-công đem việc ấy hỏi Thái-sử Ðôn.
Quan Thái-sử tâu :
- Sắc bạch là sắc của phía Tây. Ấy là điềm trời cho Chúa-công làm chủ khắp phương Tây đó. Vậy phải tạ ơn trời đất.
Văn-công bèn lập miễu nơi Phu-ấp mà thờ, lại giết con trâu trắng để tế.
Kế đó, có người ở xứ Trần-thương săn được một con thú, hình thù
giống heo, nhưng lông cứng mà nhọn, đánh không chết. Họ không biết con
gì, bèn đem dâng cho Văn-công. Nhưng, khi đi đến nữa đường thì gặp hai
đứa trẻ chỉ con vật ấy nói : Con thú nầy tên con Vị , thường ở dưới đất , hay ăn óc người chết. Hễ đánh nhắm óc nó thì nó chết.
Con vật liền đáp rằng :
- Hai đứa con nít nầy là Trĩ-tinh hiện lên . Hễ bắt đặng con trống thì làm Vương, bặt đặng con mái thì làm Bá.
Hai đứa trẻ nghe con vật nói, liền biến mất.
Con thú cũng biến theo.
Người đi săn kinh hãi, lật đật báo cho Văn-công haỵ
Văn-Công liền lập miễu nơi núi Trần-thương để thờ Trĩ-tinh.
Thuở ấy tại núi Chung-nam có cây Tử lớn, Văn-công muốn đốn về
xây cất cung- điện, nhưng cưa không đứt, búa chặt không vộ Ai nấy lấy
làm lạ.
Một đêm kia, có người nằm ngủ dưới gốc cây nghe một bầy quỷ đến chúc mừng cây ấy.
Lại có tiếng hỏi :
- Nếu Tần-vương khiến người bỏ tóc xõa, và lấy chỉ đỏ quấn xung quanh thân cây thì liệu làm sao?
Sáng hôm sau người ấy đem câu chuyện báo lại cùng Văn công .
Văn-công khiến người làm y như vậy.
Quả thật, thân cây bị cưa ngã. Nhưng cây vừa ngã xuống thì một
con trâu xanh ở trong thân xông xa, chạy thẳng xuống sông Ung-thủy. Từ
đó, dân chúng thỉnh thoảng lại thấy trâu xanh hiện lên.
Văn-công sai kỵ-sĩ đón đánh nhưng trâu xanh quá mạnh, không làm sao đánh nổi.
Trịnh-trang-công nghe nói, ngồi lặng thinh.
Chợt lúc đó có người đem thịt dê lại dâng cho vua nhắm rượu.
Trịnh-trang-công cắt một miếng ban cho Khảo-thúc.
Khảo-thúc liền chọn những nơi ngon cắt gói lại một gói, cất vào túi áo.
Trịnh-trang-công lấy làm lạ hỏi :
- Khanh để dành chi vậy?
Khảo-thúc tâu :
- Tâu Chúa-công, mẹ tôi đã già mà trong nhà lại nghèo khó , ít
bao giờ được ăn miếng ngon vật lạ. Nay được Chúa công ban thưởng, nếu
không dành cho mẹ tôi thì tôi không làm sao yên lòng được .
Trịnh-trang-công nói :
- Ngươi thật là một người con chí hiếu. Tiếc rằng trẫm không thể bằng ngươi được.
Khảo-thúc giả bộ ngơ ngác, hỏi :
- Quốc-mẫu vẫn được mạnh giỏi cớ sao Chúa-công lại tỏ ý buồn bã ?
Trịnh-trang-công đem câu chuyện Thúc- đoạn bội phản, và đày
Khương-thị ra đất Dĩnh, nay hối hận, nhưng mắc phải lời thề không làm
sao trông thấy mặt mẹ.
Khảo-thúc nghe xong, buồn bả tâu :
- Thúc- đoạn đã mất, tình cốt nhục chia lìa, nay chỉ còn
Quốc-mẫu mà Chúa-công lại bộ bể phụng dưỡng e lỗi đạo làm con Nếu Bệ-hạ
đã lỡ lời thề, tôi xin dâng kế , có thể trông thấy mặt mẹ mà khỏi phạm
lời thề đó.
Trịnh-trang-công mừng rỡ hỏi :
- Người có kế gì hãy giúp trẫm.
Khảo-thúc tâu :
- Chúa-công truyền đào đất đến tận thạch, rồi làm một cái nhà
dưới hầm mà rước Quồc-mẫu đến đó. Chúa-công coi như đó là chốn suối vàng . Hai mẹ con sẽ cởi mở được nỗi lòng nhớ nhung trắc tị mà không trái
lời thề.
Trịnh-trang-công y tâu, bèn sai Khảo-thúc đem năm trăm tráng dân khoẻ mạnh đến Khúc-vĩ; đào một cái hầm, dưới núi Ngưu-tì, sâu hơn sáu
mươi trượng, làm một ngôi nhà gác trên mặt suối và đặt thang dài.
Khảo-thúc bái mạng, trước tiên trở về đất Dĩnh yết kiến
Khương-thị, nói rõ lòng hối hận của Trịnh-trang-công, muốn rước Quốc-mẫu về phụngđưỡng, sau đó, mới đến Ngưu-tì lo việc đào suối.
Chẳng bao lâu công việc hoàn thành. Khảo-thúc liền đưa Khương-thị đến Ngưu-tì và viết biểu dâng cho Trịnh-trang-công haỵ
Trịnh-trang-công đến nơi thấy mẹ, vội sụp lạy, nói :
- Ngộ-sanh nầy bất hiếu, xin mẫu-hậu dung thạ
Khương-thị buồn vui lẫn lộn, ứa nước mắt, nói :
- Ðó là lỗi của mẹ con đâu có tội gì .
Nói xong, đỡ Trịnh-trang-công dậy.
Hai mẹ con ôm nhau khóc sướt mướt.
Trịnh-trang-công cõng mẹ lên thang rồi đưa về cung.
Người nước Trịnh trông thấy, ai nay chấp tay lên trán, khen vua là người chí hiếu.
Ấy cũng nhờ có Dĩnh Khảo-thúc mà mẹ con Trịnh trang-công mới đoàn tụ được.
Trịnh-trang-công cảm ơn Khảo-thúc , phong cho Khảo-thúc làm đến
chức Ðại-phu, hợp với Công-tôn-yết mà chưởng-quản việc binh quyền.
Về sau Phan tiên-sinh có thơ khen Khảo-thúc như vầy :
Lời thề đã lở giữa muôn dân,
Lỗi đạo đành cam với mẫu thân
Ví chẳng mưu cao người Khảo-thúc
Trang-công đâu dễ vẹn nhân luân.