Đông Chu Liệt Quốc

Chương 42 : Tương vương thiết triều ở Hà Dương Nguyên Huyền khiếu oan cho Thúc Vũ

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Chu Tương vương thân hành đến Tiễn Thổ úy lạo Tấn Văn công, rồi lại trở về nhà Chu. Các vua chư hầu cũng cáo từ về nước cả.



Vệ Thành công từ khi nghe lời Chuyên Khuyển nói, có ý nghi ngờ,

mới sai người đến đất Tiễn Thổ để dò xem tình hình Thúc Vũ ra sao. Bấy

giờ thấy Nguyên Huyền đưa Thúc Vũ vào dự hội với các vua chư hầu, chưa

kịp xét kỹ vội vàng về phi báo cho Vệ Thành công biết. Vệ Thành công nổi giận nói :



- Nếu vậy thì Thúc Vũ tự lập làm vua nước Vệ rồi. Nguyên Huyền

là đứa phản tặc, tham cầu phú quý, phù lập Thúc Vũ lên làm vua ; lại sai con đến ở đây để dò xét tình hình ta, khi nào ta lại dung tha cho cha

con nó.



Con Nguyên Huyến là Nguyên Dốc toan tìm lời phân giải. Vệ Thành

công chém một nhát, Nguyên Dốc chết ngay. Những người theo hầu Nguyên

Dốc vội vàng trốn về báo tin cho Nguyên Huyền biết. Nguyên Huyền nói :



- Con ta sống chết chẳng qua cũng là tại số, chúa công dẫu phụ

lòng Nguyên Huyền này, nhưng Nguyên Huyền này có đâu dám phụ lòng Thúc

Vũ !



Tư mã Man bảo Nguyên Huyến rằng :



- Chúa công đã có lòngnghi thì nhà người há chẳng nên từ chức bỏ về, để tỏ lòng tnmg thành của mình ru !



Nguyên Huyền thở dài mà than rằng :



- Nếu tôi từ chức .bỏ về thì ai cùng Thúc Vũ giữ nước này ? Con

ta bị giết là một việc riêng, lẽ nào ta vì một việc riêng mà không nghĩ

đến nước hay sao ?



Nói xong, liền bảo Thúc Vũ viết thư xin Tấn Văn công trả lại ngôi vua cho Vệ Thành công.



Tấn Văn công sau khi đã phụng mệnh thiên tử lên làm bá chủ, liền thu quân về nước. Dân nước Tấn, già trẻ lớn bé tranh nhau đi đón, tưng

bừng nô nức. Tấn Văn công về đến triều, bàn việc ban thưởng các công

thần, lấy HỒ Yến làm công đầu, thứ nhì Tiên Chẩn.



Các tướng đều nói rằng :



- Trận Thành Bộc, ta phá được quân Sở, đều nhờ công Tiên Chẩn cả, nay lại lấy HỖ Yến làm công đầu là cớ làm sao ?



Tấn Văn công nói :



- Về việc Thành Bộc, Tiên Chẩn bảo ta rằng : "Nên đánh ngay

quân Sở, chớ có bỏ mất dịp hay" mà HỒ Yến bảo ta rằng : "Nên lui tránh

quân Sở, chớ bỏ mất điều tín nghĩa" Đánh được quân giặc, chẳng qua là

cái công một thời ; giữ được điều tín nghĩa, mới thật là cái lợi muôn

đời, thế thì HỒ Yến ở trên Tiên Chẩn là phải.



Các tướng đều tâm phục cả. HỔ Yến lại tâu rằng :



- Tuân Tức ngày xưa chết vì cái nạn Hề Tề và Trác Tử, thật là

một kẻ trung thần đáng nêu gương, xin chúa công bổ dụng con cháu, để

khích lệ các bề tôi khác.



Tấn Văn công nghe lời, liền triệu con trai Tuân Tức là Tuân Lâm

Phủ, bổ làm chức quan đại phu. Chu Chi Kiều đang ở nhà với vợ con, nghe

tin Tấn Văn công sắp đến, vội vàng đón đường để yết kiến.



Tấn Văn công truyền giam lại một chỗ. Khi ban thưởng công thần

xong, Tân Văn công liền sai quan tư mã là Triệu Thôi nghị tội Chu Chi

Kiều. Chu Chi Kiều kêu van vì cớ vợ ốm. Tấn Văn công nói :



- Kẻ bề tôi đã hết lòng thờ vua thì dẫu thân mình cũng chẳng dám tiếc, huống chi là vợ con !



Nói xong, truyền đem ra chém.



Tấn Văn công từ khi đem quân đi đánh Sở, lần thứ nhất chém Điên

Thiệt, lần thứ hai chém Kỳ Man, đến bây giờ lại chém Chu Chi Kiều, ba

người ấy đều là bậc danh tướng mà làm việc trái phép cả, bởi vậy các

tướng sĩ ai cũng sợ uy theo lệnh. Một hôm, Tấn Văn công ngự triều đang

cùng với HỐ Yến bàn việc nước Tào và nước Vệ, bỗng tiếp được thư của

nước Vệ gửi đến, Tấn Văn công nói :



- ĐÓ tất là thư của Thúc Vũ xin hộ cho anh.



Nói đoạn mở thư ra xem. Thư rằng :



- Chúa công không nỡ diệt nước Vệ và đã hứa lời tha cho vua nước Vệ tôi. Người nước Vệ tôi ai cũng nghển cố trông chở việc làm cao nghĩa của chúa công. Vậy xin chúa công sớm liệu cho



Trần Mục công cũng sai sứ đến nước Tấn, xin lỗi hộ cho Vệ Thành

công. Tấn Văn công viết thư hồi đáp, thuận cho Vệ Thành công về nước ;

lại hạ lệnh cho Khước BỘ Dương chớ đem quân ngăn trở.



Thúc Vũ được tin Tấn Văn công tha cho Vệ Thành công về nước, vội vàng sai người sang nước Trần để đón Vệ Thành công. Trần Mục công cũng

sai người khuyên Vệ Thành công về nước. Công tử Chuyên Khuyển bảo Vệ

Thành công rằng :



- Thúc Vũ làm vua nước Vệ đã lâu, được người trong nước ai cũng quy phụ, và nước ngoài giao hảo, nay dẫu cho người sang đón, chúa công

cũng chớ nên tin vội.



Vệ Thành công nói :



- Ta cũng lấy làm lo lắm !



Nói xong, liền sai Ninh Du đến Sở Khâu trước để dò xét tình

hình. Ninh Du đến Sở Khâu, vừa gặp lúc Thúc Vũ đang bàn việc ở trong

triều. Ninh Du vào triều, thấy Thúc Vũ không đặt chỗ ngồi ở chính giữa

điện mà chỉ ngồi ở trái đông, lại trở mặt về hướng tây.




- Chuyên Khuyển lúc trước có nói với tôi xin lập Thúc Vũ, nếu

tôi nghe lời thì khi nào chúa công lại được trờ về ; chỉ vì tôi nghĩ đến cái lòng yêu anh của Thúc Vũ. mà cự tuyệt Chuyên Khuyển. Ai ngờ Chuyên

Khuyển lập kế báo thù, nhưng nếu chúa công không có lòng nghi kỵ Thúc Vũ thì Chuyên Khuyển gièm pha thế nào nổi ? Tôi sai con tôi là Nguyên Dốc

theo hầu chúa công, để tỏ bày tâm tích, ấy chính là do lòng tốt của tôi, thế mà tự chiên vô cớ, con tôi không có tội gì, chúa công cũng giết đi ; cứ suy việc giết con tôi là Nguyên Dốc thì cũng đủ biết chúa công có ý

định giết Thúc Vũ rồi.



Sĩ Vinh bẻ lại rằng :



- Nhà ngươi vì việc con mình bị giết mà đem lòng thú oán, chứ không phải vì Thúc Vũ



Nguyên Huyền nói :



- Tôi vẫn thường nói : giết con là oán riêng, giữ nước là việc

lớn, có đâu tôi dám vì oán riêng mà bỏ việc lớn. Ngày trước Thúc Vũ dâng thư xin với vua Tấn phục quốc cho anh thì bức thư ấy chính tay tôi làm, nếu tôi đem lòng thù oán, khi nào tôi chịu như thế. Việc giết Nguyên

Dốc, trước tôi cũng cho là một sự nghe lầm, tất có ngày phải hối mà nghĩ lại, ngờ đâu lại đi lụy đến Thúc Vũ ngày nay !



Sĩ Vinh nói :



- Thúc Vũ không có ý cướp ngôi, chúa công ta cũng đã xét tình

rồi. Chẳng may bị Chuyên Khuyển giết, đó không phải là tự ý chúa công



Nguyên Huyền nói :



- Chúa công đã biết Thúc Vũ không có ý cướp ngôi, và những lời

Chuyên Khuyển nói toàn là bịa đặt cả, thì sao không trị tội Chuyên

Khuyển, mà lại nghe lời hắn ; trước thì hẹn đem quân về nước, mà khi về

nước lại cho hắn làm tiền khu, rõ ràng là muốn mượn tay Chuyên Khuyển để giết Thúc Vũ, sao lại bảo rằng không biết ?



Hàm Trang Tử cúi đầu, không cãi được một câu nào. Sĩ Vinh lại bẻ Nguyên Huyền rằng :



- Thúc Vũ dẫu bi oan khổ, nhưng Thúc Vũ là bề tôi, chúa công là

vua, xưa nay bề tôi bị vua giết oan, biết bao nhiêu mà kể cho xiết !



Và chúa công đã giết Chuyên Khuyển, và làm lễ hậu táng cho Thúc Vũ thế là thưởng phạt phân minh lắm rồi, còn tội gì nữa !



Nguyên Huyền nói :



- Ngày xưa, Kiệt giết oan Long Bàng, thì vua Thang cử binh đánh

Kiệt ; Trụ giết oan Tỉ Can, thì Vũ vương cử binh đánh Trụ: Vua Thang và

Vũ vương đều là bề tôi của Kiệt, Trụ cả, thế mà mắt trông thấy người

trung lương. bị oan khổ, cũng phải cử binh để giết kẻ hung tàn. Huống

chi Thúc Vũ cùng với chúa công là tình anh em, Thúc Vũ



lại có công giữ nước, không phải như Long Bàng và Tỉ Can mà thôi ; mà chúa công chẳng qua là chư hầu, còn ở dưới quyền thiên tử và

phương bá, chưa phải là thiên tử như Kiệt và Trụ, sao lại cho là vô tội

được?



Sĩ Vinh nghẹn lời, không cãi sao được nữa, lại nói lảng rằng :



- Chúa công dẫu trái nữa, nhưng nhà ngươi là bề tôi, nếu đã một lòng tận trung với chúa công thì sao khi chúa công về nước nhà ngươi

không ra triều kiến mà lại bỏ trốn, là nghĩa thế nào ?



Nguyên Huyền nói :



- Tôi cùng Thúc Vũ giữ nước, thật là vâng mệnh chúa công. Chúa

công đã không bao dung được Thúc Vũ, thì khi nào lại có lòng bao dung

tôi ? Tôi trốn đi, không phải là sợ chết tham sống mà chỉ muốn bày tỏ

cái oan khổ này cho Thúc vũ



Tấn Văn công nghe nói, ngảnh lại bảo vương tử HỔ rằng :



- Xem Sĩ Vinh và Nguyên Huyền qua lại bấy nhiêu lời thì rõ

Nguyên Huyền là người thẳng thắn. Vua nước Vệ là bề tôi của thiên tử,

tôi không dám trị tội, nay hãy xin trị tội những kẻ về bè cánh với vua

nước Vệ.



Nói xong, liền sai đem chém tất cả những kẻ vây cánh của Vệ Thành công Vương tử HỔ nói :



- Tôi nghe nói Ninh Du là một quan đại phu có đức ở nước Vệ, mà

trong việc này Ninh Du cũng hết lời khuyên bảo, nhưng vua nước Vệ không

nghe. Vả việc này không can dự gì đến Ninh Du, vậy không nên bắt y chịu

tội. Còn Sĩ Vinh được quyền chức tội ngục, mà xét đoán không minh thì

nên trị tội trước nhất, Hàm Trang Tử biết là trái lẽ, không cãi câu nào, cũng nên giảm tội cho.



Tấn Văn công theo lời, truyền chém đầu SĨ Vinh, chặt chân Hàm

Trang Tử, còn Ninh Du thì tha không hỏi đến. Tấn Văn công cùng vương tử

HỔ đem những lời nói của bên nguyên và bên bị vào tâu với Chu Tương

vương và xin trị tội Vệ Thành công. Chu Tương vương nói :



- Thúc phụ xử đoán thật là công minh, nhưng trẫm e rằng vì bề

tôi mà giết vua thì sao cho phải đạo. Trẫm nói vậy thật không có tư tình gì với vua Vệ đâu !



Tấn Văn công sợ hãi, sụp lạy mà xin lỗi rằng :



- Kẻ hạ thần không nghĩ đến điều ấy thiên tử đã dạy như vậy thì nên giải vua Vệ về kinh sư để tùy lượng trên xử đoán.



Tấn Văn công truyền cho quân sĩ giữ Vệ Thành công để giải về

kinh sư ; lại một mặt cho Nguyên Huyền trở về nước Vệ mà lập vua khác

Nguyên Huyền về đến nước Vệ, cùng các quan triều thần thương nghị nói

dối là Vệ Thành công đã bị tội chết rồi, nay phụng mệnh thiên tử về lập

vua khác. Các quan triều thần đều cử em ruột Thúc Vũ là công tử Thích,

tên tự là Tử Hà. Công tử Thích vốn là người nhân hậu. Nguyên Huyền nói :



- Lập công tử Thích là phải lắm, anh chết thì em nối.



Nói xong, liền tôn công thử Thích lên nối ngôi, Nguyên Huyền làm tể tướng. Từ bấy giờ nước Vệ mới hơi được yên ổn.