Đông Chu Liệt Quốc

Chương 66 : Miễn dư giết hại nhà ninh hi thôi trữ mắc lừa mưu khánh phóng

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Sau khi giết chết ba trăm quân Tấn, Ninh Hi sai Thực Xước đem quân đến

Thích Ấp tìm cha con Tôn Lâm Phủ hỏi tội . Tôn Khoái biết Thực Xước sức

khỏe muôn người khôn địch nên phàn nàn với Tôn Lâm Phủ . Tôn Lâm Phủ nổi giận mắng Tôn Khóai rằng:



- Chỉ mới mộ tên vô danh nước Tề mà đã lo sợ hết vía thì làm sao chống lại được quân Vệ . Thôi liệu mà đem quân ra trận chiến thắng trở

về .



Tôn Khóai buồn rầu mà lui ra, cùng với Ung Thư thương nghị, Ung Thư nói:



- Thực Xước một mình địch nổi muôn người, khó lòng đánh nổi, ta nên phải dùng kế mà lừa thì mới được .



Tôn Khóai nói:



- Phía tây đất Mao Thị, có một chỗ tên gọi Vi Thôn, chung quanh

cây cối rậm rạp; giữa thon có một cái núi đất nhỏ, ta sai người đào hố ở trên núi, lấy cỏ phủ lên cho kín . Nhà ngươi dụ hắn đến đấy, rồi ta

đóng quân ở trên núi, xỉ mắng hắn một lúc, tất nhiên hắn phải nổi giận

mà xông lên đánh, tất là mắc kế của ta đó!



Ung Thư theo lời, đem quân sang đất Mao Thị, giả cách đi do dám . Khi gặp quân Thực Xước, Ung Thư làm ra dáng sợ hãi, quay đầu bỏ chạy .

Thực Xước cậy có sức khoẻ, lại thấy Ung Thư ít quân, tức khắc đuổi theo . Ung Thư chạy quanh mãi về đến Vi Thôn, rồi đi tắt vào trong đám cây rậm . Thực Xước nghi trong đám cây rậm có quân phục, không dám tiến vào;

bỗng thấy trên ngọn núi đất có một toán quân và một viên tướng hãy còn

trẻ tuổi . Viêng tướng ấy réo tên Thực Xước mà mắng rằng:



- Mày là một đứa không ra gì ở nước Tề . Họ Loan đã xem mày như

đồ bỏ, không thể dùng được; nay mày đem thân sang ăn hại nước Vệ, chẳng

biết xấu hổ, lại còn thò mặt ra . Mày không biết họ Tôn ta là một nhà

thế thần để tám đời rồi hay sao, mà dám xâm phạm, thật là không bằng

giống cầm thú!



Thực Xước nghe nói nổi giận . Trong quân có người biết mặt Tôn Khóai, mới nói với Thực Xước rằng:



- Viên tướng ấy là con trưởng Tôn Lâm Phủ, tên gọi Tôn Khóai .



Thực Xước nói:



- Ta bắt được Tôn Khoái, tức là trừ được nửa Tôn Lâm Phủ!



Thực Xước tức thì giục ngựa thẳng tới chân núi, chẳng ngờ cả

người lẫn ngựa, ngã lăn xuống hố . Tôn Khoái đã sai quân sĩ sắp sẵn cung tên, để khi Thực Xước ngã xuống thì xún lại mà bắn . Thực Xước chết ở

dưới hố . Tôn Khoái dùng câu liêm kéo thi thể lên rồi cắt lấy đầu đem về nộp Tôn Lâm Phủ . Tôn Lâm Phủ nói:



- Bây giờ nếu nước Tấn trách ta không cứu để cho quân Tấn bị giết thì ta có lỗi, chi bằng ta giấu việc này đi mà nói là thua .



Nói xong, liền sai Ung Thư sang cáo cấp với nước Tấn . Tấn Bình

công nghe tin quân Tấn bị giết, có ý giận, sai quan chính khanh là Triệu Vũ đại hội chư hầu ở đất Thiều Uyên, sắp đem quân đánh Vệ . Vệ Hiến

công và Ninh Hi thân hành sang nước Tấn kể tội Tôn Lâm Phủ . Tấn Bình

công bắt giam lại . Quan đại phu nước Tề là Án Anh nói với Tề Cảnh công

rằng:



- Vua Tấn vì Tôn Lâm Phủ mà bắt vua Vệ, như thế thì những đứa

cường thần đều cậy quyền mà làm càn! chúa công nen sang xin với vua Tán, khiến cho trọn cái ơn khi ở Lai Thành .



Tề Cảnh công khen phải, liền sai sứ ước với Trịnh Giản công để

cùng sang nước Tấn xin hộ cho vua Vệ . Tấn Bình công dẫu có ý nể, nhưng

trước đã nghe lời Tôn Lâm Phủ, cho nên chưa kịp tha vua Vệ . Án Anh nói

riêng với Dương Thiệt Bật rằng:



- Nước Tấn là bá chủ thì chức phận của nước Tấn là phải đè nén

kẻ cường bạo, bênh vực kẻ hèn yếu . Tôn Lâm Phủ khi trước đuổi vua, ta

đã không đem quân đến đánh, nay lại còn bắt giam vua Vệ để giúp Tôn Lâm

Phủ, như thế phỏng còn ai dám làm vua nữa ? ngày xưa Tấn Văn công nghe

lầm lời nói của Nguyên Huyến mà bắt Vệ Thành công đem nộp thiên tử nhà

Chu, thiên tử nhà Chu còn chê là trái lễ, Văn công xấu hổ mà phải tha,

huống chi mình là chư hầu mà lại bắt giam vua chư hầu là nghĩa làm sao ? các ngài không biết can, thế là tư vị bề tôi mà đè nén vua, tài nào cho khỏi mang tiếng! tôi chỉ sợ nước Tấn không giữ được nghiệp bá nữa, cho

nên phảii nói riêng với ngài .



Dương Thiệt Bật liền nói với Triệu Vũ để cố xin với Tấn Bình

công . Tấn Bình công tha cho Vệ Hiến công về nước, nhưng vẫn không chịu

tha Ninh Hi . Hữu tể Cốc bảo Vệ Hiến công đem mười hai nữ nhạc công sang dâng vua Tấn để xin chuộc Ninh Hi . Tấn Bình công bằng lòng, tha cho

Ninh Hi về . Ninh Hi từ khi về, càng có ý tự phụ, việc gì cũng tự tiện

quyết đoán, không bẩm mệnh Vệ Hiến công . Các quan đại phu vẫn đến họp ở nhà riêng Ninh Hi để bàn việc chính tri . Vệ Hiến công chỉ ngồi khoanh

tay, không dự một việc gì cả .



Bấy giờ quan tá sư nước Tống là Hướng Thú (cháu huyền tôn của

Tống Hoàn công) quen thân với Triệu Vũ nước Tấn, lại quen thân cả với

quan lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến nữa . Hướng Thú sang sứ nước Sở,

nói đến việc Hoa Nguyên nước Tống ngày xưa, muốn cho Tấn và Sở giảng hoà với nhau . Khuất Kiến nói:



- Việc ấy rất hay! chỉ vì chư hầu chia rẽ mà cuộc giảng hoà

không thành, bây giờ làm sao cho các thuộc quốc của Tấn và Sơ đều giao

hiếu với nhau, coi nhau như một nhà, thì nạn binh đao mới có thể dẹp yên được .



Hướng Thú khen phải, liền xướng nghị vua Tấn và vua Sở hội nhau ở nước Tống để cùng nhau giảng hoà . Nước Sở từ đời Cung Vương đến bấy

giờ, thường bị nước Ngô xâm nhiễu . Khuất Kiến muốn kết liên với Tấn để

được chuyên một mặt chống cự nước Ngô; còn Triệu Vũ thì nhân thấy quân

Sở hay sang đánh Trịnh, cũng muốn giảng hoà cho được yên việc, bởi vậy

hai bên đều đồng ý sai sứ đi báo ngày hội với các thuộc quốc của mình .

Khi sứ nước Tấn đến nước Vệ, Ninh Hi không báo cho Vệ Hiến công biết, mà sai Thạch Ác đi dự hội . Vệ Hiến công nghe nổi giận lắm, phàn nàn với

công tôn Miễn Dư . Công tôn Miễn Dư nói:



- Tôi xin lấy lẽ phải đến trách bảo Ninh Hi .



Rồi đến bảo Ninh Hi rằng:



- Hội với chư hầu là một việc lớn, sao ngài lại không báo cho chúa công biết ?



Ninh Hi phật ý nói:


Dưỡng Do Cơ nói:



- Nước ta đánh Thư Cưu thì Ngô tất đem quân sang cứu, tôi đã

nhiều lần đánh nhau với quân Ngô, biế hết tình hình, vậy xin theo đi,

dẫu chết cũng thoả !



Khuất Kiến thấy Dưỡng Do Cơ nói đến chết, trong lòng cũng hơi áy náy . Dưỡng Do Cơ nói:



- Tôi chịu ơn tiên vương thuở trước vẫn muốn liều mình để báo

đáp mà chưa có dịp nào, nay đầu râu đã khác xưa cả, nếu một mai ốm chết ở xó nhà, thì chẳng hóa ra ngài phụ lòng tôi lắm sao!



Khuất Kiến thấy ý Dưỡng Do Cơ đã nhất quyết mới thuận cho đi,

sai quan đại phu là Tức Hoàn đi giúp . Dưỡng Do Cơ đi đến Ly Thành (kinh thành nước Thư Cưu) . Em vua Ngô là Di Muội cùng quan tướng quốc là

Khuất Hồ Dung đem quân sang cứu nước Thư Cưu . Tức Hoàn muốn đợi đại bih nước Sở kéo đến, rồi mới khai chiến . Dưỡng Do Cơ nói:



- Người nước Ngô chỉ giỏi nghề đánh thuỷ, nay bỏ thuyền lên cạn, mà lại không giỏi bắn cung và giong xe, ta nên nhân lúc họ mới đến mà

đánh ngay đi thì có thể phá vỡ được .



Dưỡng Do Cơ tay mang cung tên, xông vào đánh trước, bắn chỗ nào

thì chỗ ấy có người chết . Quân Ngô lui chạy, Dưỡng Do Cơ đuổi theo,

trông thấy Khuất Hồ Dung ở trên xe, liền mắng rằng:



- Thằng giặc phản quốc kia! mày còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa!



Dưỡng Do Cơ toan bắn Khuất Hồ Dung . Khuất Hồ Dung quay xe trở lại, đi nhanh như bay . Dưỡng Do Cơ kinh sợ mà nói rằng:



- Người nước Ngô cũng tài nghề dong xe hay sao! tiếc thay ta không bắn ngay một phát!



Nói chưa dứt lời thì quân Ngô đã đem xe vay kín bốn mặt . Các

tướng sĩ ở trên xe đều là những tay bắn giỏi cả, hàng vạn cung nỏ cùng

bắn một lúc, Dưỡng Do Cơ chếtngay dưới trận mưa tên . Tức Hoàn chạy về

báo với Khuất Kiến . Khuất Kiến thở dài mà rằng:



- Dưỡng thúc (tức là Dưỡng Do Cơ) thật là muốn tìm cái chết .



Khuất Kiến liền phục quân ở Nhi Sơn, rồi sai Tử Cương đem quân

đi dụ quân Ngô . Tử Cương giao chiến với quân Ngô dược hơn mười hợp thì

vội vàng bỏ chạy . Khuất Hồ Dung nghi là có quân phục, không dám đuổi

theo . Di Muội trèo lên chỗ cao đứng trông, không thấy quân Sở, bèn bảo

Khuất Hồ Dung rằng:



- Quân Sở đã trốn hết rồi!



Di Muội liền kéo ra đuổi . Đuổi đến chân núi Nhi Sơn thì Tử

Cương quay lại đánh, phục binh bốn mặt đổ ra, vây kín Di Muội lại . Di

Muội cố sức đánh giải vây mà không ra nổi . May nhờ có quân Khúât Hồ

Dung đến, mới phá vỡ vòng vây, đem được Di Muội ra . Quân Ngô bị thua bỏ về . Khuất Kiến liền diệt nước Thư Cưu .



Năm sau, Sở Khang vươnng lại muốn đánh Ngô, sai sứ sang mượn

quân nước Tấn . Tấn Cảnh công sai em là công tôn Hàm sang giúp . Nước

Ngô đem quân giữ vững cửa sông . Quân Sở không thể vào được, liền sang

xâm Trịnh vì nước Trịnh lâu nay vẫn thần phục nước Tấn . Quan đại phu

nước Sở là Xuyên Phong Thú, bắt được tướng nước Trịnh là Hoàng Hiệt ở

trận tiền . Công tử Vi muốn tranh lấy để nhận công . Xuyên Phong Thú

không nghe . Công tử Vi lại vào kêu với Sở Khanh vương rằng:



- Tôi đã bắt được tướng nước Trịnh là Hoàng Hiệt, lại bị Xuyên Phong Thú tranh mất .



Được một lúc, Xuyên Phong Thú giải Hoàng Hiệt đến nộp và cũng

nói là công tử Vi muốn tranh công . Sở Khanh vương không biết quyết đóan thế nào, mới sai quan thái tể là Bá Châu Lê xét việc ấy . Bá Châu Lê

tâu rằng:



- Tù nước Trịnh (trỏ Hoàng Hiệt) là quan đại phu, chứ không phải dân thường, ta hỏi tù nhân thì khắc biết .



Bá Châu Lê để Hoàng Hiệt đứng ở dưới sân, Bá Châu Lê đứng ở bên

hữu, công tử Vi và Xuyên Phong Thú đứng ở bên tả, Bá Châu Lê chắp tay

hướng vào công tử Vi mà bảo Hoàng Hiệt rằng:



- Ông này là công tử Vi, là em đại vương ta đó .



Lại hướng vào Xuyên Phong Thú, là quan huyện doãn ở ngoài Phương Thành! trong hai ông này, ông nào bắt được nhà ngươi, nhà ngươi phải

nói thực .



Hoàng Hiệt nghe nói, hiểu ý Bá Châu Lê thiên vị công tử Vi, mới giả cách trừng mắt nhìn kỹ công tử Vi mà nói rằng:



- Tôi bị công tử bắt được .



Xuyên Phong Thú giận lắm, liền rút ngay cái giám cắm ở giá gần

đó, toan đâm chết công tử Vi . Công tử Vi sợ hãi bỏ chạy Xuyên Phong Thú đuổi theo không kịp . Bá Châu Lê khuyên giải mãi, Xuyên Phong Thú mới

thôi . Bá Châu Lê nói với Sở Khang vương chia đôi công ấy, rồi lại bày

một tiệc rượu, bắt hai người phải giảng hoà với nhau .



Nước Việt giáp giới nước Ngô . Vua nước Việt là dòng dõi vua Vũ

nhà hạ, được phong tử Vô Dư, truyền mãi cho đến Doãn Thường . Doãn

Thường chăm lo chính sự, nước Việt mới cường thịnh . Nước Ngô thấy nước

Việt cường thịnh, lấy làm lo lắm . Vua nước Ngô là Dư Sái lên nối ngôi,

mới được bốn năm, đã đem quân sang đánh nước Việt, bắt được một người

tôn tộc nước Việt, đem về chặt chân, sai giữ chiếc thuyền Dư Hoàng . Một hôm, Dư Sái đi chơi thuyền, say rượu nằm ngủ, người tôn tộc cởi thanh

gươm của Dư Sái, đâm chết Dư Sái, bấy giờ nội thị mới biết, liền giết

người tôn tộc ấy đi . Em Dư Sái là Di Muội theo thứ tự lên nối ngôi,

giao quyền chính cho Qui Trát . Quí Trát xin bãi việc chiến tranh và

thông hiếu với các nước lớn . Di Muội theo lời, liền sai Quí Trát sang

sứ nước Lỗ, để xét xem âm nhạc của đời Ngũ đại và của các nước; Quí Trát xem đến đâu, bình phẩm đến đấy, câu nào cũng đích đáng, người nước Lỗ

phục là một tay tri âm . Sau sang sứ nước Trịnh, chơi thân với công tôn

Kiều; sang nước Vệ, chơi thân với Cử Viên; sang nước Tấn, chơi thân với

Triệu Vũ, Hàn Khởi và Ngụy Thư, toàn là những bậc hiền thần đời bấy giờ, xem thế cũng đủ biết Quí Trát là một người hiền đức.