Đông Chu Liệt Quốc

Chương 70 : Giết ba anh, sở bình vương lên ngôi hội chiêu hầu, tấn chiêu công làm chủ

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Bấy giờ năm thứ 12 đời Chu Cảnh Vương, Sở Linh Vương đã diệt được Trần

và Sái rồi, lại thêm sáu nước nhỏ là Hứa, Hồi, Trần, Đạo, Phòng, Thân

sang đất Kinh Sơn, trăm họ phải bỏ nhà bỏ cửa mà đi nơi khác, tiếng than khóc rộn lên khắp đường xá. Sở Linh Vương vẫn cho là thiên hạ đã nắm

chắc trong tay mình nên chỉ ngày đêm vui chơi ở Chương Hoa Đài, lại toan sai sứ sang nhà Chu đòi lấy chín cái đỉnh đem về nước Sở. Quan hữu doãn là Trịnh Đan can rằng :



- Nay Tề, Tấn còn mạch, Ngô, Việt chưa theo thì nhà Chu dẫu sợ ta, chư hầu tất cũng không phục.



Sở Linh Vương không bằng lòng nói rằng :



- Có một điều này, xuýt nữa ta quên đi mất ! Khi trước ta hội

chư hầu ở Thân Địa, xá tội cho vua Từ, ai ngờ vua Từ lại bội ta mà theo

Ngô; nay ta nên đánh Từ trước, rồi đánh Ngô sau, khiến cho các nước từ

Trường Giang trở về phía đông, đều là thuộc quốc của ta cả, thế thì

thiên hạ về tay đến một nửa rồi.



Sở Linh Vương giao cho Viễn Bài và Sái Hựu giúp thế tử Lộc giữ

nước, còn mình thì đi luyện tập quân mã ở cuối sông Di Thuỷ, và sai quan tư mã Đốc đem quân sang vây thành nước Từ.



Đại binh Sở Linh Vương đóng ở Kiên Khê, để làm thanh viện (phô

trương thanh thế để khiến người ta sợ) . Mùa đông năm ấy tuyết xuống

nhiều lắm, đóng dày mặt đất đến hơn ba thước. Sở Linh Vương hỏi nội thị

rằng :



- Ngày trước, nước Tần có dâng ta cái áo cầu “Phục đào” và cái mền “Thuý Vũ”, các người đem ra đây cho ta.



Nội thị đưa áo và mền ra, Sở Linh Vương mặc áo và khoác mền vào, đầu đội mũ dạ, chân đi giầy da, tay cầm cái roi bằng tơ tía ra ngoài

trướng đứng xem tuyết. Gặp có quan hữu doãn là Trịnh Đan đến yết kiến.

Sở Linh Vương bỏ mũ và mền, vứt roi xuống, rồi đứng nói chuyện với Trịnh Đan, Linh Vương nói :



- Trời rét quá đi mất !



Trịnh Đan nói :



- Đại vương mặc mấy lần áo cừu đứng trong trướng hồ mà còn rét

như thế, huống chi quân sĩ áo thì ít, chân thì trần, đầu đội mũ trụ,

mình mặc áo giáp, tay cầm binh khí đứng ở trong đám gió tuyết, thì khổ

biết dường nào ! Sao đại vương không tạm rút quân đánh Từ về, đợi đến

qua xuân, khí giời ấm áp sẽ hay ?



Linh Vương nói :



- Nhà ngươi nói rất phải ! Nhưng từ khi khởi binh đến nay, ta đánh đâu được đấy, chắc rằng chỉ nay mai tất có tin thắng trận.



Trịnh Đan thưa rằng :



- Từ không phải như Trần và Sái. Từ cách nước Sở đến hơn ba

nghìn dặm, mà lại còn dựa vào nước Ngô nữa. Nếu nhà vua tham đánh Tùu,

khiến cho ba quân ở ngoài giá rét khổ sở, vạn nhất trong nước có biến,

lòng quân ly tán, thì tôi dám lấy làm nguy cho đại vương lắm.



Linh Vương cười mà nói rằng :



- Xuyên Phong Thu ở Trần, Khí Tật ở Sái, Ngũ Cử giữ nước với thái tử, thế là có đến ba nước Sở ta còn lo gì nữa ?



Vừa lúc ấy có quan thái sử là Ỷ Tướng đi qua.



Linh Vương trỏ Ỷ Tướng mà bảo Trịnh Đan rằng :



- Đây là một nhà bác vật, phàm các sách như “Tam phần”, “Ngũ

điển”, “Bát sách”, “Cửu khâu”, đều thông hiểu cả, nhà người nên trọng

đái người ta.



Trịnh Đan nói :



- Đại vương khen quá lời ! Ngày xưa vua Mục vương nhà Chu đi

dong chơi khắp thiên hạ. Sái công tức là Mưu Phủ làm thơ “Kỳ thiểu” để

can ngăn. Mục vương nghe lời mà trở về tránh khỏi được tai vạ. Thế mà

tôi đem thơ ấy hỏi Ỷ Tướng, Ý Tướng không biết, việc bản triều mà còn

không biết, huống chi là việc đời xưa !



Linh Vương hỏi :



- Bài thơ “Kỳ thiểu” thế nào, nhà ngươi đọc cho ta nghe. Trịnh

Đan đọc. Sở Linh vương lại hỏi nghĩa. Trịnh Đan cắt nghĩa. Sở Linh vương biết là Trịnh Đan có ý can mình, mới nín lặng không nói gì cả, ngẫm

nghĩ hồi lâu rồi bảo Trịnh Đan rằng :



- Nhà ngươi hãy lui ra, để ta nghĩ lại xem.



Đêm hôm ấy, Linh vương đã toan rút quân về, bỗng nghe báo quân

tư mã Đốc đã thắng nhiều trận, hiện đang vây kinh thành nước Từ. Linh

vương nói :



- Nếu vậy thì nước Từ có thể diệt được !



Linh vương bèn nhất định cứ đóng quân ở Kiên Khê, từ đông sang

xuân, ngày nào cũng lấy săn bắn làm vui; lại toan bắt dân phải sửa soạn

lâu đài ở đấy, không nghĩ gì đến việc về nước cả.



Bấy giờ có Triều Ngô (con quan đại phu nước Sái là Quí Sinh),

theo hầu công tử Khí Tật, ngày đêm vẫn nghĩ mưu để khôi phục nước Sái,

mới cùng với Quan Tòng (người nước Sở) thương nghị. Quan Tòng nói :



- Vua Sở gây ra việc tranh chiến, đem quân đi lâu ngày không về, nhân dân ai cũng oán giận, ta nên nhân cơ hội này mà khôi phục lại nước Sái.



Triều Ngô nói :



- Bây giờ làm thế nào khôi phục được ?



Quan Tòng nói :



- Hùng Kiên (tên sở Linh vương) được lập lên làm vua, ba vị công tử (Tử Can, Tử Tích và Khí Tật) đều không phục, nhưng sức không làm gì

nổi. Nay ta giả mệnh Sái công (tức Khí Tật) mà triệu Tử Can và Từ Tích

về, rồi bức hiếp Sái công phải khởi sự mà chiếm lấy nước Sở. Nước Sở đã

mất thì Hùng Kiên mất sào huyệt, còn làm gì được nữa. Đến đời vua sau,

tất nhiên ta phục được nước Sái.



Triều Ngô nghe lời, sai Quan Tòng giả mệnh lệnh của Sái công đi

triệu Tử Can (tức công tử Tị) ở nước Tấn, và Tử Tích (tức là công tử Hắc Quang) ở nước Trịnh về, nói là Khí Tật định lấy quân Trần, Sái đưa hai

vị công tử về nước để chống nhau với Hùng Kiên. Tử Can và Tử Tích mừng

lắm, tức khắc đi sang nước Sái để hội nhau với Khí Tật. Quan Tòng về

trước báo với Triều Ngô. Triều Ngô đón đường nói với Tử Can và Tử Tích

rằng :



- Sái công chưa hề ra lệnh, nhưng ta có thể bức hiếp Sái công bắt phải theo ta.



Tử Can và Tử Tích nghe nói, đều sợ hãi biến sắc, Triều Ngô nói :



- Hùng Kiên đem quân đi, lâu ngày không về, trong nước không có

phòng bị. Sái Vĩ nghĩ đến cái thù giết cha, chỉ mong cho có loạn. Đấu

Thành Nhiên làm chức giao doãn, vẫn thân nhau với Sái công; nếu Sái công cử sự thì hắn tất làm nội ứng. Xuyên Phong Thu dẫu đã được phong ở

Trần, nhưng vẫn không phục Hùng Kiên, nếu Sái công cho người triệu thì

hắn tất theo ngay. Đem quân Trần Sái đánh một nước Sở không có phòng bị, khác nào như lấy của ở trong túi mình, hai công tử còn lo nỗi gì!



Tử Can và Tử Tích nghe nói, mới được yên lòng, liền cùng với
- Cổ Gia Tử chết mất rồi !



Được một lúc, sóng gió im lặng, trông thấy có máu chảy ở mặt

nước. Cổ Gia Tử tay trái kéo đuôi con ngựa tả tham, tay phải xách cái

đầu con giải, đầm đìa những máu, ở dưới nước lên. Tề Cảnh công kinh sợ

mà khen rằng :



- Thế thì thật là thần dũng ! Tiên quân ta ngày xưa đặt ra đội dũng tước, cũng chưa có ai giỏi như vậy !



Nói xong liền hậu thưởng cho Cổ Gia Tử. Khi đến nước Tấn. Tề

Cảnh công vào yết kiến Tấn Chiêu công. Tấn Chiêu công bày tiệc để thết

đãi. Nước Tấn thì có Tuân Ngô làm tướng lễ (Khi ăn tiệc hay tiếp khách

vẫn có một người đứng coi sóc hoặc chỉ bảo gọi là tướng lễ). Nước Tề có

A1n Anh. Khi rượu đã ngà ngà say. Tấn Chiêu công nói với Tề Cảnh công

rằng :



- Bây giờ không biêt lấy gì làm vui, xin đánh đầu hồ ( là cầm cái thẻ ném vào miệng bầu để cầu được trúng).



Tề Cảnh công vâng lời. Thị vệ lấy cái hồ ra và dâng một nắm thẻ

để đánh. Tề Cảnh công nhường cho Tấn Chiêu công đánh trước. Tấn Chiêu

công đang cầm cái thẻ ở trong thì Tuân Ngô hát ví rằng :



“Có gò thịt cao,



Có ao rượu sâu



Chúa công tôi trúng



Làm chủ chư hầu”.



Tấn Chiêu công ném mạnh một cái thì thẻ trúng vào hồ, bèn ném cả bó thẻ xuống đất. Các quan nước Tấn thấy vậy, đều sụp lạy chúc mừng. Tề Cảnh công có ý không bằng lòng, khi cầm cái thẻ lên để đánh đầu hồ,

cũng hát rằng :



“Có gò thịt cao



Có ao rượu sâu



Thẻ này tôi trúng



Thay chân quân hầu”.



Tề Cảnh công cũng buông mạnh một cái, trúng ngay vào trong hồ,

bèn cười to lên, rồi ném nắm thẻ xuống đất. Án Anh cũng sụp lạy chúc

mừng. Tấn Chiêu công đổi ngay sắc mặt. Tuân Ngô nói với Tề Cảnh công

rằng :



- Nhà vua lỡ lời mất rồi ! Chỉ vì nước Tấn tôi nối đời làm bá

chủ mà nay nhà vua tới đây, sao nhà vua lại nói thay chúa công tôi làm

chủ chư hầu ?



Án Anh thay lời Tề Cảnh công mà đáp rằng :



- Ngôi bá chủ có nhất định thuộc về ai bao giờ, ai có đức thì

người ấy được. Ngày xưa nước Tề làm bá chủ, rồi đến nước Tấn thay; nước

Tấn có đức thì ai dám không phục, nhược bằng không có đức thì Ngô và Sở

cũng có thể thay Tấn được, huống chi là Tề !



Dương Thiệt Bật nói :



- Hiện nay nước ta đang làm chủ chư hầu, việc gì phải bói đầu hồ mới biết ! Tuân Ngô nói thế cũng là không phải !



Tuân Ngô biết lỗi, nín lặng không nói gì cả. Cổ Gia Tử đứng ở dưới thềm nói to lên rằng :



- Ngày đã về chiều, nên bãi cuộc rượu !



Tề Cảnh công cáo từ lui ra. Ngày hôm sau, trở về nước Tề.



Dương Thiệt Bật nói với Tấn Chiêu công rằng :



- Chư hầu sắp có lòng ly tán, nếu không dùng binh lực thì sao giữ được quyền bá chủ.



Tấn Chiêu công khen phải, liền truyền lệnh luyện tập quân mã và

sai sứ sang nhà Chu xin cho một vương thần (người bề tôi của vương tử

nhà Chu) đến, hẹn tới tháng bảy năm ấy thì đại hội chư hầu ở đất Bình

Khâu (đất nước Vệ). Chư hầu nghe nói có vương thần dự hội, đều phải đến

cả. Tấn Chiêu công giao cho Hàn Khởi giữ nước rồi đem đại binh thẳng

đường tiến sang Bộc Dương(kinh thành nước Vệ). Quân đông cả thảy ba mươi trại. Chư hầu thấy quân Tấn rầm rộ như vậy đều có ý sợ.



Khi khai hội, Dương Thiệt Bật bưng chậu máu dâng lên mà nói rằng :



- Tiên thần nước tôi là Triệu Vũ, quá tin lời ước bãi binh mà

giao hiếu với nước Sở. Vua Sở là Hùng Kiến (tức là Sở Linh vương) thất

tín, đến nỗi diệt vong. Nay chúa công tôi muốn bắt chước như kỳ hội Tiền Thổ trước, trên nhờ ơn thiên tử, dưới dẹp yên trung nguyên, xin các

nước cùng thề để làm tin.



Các chư hầu đều cúi đầu đáp rằng :



- Xin vâng lệnh !



Chỉ có Tề Cảnh công nín lặng không nói gì cả. DươngThiệt Bật nói với vua Tề rằng :



- Nhà vua có ý không muốn thề hay sao ?



Tề Cảnh công nói :



- Chư hầu không phục thì mới phải thề, nếu ai cũng vâng mệnh thì còn thề làm gì nữa !



Dương Thiệt Bật nói :



- Kỳ hội ở Tiền Thổ khi trước, nước nào là nước không phục, sao

cũng phải thề! Nhà vua không theo thì chúa công tôi thế tất phải đem

quân đến hỏi tội.



Dương Thiệt Bật nói chưa dứt lời thì nghe hiệu trống đánh, các

trại quân đều cấm cờ đại bái ( cờ dùng trong khi giao chiến). Tề Cảnh

công có ý sợ, mới đổi giọng mà đáp rằng :



- Quý quốc còn cho việc thề là không thể bỏ được, có đâu tôi lại không dám theo !



Bấy giờ Tấn Chiêu công thề trước, rồi sau đến chư hầu, từ Tề,

Tống trở xuống đều thề cả. Vương thần là Lưu Trí không phải thề, chỉ

đứng chứng kiến mà thôi. Nước Châu và nước Cứ đem việc nước Lỗ thường

sang xâm nhiễu cáo với Tấn Chiêu công, Tấn Chiêu công trách Lỗ Chiêu

công rồi bắt quan thượng khanh nước Lỗ là Thúc Tôn Ý Như giam lại một

chỗ. Từ Phục Huệ Bá nói riêng với Tuân Ngô rằng :



- Nước Lỗ to gấp mười nước Châu và nước Cử, nếu Tấn bỏ Lỗ thì Lỗ tất theo Tề và Sở, chẳng cũng thiệt cho Tấn lắm ru ! Và khi Sở đánh

Trần và Sái, Tấn đã không cứu, mà nay lại bỏ một nước anh em hay sao!



Tuân Ngô khen phải, nói chuyện với Hàn Khởi. Hàn Khởi vào tâu

với Tấn Chiêu công. Tấn Chiêu công liền tha cho Thúc Tôn Ý Như về nước

Lỗ. Từ bấy giờ chư hầu đều có ý không tôn phục nước Tấn