Đông Chu Liệt Quốc

Chương 5 : Châu, Trịnh hai nước gởi con tin Lỗ, Tống một lòng đi chinh phạt

Ngày đăng: 01:54 20/04/20


Nhắc lại con trai Thúc đoạn là Công-tôn-hoạt đi viện binh nước Vệ về đến nữa đường, hay được tin cha mình bị giết, bèn trở lại nước Vệ khóc với

Huệ-hoàn-công, tỏ bày việc Trịnh-trang-công giết em, đày mẹ.



Vệ-hoàn-công nghe nói cả giận, trách Trịnh-trang-công là vô đạo bèn hưng binh đánh nước Trịnh.



Trịnh-trang-công hay được tin bèn hội quần thần mà thương nghị.



Công-tử Lữ tâu :



- Nhổ cỏ không tận rễ, thường bị nảy chồi. Công-tôn Hoạt đã trốn thoát lại còn đem binh nước Vệ về đánh ấy là vì Vệ-Hầu không rõ hành vi của Thúc đoạn, nên mới giúp Công-tôn Hoạt đó. Xin Chúa-công viết thư

gởi cho Vệ-hầu kể rõ cớ sự, ắt Vệ-hầu phải kéo binh về.



Trịnh trang-công khen phải, vội viết thư sai sứ đem qua nước Vệ.



Tiếp được thư, Vệ-hoàn-công mở ra xem.



Thư rằng :



Ngộ-sanh kính dâng Vệ-hiền hầu nhã giám.



Nhà tôi bất hạnh, anh em sát hại lẫn nhau, thật lấy làm xấu hổ

với lân quốc. Nhưng xét kỷ, em tôi là đoạn đã lợi dụng lòng hiếu hữu của tôi mà sanh điều phản phúc. Tôi vì sự nghiệp tiền-nhân, buộc lòng phải

chịu cảnh cốt nhục tương tàn. Mẹ tôi vì quá thương Đoạn, nên phải tránh

ra Dĩnh-ấp, nay tôi đã cho người rước về phụng dưỡng , lẽ ra Công-tôn

Hoạt phải biết tội cha, đem mình sửa lỗi , lại chạy sang quý quốc viện

binh mà phản-loạn. Hiền-hầu không tỏ nên giúp kẻ tôi loàn. Xét mình

chẳng có tội chi, xin Hiền-hầu chớ nghe lời Công-tôn Hoạt khiến hai nước bất hòa, sanh việc binh đao , thì thật tôi lấy làm may-mắn !



Vệ-hoàn-công xem thư xong, giật mình nói :



- Thúc đoạn bất nghĩa, gây nên tai họa. Nay ta lại nghe lời giúp Công-tôn Hoạt hóa ra ta giúp kẻ nghịch sao !



Nói rồi lập tức sai người đi rút quân về.



Nhưng lúc đó Công-tôn Hoạt đã đánh chiếm được đất Lâm-giêng.



Trịnh trang-công nổi giận khiên Cao-CừĐi đem ba vạn binh rồng đến đánh.



Công-tôn Hoạt cô thế lại phải chạy trở lại nước Vệ.



Công-tử Lữ thừa thắng đuổi theo đến tận biên-giới nước Vệ.



Vệ-hoàn-công thấy thế đem lòng lo lắng, bèn họp quần thần lại thương nghị.



Công-tử Chu-hu bàn rằng :



- Nước tràn thì lấy đất ngăn, giặc đến thì lầy quân chống , xưa nay đã vậy, lựa phải bàn bạc làm chi ?



Quan Đại-phu Thạch-thác tâu :



- Tâu Chúa-công. sỡ dĩ quân Trịnh đến đây là vì ta giúp cho

Công-tôn Hoạt đánh Trịnh. Nay Chúa-công không có ý giúp Công-tôn Hoạt

nữa thì chỉ cần biên thư phúc đáp mà xin lỗi, quân Trịnh ắt rút về.



Vệ hoàn-công khen phải, khiến Thạch-thác viết thư gởi cho Trịnh trang-công.



Thư rằng :



Hoàn-công nước Vệ, xin phúc đáp Trịnh Hiền-hầu nhã giám.



Tôi quá nghe lời Công-tôn Hoạt, ngỡ Hiền-hầu vô đạo, giết em, giam mẹ nên mới cất quân giúp Hoạt.



Nay được rõ tội ác của Thúc đoạn lòng hối-hận vô cùng, tôi đã

rút quân về nước. Nếu Hiền-hầu rộng xét, tôi xin bắt Công-tôn-Hoạt đưa

về Trịnh để hai nước được giao hảo như xưa.



Thư xong, sai người đem đến dâng cho Trịnh trang-công..



Trịnh trang-công đọc thơ mừng rỡ, nói :



- Vệ-hầu đã biết lỗi ta chớ nên sanh-sự nữa.



Bèn sai người ra biên-ải, bảo Công-tử Lữ rút binh về.



Khương-thị nghe tin, sợ Trịnh trang-công giết Công-tôn-Hoạt, bèn đến năn-nỉ với Trịnh trang-công tha-tội cho Hoạt.



Trang-công nễ lời mẹ, và thấy Hoạt bị cô thế, không làm gì nổi

nữa, nên viết thư cho phép Công-tôn-Hoạt ở ngay bên nước Vệ để coi việc

phụng thờ Đoạn.



Từ ấy Công-tôn-Hoạt ở bên nước Vệ cho đến trọn đời.



Nói về Châu-bình-vương đã lâu không thấy Trịnh trang-công về

triều, nhân lúc Quách-Công là Kỵ-phù đến chầu, lại nói năng lưu-loát lấy làm vừa ý phán rằng :



- Bấy lâu cha con Trịnh-bá bỉnh-chánh, nay chẳng biết ý gì không thấy về triều. Vậy trẫm có ý muốn trao chức Khanh-sĩ cho khanh để lo

việc nước, ý khanh thế nào ?



Quách-Công quỳ tâu :



- Trịnh trang-công không đến, ắt trong nước có việc. Nếu Bệ-hạ

dạy hạ-thần quyền thế, Trịnh trang-công không những oán Bệ-hạ mà còn oán hạ-thần nữa. Hạ thần chẳng dám vưng mạng.



Châu bình-vương ép uổng , nhưng Quách-công nhứt thiết chối từ và xin về nước.



Trịnh trang-công tuy không qua triều Châu, song vẫn có người ở

kinh-sư dò la tin tức. Mỗi việc gì xảy ra , Trịnh trang-công đều hay

biết.



Bởi vậy, khi nghe được tin, Trịnh-trang-công lập tức sửa sang xe giá đến Lạc dương ra mắt Bình-vương, và tâu rằng :



- Hạ thần đội ơn Bệ-hạ, cha truyền con nối, giữ chức Khanh-sĩ lo việc quốc-chánh, nay hạ thần xét mình bắt tài, muốn từ chức lui về

Trịnh, giữ phận chư-hầu.


- Chúa-công chưa rõ, nước Tống xưa Tống mục-công nối ngôi anh là Tuyên-công. Sau Tống mục-Công gần thác, muốn báo



ơn anh, nên bỏ con ruột là Bằng, truyền ngôi cho con người anh

là Dư di. Bằng oán cha và rất ghét DưĐi nên bỏ sang nước Trịnh cư ngụ.

Nước Trịnh đã chứa Bằng lại có ý giúp Bằng đánh Tống, cướp ngôi của Dư

di. Nay nhân việc nầy mà rủ Dư di hiệp binh đánh Trịnh, ắt Dư di không

từ chối. Còn nước Lỗ thì Công-tử Vận chưởng-quản cả binh-quyền, xem

Lỗ-Hầu chẳng ra chi. Nếu đem nhiều tiền của hối-lộ cho Công-tử Vận ắt

nước Lỗ hưng-binh ngay.



Chu-hu nghe nói lòng phấn khởi, lập tức sai sứ sang Lỗ, Trần Sái.



Còn nước Tống vì phải có một sứ-giả ăn nói bặt-thiệp mới xong nên chưa chọn được người.



Thạch-hậu tâu :



- Nay có Ninh dực, người đất Trung-mâu , vốn là một kẻ miệng lưỡi. Xin Chúa-công sai người ấy đi ắt thành-sự.



Chu-hu y lời, liền sai Ninh dực sang mượn binh nước Tống



Ninh dực bái mạng, lập tức lên ngựa ra đi.



Đến nơi vào yết kiến.



Tống tương-công hỏi :



- Tại sao lại cử binh đánh Trịnh ?



Ninh dực tâu :.



- Trịnh trang-công vô đạo, giết em, đày mẹ, khiến cho

Công-tôn-hoạt trốn sang nước tôi tỵ-nạn. Trịnh trang-công lại mượn cớ ấy xâm lấn bờ cõi, Tiên-vương tôi vì nhu-nhược mà cầu hòa. Nay Chúa-công

tôi quyết hưng binh rửa nhục. Vì nghĩ đến chỗ chúng ta đều có thù chung

với nước Trịnh nên Chúa-công tôi khiến tôi sang đây mà cầu viện.



Tống tương-công nói :



- Ta cùng nước Trịnh xưa nay chẳng có thù hiềm chi , sao ngươi lại nghĩ như thế ?



Ninh dực ôn-tồn nói :



- Có lẽ Chúa-công đã không nhớ ngôi vua nầy ai truyền lại cho Chúa-công chăng ?



Tồng tương-công mỉm cười nói :



- Của Vương-thúc ta là Tống mục-công truyền lại.



Ninh dực nói :



- Từ xưa nay, hễ cha thác thì truyền ngôi lại cho con là lẽ

thường. Tống mục-công tuy có lòng tốt, truyền ngôi lại cho Chúa-công,

song công-tử Bằng hiện nương ngụ nơi đất Trịnh, lăm le mượn binh nước

Trịnh về phục nghiệp. Như thế Chúa-công



làm sao yên được. Nay đánh Trịnh là một cơ-hội tốt để cho Chúa-Công trừ mối hại cho nước Tống sau nầy.



Tống tương-công lâu nay đã có ý nghi kỵ Công-tử Bằng , nay Ninh dực nói đúng ý, liền nhận lời giúp Vệ đánh Trịnh.



Lúc ấy có quan Đại tư-mã, vốn giòng dõi vua Thang, tên Không-phu-gia thấy Tống tương-công nhận lời giúp Vệ, bèn can rằng :



- Xin Chúa-công chớ nghe lời ngụy-biện của sứ nước Vệ. Nếu bắt tội Trịnh trang-công giết em, bỏ tù mẹ thì Chu-hu giết



anh đoạt ngôi lại không phải tội sao ? Quên tội mình, kết tội kẻ khác, ấy không phải là lời chân chính.



Tuy-nhiên, Tống tương-công vì đã hứa lỡ với NinhĐực, nên chẳng nghe lời can gián, nội ngày ấy hưng binh.



Còn nước Lỗ, Công-tử Vận đã ăn hối lộ của nước Vệ rồi, nên cũng rầm-rộ kéo binh sang. Trần và Sái cũng đều tề-tựu đũ mặt.



Năm nước họp lại cử nước Tống làm Minh-chủ, Thạch-hậu làm

Tiên-phuông, Chu-hu đi hậu đạo, chở theo rất nhiều lương thực , lũ lượt

kéo qua cửa Đông-thành của nước Trịnh.



Trịnh trang-công hay tin, liền họp các quan đại thần lại bàn bạc.



Trong triều người chủ chiến, kẻ chủ hòa, ý-kiến rộn ràng chưa quyết.



Trịnh trang-công mỉm cười nói :



- Các quan chưa bàn được gì hay. Nhưng cứ theo thiển-kiến của ta thì Chu-hu vừa mới nổi loạn đoạt ngôi anh, dân tình trong nước không

phục, nay va mượn oán cũ, cử binh sang đánh nước ta, chỉ cốt để cho dân

nước Vệ sợ đó thôi. Công-tử Vận thì vì ham tiền hối-lộ mà cử binh sang

đánh chứ không phải ý muốn của Lỗ ân-Công. Trần và Sái thì không có oán

cừu gì với nước Trịnh , thế thì bốn nước đó không đáng sợ. Duy chỉ có

Tống, ghét Công-tử Bằng trốn tránh trên đất Trịrih, nên thực lòng quyết

đánh. Nay ta đưa Công-tử Bằng ra trú nơi đất Trường-các, binh Tống hay

tin ắt kéo quân ra đó. Trong lúc ấy, ta khiến Công-tử Lữ dẫn quân ra cửa Đông đánh với Chu-hu, rồi giả thua mà chạy. Chu-hu vốn làm oai, đã đánh thắng tất nhiên kéo quân về chứ không dám ở lâu trên đất Trịnh, sợ

trong nước có loạn. Bởi vì hiện nay nước Vệ còn có Thạch-thác là một tôi trung của Vệ hoàn-công, làm sao chịu khoanh tay ngồi ngó Chu-hu

phản-phúc được ! Tình trạng Chu-Hu hiện nay lo phận mình chưa đũ , có

đâu lại làm hại ta được sao ?



Các quan cận-thần nghe nói đều cho là phải.



Trịnh trang-công liền khiến quan Đại-phu Hà thúc dĩnh đem một

đạo quân đưa Công-tử Bằng qua Trường-các , rồi lại sai người đến nói với Tống tương-công rằng :



- Công-tử Bằng trốn sang nước tôi, tôi không nỡ giết, nên bắt đày ra Trường-các , vậy xin Chúa-công định đoạt.



Tống tương-công hay được tin lập tức kéo đại binh ra vây nơi Trường-các.



Ba nước Trần, Sái và Lỗ thấy binh Tống đi rồi, có ý chán nản

muốn rút binh về, nên lúc nghe Công-tử Lữ đem quân đánh Vệ Ở cửa Đông

cũng không buồn tiếp ứng.