Đông Chu Liệt Quốc

Chương 59 : Tư đồng cậy thế tấn lệ công triệu vũ báo thù đồ ngạn giả

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Trung quân nguyên sóai nước Sở là công tử Trắc, vốn là người nghiện

rượu, mỗi lần uống kể hàn trăm bầu không thôi, mỗi lần say kể hàng suốt

ngày không tỉnh . Sở Cung vương vẫn biết như vậy, nên trong khi đi trận, thường nghiêm cấm không cho công tử Trắc uống rượu . Bấy giờ Tấn và Sở

gây việc tranh chiến, công tử Trắc đang làm trung quân nguyên sóai,

không dám uống một hớp rượu nào cả . Khi Sở Cung vương bị mũi tên trở

về, vừa thẹn vừa giận, công tử Trắc nói với Sở Cung vương rằng:



- Nay quân hai bên đều đã mỏi mệt, ngày mai đại vương hãy cho đình chiến một hôm, để tôi xin nghĩ mưu kế báo thù .



Công tử Trắc về dinh, ngồi đến nửa đêm, chưa nghĩ được mưu kế gì . Có một tên người nhà là Cốc Dương vốn là người thân cận của công tử

Trắc thấy công tử Trắc lo nghĩ buồn rầu, nhân có giấu được ba lọ rượu

thật ngon, liền hâm một lọ, đem dâng lên công tử Trắc . Công tử Trắc cầm chén ngửi ngạc nhiên mà hỏi rằng:



- Rượu à ?



Cốc Dương dẫu biết là công tử Trắc muốn uống, nhưng sợ người xung quanh lộ chuyện ra ngoài, mới giả cách nói:



- Không phải rượu, đây là nước tiêu thang đó .



Công tử Trắc hiểu ý, uống một hơi hết ngay, vị ngọt hương thơm, không biết thế nào mà kể! công tử Trắc uống xong lại hỏi:



- Còn nước tiêu thang không ?



Cốc Dương nói:



- Bẩm còn!



Cốc Dương lại rót một chén đầy nữa dâng lên . Công tử Trắc lâu

nay thèm rượu quá, cứ gọi Cốc Dương lấy nước tiêu thang mãi . Rót xong

liền uống, uống xong lại rót, thành ra uống nhiều quá, say lử người ra,

rồi nằm phục ở trên chiếu mà ngủ . Sở Cung vương nghe tin quân Tấn định

đến gà gáy hôm sau thì giao chiến, có quân Lỗ và quân Vệ cũng đến đánh

giúp, vội vàng sai nội thị đi triệu công tử Trắc để bàn mưu kế . Ai ngờ

công tử Trắc đã say tít cung thang, gọi cũng chẳng thưa, lôi cũng chẳng

dậy, chỉ thấy mùi rượu nồng sực cả lên . Nội thị vào tâu với Sở Cung

vươg . Sở Cung vương lại sai người gọi, cả thảy đến mười tin luôn, nhưng càng gọi gấp bao nhiêu thì công tử Trắc lại càng ngủ lỳ bấy nhiêu . Cốc Dương thấy vậy, khóc mà nói rằng:



- Ta yêu nguyên soái mà dâng rượu, ai ngờ thành ra hại nguyên

sóái! nay đại vương biết thì tính mệnh ta cũng khó lòng mà toàn vẹn

đuợc, chi bằng ta bỏ trốn đi là hơn .



Sở Cung vương thấy công tử Trắc không đến, không biết làm thế

nào, phải sai người triệu công tử Anh Tề . Công tử Anh Tề vốn bất hoà

với công tử Trắc, liền tâu với Sở Cung vương rằng:



- Tôi đã biết là quân Tấn mạnh thế lắm, không thể đánh được, cho nên từ trước tôi vẫn không muốn cứu Trịnh . Việc này đều tại quan tư mã (trỏ và công tử Trắc) cả, nay quan tư mã tham chén quá say, tôi cũng

không biết dùng mưu kế gì cho được, chi bằng đêm hôm nay ta rút quân về, để khỏi chịu thua nhục nhã .



Sở Cung vương nói:



- Đã đành như thế, nhưng nay quan tư mã say rượu quá, nếu bị quân Tấn bắt được, thì nhục quốc thể lắm đấy!



Nói xong gọi Dưỡng Do Cơ vào mà bảo rằng:



- Ta trông cậy vào thần tiễn của nhà ngươi để hộ vệ quan tư mã

ra khỏi địa giới . Chỉ còn Dưỡng Do Cơ ở lại sau . Dưỡng Do Cơ nghĩ thầm nếu đợi quan tư mã tỉnh rượu thì biết đến bao giờ!



Bèn sai nguời vực công tử Trắc dậy, đem dây da trói lại, rồi đặt lên trên xe, cho đi trước còn mình thì cùng với ba trăm quân cung tên,

thong thả đi sau . Sáng hôm sau, quân Tấn mở cửa dinh ra để giao chiến,

kéo thẳng đến dinh quân Sở, chẳng thấy một người nào cả, biết là quân Sở đã trốn đi rồi . Loan Thư toan đem quân đuổi theo . Sĩ Nhiếp cố ý can . Loan Thư lại nghe báo rằng khắp địa giới nước Trịnh, chỗ nào cũng có

quân phòng thủ, biết là thế không làm gì nổi, mới truyền rút quân trở về nước Tấn . Quân Lỗ và quân Vệ cũng đều về nước cả .



Công tử Trắc đi được 50 dặm đường, dần dần tỉnh rượu, thấy tay chân đều vướng bận, mới kêu rầm lên rằng:



- Ô hay! ai trói ta thế này!



Quân sĩ nói:



- Quan tư mã say rượu quá, Dưỡng tướng quân sợ đi xe không vững, vậy nên phải làm như thế .



Nói xong, liền cởi trói cho công tử Trắc . Công tử Trắc hai mắt hãy còn hoa mờ cả lên, ngoảnh lại hỏi quân sĩ rằng:



- Xe ngựa ta đi đâu thế này ?



Quân sĩ nói:



- Đường về nước ta đó!



- Tại sao lại về ?



Quân sĩ nói:



- Đêm qua đại vương mấy lần ra triệu quan tư mã, vì quan tư mã

say rượu quá, vậy nên đại vương sợ quân Tấn đến đánh, không có ai chống

lại nổi, đã phải rút quân trở về rồi!



Công tử Trắc khóc mà nói rằng:



- Cốc Dương làm hại ta rồi!



Công tử Trắc truyền gọi Cốc Dương thì Cốc Dương đã bỏ trốn đi

đâu mất . Sở Cung vương đi khỏi hai trăm dặm, mới được yên lòng . Lại sợ công tử Trắc lo tội mà tự tử, mới sai người truyền bảo rằng:



- Ngày xưa Tử Ngọc (tên tự Thành Đắc Thần) thua trận mà bị tội,

là vì lúc bấy giờ tiên quân ta không đi, nay ta thân hành đem quân đi

thì tội tại ta, không dự gì đến quan tư mã .



Công tử Anh Tề muốn cho công tử Trắc tự tử chết, bèn sai người nói với công tử Trắc rằng:



Việc Tử Ngọc ngày xưa thua trận mà tự tử, hẳn quan tư mã cũng đã biết; giả sử đại vương không trị tội, quan tư mã còn mặt mũi nào đối

với quân sĩ nước Sở ngày nay!



Công tử Trắc thở dài mà nói rằng:
Vũ; còn Trình Anh thì đem Triệu Vũ vào giấu ở trong núi Mạnh Sơn đã 15

năm nay rồi!



Điệu công nói:



- Nhà ngươi vì ta đi triệu về đây!



Hàn Quyết nói:



- Đồ Ngạn Giả còn ở trong triều, chúa công nên bí mật mới được .



Điệu công nói:



- Ta đã biết rồi!



Hàn Quyết cáo từ lui ra, rồi thân hành đến núi Mạnh Sơn để đón

Triệu Vũ và Trình Anh . Hàn Quyết đưa Triệu Vũ vào yết kiến Điệu công .

Điệu công giấu Triệu Vũ ở trong cung rồi giả cách ốm . Hàn Quyết đem các quan triều thần vào cung để vấn an . Đồ Ngạn Giả cũng theo vào . Điệu

công nói:



- Các ngươi có biết vì cớ gì mà ta ốm hay không ? chỉ vì trong

sổ công thần có một điều chưa minh, vậy nên trong lòng ta không được

khoan khoái .



Các quan đại phu đều sụp lạy mà hỏi rằng:



- Chẳng hay trong sổ công thần có điều gì chưa minh, xin chúa công dạy cho biết ?



Điệu công nói:



- Triệu Thôi và Triệu Thuẫn đều có công to với nước, nỡ nào để cho tuyệt tự !



Các quan đồng thanh đáp rằng:



- Họ Triệu bị diệt tộc đã 15 nay, bây giờ chúa công dẫu nhớ công họ triệu, cũng chẳng còn ai mà phong được!



Điệu công truyền gọi Triệu Vũ ra chào các quan . Các quan đều hỏi:



- Chẳng hay tiểu lang quân này là người nào ?



Hàn Quyết nói:



- Đó tức là cô nhi họ Triệu, tên gọi Triệu Vũ! còn đứa cô nhi bị giết ngày trước là con Trình Anh, chứ không phải Triệu Vũ .



Đồ Ngạn Giả bấy giờ chẳng còn hồn vía nào cả, cứ phủ phục ở dưới đất, không biết nói ra làm sao . Tấn Điệu công nói:



- Việc này đều tại Đồ Ngạn Giả gây ra, nếu không diệt tộc Đồ Ngạn Giả thì sao cho thoả cái oan hồn họ Triệu!



Điệu công truyền đem Đồ Ngạn Giả ra chém, lại sai Hàn Quyết và

Triệu Vũ đem quân vây nhà Đồ Ngạn Giả ra tến ở trước mộ Triệu Sóc .

Người nước Tấn ai cũng lấy làm hả lòng . Điệu công đã giết Đồ Ngạn Giả

rồi, liền cho Triệu Vũ thay Đồ Ngạn Giả làm chứ tư khấu . Bao nhiêu lộc

điền khi trước, đều trả cho tất cả . Tấn Điệu công lại nghe nói Trình

Anh là người có nghĩa, muốn dùng chức quân chính .



Trình Anh nói chuyện với mọi người rằng:



- Lúc trước ta không chết vội là vì có cô nhi họ Triệu, nay cô

nhi họ Triệu đã báo thù xưa rồi, lẽ nào ta dám tham phú quý để cho công

tôn Chử Cữu chịu chết một mình, âu là ta thác xuống suối vàng mà báo tin cho Chử Cữu biết .



Trình Anh nói xong liền đâm cổ mà chết . Triệu Vũ ôm lấy thi thể Trình Anh mà khóc, rồi tâu với Tấn Điệu công, xin gọi là "nghĩa trủng" . Triệu Vũ nhớ ơn Trình Anh, để tang ba năm . Điệu công đã phong chức cho Triệu Vũ, lại sai người sang nước Tống gọi Triệu Thắng về, phong cho

đất Hàm Đan . Điệu công biết dùng người hiền tài, trong đám triều thần,

người nào cũng xứng đáng cả . Hãy kể mấy viên quan có danh tiếng như

sau:



1. Hàn Quyết làm trung quân nguyên soái; 2. Sĩ Mang làm trung

quân phó tướng; 3. Tuân Doanh làm thượgn quân nguyên sóai; 4. Tuân Yển

làm thượng quân phó tướng; 5. Loan Áp (con Loan Thư) làm hạ quân nguyên

soái; 6. Sĩ Phường (con Sĩ Hội) làm hạ quân phó tướng; 7. Triệu Vũ làm

tân quân nguyên sóai; 8. Ngụy Tướng (con Ngụy Xứng) làm tân quân phó

tướng; 9. Kỳ Hề làm trung quân uý; 10. Dương Thiệt Chức làm trung quân

phó uý; 11. Ngụy Giáng (con Nguỵ Thù) làm trung quân tư mã, coi việc

thuởng phạt quân sĩ; 12. Chương Lão làm chức hậu yêm, coi việc tùân

phòng; 13. Hàn Võ Kỵ (con Hàn Quyết) làm công tộc đại phu, coi việc dạy

bảo con em các nhà công tộc; 14. Giả Tâm làm tư không; 15. Sĩ Ốc Trọc

làm thái phó, coi việc dạy bảo thế tử; 16. Loan Củ làm thân quân nhung

ngự; 17. Tuân Tân làm xa hữu tướng quân; 18. Trình Trịnh làm tán bộc,

coi việc ngựa xe của vua; 19. Đạc Át Khấu làm dư uý; 20. Tịch Yển làm dư tư mã .



Nhờ có những người hiền tài giúp, Điệu công chỉnh đốn lại chính

sự trong nước, trăm họ bằng lòng . Các nước Tống, Lỗ, v..v. đểu đến

triều cống . Chỉ có Trịnh Thành công cảm cái ơn Sở Cung vương vì mình mà phải tổn thương mất một con mắt, bởi vậy không chịu theo Tấn .



Sở Cung vương nghe tin Tấn Lệ công bị giết rất là mừng rỡ, đang

nghĩ kế để báo thù, lại nghe nói Tấn Điệu công biết dùn người hiền tài,

trong ngòai ai cũng mến phục, có cơ lại làm được bá chủ, liền họp triều

thần để thương nghị, muốn tìm cách làm nhiễu loạn trung nguyên, khiến

cho nước Tấn không làm bá chủ được . Quan lệnh doãn là công tử Anh Tề

chịu bó tay, không nghĩ được mưu kế gì cả . Công tử Nhâm Phu nói với Sở

Cung vương rằng:



- Trong các nước trung nguyên, có nước Tống là một nước lớn, lại ở vào giữa khỏang nước Ngô và nước Tấn, nếu ta muốn nhiễu loạn trung

nguyên thì nên bắt đầu tự nước Tống trước . Nay quan đại phu nước Tống

là Ngư Thạch, Hướng Vi Nhân, Lâm Chu, Hướng Đái và Ngư Phủ, cả thảy năm

người, có thù oán với quan hữu sư là Hoa Nguyên bỏ trốn sang nươc Sở ta, ta nên giúp binh lực cho bọn ấy, sai về đánh Tống, hễ đánh quân giặc .

Nếu Tấn không cứu Tống thì bỏ mất chư hầu, mà cứu Tống thì phải giao

chiến với bọn Ngư Thạch, bấy giờ ta chỉ việc ngồi mà đợi xem thắng bại .



Sở Cung vương theo mưu ấy, liền sai công tử Nhâm Phu làm đại

tướng, dùng bọn Ngư Thạch đi dẫn đường, đem đại binh tiến sang đánh nước Tống.