Đông Chu Liệt Quốc
Chương 78 : Lê di hiến kế dùng lai binh khổng tử kể tội giết thiếu chính
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Tề Cảnh công thấy nước Tấn không đánh nổi nước Sở, chư hầu đều có ý
chán, muốn thay nước Tấn làm bá chủ. Lỗ Chiêu công khi trước bị quan đại phu nước Lỗ là Quí Tôn Ý Như đuổi. Tề Cảnh công định giúp cho Lỗ Chiêu
công về nước, nhưng Qúi Tôn Ý Như cố ý chống cự không theo. Lỗ Chiêu
công lại sang cầu cứu nước Tấn. Quan đại phu nước Tấn là Tuân Lịch cũng
ăn tiền của Qúi Tôn Ý Như mà không chịu giúp Lỗ Chiêu công. Lỗ Chiêu
công phải chết ở nước ngoài. Qúi Tôn Ý Như liền bỏ thế tử Diễn mà lập
công tử Tống lên nối ngôi, tức là Lỗ Định công. Lỗ Định công vì cớ Qúi
Tôn Ý Như giao thông với Tuân Lịch nước Tấn, cho nên theo Tấn mà không
theo Tề: Tề Cảnh công giận lắm, dùng Quốc Hạ làm tướng đem quân sang
quấy nhiễu bờ cõi nước Lỗ, nước Lỗ cũng không thể đánh lại nổi. Chưa
được bao lâu, Qúi Tôn Ý Như chết, con là Kỳ nối chức tức là Qúi Khang
tử. Nguyên trước Mạnh thị, Qúi thị và Thúc thị, ba họ ấy từ khi Lỗ Chiêu công còn ở nhà, cũng đã cùng nhau chia ba nước Lỗ. Họ nào cũng có dùng
riêng gia thần để cầm quyền chính, thành ra vua Lỗ không có bề tôi. Đến
lượt bọn gia thần lại tiếm quyền của ba quan đại phu làm nhiều điều
ngang ngược, xâm phạm đến chủ mình. Bấy giờ Mạnh Tôn Vô Kỵ, Qúi Tôn Tư,
Thúc Tôn Châu Cừu, dẫu mỗi nhà có một cái ấp riêng, nhưng quyền chính
đều về tay chức ấp tể cả.
1. Mạnh thị có Thành ấp, viên ấp tể là Công Liễm Dương.
2. Qúi thị có Phí ấp, viên ấp tể là Công Sơn Bất Nhữu.
3. Thúc thị có Cấu ấp, viên ấy tể là Công Nhược Điểu.
Thành của ba ấp đều tự ba nhà lập riêng, rất là bền vững, chẳng khác gì
kinh thành ở Khúc Phụ. Trong ba viên ấp tể ấy thì Công Sơn Bất Nhữu
ngang ngược hơn cả. Công Sơn Bất Nhữu có một người gia thần họ Dương tên Hổ, tên tự là Hoà, vốn người trán to vai rộng, cao hơn chín thước, sức
khỏe lạ thường, lại nhiều mưu trí. Lúc đầu Qúi Tôn Tư tin dùng, cho làm
chức ấp tể; sau dần dần Dương Hổ chuyên hết quyền chính nhà Qúi thị,
thành ra Qúi thị lại bị Dương Hổ áp chế, không biết làm thế nào được.
Bấy giờ lại có quan thiếu chính, tên là Mão, vốn người học rộng nhớ dai, lại có tài khéo nói. Cả nước ai cũng cho là một người thông thái. Nhưng thiếu chính Mão có tính nham hiểm, phản phúc; khi thấy ba nhà thì tán
tụng là có công giúp vua yên nước; khi thấy bọn Dương Hổ thì lại giả
cách nói những giọng phù công thất (trỏ vua Lỗ) mà ức tư gia (trỏ ba
nhà), làm cho hai bên cừu địch lẫn nhau, nhưng ai cũng yêu cái tài hùng
biện của thiếu chính Mão, cho nên không ai tỏ được mưu gian của y cả.
Lại nói chuyện Mạnh Tôn Vô Kỵ, tức là con Trọng Tôn Quặc, cháu Trọng Tôn Miệt. Khi Trọng Tôn Quặc hãy còn vẫn mến danh tiếng Khổng Tử người nước Lỗ, bắt con là Mạnh Tôn Vô Kỵ theo Khổng Tử để học lễ.
Khổng Tử nước Lỗ tên là Khâu, tên tự là Trọng Ni. Cha là Thúc Lương
Ngột, khi trước làm quan đại phu ở Trâu ấp, tức là viên dũng tướng hai
tay nâng nổi cái cánh cửa treo ở thành Bức Dương ngày trước. Nguyên
trước Thúc Lương Ngột lấy con gái họ Thi nước Lỗ, không có con. Người
thiếp sinh được một con, tên là Mạnh Bì thì lại có tật ở chân. Thúc
Lương Ngột mới sai người đến nhà họ Nhan để cầu hôn. Họ Nhan có năm con
gái, đều chưa gả chồng cả, có ý chê Thúc Lương Ngột đã già, mới bảo các
con rằng:
- Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan đại phu ở Trâu ấp không ?
Các con chẳng ai trả lời cả. Người con gái út tên là Trưng Tại, đứng dậy thưa rằng:
- Phép làm con gái khi còn ở nhà phải theo lời cha, cha đặt đâu con phải ngồi đấy, còn phải hỏi gì!
Họ Nhan nghe nói lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc Lương Ngột.
Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sự hiếm
hoi, cùng nhau vào lễ cầu tự ở Ni Sơn. Trưng Tại trèo lên trên núi cây
cối đều rung động lên. Khi làm lễ xong trở xuống thì lá cây lại rủ xuống như cũ. Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy thần Hắc Đế triệu đến mà
bảo rằng:
- Sau này nàng sẽ sinh được con thánh, nhưng khi nào lâm sản nên vào trong Không Tang.
Đến khi tỉnh dậy thì thành có thai. Một hôm Trưng Tại lại mơ mơ màng
màng như người chiêm bao, trông thấy năm ông cụ già đứng ở dưới sân, tự
xưng là năm vì sao, dắt một con thú giống như con trâu con mà có một
sừng, mình lại có vằng. Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phục
ngay xuống mà nhả cái thước ngọc ở trong miệng ra. Trên cái thước ngọc
có câu văn rằng: "Con nhà thủy tinh, nối đời Chu suy mà làm Tố vương".
Trưng Tại biết có điềm lạ, mới lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy mà
dắt đi. Khi tỉnh dậy, nói chuyện với Thúc Lương Ngột. Thúc Lương Ngột
nói:
- Con thú ấy tất là con kỳ lân.
Gần đến ngày đẻ, Trưng Tại mới hỏi Không Tang là chỗ nào. Thúc Lương Ngột nói:
- Núi Nam Sơn có cái hang đá, tục gọi là Không Tang đó.
Trưng Tại nói:
- Khi tôi lâm sản, tất phải đến đấy.
Thúc Lương Ngột hỏi:
- Sao vậy ?
Trưng Tại thuật chuyện chiêm bao hôm trước, rồi sửa soạn đến ở hang đá
Không Tang. Đến hôm ấy, có hai con rồng xanh ở trên trời xuống, phục ở
hai bên sườn núi, lại có hai người thần nữ đem nước hương lộ đến gội đầu cho Trưng Tại, gội xong thì biến đi. Khi Trưng Tại lâm sàn, bỗng thấy
trong hang đá có một thứ nước suối ấm chảy ra, để Trưng Tại tắm. Trưng
Tại tắm xong, suối lại cạn ngay. Khổng Tử sinh tuớng có lạ: môi như môi
trâu, tay như tay hổ, vai như vai chim uyên, lưng như lưng con rùa;
miệng rộng, hầu lộ, trán phẳng mà cao. Thúc Lương Ngột nói:
- Vì ta cầu tự ở Ni Sơn mà được đứa bé này, vậy thì ta đặt tên là Khâu,
tên tự là Trọng Ni. Chưa được bao lâu thì Thúc Lương Ngột tạ thế.
Trưng Tại hết lòng nuôi con. Khổng Tử, khi lớn lên, mình dài chín thước
sáu tấc, có thánh đức, ham học, đi chu du các nước, khắp thiên hạ chỗ
nào cũng có học trò. Vua các nước đều có lòng kính mến, nhưng bị các nhà quyền qúi đem lòng ghen ghét, thành ra không nước nào dùng được.
Bấy giờ Khổng Tử đang ở nước Lỗ. Mạnh Tôn Vô Kỵ nói với Qúi Tôn Tư rằng:
- Muốn dẹp yên được biến loạn thì tất phải dùng Khổng Khâu.
Qúi Tôn vừa đứng dậy thay áo thì có người ở Phi ấp đến báo rằng:
- Chúng tôi đào giếng thấy một chỗ đất rỗng, trong có con dê, không biết là cớ sao ?
Qúi Tôn Tư muốn thử sức học của Khổng Tử liền dặn người ấy không được nói, rồi vào bảo Khổng Tử rằng:
- Có người đào giếng, bắt được con chó, không biết là cớ sao ?
Khổng Tử nói:
- Cứ như ý tôi thì đó tất là con dê, chứ không phải con chó.
Qúi Tôn Tư kinh sợ mà hỏi rằng:
- Cớ sao lại biết ?
Khổng Tử nói:
- Tôi nghe nói loài sơn quái gọi là qúi võng lạng, loài thuỷ quái gọi là long võng tượng, loài thổ quái gọi là phần dương. Nay đào được một con
vật ở dưới đất, tất là con phần dương đó!
Qúi Tôn Tư nói:
giáp, chúng liền cướp lấy, mặc áo giáp vào mình, tay cầm đồ binh, cùng
nhau reo ầm lên mà vây chung quanh nhà Hầu Phạm. Quân sĩ giữ thành bấy
giờ cũng theo chúng mà phản Hầu Phạm. Tử Xích vội vàng bảo Hầu Phạm
rằng:
- Dân ấp Cấu không chịu phụ thuộc nước Tề, đều bảo nhau làm phản. Ngài có còn binh giáp để cho tôi ra đánh không ?
Hầu Phạm nói:
- Binh giáp của ta đều bị chúng cướp mất cả rồi! bây giờ chỉ nên nghĩ cách nào tránh tai vạ là hơn.
Tử Xích nói;
- Tôi xin cố sức đưa ngài đi trốn.
Nói xong lại ra bảo với mọi người rằng:
- Các người nên nhường một lối để cho họ Hầu đi trốn.Họ Hầu trốn thì quân Tề cũng không đến nữa.
Mọi người theo lờ, nhường một lối cho đi. Tử Xích đi trước, Hầu Phạm đi
sau, gia thuộc còn hơn một trăm người và hơn mười cỗ xe. Tử Xích đưa ra
khỏi cửa đông, rồi đem quân Lỗ vào thành mà phủ dụ nhân dân.
Mạnh Tôn Vô Kỵ toan đuổi theo Hầu Phạm. Tử Xích can rằng:
- Tôi đã nhận lời cho hắn được trốn thóat rồi!
Mạnh Tôn Vô Kỵ nghe lời không đuổi nữa, liền phá bớt thành Cấu đi ba
thước, rồi dùng Tử Xích làm quan tể ở đấy. Hầu Phạm chạy sang với quân
Tề. Tướng nước Tề là Điền Nhương Thư biết là quân Lỗ đã phá vỡ ấp Cấu,
liền rút quân về. Thúc Tôn Châu Cừu và Mạnh Tôn Vô Kỵ cũng trở về nước
Lỗ. Lúc trước Công Sơn Bất Hữu nghe nói Hầu Phạm chiếm đánh, thì mừng mà nói rằng:
- Bây giờ họ Quí đang thế cô, ta thừa hư lẻn đánh, có thể cướp được nước Lỗ.
Nói xong, liền đem quân ấp Phi tiến vào đất Khúc Phụ.
Thúc Tôn Chiếp làm nội ứng, mở cửa thành cho Công Sơn Bất Nhữu vào. Lỗ
Định công vội vàng triệu Khổng Tử đến hỏi kế. Khổng Tử nói:
- Quân nhà vua yếu lắm, khong thể dùng được, tôi xin đưa chúa công chạy sang với họ Qúi.
Khổng Tử bèn đưa Lỗ Định công chạy sang họ Quí. Trong cung họ Qúi có một cái đài cao rất bền vững, Lỗ Định công ở đấy. Được một lúc, quan tư mã
là Thân Câu Tu đem hết binh pháp ra trao cho quan tư mã, để phục ở hai
bên tả hữu. Còn quân sĩ thì xếp hàng ở trước đài. Công Sơn Bất Nhữu cùng Thúc Tôn Chiếp thương nghị rằng:
- Ta làm việc này, vẫn mượn tiếng là phù công thất mà ức tư gia. Nếu ta không phụng vua Lỗ làm chủ thì sao đánh nổi họ Qúi ?
Nói xong, liền vào cung để tìm Lỗ Định công, nhưng tìm không thấy, biết
là Lỗ Định công đã chạy sang nhà họ Qúi, mới đem quân sang, đánh nhau
với bọn quân nhà vua. Bọn quân này bỏ chạy. Bỗng thấy Thân Câu Tu và
Nhạc Kỳ ở hai bên đem quân tiến ra. Khổng Tử phù Lỗ Định công đứng ở
trên đài, bảo người Phí ấp rằng:
- Chúa công đứng đấy, các ngươi lại không biết bỏ nghịch mà theo thuận
hay sao ? nên mau mau cởi áo giáp mà đầu hàng đi thì được xá tội.
Người Phi ấp biết Khổng Tử là bậc thánh nhân, ai dám không nghe, bèn bỏ
đồ binh mã sụp lạy ở dưới đài. Công Sơn Bất Nhữu và Thúc Tôn Chiếp thế
cùng, bỏ chạy sang nước Ngô. Thúc Tôn Châu Cừu đã phá được thành Cấu.
Qúi Tôn Tư cũng sai phá bớt thành Phi ấp, chỉ còn để theo như phép cũ.
Mạnh Tôn Vô Kỵ cũng muốn phá ấp Thành. Tề ấp Thành là Công Liễm Dương
hỏi kếu thiếu chính Mão. Thiếu chính Mão nói:
- Ấp Cấu và ấp Phi vì làm phản mà phải phá thành, nếu lại phá cả ấp
Thành thì hóa ra ta cũng chẳng khác gì lũ phản thần hay sao! nhà ngươi
cứ nói phá ấp Thành thì khi quân Tề sang xâm cõi bắc, ta lấy gì mà đương nổi. Cứ một mực giữ lời nói ấy thì dẫu chống cự lại mà khong cho phá,
cũng không gọi là làm phản được.
Công Liễm Dương theo kế ấy, sai quân sĩ trèo lên mặt thành mà nói với Mạnh Tôn Vô Kỵ rằng:
- Tôi giữ thành này, không phải là vì họ Mạnh, chính là vì nước Lỗ, nếu
phá đi thì sợ khi quân Tề kéo đến, không lấy gì mà đương nổi. Vậy xin
liều chết mà cố giữ chứ không dám động đến một viên gạch.
Khổng Tử cười mà nói rằng:
- Công Liễm Dương không khi nào nói được câu ấy, tất có người xui đó.
Qúi Tôn Tư khen Khổng Tử định được ấp Phi, tự biết là tài đức mình không bằng, mới để cho Khổng Tử giúp làm việc tướng quốc, việc gì cũng hỏi
đến Khổng Tử, nhưng Khổng Tử nói câu gì thì thiếu chính Mão lại cố ý dèm pha khiến cho người nghe phần nhiều mê hoặc. Khổng Tử mật tâu với Lỗ
Định công rằng:
- Nước Lỗ không cường thịnh lên được, là tại trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh, ví như người muốn trồng lúa tốt, tất
phải trừ bỏ cỏ xấu. Xin chúa công cương quyết, cho đem các đồ phủ Việt
trong nhà thái miếu ra bày ở dưới lưỡng quán để dùng về việc hình.
Lỗ Định công thuận cho. Sáng hôm sau, Lỗ Định công truyền cho triều thần hội nghị, để bàn việc phá ấp Thành. Người thì nói nên phá, người thì
nói không nên phá. Thiếu chính Mão muốn đón ý Khổng Tử, nói phá ấp thành có sáu điều kiện: 1. để tôn trọng quyền vua, không ai được bằng; 2. để
tôn trọng cái hình thế đô thành; 3. để ức quyền tư môn; 4. để khiến cho
kẻ gia thần lộng quyền không có chỗ nương cậy; 5. để yên lòng ba nhà
(Mạnh, Thúc, Qúi); 6. để cho các nước nghe việc nước Lỗ ta làm phải kính phục.
Khổng Tử tâu với Lỗ Định công rằng:
- Ấp Thành nay đã cô thế, còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với nhà vua, sao dám bảo là lộng quyền ? thiếu chính Mão
dùng lời nói khéo để làm rối lọan chính sự, khiến cho vua tôi ly gián
nhau, cứ theo phép thì nên giết.
Triều thần đều nói:
- Thiếu chính Mão là một người có danh vọng của nước Lỗ ta, dẫu có nói lầm nữa, cũng chưa đến phải tội chết.
Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định công rằng:
- Thiếu chính Mão là người dối giá mà lại biện bác, làm cho người ta mê
hoặc. Nếu không giết đi thì chính sự không làm nổi. Xin chúa công cho
đem phủ việt ra để trị tội.
Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói thiếu chính Mão ở dưới lưỡng quán mà
giết đi. Triều thần, đều xám xanh cả nét mặt. Ba nhà trông thấy, cũng
phải sợ hãi. Từ khi giết được thiếu chính Mão rồi, Lỗi Định công và ba
nhà mới một lòng nghe lời Khổng Tử.
Khổng Tử mới chỉnh đốn kỷ cương trong nước, lấy những điều lễ nghĩa và
liêm sĩ mà dạy dân, cho nên dân không nhiễu loạn mà chính sự mỗi ngày
một hay. Ba tháng về sau, phong tục biến cải cả; các nhà buôn gà lợn,
không dám nhồi cám để dối người mua; trong khi đi đường bên trai bên gái phân biệt khác nhau, không có hỗn loạn; thấy của rơi ở đường, nhưng
không phải của mình thì không ai thèm nhặt; người các nước đến du lịch
dều được nước Lỗ tiếp đãi tử tế, không để thiếu thốn.
Dân nước Lỗ làm một bài ca để tán tụng công đức Khổng Tử. Bài ca ấy
truyền tụng sang đến nước Tề. Tề Cảnh công kinh sợ mà nói rằng:
- Nếu vậy thì sau này nước ta tất bị nước Lỗ xâm chiếm, ta nên phải nghĩ kế để phòng bị!