Đông Chu Liệt Quốc
Chương 79 : Lê di lập kế hại khổng tử văn chủng bày mưu thông bá hi
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Khi Tề Cảnh công hội ở Giáp Cốc về, Án Anh ốm chết. Tề Cảnh công thương
khóc mấy ngày, đang lo trong triều không có người hiền tài, lại nghe tin nước Lỗ dùng Khổng Tử mà được cừơng thịnh, mới lo sợ mà nói rằng:
- Nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu tất nên nghiệp bá, mà nên nghiệp bá thì
tất phải tranh đất. Nước ta tiếp giáp với Lỗ thì cái họa ấy tất đến nước ta trước, biết làm thế nào ?
Quan đại phu là Lê Di tâu rằng:
- Chúa công lo nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu, sao không tìm cách ngăn đi ?
Tề Cảnh công nói:
- Nước Lỗ đang giao quyền chính cho Khổng Khâu, ta dùng cách gì mà ngăn trở được ?
Lê Di nói:
- Tính con người ta, hễ được cường thịnh, thì tất sinh lòng kiêu giật,
xin chúa công lập một bộ nữ nhạc đem cho vua Lỗ. Vua Lỗ đã nhận nữ nhạc
thì tất sinh lười biếng mà chán Khổng Khâu. Bấy giờ Khổng Khâu tất phải
bỏ Lỗ mà đi, chúa công mới có thể ngồi yên được.
Tề Cảnh công bằng lòng, sai Lê Di xem trong đám nữ lư, chọn những đứa
xinh đẹp, độ trong 20 tuổi, cả thảy 80 người, chia làm 10 đội, đều cho
ăn mặc gấm vóc và dạy hát múa. Khúc hát ấy gọi là "Khang lạc" thah âm và điệu bộ đều mới lạ, đủ mọi chiều phong vận, ở đời chưa có bao giờ! khi
luyện tập đã thành rồi, lại dùng cỗ ngựa, cương vàng, yên nạm, mỗi con
một sắc, trông đẹp như gấm, sai sứ đem dâng Lỗ Định công. Sứ giả làm hai rạp bằng gấm ở ngoài cửa Cao Môn nước Lỗ, rạp phía đông bày đàn ngựa,
rạp phía tây bày nữ nhạc, rồi đệ quốc thư vào tâu Lỗ Định công rằng:
"Tôi là Chử Cữu, cúi đầu dâng Lỗ quân hầu mấy lời. Khi trước hội ở Giáp
Cốc, tôi có thất lễ với quân hầu, trong lòng vẫn lấy làm hổ thẹn, may mà quân hầu có lòng dung thứ, cho tôi được giao hiếu như xưa. Từ ngày ấy
đến giờ, trong nước nhiều việc không sang sính vấn được, nay có mấy đội
ca vũ, để khuây lòng điện hạ, bảy cỗ ngựa hay,, để êm xe điện hạ, xin
đem dâng quân hầu, gọi là chút lòng kính mến, xin quân hầu nhận cho".
Qúi Tôn Tư thấy nước Lỗ được thái bình, cũng đã sinh lòng kiêu căng trễ
nãi. Bỗng nghe nói nữ nhạc nước Tề mỹ miều thánh thót, trong lòng vui
vẻ, liền đổi y phục, cùng với mấy người tâm phúc, đi xe lẻn ra Cao Môn
để xem. Bấy giờ người nhạc trưởng đang diễn tập, tiếng hát lanh lảnh lên đến mây xanh, điệu múa nhẹ nhàng nhấp phới như làn gió dịu, khi tiến
khi thoái, vẻ sáng làm quáng cả mắt người xem. Qúi Tôn Tư đứng xem một
lúc lâu, trông thấy nhan sắc và phục sức, lòng như ngây dại. Lỗ Định
công một ngay ba lần cho triệu, mà Qúi Tôn Tư chỉ vì ham mê nữ nhạc mà
không vào triều. Đến ngày hôm sau, Qúi Tôn Tư mới vào yết kiến. Lỗ Định
công đưa quốc thư của nước Tề cho xem. Qúi Tôn Tư tâu rằng:
- Đó là nhã ý của vua Tề, ta không nên từ chối.
Lỗ Định công cũng có lòng tưởng mộ liền hỏi:
- Nữ nhạc để ở đâu, ta thử đi xem thế nào.
Qúi Tôn Tư nói:
- Hiện ở ngoài Cao Môn. Chúa công ra xem, tôi xin đi theo. Nhưng sợ náo động trăm họ, chi bằng ta đổi y phục là hơn.
Bấy giờ vua tôi cũng bỏ phẩm phục, lên một cái xe nhỏ, đi ra Cao Môn. Có kẻ báo tin cho người nhạc trưởng, người nhạc trưởng truyền cho bọn nữ
nhạc phải ra sức hát múa. Bấy giờ véo von đủ giọng, uốn éo trăm chiều,
mười đội vũ nữ, dập dìu thay đổi, thật là đầy tai mệt mắt, nghe nhìn
không kịp, làm cho hai vua tôi nước Lỗ bất giác cũng tay múa chân nhảy.
Thị vệ lại khoe với Lỗ Định công rằng:
- Ở về phía đông, có nhiều ngựa đẹp.
Lỗ Định công nói:
- Xem một chỗ này cũng tuyệt rồi, bất tất phải hỏi đến ngựa nữa!
Đêm hôm ấy, Lỗ Định công về cung, suốt đêm không ngủ. Bên tai vẫn văng
vẳng nghe tiếng âm nhạc, phảng phất như mỹ nhân nằm ở cạnh mình. Ngày
hôm sau, sợ hỏi triều thần thì lại mỗi người nói một cách, Lỗ Định công
cho triệu một mình Qúi Tôn Tư vào cung, để viết thư đáp lại Tề Cảnh
công. Trong thư giải lòng cảm kích, ở đây không nói xiết được! lại lấy
trăm nén vàng để tặng sứ giả nước Tề, rồi đem nữ nhạc vào cung, chia cho Qúi Tôn Tư ba mươi người. Còn ngựa thì giao cho ngữ nhân chăn nuôi. Lỗ
Định công và Qúi Tôn Tư mới được nữ nhạc, chỉ lo hưởng dụng cho thoả,
ngày thì hát múa, đêm thì chiếu chăn, suốt trong ba hôm, chẳng nghĩ gì
đến chính sự trong nước. Khổng Tử nghe biết việc ấy, chán mà thở dài.
Học trò Khổng Tử là Trọng Do đứng hầu bên cạnh nói rằng:
- Chúa công lười biếng, chẳng nghĩ gì đến chính sự. Thầy nên đi nước khác.
Khổng Tử nói:
- Nay mai sắp tế giao, nếu nhà vua còn giữ được đại lễ thì cũng chưa đến nỗi nào!
Đến lúc tế giao, Lỗ Định công vừa làm lễ xong, tức khắc về cung, chẳng
ra coi triều, cũng chẳng nghĩ gì đến phần tế. Người coi việc chia phần
tế đến hỏi thì Lỗ Định công phó thác cho Qúi Tôn Tư, Qúi Tô Tư lại phó
thác cho kẻ gia thần. Khổng Tử đi tế về mãi đến chiều tối, cũng chẳng
thấy thịt phần đưa đến, mới bảo Trọng Do rằng:
- Nếu vậy thì cũng là tại lòng trời!
Khổng Tử lại ngồi gẩy một khúc đàn cầm. Gẩy xong khúc đàn, liền sắp sửa
hành trang để rời nước Lỗ. Trọng Do và Nhiễm Cầu cũng bỏ quan đi theo
Khổng Tử. Khổng Tử bỏ nước Lỗ sang nước Vệ. Vệ Linh công mừng rỡ đón
vào. Khi Khổng Tử vào, Vệ Linh công hỏi việc chiến trận. Khổng Tử nói:
- Chiến trận thì tôi chưa học đến.
Ngày hôm sau, thì đi ngay. Lúc đi qua ấp Khuông, về địa giới nước Tống,
người ấp Khuông vốn ghét Dương Hổ, thấy Khổng Tử giống mặt Dương Hổ, ngỡ là Dương Hổ lại đến, mới họp nhau để vây. Trọng Do nói với Khổng Tử xin đánh. Khổng Tử can rằng:
- Ta không có thù hằn gì với người ấp Khuông cả. Việc này tất có duyên cớ làm sao đây. Ta cứ yên rồi đám kia tự khắc tan.
Khổng Tử lại ngồi gảy đàn cầm. Vừa lúc ấy thì Vệ Linh công sai người đến mời Khổng Tử trở lại. Người ấp Khuông mới biết là lầm, đến xin lỗi, rồi kéo nhau đi, Khổng Tử lại trở về nước Vệ, vào trọ ở nhà quan đại phu là Cừ Viên.
Lại nói chuyện Vệ Linh công phu nhân là nàng Nam Tử, con gái nước Tống,
có nhan sắc và tính tình dâm đãng. Khi còn ở Tống, Nam Tử đã tư thông
với công tử Triều, cũng là một người đẹp trai. Hai bên cùng đẹp cả nên
yêu nhau hơn vợ chồng. Đến lúc về với Vệ Linh công, sinh được người con
tên là Khóai Qúi. Khoái Qúi đã lớn, được lập làm thế tử rồi mà nàng Nam
Tử vẫn chưa bỏ được tính xưa. Bấy giờ nước Vệ lại có một chàng đẹp trai
tên gọi Di Tử Hà, vốn được Vệ Linh công yêu dùng. Có khi Di Tử Hà ăn quả đào đã hết một nửa, còn thừa đem đút vào miệng Vệ Linh công. Thế mà Vệ
Linh công cũng bằng lòng ăn, lại khoe với người khác rằng:
- Di Tử Hà yêu ta đến thế là cùng! một miếng đào ngon, cũng không nỡ ăn cả, lại đem chia cho ta.
Triều thần, ai cũng cười vụng. Di Tử Hà cậy thế chuyên quyền, làm nhiều
điều bậy bạ. Vệ Linh công ngoài thì yêu Di Tử Hà, trong thì sợ nàng Nam
Tử, muốn tìm cách làm sao cho nàng được bằng lòng nen thỉnh thoảng lại
gọi công tử Triều ở Tống sang chơi với Nam Tử. Tiếng xấu đồn lan mà Vệ
Linh công không lấy làm thẹn. Khóai Qúi nghĩ giận lắm, bèn sai kẻ gia
thần là Hí Dương Tốc, định khi vào triều kíến thì đâm chết nàng Nam Tử
để rửa sự xấu ấy đi. Nam Tử biết chuyện, mách với Vệ Linh công. Vệ Linh
công đuổi Khoái Quí. Khoái Qúi chạy sang nước Tống, rồi lại sang nước
Tần. Vệ Linh công lập con Khoái Qúi là công tử Triếp làm thế tử. Khi
Khổng Tử trở lại nước Vệ, nàng Nam Tử biết Khổng Tử là bậc thánh nhân,
rất có lòng kính trọng, mới xin tiếp kiến.
ngoài, để cầu viện quân Sở, chưa chắc nước Việt tôi đã về tay nước Ngô
được. Giả sử có về tay nước Ngô nữa thì qúa nửa của cải nộp về cho Ngô,
còn ngài và các tướng chẳng quan mỗi người được một vài phần; chi bằng
ngài làm ơn nói cho nước Việt tôi được giảng hoà thì chúa công tôi dẫu
đem thân nhờ vua Ngô, mà thực là đem thân nhờ ngài đó. Mỗi khi cống
hiến, chưa nộp vua Ngô, đã phải nhớ đến ngài trước. Có phải là ngài
hưởng riêng một mối lợi to, mà các tướng không ai được dự đến. Huống chi giống thú mà đến lúc cùng khốn, cũng phải cố cắn; nếu Việt liều một
trận sống chết, nào đã chắc rồi ra thế nào!
Văn Chủng giãi bày một hồi lâu, làm cho lòng Bá Hi chuyển động. Bá Hi
mới giật đầu mà tủm tỉm cười. Văn Chủng lại trỏ cái đơn kê khai lễ vật
mà nói rằng:
- Tám người mỹ nữ này đều tuyển ở trong cung nước Việt, nhưng nếu chọn ở dân gian thì sẽ còn nhiều người đẹp hơn. Chúa công tôi được về nước
Việt thì xin hết sức tìm tòi để lại đem dâng nộp.
Bá Hi đứng dậy mà nói rằng:
- Quan đại phu không sang hữu dinh (trỏ dinh Ngũ Viên) mà tới đây hẳn
cũng biết là tôi không có ý hại người. Để đến sáng mai, tôi xin đưa quan đại phu vào yết kiến vua Ngô, rồi sẽ bàn định.
Bá Hi nhận lễ vật và lưu Văn Chủng ở trong dinh, bày tiệc thết đãi. Sáng hôm sau, Bá Hi đưa Văn Chủng vào yết kiến Phù Sai. Bá Hi vào trước, đem những tình ý Câu Tiễn sai Văn Chủng sang xin hoà, nói với Phù Sai. Phù
Sai bừng bừng nét mặt mà bảo rằng:
- Nước Việt cùng ta có cái thù không đội trời chung, khi nào ta lại cho hoà!
Bá Hi nói:
- Đại vương không nhớ lời nói của Tô Vũ khi xưa hay sao! "Việc binh là
nên dùng tạm, chứ không nên dùng lâu". Nước Việt dẫu đắc tội với ta,
nhưng tôi tưởng nước Việt cũng đã chịu nhún nước Ngô ta nhiều lắm: vua
Việt xin làm tôi nước Ngô, vợ vua Việt xin làm thiếp nước Ngô, bao nhiêu châu báu nước Việt, đem nộp vào cung nước Ngô cả. Nước Việt chỉ xin ta
một điều là để cho còn chỗ cúng tế mà thôi. Vậy thì ta cho nước Việt
hoà, lợi biết dường nào, mà ta được tiếng là tha cho nước Việt. Như vậy
thì nước Ngô ta có cớ làm bá chủ được. Nếu cố sức mà diệt nước Việt thì
Câu Tiễn kia tất cũng đành đốt tôn miếu, giết vợ con, ném hết vàng ngọc
suống sông, rồi đem năm nghìn quân cảm tử mà liều chết với nước Ngô ta,
chẳng cũng hại đến tôi con của chúa công lắm ru! dầu có giết được người
ấy, sao bằng thu được nước ấy, chả có phần lợi hơn ư!
Phù Sai nói:
- Bây giờ Văn Chủng ở đâu ?
Bá Hi nói:
- Hiện đang đứng chờ ở ngoài.
Phù Sai cho triệu vào. Văn Chủng quì gối kéo lết mà tiến lên, lại đem
những lời hôm trước mà nói với Phù Sai nhưng còn có phần khúm nún hơn.
Phù Sai nói:
- Vua ngươi xin làm tôi Ngô, vậy thì có chịu theo ta về Ngô hay không ?
Văn Chủng sụp lạy mà tâu rằng:
- Đã xin làm tôi nhà vua thì sống chết ở trong tay nhà vua, thế nào cũng xin vâng mệnh.
Bá Hi nói với Phù Sai rằng:
- Vợ chồng Câu Tiễn đều tình nguyện xin về Ngô, vậy thì nước Ngô ta dẫu
tha cho Việt, cũng chẳng khác gì chiếm được nước Việt. Đại vương còn
muốn chi nữa!
Phù Sai liền cho nước Việt giảng hoà. Có người sang hữu dinh báo tin cho Ngũ Viên biết. Ngũ Viên vội vàng vào yết kiến Phù Sai. Khi vào đến nơi, thấy Bá Hi và Văn Chủng đã đứng ở bên cạnh Phù Sai. Ngũ Viên hầm hầm
nổi giận, hỏi Phù Sai rằng:
- Đại vương đã cho nước Việt giảng hoà rồi à ?
Phù Sai nói:
- Ta đã cho rối
Ngũ Viên kêu luôn mấy tiếng:
- Không nên! không nến
Văn Chủng hoảng sợ, đứng lui xuống mấy bước để nghe Ngũ Viên nói hết. Ngũ Viên can Phù Sai rằng:
- Việt tiếp giáp với ta, thế không cùng đứng được! nếu Ngô không diệt
Việt thì Việt cũng diệt Ngô. Kìa như Tần Tấn, dẫu ta đánh được, mà đất
của họ, ta không thể ở được, xe của họ ta không thể đi được; còn như
Việt mà ta đánh được, thì đất của họ ta ở được, thuyền của họ ta đi
được, đó là cái lợi của xã tắc, không thể bỏ. Huống chi Việt là kẻ thù
lớn của tiên vương ta ngày xưa, ta không diệt Việt thì chẳng phụ mất lời thề trước sân ngày xưa hay sao ?
Phù Sai nín lặng, không biết nói ra thế nào, chỉ đưa mắt mà nhìn Bá Hi, Bá Hi nói:
- Quan tướng quốc nói thế là lầm! nếu bảo rằng Ngô Việt ở về mặt thuỷ,
thế tất phải diệt nhau, thì Tần, Tấn, Tề, Lỗ cùng ở mặt bộ, có lẽ cũng
phải diệt nhau hay sao ? nếu bảo rằng Việt là kẻ thù lớn của tiên vương
nước Ngô, không thể tha được, vậy thì quan tướng quốc thù Sở biết dường
nào, mà sao không diệt Sở, lại cho Sở hoà làm gì ? nay vợ chồng Câu Tiễn đều tình nguyện về Ngô, so với Sở chỉ nộp một công tử Thắng, thì lại
càng không giống nhau nữa! quan tướng quốc làm điều trung hậu mà muốn
cho đại vương mang tiếng khắc bạc, trung thần có bao giờ như thế ?
Phù Sai mừng mà bảo Ngũ Viên rằng:
- Bá Hi nói phải, nhà ngươi hãy lui về, đợi khi nước Việt cống tiến, ta sẽ chia tặng nhà ngươi.
Ngũ Viên sầm nét mặt lại, thở dài mà than rằng:
- Tiếc thay! ta không nghe lời Bị Ly, mà lại cùng với đứa gian thần đồng sự!
Ngũ Viên căm tức không thôi; mồm cứ lẩm bẩm; khi lui ra ngoài, bảo quan đại phu là Vương Tôn Hùng rằng:
- Nước Việt nuôi dân trong mười năm, lại dạy dân trong mười năm nữa,
chẳng qua chỉ hai mươi năm thì cung điện nước Ngô thành ra ao chuôm mất
cả!
Vương Tôn Hùng cũng chưa lấy làm tin lắm. Ngũ Viên nuốt giận mà trở về
hữu dinh. Phù Sai cho Văn Chủng về báo với Câu Tiễn. Câu Tiễn lại sai
Văn Chủng sang tạ ơn. Phù Sai hỏi:
- Bao giờ thì vợ chồng vua Việt theo ta sang Ngô ?
Văn Chủng nói:
- Chúa công tôi đội ơn đại vương xá cho, định trở về nước nhà thu xếp
nhưng ngọc lụa trai gái để đem sang cống, xin đại vương hãy tạm khoan kỳ hạn cho. Dầu chúa công tôi có đem lòng thất tín cũng chẳng trốn được
búa rìu sấm sét của đại vương.
Phù Sai thuận cho, liền ước định đến trung tuần tháng năm thì vợ chồng
vua Việt phải sang Ngô. Lại sai Vương Tôn Hùng theo Văn Chủng sang Việt
để giục vua Việt phải mau mau khởi trình, còn quan Thái tể là Bá Hi thì
đóng một vạn quân ở Ngô Sơn để chờ vua Việt, nếu vua Việt sai hẹn không
sang thì sẽ đem quân diệt nước Việt. Phù Sai kéo đại binh trở về trước.