Đông Chu Liệt Quốc

Chương 44 : Thúc Thiêm lâm hình cãi vua Tấn Huyền Cao giả mệnh khao quân Tần

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Tần Mục công giảng hòa riêng với nước Trịnh, kết lập điều ước, rồi rút quân về. Tấn Văn công nổi giận. Hỗ Yến nói rằng :



Quân Tần dẫu đi, nhưng cũng chưa xa, tôi xin đem quân đi đuổi

đánh Quân Tần đã có lòng về thì tất không có chí muốn đánh, tôi chắc

rằng chỉ một trận là đủ phá được quân Tần ; ta đã phá được quân Tần thì

quân Trịnh sẽ mất vía, không đợi đánh mà tự khắc phải hàng.



Tấn Văn công nói :



- Không nên ! Ngày xưa ta nhờ sức vua Tần mà được phục quốc, nếu không có vua Tần thì sao ta được thế này ? Thành đắc Thần vồ lễ với ta, mà ta còn lui quân ba xá để trả ơn nước Sở, huống chi là vua Tần ! Vả

không có quân Tần, ta cũng vây nổi nước Trịnh, chứ có lo gì !



Nói xong, liền chia quân mấy mặt, cứ việc vây thành nước Trịnh. Trịnh Văn công lại bảo Chúc Vũ rằng :



Tần chịu lui quân là nhờ sức nhà ngươi, nhưng quân Tấn chưa lui thì biết làm thế nào ?



Chúc Vũ nói :



Tôi nghe nói vua Tấn yêu công tử Lan lắm, nay ta sai người đón

công tử Lan về mà giáng hòa thì tất thế nào vua Tấn cũng thuận cho



Trịnh Văn công nói :



- việc này lại phải nhờ đến lão đại phu đi giúp cho mới được.



Thạch Thân Phủ nói với Trịnh Văn công rằng :



- Chúc Vũ nhọc lắm rồi, để tôi xin đi thay.



Nói xong, liền đem lễ vật đến dinh Tấn Văn công, xin vào yết

kiến. Tấn Văn công cho vào. Thạch Thân Phủ sụp lạy dâng lễ vật nói với

Tấn Văn công rằng :



Chúa công tôi vì cớ ở gần nước Sở, vậy nên không dám ra mặt

chống cự với Sở, nhưng kỳ thực vẫn thần phục nhà vua. Nay. nhà vua đem

quân đến đánh, chúa công tôí biết tội đã nhiều, sai tôi đem những bảo

vật của cha ông để lại đến dâng nhà vua để tạ tội. Chúa công tôi có

người em là công tử Lan, lâu nay được hầu hạ nhà vua, xin nhà vua vì

tình công tử Lan mà cho nước tôi được giáng hòa ; xin nhà vua cho công

tử Lan về giám sát quyền chính nước Trịnh, công Tử Lan ngày ngày có mặt, nước tôi đâu dám đổi lòng.



Tấn Văn cồng nói :



Nước ngươi lập kế khiến cho Tần lui quân là có ý khinh ta một

mình không hạ nổi nước Trịnh ; nay lại xin giảng hòa, chẳng qua là muốn

dùng kế hoãn binh để đợi quân Sở đến cứu viện đó thôi. Nay muốn cho ta

lui quân thì tất phải theo ta hai điều.



Thạch Thân Phủ nới :



- Hai điều ấy là gì, xin nhà vua dạy cho.



Tấn Văn công nói :



- Một là phải lập công tử Lan làm thế tử ; hai là phải đem Thúc

Thiêm sang nộp ta, có như thế mới tỏ rõ tấm lòng thành thực của Trịnh

hầu được.



Thạch Thân Phủ về nói với Trịnh Văn công. Trịnh Văn công nói :



Ta chưa có con trai, mà công tử Lan thì ngày xưa có ứng vào mộng triệu, nay lập làm thế tử cũng có thể được ; còn Thúc Thiêm là bề tôi

tay chân của ta, ta bỏ đi thế nào cho đành !



Thúc Thiêm nói :



- Vua Tấn đòi nộp tôi, nếu tôi không sang thì không chịu lui

quân, vậy thì có đâu tôi dám sự chết mà để nỗi lo cho chúa công. Xin

chúa công cứ cho tôi đi.



Trịnh Văn công nói :



Ta không muốn để cho nhà ngươi đi, vì nhà ngươi đi thì tất phải chết !



Thúc Thiêm nói :



- Chúa công không nỡ để cho tôi chết, mà nỡ để cho trăm họ phải

chịu lầm than khổ sở hay sao ? BỎ một mạng tôi mà cứu được trăm họ, chúa công tiếc gì !



Trịnh Văn công ứa nước mắt cho đi. Thạch Thân Phủ đưa Thúc Thiêm sang nộp Tấn Văn công, và xin đón công tử Lan về để lập làm thế tử. Tấn Văn công bằng lòng, bảo Thạch Thân Phú hãy đợi ở trong dinh, rồi sai HỒ Yến đến Đông ĐÔ triệu công tử Lan.



Khi Tấn Văn công trông thấy Thúc Thiêm thì quát to lên mà mắng rằng :



Nhà ngươi cầm quyền chính nước Trịnh mà để cho vua Trịnh thất lễ với ta, đó là một tội ; nước Trịnh đã dự hội với ta, mà sau lại bội

ước, đó là hai tội !



Nói xong, liền sai quân sĩ đem vạc ra, sắp sửa để nấu Thúc

Thiêm. Thúc Thiêm vẫn cứ nghiễm nhiên, không sợ hái gì cả, chắp tay mà

nói với Tấn Văn công rằng :



Tôi đành phận chết, nhưng xin nhà vua hãy cho tôi nói hết lời.



Tấn Văn công nói :
Dương, gặp một người bạn cũ tên là Kiến Tha mới ở nước Tần về. Huyền Cao hỏi :



Nước Tần độ này có chuyện gì lạ không ?



Kiến Tha nói :



- Trong hồi tháng chạp mới rồi, nước Tần có sai ba tướng đem

quân đi, hình như muốn đánh úp nước Trịnh, không bao lâu nữa quân Tần sẽ sang đến nơi.



Huyền Cao giật mình mà nói rằng :



- Nước cha mẹ của ta, nay có cái tai nạn ấy, ta không nghe được

thì thôi, nếu nghe được mà không cứu thì một mai nước mất, ta còn mặt

mũi nào mà trở về nữa !



Huyền Cao nghĩ ra một kế, bèn từ biệt Kiến Tha, rồi một mặt sai

người phi báo cho nước Trịnh biết mà phòng bị ; lại một mặt chọn hai

mươi con trâu béo để sửa soạn làm lễ khao quân. Huyền Cao ngồi một cái

xe nhỏ đi đón quân Tần.



Đi đến đất Diên Tân nước Hoạt, gặp tiền đội quân Tần, Huyền Cao đón ngang dọc đường mà nói với quân Tần rằng :



- Tôi là sứ thần nước Trịnh xin yết kiến quan nguyên soái.



Quân tiền đội báo với Mạnh Minh, Mạnh Minh giật mình, nghĩ rằng :



Tại sao nước Trịnh biết có quân ta đến mà sai sứ thần đón ? âu là ta hãy tiếp kiến, để xem thế nào.



Mạnh Minh nói xong, liền tiếp huyền Cao. Huyền Cao làm như phụng mệnh vua Trịnh nói với Mạnh Minh rằng :



Chúa công tôi nghe tin ba vị tướng quân, sắp sửa đem quân đi qua nước tôi, vậy có sai tôi dâng lễ mọn này, để khao các hàng quân sĩ.

Nước tôi tiếp giáp các nước lớn, thường hay có việc can thiệp, nhờ có

quân quý quốc đóng đồn để giữ hộ cho, nhưng nước tôi vẫn lo sợ rằng lỡ

khi có sự bất trắc, lại nên tội với thượng quốc, bởi vậy phải hết sức

ngày đêm phòng giữ, không dám trễ nải, xin ba vị tướng quân xét cho .



Mạnh Minh nói :



- Vua Trịnh sai nhà người khao quân, sao không có quốc thư ?



Huyền Cao nói :



- Chúa công tôi nghe tin các vị tướng quân khởi hành từ tháng

chạp, mà quân đi gấp lắm, sợ đợi sửa quốc thư thì không kịp nghênh tiếp

bời vậy chỉ truyền miệng cho tôi ra đây, xin các vị tướng quân lượng thứ cho.



Mạnh Minh ghé tai Huyền Cao mả bảo nhỏ rằng :



- Chúa công tôi sai chúng tôi đem quân đi đây là định đánh nước Hoạt, không phải có ý đến nước Trịnh đâu !



Nói xong, truyền đóng quân lại ở đất Diên Tân. Huyền Cao tạ ơn lui ra. Tây Khất Thuật và Kiến Bính hỏi Mạnh Minh rằng :



- Tướng quân đóng quân lại đây, là có ý gì ?.



Mạnh Minh nói :



- Quân ta đi xa hai nghìn dặm, chỉ có nhân lúc nước Trịnh bất

ngờ để tiến đánh, nay người nước trịnh đã biết mà phòng bị trước, ta

đánh cũng chẳng được nào. Vả ta muốn vây nước Trịnh thì lại không có

quân tiếp ứng, chi bằng tiện đây ta đánh úp nước Hoạt, để khỏi mang

tiếng là đem quân đi mà không được việc gì.



Đêm hôm ấy, ba tướng nước Tần chia quân làm ba mặt lẻn vào đánh lấy thành nước Hoạt. Vua nước Hoạt bỏ chạy sang nước Địch.



Quân Tần bắt lấy hết sạch châu báu ngọc lụa của nước Hoạt. Nước Hoạt bị tàn phá, và sau đó lại bị nước Vệ kiêm tính mất.



Trịnh Mục công tiếp được mật báo của Huyền Cao, chưa lấy gì làm

tin lắm, tức thì sai người dò thám bọn Kỷ Tử, xem tình hình thế nào. Bấy giờ đã thượng tuần tháng hai, bọn Kỷ Tử đang sửa soạn xe cộ và khí giới chỉ đợi quân Tần đến nơi thì trong ngoài hợp sức mà đánh Quân sĩ về báo Trịnh Mục công. Trịnh Mục công sợ hãi, liền sai lão đại phu là Chúc Vũ

đến yết kiến bọn Kỷ Tử, đưa biếu mỗi người một tấm lụa mà bảo rằng :



- Các ngài đóng quân ở nước tôi, nước tôi vì việc khoản đãi mà

hươu nai ở chốn Nguyên Phố đã hết sạch cả, nay nghe tin các ngài đang

sửa soạn quân mã, tất là muốn thu quân về nước. Hiện nay Mạnh Minh cùng

các tướng đã tiến quân đến nước Hoạt, sao các ngài không đi theo ? .



Kỷ Tử giật mình, thầm trong lòng rằng :



- Mưu kế của ta đã tiết lộ ra rồi, quân đến mà vô công thì ta là hữu tội, chẳng những không ở yên được nước Trịnh, mà muốn về nước Tần

cũng không được nữa. .



Kỷ Tử xin lỗi với Chúc Vũ, rỗi bỏ trốn sang nước Tề. Phùng Tôn

và Dương Tôn cũng sợ tội, bỏ trốn sang nước Tống. Quân lưu thú không có

chủ tướng họp nhau toan nổi loạn. Trinh Mục công sai Dật Chi HỖ đem

lương thực cấp phát cho quân Tần để về nước ; rồi ghi công Huyền Cao, cử cho làm chức quận úy: Từ đó nước Trịnh được yên ổn. . .



Tấn Tương công đang thủ tang ở đất Khúc ốc, nghe tin nước Tần

sai Mạnh Minh thống lĩnh đại binh đi về phía đông, không biết là đi đâu

liền họp triều thần lại để thương nghị. Tiên Chẩn đã cho người đi dò

thám, biết rõ mưu quân Tần định lẻn đánh nước Trịnh, tức khắc vào yết

kiến Tấn Tương công.