Đông Chu Liệt Quốc
Chương 49 : Công tử bão phóng tiền mua nước tề ý công tham sắc hại thân
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Sĩ Hồi cùng Thọ Dư qua sông Hoàng Hà, đi về phía đông. Đi chưa được nữa dặm, thấy một viên tướng trẻ tuổi đem môt toán quân đến đón.Viên tướng
ấy ngồi trên xe, cúi đầu chào Sĩ Hội.Sĩ Hội lại gần nhìn xem ai thì tức
là Triệu Sóc (con Triệu Thuẫn).Sĩ Hội hỏi Triệu Sóc rằng:
- Nhà ngươi đem quân tới đây là có ý gì?
Triệu Sóc nói:
- Tôi phụng mệnh cha tôi, tới đây để đón ngài về triều, mặt sau sắp có đại binh kéo đến.
Nói chưa dứt lời thì bỗng nghe có tiếng pháo nổ, quân Tấn kéo
đến đông như nước chảy, đem Sĩ Hội và Thọ Dư về triều.Thám tử nước Tần
về báo, Tần Khang công nổi giận, toan đem quân qua sông để đánh Tấn.Lại
nghe báo bên kia sông có Tuân Lâm Phủ và Khước Khuyết đem đại binh nước
Tấn kéo đến, Tây Khất Thuật bèn nói với Tần Khang công rằng:
- Đại binh nước Tấn đã đến tiếp ứng như thế, tất không để cho quân ta sang sông, chi bằng ta hãy rút về.
Nói xong, liền rút quân về.Bọn Tuân Lâm Phủ thấy quân Tần rút
về, cũng đem quân trở về nước Tấn.Sĩ Hội trốn sang nước Tần đã ba năm
trời, ngày nay lại về nước Tấn, ngẫm nghĩ trong lòng, xiết bao cảm khái, vào yết kiến Tấn Linh công, sụp lạy tạ tội.Tấn Linh công nói:
- Nhà ngươi có tội gì đâu !
Tấn Linh công cho Sĩ Hội làm quan đại phụTriệu Thuẫn tâu với
Linh công thưởng cho Thọ Dư mười cổ xe, để đền công khổ nhọc đi triệu
được Sĩ Hội.Tần Khang công sai người đua vợ con Sĩ Hội về trả nước Tấn
và bảo Sĩ Hội rằng:
- Ta không lỡ trái lời thề ở sông Hoàng Hà đâu !
Sĩ Hội cảm cái ân nghĩa của Tần Khang công, cũng viết thư cảm
tạ, và khuyên Tần Khang công nên nghĩ việc binh, để nuôi sức dân, mà
giữ yên bốn cõi.Tần Khang công nghe lời, từ bấy giờ Tần Tấn hai nước
không gây việc chiến tranh, được đến vài ba mươi năm.
Chu Khoảnh vương lên ngôi được sáu năm thì băng hà.Thái tử Ban
lên nối ngôi, tức là Chu Khuôn vương.Sở Mục vương mất.Thế tử Lữ lên nối
ngôi, tức là Sở Trang vương.Triệu Thuẫn thấy nước Sở mới có tang, muốn
nhân cơ hội ấy khôi phục lại sự nghiệp bá chủ của nước Tấn trước, liền
đại hội chư hầu ở đất Tân Thành.Tống Chiêu công, Lỗ Thành công, Trần
Linh công, Vệ Thành công, Trịnh Mục công và Hứa Chiêu công đều đến dự
hội.Tống Chiêu công, Trần Linh công và Trịnh Mục công đều bày tỏ sự tình ngày trước, nói phải theo Sở chỉ là việc bất đắc dĩ.
Triệu Thuẫn cũng lấy lời ngọt ngào mà phủ dụ.Chư hầu lại thần
phục nước Tấn cả, chỉ có nước Sái vẫn theo Sở như cũ, không đến dự
hội.Triệu Thuẫn sai Khước Khuyết đem quân đi đánh nước Sái.Nước Sái xin
giảng hoà.Khước Khuyết mới thu quân về nước.Tề Chiêu công vẫn định đến
dự hội, nhưng phát bệnh nặng chưa kịp đến đã mất, con là thế tử Xá lên
nối ngôi.Mẹ thế tử Xá là con gái nước Lỗ, tên gọi Thúc Cơ, tức là nàng
Chiêu CợNàng Chiêu Cơ dẫu là Tề Chiêu công phu nhân, nhưng không được
yêu chuộng mà con là Thế tử Xá, thì tài học lại tầm thường, cũng không
được người trong nước kính trọng.Công tử Thương Nhân là con nàng Mật Cơ
(thiếp của Tề Hoàn công) vốn có chí cướp ngôi, chỉ vì được Chiêu công
hậu đãi, nên không nỡ làm vội, vẫn định chờ Chiêu công mất rồi mới khởi
sự.Mấy năm sau, Chiêu công triệu công tử Nguyên ở nước Vệ về, giao quốc
chính chọCông tử Thương Nhân thấy công tử Nguyên là người giỏi, vẫn có
lòng ghen ghét, lại muốn mua chuộc lòng dân, mới đem hết gia tài, cấp
phát cho những kẻ nghèo khổ, bởi vậy dân trong nước ai cũng phục. Đến
lúc thế tử Xá được lên nối ngôi, bỗng gặp có sao chổi xuất hiện, công tử Thương Nhân mới sai người bói xem tốt xấu thế nào.Người thầy bói nói:
- Đó là cái triệu nước Tống nước Tề và nước Tấn có loạn, mà vua ba nước đều bị giết cả.
Công tử Thương Nhân nói:
- Nếu vậy thì làm loạn ở Tề, chắc là tay ta!
Nói xong, liền sai kẻ tử sĩ vào đâm chết thế tử Xá.Công tử
Thương Nhân thấy công tử Nguyên hơn tuổi mình, mới nói dối công tử
Nguyên rằng:
- Thế tử Xá không đáng làm vua, tôi làm việc nầy là vì anh đó !
Công tử Nguyên giật mình kinh sợ và nói rằng:
- Ta vẫn biết nhà ngươi muốn làm vua đã lâu, sao bây giờ lại
trút cho tạTa thờ nhà ngươi thi được, chớ nhà ngươi không thể thờ ta
được, ta chỉ mong nhà ngươi làm vua bao dung cho ta được trọn đời làm
một kẻ thường dân ở nước Tề nầy, thế là mãn nguyện !
Công tử Thương nhân lên nối ngôi, tức là Tề Ý công.Công tử
Nguyên ghét Tề Ý công làm những việc tàn nhẫn, mới cáo ốm về nhà, đóng
cửa không đi đến đâu cả, cũng không vào triều nữa.Chiêu Cơ thương con
chết oan, ngày đêm kêu khóc.Tề Ý công thấy vậy bắt giam vào một nơi, lại cho ăn uống rất kham khổ.Chiêu Cơ đút tiền cho các cung nhân để đưa tin sang cho Lỗ Văn công biết.Lỗ Văn công sợ thế nước Tề mạnh, sai người
sang nói với Chu Khuông vương, muốn nhờ uy Chu Khuông vương, xin Tề ý
công tha cho Chiêu Cơ, Chu Khuông vương sai Đan Bá sang nước Tề, bảo Tề Ý công rằng:
Khương (con gái Tề Hoà công).Lỗ Văn công lấy con gái Tề Chiêu công là
Khương thị làm phu nhân, sinh đươc( hai con là Ác và Thị, lại lấy con
gái nước Tần là Kinh Doanh làm thiếp, cũng sinh dược hai con là:Tiếp và
Thúc Miện.Trong bốn người con ấy Tiếp là lớn tuổi hơn cả, mà Ác lại là
con bà đích phu nhân, bởi vậy mới lập Ác làm thế tử.Bấy giờ quyền chính
nước Lỗ, đều ở tay Tam Hoàn cả.
1.Mạnh Tôn thị là công tôn Ngao, sinh con là Cốc và Nạn.
2.Thúc Tôn thị là công tôn Tư, sinh con là Thúc Trọng Bành Sinh và Thúc Tôn Đắc Thần.Lỗ Văn công dùng Thúc Trọng Bành Sinh làm chức
thái phó để dạy thế tử Ác.
3.Qúy Tôn thị là Qúy Vô dật(con Qúy Hữu), sinh con là Qúy Tôn Hàn Phủ, tức là Qúy Văn Tử.
Lỗ Trang công có ngươi con thứ là công tử Toại, tức là Trọng
Toại, nhân vì công tôn Ngao đắc tội với Trọng Toại chết ở nước ngoài,
bởi vậy Mạnh Tôn thị (tức là công tôn Ngao)mất quyền hành nước Lỗ đều về tay Trọng Thị (tức là Trọng Toại ), cùng với Thúc Tôn thị và Qúy Tôn
thị.
Lại nói chuyện công tôn Ngao vì cớ gì mà đắc tội?Nguyên công
tôn Ngao lấy con gái nước Cử là Đái Kỷ (sinh con là Cốc )và Thanh Kỷ
(sinh con là Nạn ). Đến lúc Đái Kỷ chết, công tôn Ngao lại muốn lấy con
gái nước Cử là Dĩ Thị, người nước Cử từ chối rằng:
- Còn nàng Thanh Kỷ đó, nên cho làm kế thất.
Công tôn Ngao nói:
- Em tôi là Trọng Toại, chưa có vợ, xin cưới Dĩ Thị cho em tôi.
Người nước Cử bằng lòng chọ Đến năm thứ bảy đời Lỗ Văn công,
công tôn Ngao phụng mệnh sang sứ nước Cử nhân tiện xin đón Dĩ thị về cho Trọng Toại.Khi Dĩ thị về đến đất Yên Lăng(đất nước Cử ), công tôn Ngao
đứng trên mặt th&énh, trông thấy Dĩ thị có nhan sắc, đêm hôm ấy
cùng Dĩ thị ép duyên, rồi đưa về nhà.Trọng Toại thấy công tôn Ngao chiếm mất vợ mình, căm tức vô cùng, mới vào nói với Lỗ Văn công, xin đem quân đến đánh.Thúc Trọng Bành Sinh can rằng:
- Không nên, nếu vậy thì sinh biến loạn mất!
Lỗ Văn công cho triệu công tôn Ngao đến, bắt phải đem Dĩ thị
trả lại cho nước Cử, để cho Trọng Toại khỏi giận.Công tôn Ngao và Trọng Toại lại hoà nhau như cũ.Công tôn Ngao vẫn có lòng nhớ Dĩ thị, năm sau
phụng mệnh sang viếng tang Chu Tương vương, nhưng không sang nhà Chu mà
đem tiền của trốn sang nước Cử, cùng với Dĩ thị đoàn tụ.Lỗ Văn công cũng không hỏi đếnviệc ấy nữa, cho con côn gtôn Ngao là Cốc nối dòng Mạnh
Tôn thị.Sau công tôn Ngao nhớ nước Lỗ muốn về, sai người nói với con là
Mạnh Tôn Cốc.Mạnh Tôn Cốc liền xin với chú là Trọng Toại.
Trọng Toại bảo Mạnh Tôn Cốc rằng:
- Nếu cha mày muốn về thì phải theo ta ba điều;không được vào triều, không được dự quốc chính, không được đem Dĩ thị về.
Mạnh Tôn Cốc sai người sang nói với công tôn Ngao.Công tôn Ngao muốn về lắm, đành phải theo lời.Công tôn Ngao về Lỗ trong tám năm, quả nhiên chỉ đóng cửa, không đi đến đâu cả bỗng một hôm lại đem hết tiền
của trốn sang nước Cử.Mạnh Tôn Cốc nghĩ ngợi nhớ cha, được hơn một năm
thì chết.Con là Trọng Tôn Miệt(tức là Mạnh Hiến Tử)hãy còn nhỏ, Lỗ Văn
công liền cho Mạnh Tô Nạn nối làm quan khanh.Chưa được bao lâu, Dĩ thị
chết, công tôn Ngao lại muốn về nước Lỗ, mới đem hết gia tài lễ đút, Lễ
Văn công và Trọng Toại, mà sai con là Mạnh Tôn Nạn đứng xin lỗi cho
chạLỗ Văn công thuận cho.
Khi công tôn Ngao trở về đến nước Tề thì ốm không đi được nữa,
rồi chết ở đất Đường Phụ.Mạnh Tôn Nạn xin đem thi thể công tôn Ngao về
chôn ở nước Lỗ.Mạnh Tôn Nạn là con người có tội, không được dự quyền
chính.Qúy Tôn Hàng Phủ giữ mực kính nhường đối với Trọng Toại, Bành Sinh và Đắc Thần cả ba đều thuộc về hàng chú, việc gì cũng phải đến hỏi.Bành Sinh tính nết hiền hậu, làm chức thái phó mà đắc Yhần thì chuyên giữ
binh quyền, thế là chỉ có Trọng Toại và Đắc Thần giữ quyền chính nước
Lỗ.Nàng Kinh Doanh cậy thế Lỗ Văn công yêu, giận rằng con mình không
được làm thế tử, mới đem tiền của lễ đút Trọng Toại nhờ binh vực cho con là công tử OạTrọng Toại nghĩ thầm:
- Thúc Trọng Bàng Sinh là quan thái phó của thế tử Ác, thì tất
không chịu đồng mưu với mình, mà Thúc Tôn Đắc Thần, tính tham ăn lễ, có
thể lấy lợi mà dụ được.
Liền đem lễ vật của Kinh Doanh cho, chia biếu Thúc Tôn Đắc Thần mà bảo rằng:
- Đây là những lễ vật của Kinh Doanh nhờ ta đưa biếu nhà ngươi.
Trọng Toại lại bảo công tử Tiếp thỉnh thoảng đến thăm Thúc Tôn
Đắc Thần để tỏ lòng kính mến, bởi vậy Thúc Tôn Đắc Thần cũng có lòng yêu . Đến năm Lỗ Văn công mất, thế tử Ác làm chủ tang, lên nối ngôi, các
nước đều sai sứ đến thăm viếng.Bấy giờ Tề Huệ công(tức công tử
Nguyên)mới lên nối ngôi, muốn biến cải những chính lệnh bạo ngược của Tề Ý công (tức là công tử Thương Nhân)khi trước, cũng sai sứ đến viếng
tang Lỗ Văn công.Trọng Toại bảo Đắc Thần rằng:
- Tề Lỗ thuở xưa vẫn giao hiếu với nhau, chỉ vì Tề HIếu công
gây nên thù oán, kéo dài cho đến Tề Ý công nay công tử Nguyên mới lên
nối ngôi, ta chưa sai người sang mừng, mà đã đến viếng tang nước ta, là
có ý muốn thân thiện với ta, ta nên sai sứ sang tạ, và nhân cơ hội này
giao kết với Tề để làm vây cánh cho công tử Oa.
Hai người bên cùng sang sứ nước Tề.