Đông Chu Liệt Quốc
Chương 75 : Tôn vũ dạy cung nữ tập trận nang ngoã bắt chư hầu lễ tiến
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Khánh Ky gần chết dặn quân sĩ chớ giết Yêu Ly.
Yêu Ly nói :
- Ta có ba điều không thể dung được. Dẫu công tử tha ta, ta cũng không tham sống làm gì.
Mọi người đều hỏi :
- Ba điều gì không thể dung được ?
Yêu Ly nói :
- Vì đạo thờ vua mà giết cả vợ con, thế là bất nhân; vì vua mới mà giết con vua cũ, thế là bất nghĩa; nên việc cho người mà đến nỗi tàn hại cả thân thể, cả vợ con, thế là bất trí. Đã phạm ba điều ấy, còn mặt nũi nào mà đứng trên cõi đời nữa !
Yêu Ly nói xong, liền đâm đầu xuống sông. Người lái thuyền lại vớt Yêu Ly lên. Yêu Ly nói :
- Nhà ngươi vớt ta làm gì ?
Người lái thuyền nói :
- Nhà ngươi về nước, tất được tước lộc, sao lại không về ?
Yêu Ly nói :
- Đến vợ con mà tính mệnh ta cũng còn không tiếc huống chi là tước lộc. Các ngươi đem xác ta về Ngô mà lấy trọng thưởng.
Nói xong, giật lấy thanh kiếm của người đứng bên, chặt bỏ chân
đi, rồi tự đâm cổ mà chết. Mọi người bèn rủ nhau đem thi thể Yêu Ly và
Khánh Ky sang nộp vua Ngô là Hạp Lư. Hạp Lư bằng lòng, trọng thưởng cho
mọi người, rồi dùng lễ thượng khanh an táng Yêu Ly ở dưới cửa thành mà
khấn rằng :
- Nhà ngươi hãy đem thân dùng để giữ thành cho ta.
Hạp Lư lại truy tặng cho vợ con Yêu Ly, lập miếu thờ chung Yêu
Ly với Chuyên Chư, dùng lễ công tử an táng Khánh Ky ở bên mộ Vương Liêu
và đặt tiệc lớn để thết đãi triều thần. Ngũ Viên khóc mà tâu với Hạp Lư
rằng :
- Những mối thù của đại vương, đều trừ được cả, còn mối thù của tôi, biết bao giờ mới trả xong!
Bá Hi cũng khóc lóc mà xin quân đánh Sở. Hạp Lư nói :
- Việc ấy để sáng mai sẽ bàn.
Ngày hôm sau, Ngũ Viên và Bá Hi lại vào yết kiến Hạp Lư. Hạp Lư nói :
- Ta muốn vì hai người mà đem quân đánh Sở, nhưng chẳng biết dùng ai làm tướng được?
Ngũ Viên và Bá Hi đồng thanh đáp :
- Tùy ý đại vương, dẫu ai làm tướng chúng tôi cũng xin hết sức.
Hạp Lư nghĩ thầm Ngũ Viên và Bá Hi đều là người Sở, nếu họ đã
báo thù xong thì khi nào chịu ra sức giúp mình nữa, mới nín lặng không
nói gì cả, chỉ ngẩng mặt hứng gió nam mà thở dài.
Ngũ Viên hiểu ý, nói với Hạp Lư rằng :
- Đại vương sợ nước Sở lắm quân nhiều tướng hay sao ?
Hạp Lư nói :
- Chính thế!
Ngũ Viên nói :
- Tôi xin cử một người chắc chắn đánh được Sở.
Hạp Lư hớn hở hỏi :
- Nhà ngươi định cử ai ? Tài người ấy thế nào ?
Ngũ Viên nói :
- Người ấy họ Tôn tên Vũ, cũng là người nước Ngô ta.
Hạp Lư nghe nói là người nước Ngô, thì có ý mừng rỡ.
Ngũ Viên lại tâu rằng :
- Người này tinh thông thao lược, có làm ra mười ba thiên binh
pháp, mà đời không mấy người biết tài. Hiện nay người ấy ẩn ở La Phù
sơn. Nếu được người ấy làm quân sư thì cả thiên hạ cũng không ai địch
nổi được, huống chi là Sở!
Hạp Lư nói :
- Nhà ngươi thử triệu đến đây cho ta.
Ngũ Viên nói :
- Người này không phải là kẻ tầm thường, phải đem lễ vật đến đón thì có lẽ mới chịu ra.
Hạp Lư theo lòi, mới lấy mười nén hoàng kim, một đôi bạch bích, sai Ngũ Viên đến La Phù sơn đón Tô Vũ. Ngũ Viên vào yết kiến Tôn Vũ,
giải bày những tình ý kính mến của Hạp Lư. Tôn Vũ mới theo Ngũ Viên vào
yết kiến Hạp Lư. Hạp Lư xuống thềm chào đón, rồi mời ngồi, hỏi về binh
pháp. Tôn Vũ đem mười ba thiên binh pháp đệ dâng Hạp Lư. Hạp Lư sai Ngũ
Viên đọc cả lên một lượt. Ngũ Viên đọc. Mỗi khi đọc hết một thiên thì
lại ngợi khen không ngớt. Mười ba thiên pháp ấy như sau đây :
1) Thuỷ kế thiên; 2) Tác chiến thiên; 3) Mưu công thiên; 4)
Quân hình thiên; 5) Binh thế thiên; 6) Hư thực thiên; 7) Quân tranh
thiên; 8) Cửu biến thiên; 9) Hành quân thiên; 10) Địa hình thiên; 11)
Tưu địa thiên; 12) Hoa? công thiên; 13) Dụng gián thiên.
Hạp Lư ngảnh lại bảo Ngũ Viên rằng :
Nước ta từ khi cùng Sở giảng hoà, hai bên vẫn không hiềm khích gì với
nhau, vậy thì không nên gây ra việc tranh chiến. Huống chi độ này mưa
nhiều nước lụt, bệnh sốt rét đang phát, tôi e rằng tiến lên vị tất đã
đánh được Sở, mà lui về lại bị quân Sở đuổi theo, ta nên lo trước mới
được.
Sĩ Uông cũng là một đứa tham phu, muốn ăn tiền của nước Sái,
nhưng chưa được mãn nguyện, mới mượn cớ mưa nhiều nước lụt, tiến binh
không lợi, cho thế tử Nguyên trở về nước Sái, rồi hạ lệnh rút quân. Các
nước thấy nước Tấn rút quân, cũng đều rút quân về cả. Sái Chiêu công
thấy các nước rút quân về, trong lòng chán ngán, khi về qua nước Thẩm,
gị6n vua Thẩm không theo đánh Sở, mới sai quan đại phu là công tôn Tính
đem quân đánh Thẩm, bắt vua Thẩm giết đi, để cho hả lòng oán Sở. Nang
Ngoã giận lắm, đem quân đánh Sái, vây thành nước Sái. Công tôn Tính nói
với Sái Chiêu công rằng :
- Ta không thể trông cậy ở nước Tấn được, chi bằng sang cầu
viện nước Ngô. Các quan nước Ngô như Ngũ Viên và Bá Hi đều là cừu địch
với Sở, tất thế nào cũng giúp ta.
Sái Chiêu công nghe lời, liền sai công tôn Tính sang ước với
Đường Thành công để cùng đi mượn quân nước Ngô, lại cho người con thứ là công tử Kiền sang ở làm tin. Ngũ Viên đưa vào yết kiến Hạp Lư và nói
với Hạp Lư rằng :
- Đường và Sái oán giận nước Sở mà xin làm tiên phong để sang
đánh Sở. Cứu Sái là một tiếng tốt, đánh Sở là một lợi to. Đại vương muốn tiến binh vào Sính Đô thì nên nhân cơ hội này !
Hạp Lư nhận lời, sai công tôn Tính về trước để báo cho Sái Chiêu công biết.
Hạp Lư đang bàn việc tiến binh, bỗng nghe báo có quân sư là Tôn Vũ xin vào yết kiến. Hạp Lư mời vào. Tôn Vũ nói :
- Nước Sở khó đánh là vì có nhiều thuộc quốc, ta chưa dễ tiến
đến tận nơi được. Nay vua Tấn xương lên một câu mà mười tám nước hợp :
trong mười tám nước ấy thì Trần, Hứa, Hồ và Đốn đều là thuộc
quốc của Sở, mà cũng bỏ Sở theo Tấn, xem thế thì biết người ta đều oán
Sở, chẳng những Đường và Sái. Phen này nước Sở cô thế rồi!
Hạp Lư bằng lòng, sai Bị Ly và Chuyên Nghị giúp thế tử Ba giữ
nước, cho Tôn Vũ làm đại tướng. Ngũ Viên và Bá Hi làm phó tướng, công tử Phu Khái làm tiên phong, công tử Sơn đốc vận lương thực, rồi đem sáu
vạn quân Ngô theo đường thuỷ qua sông Hoài, tiến sang nước Sái. Nang
Ngoã thấy quân Ngô thế to lắm, liền giải vây nước Sái mà chạy về; lại sợ quân Ngô kéo quân sông Hán, mới đóng quân giữ ở đấy, và sai người về
Sính Đô cáo cấp. Sái Chiêu công ra nghênh tiếp Hạp Lư, rồi vừa khóc vừa
kể những tội ác của vua tôi nước Sở. Được một lúc, Đường Thành công cũng đến. Đường Thành công và Sái Chiêu công tình nguyện cùng theo đánh Sở.
Lúc sắp khởi hành, Tôn Vũ truyền cho quân sĩ lên cả đường bộ, còn bao
nhiêu thuyền bè cứ để ở khúc sông Hoài. Ngũ Viên thấy vậy, sẽ hỏi riêng
Tôn Vũ.
Tôn Vũ nói :
- Ta đi đường thuỷ thì ngược nước mà chậm, khiến cho Sở phòng bị trước được, khó lòng phán nổi.
Ngũ Viên rất lấy làm phục. Đại binh nước Ngô qua đường Dự
Chương tiến thẳng đến đóng ở phía bắc sông Hán, còn quân Sở đóng ở phía
nam. Nang Ngoã ngày đêm chỉ lo quân Ngô tiến đến, nghe nói thuyền bè
nước Ngô có ở sông Hoài, bấy giờ mới yên lòng. Sở Chiêu vương nghe tin
quân Ngô sắp sang đánh, liền họp các quan lại để hỏi kế. Công tử Thân
nói :
- Tài Tử Thường không phải là tài đại tướng. Đại vương nên sai
quan tư mã là Thẩm Doãn Thư đem quân đi, giữ cho quân Ngô khỏi qua sông
Hán. Kẻ kia đi xa xôi không có tiếp ứng thì tất không ở lâu được !
Sở Chiêu vương theo lời sai Thẩm Doãn Thư đem một vạn quân rưỡi hợp cùng Nang Ngoã để chống quân Ngô. Thẩm Doãn Thư đem quân tới nơi,
Nang Ngoã đón vào. Thẩm Doãn Thư hỏi rằng :
- Quân Ngô đi đường nào mà đến đây được chóng như vậy ?
Nang Ngoã nói :
- Quân Ngô bỏ thuyền bè ở sông Hoài, rồi theo đường bộ qua Dự Chương tới đấy.
Thẩm Doãn Thư cười ha hả mà nói rằng :
- Người ta nói Tôn Vũ dụng binh như thần, cứ như ta xem thì khác nào trò trẻ.
Nang Ngoã nói :
- Sao vậy ?
Thẩm Doãn Thư nói :
- Người nước Ngô quen thạo thuyền bè, lợi về việc đánh thuỷ,
nay lại bỏ thuyền bè ở khúc sông Hoài để đi cho chóng, vạn nhất thua
trận thì lấy đường nào mà chạy về ? Ta nghĩ cũng nực cười!
Nang Ngoã nói :
- Quân kia hiện đang đóng ở phía bắc sông Hán, ta dùng kế gì mà phá được ?
- Tôi chia cho ngài năm nghìn quân. Ngài cứ theo dọc bờ sông
Hán mà đóng đồn, bao nhiêu thuyền bè, bắt để cả ở bên này sông, lại sai
quân thuỷ đi tuần khắp mặt sông, khiến cho quân Ngô không thể nào qua
sông được, rồi tôi đem đại binh qua đường Tân Tức đi thẳng sang sông
Hoài, đốt hết những thuyền bè của quân Ngô đi lại, dùng gỗ đá lấp con
đường Hán Đông. Lúc bấy giờ ngài đem quân qua sông Hán đánh vào mặt
trước, tôi đem quân đánh mặt sau. Kẻ kia thuỷ bộ đều nghẽn cả, không có
đường mà chạy, chắc hẳn là ta bắt sống được vua tôi nước Ngô.
Nang Ngoã mừng lắm, nói :
- Tôi chịu kém cái tài cao đoán của quan tư mã !
Thẩm Doãn Thư cho quan đại tướng là Vũ Thành Hắc coi năm nghìn
quân ở lại để giúp Nang Ngoã, còn mình thì đem đại binh tiến thẳng vào
đường Tân Tức.