Đông Chu Liệt Quốc

Chương 53 : Sở trang vương trả lại đất trần tấn cảnh công đem quân đánh trịnh

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Trần Linh công cùng với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ đem những đồ vật của Hạ Cơ tặng cho, đùa bởn với nhau ở chốn triều đường.Quan đại phu là

tiết gia nghe nói, liền vào triều để định can Linh công.Khổng Ninh và

Nghi Hàng Phủ vốn sợ Tiết Giã là người chính trực, nay thấy vua không

triệu mà Tiết Giã đến, biết là Tiết Giã có ý muốn đem lời can ngăn, mới

cáo từ Linh công mà lui ra.Linh công rảo đến trước mặt, nắm lấy vạt áo

Linh công, rồi quỳ xuống mà tâu rằng:



- Tôi nghe nói vua tôi phải lễ nghĩa, nam nữ phải có phân biệt,

nay vua tôi dắt nhau đi dâm loạn, lại đem chuyện ấy khoe khoang ở chốn

triều đường, không còn một mãy may liêm sỉ nào cả. Ðó là cái cơ mất

nước, xin chúa công hãy nghĩ lại.



Trần Linh công thẹn toát mồ hôi ra, lấy áo che mặt mà nói rằng:



- Nhà ngươi bất tất phải nói lắm, ta đã biết hối rồi !



Tiết Giã cáo từ lui ra.Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ đứng ở ngoài

cửa, trong thấy Tiết Giã hầm hầm nổi giận mà lui ra, thì lẩn vào trong

đám đông người để tránh.Tiết Giã trông thấy, gọi Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ lại mà trách rằng:



- Vua có điều thiện , bề tôi nên bày ra, vua có điều bất thiện,

bề tôi nên dấu đi.Nay hai người đã xui vua làm điều bất thiện, mà lại

còn nói ra, nhân dân ai cũng biết cả, thì còn ra thể thống gì, sao hai

ngươi không biết xấu hổ !



Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ không biết nói sao, chỉ vâng dạ và

chịu lỗi.Tiết Giã đi khỏi, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ vào yết kiến Linh công, thuật lại những lời nói của Tiết Giã và tâu với Linh công rằng:



- Từ nay trở đi, chúa công chớ đi chơi Châu Lâm nữa !



Linh công nói:



- Vậy thì hai người có đi hay không?



Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ nói:



- Tiết Giã chỉ cốt can chúa công, chứ có việc gì đến chúng tôi.Vậy thì chúng tôi đi được, mà chúa công không nên đi.



Linh công hăng hái nói rằng:



- Thà rằng ta mất lòng Tiết Giã, chứ đời nào lại chịu bỏ nơi vui thú ấy !



Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ lại tâu rằng:



- Nếu chúa công lại đi nữa thì không khỏi Tiết Giã làm rầy rà lôi thôi, biết làm thế nào?



Linh công nói:



- Hai người có kế gì mà khiến Tiết Giã đừng nói nữa không?



Khổng Ninh nói:



- Nếu muốn cho Tiết Giã đừng nói thì chỉ có một cách khiến hắn không mở miệng ra được.



Linh công cười mà nói rằng:



- Hắn có miệng thì hắn nói, ta dùnh cách gì mà khiến cho hắn không mở miệng ra được.



Nghi Hàng Phủ nói:



- Tôi hiểu câu nói của Khổng Ninh rồi ! Người ta chết thì không

mở miệng ra được, sao chúa công không hạ lệnh giết chết Tiết Giã đi thì

có phải được vui thú suốt đời hay không?



Linh công nói:



- Ta giết hắn thế nào được?



Khổng Ninh nói:



- Hay là dể tôi sai một người rình mà đâm chết hắn đi !



Linh công nói:



- Nhà ngươi cứ làm !



Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ cáo tự lui ra, rồi bàn nhau đem tiền của thuê thích kháchđứng rình ở một chỗ hẻo lánh đợi Tiết Giã vào triều đi qua, giết chết Tiết Giã.Người nước Trần thấy vậy, cho là Trần Linh

công sai người giết, chứ không biết rằng đó là âm mưu của Khổng Ninh và

Nghi Hàng Phủ.Tiết Giã chết rồi, vua tôi lại càng không kiêng nễ gì nữa, lâu lâu lại rủ nhau ra chơi Châu Lâm.Trưóc còn giấu giếm, sau lâu ngày

quen thói, công nhiên ra chơi chẳng nghĩ gì đến tai tiếng nữa.Người nước Trần có làm một bài thơ “Châu Lâm” để chê Linh công.Hạ Trưng Thư dần

dần khôn lớn, biết chuyện mẹ như vậy, trong lòng khác nào dao đâm, nhưng ngại vì có Trần Linh công, không làm thế nào được.Mỗi khi Linh công sắp ra Châu Lâm thì Trưng Thư tạo sự đi vắng, để cho khuất mắt, còn bọn

trai gái dâm loạn ấy thấy Hạ Trưng Thư đi vắng thì lấy làm mừng.



Ngày tháng thoi đưa, Hạ Trưng Thư đã mười tám tuổi, cao lớn đẹp

đẽ, có sức khỏe, lại giỏi nghề bắn cung.Linh công muốn lấy lòng Hạ

Cơ;mới cho Trưng Thư nối chức của cha làm quan tư mã, coi giữ binh

quyền.Trưng Thư tạ ơn, rồi vào bái yết Hạ Cơ.Hạ Cơ dặn rằng:



- Ðấy là ân điền của chúa công, con nên một lòng vì nước, chớ nghĩ gì đến việc nhà.



Trưng Thư từ biệt Hạ Cơ vào triều cung chức.Một hôm, Linh công

cùng với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ lại ra chơi Châu Lâm.Hạ Trưng Thư

cảm ơn vua cho được làm tư mã, về nhà bày tiệc để thết đãi.Hạ Cơ vì có

con ở đấy, không dám ra hầu rượu.Trần Linh công cùng với Khổng Ninh và

Nghi Hàng Phủ trong khi say rượu, cười nói đùa bỡn, múa tay hoa chân.Hạ

Trưng Thư trông thấy ghét lắm mới lui vào sau bình phong để nghe xem nào thế nào.Trần Linh công bảo Nghi Hàng Phủ rằng:



- Hạ Trưng Thư cao lớn đẹp đẻ lắm, trông giống nhà ngươi lắm, hay là con rơi của nhà ngươi đấy?



Nghi Hàng Phủ cười mà nói rằng:



- Hạ Trưng Thư hai mắt lau láu, rất giống chúa công.


- Ta nên nhân lúc thành lở mà tiến vào, cớ sao lại lui quân?



Sở Trang vương nói:



- Người nước Trịnh chỉ biết sợ uy ta, chưa biết mến đức ta, nay ta lui quân là để tỏ cho nước Trịnh biết ta có lòng nhân đức.



Trịnh Tương công thấy nước Sở lui quân, ngờ là nước Tấn đã đem

quân đến cứu, mới chở những nơi thành lở, rồi cố sức chống giỡ.Sở Trang

vương biết là nước Trịnh không chịu đầu hàng, lại tiến quân vây thành

đến hơn ba tháng.Tướng nước Sở là Nhạc Bá phá cửa thành tiến vào.Sở

Trang vương truyền cho quân sĩ không được nhũng nhiễu hại dân.Trịnh

Tương công để trần vai áo, dắt đàn dê ra đón quân Sở mà tạ tội rằng:



- Tôi là kẻ ngu dại, không biết thần phục thượng quốc, để đến

nổi đại vương nổi giận phải đem quân tới nước tôi, nay tôi biết tội đã

nhiều, xin đại vương rộng lượng thương cho nước tôi làm nước phụ thuộc,

không đến nổ tuyệt duyệt, thì nước tôi được đội ơn nhiều lắm.



Công tử Anh Tề nói với Sở Trang vương rằng:



- Nước Trịnh cùng quá , mới chịu đầu hàng, nếu ta tha cho thì rồi họ lại làm phản, chi bằng ta diệt hẳn đi.



Sở Trang vương nói:



- Nếu ngày nay ta diệt nước Trịnh mà Thân Thúc Thời hãy còn thì tất lại đem cái chuyện “cướp trâu dẫm lúa” mà cười ta đó.



Sở Trang vương truyền lui quân ba mươi dặm, rồi cho nước Trịnh

giảng hoà.Trịnh Tương công thân hành đến đại dinh quân Sở xin hội thề,

và cho người em là công tử Khứ Tật sang làm con tin.Sở Trang vương

truyền rút quân về đóng ở Diên Ðịa.Quân thám tử về báo với Sở Trang

vương rằng:



- Nước Tấn cho Tuân Lâm phủ làm chánh tướng, Tiên Cốc làm phó

tướng, đem quân sang cứu Trịnh đã giảng hòa, ta còn sinh sự với Tấn gì

nữa, chi bằng ta giữ cho toàn quân mà về.



Có kẻ cận thần là Ngủ Sâm tâu với Sở Trang vương rằng:



- Quan lệnh doãn nói thế là phải ! Nước Trịnh cho sức ta không

bằng Tấn, cho nên mới theo Tấn, nay quân Tấn đến mà ta rút về thì tỏ ra

rằng thật là ta không bằng Tấn.Vả nước Tấn biết Trịnh theo Sở thì tất

đánh Trịnh, vậy ta đánh Tấn để cứu Trịnh, chẳng cũng nên lắm ư!



Tôn Thúc Ngao nói với Sở Trang vương rằng:



- Quân nước Sở ta, năm trước sang đánh Trần, năm nay sang đánh

Trịnh, nhọc mệt lắm rồi, nếu đánh mà không mắng thì dẫu ăn thịt Ngũ Sâm, cũng không đáng cái tội của hắn vậy.



Ngũ Sâm nói:



- Nếu đánh mà được thì quan lệnh doãn là người vô mưu, nếu đánh

không dược thì thịt Ngũ Sâm này tất bị quân Tấn ăn mất, còn đâu mà để

phần người nước Sở nữa!



Sở Trang vương liền hỏi ý tất cả các tướng, đưa cho mỗi người

một cai bút để viết vào bà tay, ai định đánh thì viết chữ “Ðánh”, ai

định lui thì viết chữ “Lui”.Các tướng viết xong, Sở Trang vương sai mở

bàn tay ra xem thì chỉ có bốn người viết chữ “Lui” là: Quan trung quân

nguyên soái Ngưu Khâu, quan lệnh doãn Tương lão và hai tướng là Sai Cưu

Cơ và Bánh Danh.Còn bọn công tử Anh Tề, công tử Trắc, công tử Cốc Thần,

Khuất Ðăng, Phan Ðảng, Nhạc Bá, Dưỡng Do Cơ, Hứa Bá, Hùng Phụ Bá, và Hứa Yển hơn hai mươi người đều viết chữ “Ðánh” cả.



Sở Trang vương nói:



- Ngưu Khâu là bậc lão thành, nay cùng vớ quan lệnh doãn hợp ý nhau, vậy thì lui quân về là phải.



Sở Trang vướng truyền đến sáng mai thì rút qaun về? Ðêm hôm ấy, Ngũ Sâm xin vào yết kiến, nói với Trang vương rằng:



- Ðại vương sợ gì nước Tấn mà phải bỏ nước Trịnh như vậy?



Sở Trang vương nói:



- Nào ta có bỏ nước Trịnh bao giờ?



Ngũ Sâm nói:



- Quân Sở ta vây nước TRịnh ba tháng mới thu phục được nước

TRịnh nay quân Tấn đến mà ta rút về, khiến cho Tấn được côn glà cứu nước Trịnh, thế thì chẳng phải ta bỏ nước Trịnh là gì !



Sở Trang vướng nói:



- Quan lệnh doãn bảo ta rằng đánh Tấn vị tất đã được, vậy nên ta phải bỏ.



Ngũ Sâm nói:



- Tôi đã tính trước cả rồi ! Tuân Lâm PHủ nước Tấn mời lên làm

trung quân nguyên soái, chưa có uy tính gì để cho người ta phục, quan

phó tướng là Tiên Cốc, nguyên là con Tiên Thả Cư, cháu Tiên Chẩn, cậy

thế mấy đời có công, làm nhiều điều kiêu ngạo, còn bọn Loan , Triệu đều

mỗi người một ý, xem thế thì các tướng nước Tấn, không đồng tâm với

nhau, dẫu nhiều quân đến đâu, cũng có thể phá tan được.Vả đại vương làm

vua một nước mà phải sợ các tướng nước Tấn, để cho thiên hạ chê cười

thì sao cho nước Trịnh chịu phục.



Sở Trang vương ngạc nhiên mà nói rằng:



- Ta dẫu không khéo dùng quân, cũng chẳng chịu thua các tướng nước Tấn !



Nói xong, liền sai người bảo quản lệnh doãn là Tôn Thúc Ngao cho tất cả chiến xa quay về hướng bắc mà tiến đến Quản Thành để đợi quân

Tấn đến thì đánh.