Đông Chu Liệt Quốc
Chương 76 : Hạp lư tiến vào thành sinh đô ngũ viện khai quật mộ vua sở
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Thẩm Doãn Thú đem quân đi rồi, quân Ngô và quân Sở vẫn chống giữ nhau ở
hai bên bờ sông Hán. Được mấy ngày, Vũ Thành Hắc muốn du nịnh Nang Ngoã, mới nói với Nang Ngoã rằng:
- Quân Ngô bỏ thuyền lên cạn thì còn lấy gì làm tài giỏi, vả lại không thuộc địa thế, nên quan tư mã đã chắc là chúng tất thua. Nay quân ngô cố đánh đã trong mấy hôm mà không thể qua sông được thì tất sinh
lòng trễ biếng, ta nên tiến binh sang mà đánh ngay.
Một người tướng yêu của Nang Ngoã tên gọi Sử Hoàng cũng nói:
- Người trong nước ngày nay yêu ngài thì ít, mà yêu quan tư mã
thì nhiều. Nếu quan tư mã đem quân đốt được thuyền bè nước Ngô thì trận
đánh Ngô này, quan tư mã được công đầu. Như ngài đây làm quan lệnh doãn, quyền cao chức trọng mà đã bị mấy lần thua trận, nay lại nhường cái
công đầu ấy cho quan tư mã thì còn mặt mũi nào mà đứng đầu hàng trăm
quan nữa ? Tôi chắc rằng quan tư mã tất thay ngài làm lệnh doãn mà thôi, chi bằng ta theo cái kế của Vũ Thành Hắc đem quân qua sông mà quyết một trận thắng phụ.
Nang Ngoã nghe lời, mới truyền tiến binh qua sông Hán sang bày
trận ở Tiểu Biệt sơn. Sử Hoàng đem quân ra khiêu chíên. Tôn Vũ sai tướng tiên phong là công tử Phu Khái đem quân ra đối địch. Công tử Phu Khái
chọn ba trăm quân dũng sĩ, đều dùng thứ gỗ tốt làm tay thước, gặp quân
Sở đâu thì đánh túi bụi vào đầu. Quân Sở thấy vậy, đều kinh sợ không thể địch nổi, bị quân Ngô đánh cho một trận. Sử Hoàng thua to chạy về. Nang Ngoã bảo Sử Hoàng rằng:
- Nhà ngươi xui ta qua sông Hán, nay mới đánh có một trận mà đã bị thua, còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa!
Sử Hoàng nói:
- Nay đại binh vua Ngô đón ở dưới núi Đại Biệt, chi bằng đêm nay đương lúc bất ngờ, ta đem quân sang đánh thì có thể bắt sống vua Ngô
được.
Nang Ngoã theo lời, liền truyền một vạn quân, định đêm hôm ấy
theo con đường tắt tiến sang Đại Biệt sơn. Tôn Vũ được tin công tử Phu
Khái thắng trận, các tướng đều đến chúc mừng, bèn nói:
- Nang Ngõa là một người ngu dốt, nay Sử Hoàng thua trận, nhưng
chưa lấy gì làm tổn hại cho lắm. Đêm nay tất thế nào cũng lẻn đánh đại
dinh ta, ta nên phòng bị trước mới được.
Tôn Vũ bèn sai công tử Phu Khái và Chuyên Nghị đem quân bản bộ
phục hai bên Đại Biệt sơn, và sai Đường Thành công cùng Sái Chiêu công
chia quân làm hai đạo để tiếp ứng. Lại sai ngũ Viên đem năm nghìn quân
lẻn sang tiểu Biệt sơn để đánh đại dinh của Nang Ngõa, còn Bá Hi thì đem quân tiếp ứng. Tôn Vũ lại sai công tử Sơn bảo hộ vua Ngô (Hạp Lư) sang
đóng đồn ở núi Hán Âm để tránh nơi xung đột. Canh ba đêm hôm ấy, quả
nhiên Nang Ngõa đem quân lẻn đến đại dinh của quân Ngô, thấy im lặng như tờ, chẳng có phòng bị gì cả; khi tiến vào trong dinh, cũng chẳng thấy
vua Ngô đâu cả. Nang Ngoã biết có quân phục, vội vàng trở ra, bỗng gặp
hai đạo quân của Chuyên Nghị và công tử Phu Khái ở hai bên đổ ra đánh.
Đường Thành công quát to lên mà bảo Nang Ngoã rằng:
- Trả lại đôi ngựa túc sương của ta thì ta tha chết cho nhà ngươi!
Sái Chiêu công tử cũng quát to lên mà bảo rằng:
- Trả lại áo cừu và ngọc bội của ta thì ta tha cho!
Nang Ngoã vừa buồn vừa thẹn, vừa tức, vừa sợ. Trong khi nguy
cấp, nay nhờ có toán quân của Vũ Thành Hắc kéo đến, cứu được Nang Ngoã
chạy. Chạy được mấy dặm, nghe báo đại binh của mình đã bị tướng nước Ngô là Ngũ Viên cướp mất rồi, còn Sử Hoàng thua trận, không biết chạy đi
đâu mất, Nang Ngoã kinh sợ chẳng còn hồn vía nào cả, bèn đem bại binh
chạy sang đất Bách Cử. Sử Hoàng cũng đem đại binh đến đấy, hai người mới cùng lập đồn trại. Nang Ngoã nói:
- Tôn Vũ dụng binh thật là tài giỏi, chi bằng ta hãy trốn về, để xin thêm quân rồi sẽ đánh.
Sử Hoàng nói:
- Ngài đem đại binh đánh Ngô, nay bỏ mà trốn về, vạn nhất quân
Ngô qua sông Hán, tiến thẳng vào Sính Đô thì cái tội ấy đổ cho ai được.
Chi bằng ngài cố sức mà đánh, dẫu có chết tại trận, cũng còn để được
tiếng thơm về sau.
Nang Ngoã còn đang ngần ngại thì nghe báo Sở Chiêu vương đã cho
một toán quân đến tiếp ứng. Nang Ngõa vội vàng ra nghênh tiếp thì trông
thấy quan đại tướng là Viễn Xạ. Viễn Xạ nói:
- Đại vương nghe tin thế quân Ngô to lắm, sợ quan lệnh doãn không thể đánh nổi, vậy sai tôi đem một vạn quân đến để trợ chiến.
Vĩễn Xạ lại hỏi đến chuyện đánh nhau trước. Nang Ngoã thuật lại nét mặt có ý bẽn lẽn. Viễn Xạ nói:
- Nếu quan lệnh doãn theo lời quan tư mã thì can gì đến nỗi thế này! bây giờ chỉ có một kế:
đào hào, đắp lũy, không đánh nhau nữa, đợi quân của quân tư mã về rồi cả hai sẽ hợp sức mà đánh.
Nang Ngoã nói:
- Chỉ vì ta khinh thường sang đánh đại binh quân Ngô, thành bị
quân Ngô cướp mất đại binh của mình, chứ nếu hai bên cứ đối trận với
nhau thì quân Ngô cũng chẳng mạnh hơn quân Sở ta được. Nay tướng quân
mới đến đây, nên nhân cái nhuệ khí của ta mà quyết một trận.
Viễn Xạ không nghe, lập riêng một nơi đồn trại khác, cách đồn
trại Nang Ngoã những hơn mười dặm. Nang Ngoã cậy mình quyền cao chức
trọng, không sợ Viễn Xạ. Viễn Xạ cũng khinh Nang Ngoã là người ngu dốt,
có ý không chịu. Hai bên thành ra bất hoà, việc gì cũng không bàn bạc
với nhau nữa. Tướng nước Ngô là công tử Phu Khái dò biết là Nang Ngoã và Viễn Xạ bất hoà với nhau, mới vào nói với vua Ngô rằng:
- Nang Ngoã tham mà bất nhân, có nhiều người oán; Viễn Xạ dẫu
đến trợ chiến, nhưng không chịu theo hiệu lệnh, bởi vậy quân sĩ đều sinh lòng trễ biếng, nếu ta đánh thì có thể phá vỡ được.
Hạp Lư không nghe, công tử Phu Khái lui ra mà nói rằng:
- Dẫu đại vương không nghe, nhưng ta cũng cứ đi, may ra phá vỡ quân Sở thì có thể tiến vào Sính Đô được.
Sáng hôm sau, công tử Phu Khái tự đem quân bản bộ sang đánh Nang Ngõa. Tôn Vũ nghe tin, vội vàng sai Ngũ Viên đem quân đi tiếp ứng. Công tử Phu Khái tiến vào đánh trại Nang Ngoã, Nang Ngõa không phòng bị gì
cả. Trong trại náo loạn. Vũ Thành Hắc liều chết để đánh. Nang Ngõa không kịp lên xe, đi đất chạy ra sau trại, đùi chân trái bị một mũi tên, may
nhờ có Sử Hoàng đem quân đến, vực Nang Ngõa lên xe và bảo Nang Ngõa
rằng:
- Quân lệnh doãnh liệu mà tránh đi, còn tôi xin liều chết ở đây.
Nang Ngõa cỡi bỏ áo bào ra, rồi ngồi xe đi thẳng, không dám trở
về Sính Đô, mà trốn sang Trịnh. Ngũ Viên tiến quân đến nơi. Sử Hoàng sợ
Ngũ Viên đuổi theo Nang Ngoã, mới cầm kích xông vào đánh, giết chết quân Ngô hơn hai trăm người. Quân Sở chết hại cũng độ số ấy. Sử Hoàng bị
trọng thương mà chết. Vũ Thành Hắc đánh nhau với công tử Phu Khái, nhưng đánh không nổi cũng bị công tử Phu Khái chém chết. Con Viễn Xạ là Viễn
Diên nghe tin Nang Ngõa bị thua, vào nói với cha, xin đem quân ra cứu.
Viễn Xạ không cho, lại thân hành ra đứng ở cửa dinh, nghiêm cấm quân sĩ
không ai được náo động, nếu náo động thì chém. Đại binh của Nang Ngoã
đều về với Viễn Xạ. Viễn Xạ điểm lại, còn có hơn một vạn; mới hợp cả
lại, thành một đạo quân, bấy giờ quân thế lại mạnh. Viễn Xạ nói:
- QUân Ngô thừa thắng kéo đến đây thì ta không thể địch nổi, chi bằng ta nhân lúc quân Ngô chưa đến mà rút về Sính Đô, rồi sau sẽ liệu.
Viễn Diên đi trước, Viễn Xạ đi sau. Công tử Phu Khái nghe tin
Viễn Xạ rút về, liền đem quân đuổi theo, đến đất Thanh Phát, thấy quân
Sở đanh sắp thuyền quan sông. Quân Ngô toan xông vào đánh. Công tử Phu
Khái can rằng:
- Dẫu giống thú mà mình làm quá lắm, nó còn cắn lại huống chi là người. Nay ta xông vào đánh gấp thì tất họ phải liều chết để cự lại,
Ngũ Viên sai đem vàng bạc thưởng cho ông cụ già.
Lại nói chuyện Sở Chiêu vương đi thuyền quan sông Thư Thủy, trốn vào Vân Trung, gặp một bọn giặc độ mấy trăm người, đang đêm xuống cướp
thuyền, cầm giáo đánh Sở Chiêu vương. Bấy giờ công tôn Do Vu đứng ở bênh cạnh, lấy lưng che chở cho Sở Chiêu vương và quát to lên rằng:
- Đây là vua Sở, các ngươi làm gì thế ?
Công tôn Do Vu nói chưa dứt lời thì ngọn giáo của bọn cướp đâm
trúng vào vai, máu chảy đầm đìa đến tận gót. Do Vu ngã gục xuống đất.
Bọn giặc nói:
- Chúng ta chỉ biết tiền của chứ không biết vua là ai cả ! đến
như quan lệnh doãn đại thần, cũng còn tham ăn tiền, huống chi là chúng
ta!
Bọn giặc nói xong, bao nhiêu vàng bạc ở trong thuyền, lấy hết
sạch cả. Trâm Doãn Cố vội vàng ôm Sở Chiêu vương, chạy lên bờ, Sở Chiêu
vương kêu to lên rằng:
- Có ai cứu em gái ta đó không ?
Quan hạ đại phu là Chung Kiến ghé lưng cõng nàng Qúi Vu đi theo
Sở Chiêu vương. Khi ngảnh đầu trông lại đã thấy bọn giặc phóng hoa? đốt
thuyền. Sở Chiêu vương chạy được mấy dặm, thì trời sáng rõ. Công tử Kết, Tống Mộc, Đấu Tân và Đấu Sào đều lục tục theo đến nơi. Đấu Tân nói với
Sở Chiêu vương rằng:
- Nhà tôi ở Viên ấp chỉ cách đây độ bốn mươi dặm, xin đại vương hãy tạm đến đó, rồi sau sẽ liệu.
Được một lúc, công tôn Do Vu cũng theo đến. Sở Chiêu vương ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Nhà ngươi bị thương nặng, làm thế nào mà khỏi được ?
Do Vu nói:
- Tôi đau quá không chạy được, khi lửa cháy đến mình tôi, bỗng
thấy có một người vực tôi lên bờ. Trong khi mơ màng, tôi nghe tiếng nói
rằng:
"ta là quan lệnh doãn nước Sở cũ, tên gọi Tôn Thúc Ngao. Nhà ngươi nói cho đại vương biết:
quân Ngô chẳng bao lâu nữa, sẽ phải rút về. Xã tắc nước ta vẫn
còn vững bền mãi mãi!" nói xong, lại lấy thuốc dịt vào vai cho tôi, khi
tôi tỉnh dậy, hết cả đau đớn, vậy mới theo kịp đến đây.
Sở Chiêu vương nói:
- Tôn Thúc Ngao tước, nguyên là người ở Vân Trung. Anh linh đến nay vẫn còn chưa mất!
Mọi người đều ngợi khen và lấy làm lạ lùng. Đấu Sào đem lương
khô ra để mọi người cùng ăn. Trâm Doãn Cố cầm bầu đi lấy nưóc, để dâng
Sở Chiêu vương. Sở Chiêu vương sai Đấu Tân đi tìm thuyền ở bến Thành
Cữu. Đấu Tân trông thấy ở phía đông có một chíếc thuyền đi đến. Trong
thuyền có cả đàn bà con trẻ. Nhìn kỹ thì ra thuyền của quan đại phu là
Lam Doãn Điệp. Đấu Tân gọi mà bảo rằng:
- Đại vương ở đây, nhà ngươi nên đem thuyền lại để chờ.
Lam Doãn Điệp nói:
- Ông vua đã mất nước rồi, ta còn chở làm gì!
Lam Doãn Điệp nói xong, không hề ngánh cổ lại. Đấu Tân chờ đợi
ít lâu nữa, lại thấy một chiếc thuyền đánh cá. Đấu Tân cởi áo ra, ném
cho người lái thuyền. Người lái thuyền mới ghé thuyền vào bờ. Sở Chiêu
vương và nàng Qúi Vu xuống thuyền đi sang Viên ấy. Người em thứ hai của
Đấu Tân là Đấu Hoài đi làm cơm.
Khi Đấu Hoài dâng cơm, thường hay trông trộm Sở Chiêu vương. Đấu Tân có ý nghi, mới cùng người em út là Đấu Sào hầu liền ở bên cạnh Sở
Chiêu vương. Đến nửa đêm, Đấu Tân nghe có tiếng liếc dao ở sau nhà. Đấu
Tân mở cửa ra xem, thì thấy Đấu Hoài tay cầm một con dao nhọn, nét mặt
hầm hầm. Đấu Tân hỏi:
- Em liếc dao làm gì ?
Đấu Hoài nói:
- Em định giết vua.
Đấu Tân nói:
- Vì cớ gì mà em lại sinh lòng phản nghịch ?
Đấu Hoài nói:
- Thân phụ ta (tức là Đấu Thành Nhiên) một dạ trung thành,mà vua Bình vương nghe lời Phí Vô Cực lại đem giết đi. Vua Bình vương đã giết
thân phụ ta thì ta giết con vua Bình vương để báo thù lại, chẳng cũng
nên chăng ?
Đấu Tân nổi giận mắng rằng:
- Vua cũng như trời. Trời giáng họa cho ai thì người ấy phải chịu, chứ ai lại dám oán trời!
Đấu Hoài nói:
- Khi còn ở nước thì là vua, nay mất nước rồi thì là kẻ thù. Thấy kẻ thù mà không giết, sao gọi là người được ?
Đấu Tân nói:
- Cổ ngũ có câu rằng:
"Không nên oán đến đời con". Vả đại vương đã biết hối cái lỗi
của đời trước mà dùng anh em ta, nay lại nhân lúc đại vương nguy cấp mà
giết thì sao cho phải đạo. Nếu mày có lòng ấy, ta phải chém mày trước!
Đấu Hoài cắp dao ra đi, vẫn còn chưa nguôi cơn giận. Sở Chiêu
vương thấy ngoài cửa có tiếng quát mắng, liền dậy mặc áo rồi đứng nghe
trộm, nghe hết cả đầu đuôi, mới không dám ở Viên ấp nữa. Đấu Tân, Đấu
Sào cùng công tử Kết thương nghị, rồi đem Sở Chiêu vương chạy sang nước
Tùy.
Lại nói chuyện công tử Thân đống quân ở Lỗ Phục Giang nghe tin
Sính Đô đã mất rồi, Sở Chiêu vương phải chạy trốn, sợ người trong nước
tan tác, không có ai làm chủ, mới mặc đồ vương phục, để cho yên lòng
dân. Dân chạy lọan, đều theo Sở Chiêu vương mới nói với Hạp Lư rằng:
- Chưa bắt được vua Sở thì chưa diệt được nước Sở, tôi xin đem một toán quân đi về phía tây để dò tìm mà bắt về.
Hạp Lư thuận cho. Ngũ Viên đem quân đi dò tìm, nghe tin Sở Chiêu vương ở nước Tuỳ, vội vàng thẳng đường tiến sang nước Tùy, đưa thư cho
vua Tuỳ, bắt phải nộp Sở Chiêu vương.