Đông Chu Liệt Quốc

Chương 80 : Phù sai mắc mưu tha vua việt câu tiễn hết sức thờ nước ngô

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Quan đại phu nước Việt là Văn Chủng được vua Ngô cho hoà, về tâu với vua Việt rằng:



- Vua Ngô đã rút quân về, có sai quan đại phu là Vương Tôn Hùng theo tôi đến đây để giục khởi trình; còn quan thái tể là Bá Hi thì đóng quân ở

Ngô Sơn để đợi chúa công sang cống .



Câu Tiễn nghe nói, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng . Văn Chủng nói:



- Kỳ hạn đã gần đến nơi, chúa công nên mau mau trở về thành để thu xếp việc nước, chứ thương khóc làm gì!



Câu Tiễn gạt nước mắt trở về thành, trông thấy chợ búa như cũ mà trai

tráng tiêu điều thì rất là hổ thẹn . Vua Việt mời Vương Tôn Hùng nghỉ ở

công quán rồi thu xếp vàng ngọc đóng thành mấy xe; lại chọn những mỹ nữ

trong nước được ba trăm ba mươi người, định đem ba trăm người nộp Phù

Sai, còn ba mươi ngươi đem nộp cho Bá Hi . Câu Tiễn vẫn còn chưa muốn

khởi hành, Vương Tôn Hùng phải giục giã luôn mãi .



Câu Tiễn khóc mà bảo triều thần rằng:



- Ta nối nghiệp tiền nhân, vẫn một lòng kính sợ; không dám lười biếng,

nay vì một trận thua mà đến nỗi này, phải đem thân đi làm thằng tù ở

nước khác, chuyến đi này chắc không có ngày trở lại!



Triều thần đều ứa nước mắt . Văn Chủng tâu rằng:



- Ngày xưa vua Thang bị giam ở Hạ Đài, Văn vương bị giam ở Dữ Lý mà sau

nên được nghiệp vương; Tề Hoàn công phải chạy sang nước Cử, Tấn Văn công phải chạy sang nước Địch, mà sau nên được nghiệp bá . Xem thế thì biết

cai cảnh khổ sở, chính là trời mở đường cho đứng vương bá đó . Chúa công cứ vững lòng mà theo ý trời, sẽ có ngày hưng thịnh được, can chi mà quá nghĩ, để đến nỗi tổn thương cái chí của mình .



Ngày hôm ấy Câu Tiễn làm lễ tế nhà tôn miếu, Vương Tôn Hùng đi trước một ngày, Câu Tiễn và phu nhân đi sau . Triều thần tiễn đến bến sống Chính

Giang . Phạm Lãi sắp thuyền ở Cố Lăng và bày một tiệc rượu tiễn . Văn

Chủng dâng chén rượu chúc cho Câu Tiễn . Câu Tiễn ngẩng mặt lên trời mà

thở dài, rồi cầm chén mà rơi nước mắt, chẳng nói gì cả . Phạm Lãi nói:



- Các bậc thánh hiền đời xưa cũng thường gặp những cảnh khổ não, những

điều sỉ nhục, không thể chịu được, có phải là chỉ một chúa công ngày này mà thôi đâu!



Câu Tiễn nói:



- Ngày xưa vua Nghiêm dùng hiền thần là Thuấn và Vũ mà thiên hạ được trị bình, dẫu có thuỷ tai, cũng không hại người lắm . Nay ta phải bỏ Việt

sang Ngô, giao nước nhà cho các quan đại phu, các quan đại phu nghĩ sao

cho khỏi phụ lòng ta trông cậy!



Phạm Lãi bảo triều thần rằng:



- Tôi thiết tưởng vua phải lo thì bề tôi nhục, vua phải nhục thì bề tôi

nên chết . Nay chúa công ta phải lo về nỗi bỏ nước, phải nhục về nỗi

sang Ngô, bọn ta đây há lại không có một kẻ hào kiệt vì chúa công chia

buồn hay sao ?



Các quan đại phu đồng thanh đáp rằng:



- Ai cũng là tôi con, tuỳ ý chúa công sai khiến .



Câu Tiễn nói:



- Các quan đại phu còn có lòng thương ta thì xin cứ tự nói chí mình để xem ai có thẻ theo đi, ai có thể ở nhà giữ nước được ?



Văn Chủng nói:



- Ở nhà để xem xét công việc trong nước thì Phạm Lãi không bằng tôi,

nhưng đi theo chúa công mà lâm cơ ứng biến thì tôi không bằng Phạm Lãi .



Phạm Lãi nói:



- Văn Chủng xét mình đã rõ lắm, chúa công nên đem việc nước mà giao cho, còn như việc nhẫn nhục mà theo chúa công để nghĩ cách báo thù thì tôi

không dám từ chối .



Phạm Lãi nói xong thì lần lượt đến các quan đại phu tỏ bày ý kiến . Quan thái tể là Khổ Thành nói:



- Tuyên bố mệnh lệnh để tỏ đức tính của nhà vua, và quyết đóan những

việc khó khăn, khiến cho dân biết yên phận, đó là việc của tôi!



Quan hành nhân là Duệ Dung nói:



- Đi sứ các nước chư hầu, ứng đối không đến nỗi chịu nhục, đó là việc của tôi!



Quan tư trực là Hạc Tiến nói:



- Vua có điều gì trái lẽ, xin hết sức can ngăn, dẫu kẻ thân thích nhà vua cũng không vị nể, đó là việc của tôi!



Quan tư mã là Chư Kế Dĩnh nói:



- Bày trận đánh giặc, dẫu tên đạn bời bời mà không chịu lui, vẫn một cố tiến, đó là việc của tôi!



Quan tư nông là Cao Như nói:



- Dốc lòng khuyên dân cố chăm chỉ làm ăn, nghĩ cách tiết kiệm, đó là việc của tôi!



Quan thái sử là Kế Nghê nói:



- Xem xét thiên văn địa lý để dò biết mọi sự cát hung, đó là việc của tôi!



Câu Tiễn nói:



- Ta dẫu phải sang làm tù ở nước Ngô, nhưng đã có các quan đại phu dốc lòng cố sức mà giữ gìn nước nhà, thì ta còn lo gì nữa!



Câu Tiễn cho các quan triều thần ở lại, còn mình thì cùng với Phạm Lãi

đi sang Ngô . Vua tôi tiễn biệt nhau đều ràn rụa nước mắt, Câu Tiễn ngửa mặt lên trời mà than rằng:



- Cái chết ai không sợ, nhưng ta đây nghĩ đến cái chết, mà trong bụng không thấy sợ chút nào!



Nói xong, xuống thuyền đi ngay . Mọi người đi đưa đều khóc tất cả, rồi

sụp lạy ở bên bờ sông . Câu Tiễn cũng không ngảnh lại . Câu Tiễn phu

nhân vịn mạn thuyền mà khóc, trông thấy đàn ô thước đang nhặt tôm ở ven

sông, bay đi lượn lại, có ý thoả thích, liền cảm mà làm bài hát rằng:



"Đàn chim (hề ...) cao bay



Vẫy vùng (hề ...) đường mây!



Thân thiếp (hề ...) vô tội,



Trách trời (hề ...) độc thay!



Hây hẩy (hề ...) gió may,



Trở về (hề ...) bao ngày!
được nước Ngô .



Câu Tiễn nói:



- Xin vâng lệnh dạy bảo!



Bấy giờ bèn giao quốc chính cho Văn Chủng, quân chính cho Phạm Lãi, tôn

trọng hiền tài, kính lão thương nghèo, trăm họ đều bằng lòng .



Câu Tiễn từ khi nếm phân, thành ra bệnh hôi miệng . Phạm Lãi biết có một thứ rau ở một quả núi về phía bắc thành, tên gọi là rau trấp . Rau ấy

ăn được, nhưng hơi có mùi hôi, mới sai người đi hái rau trấp đem về, để

cả triều cùng ăn, cho lẫn mùi hôi . Sau ngươi ta gọi tên núi ấy là Trấp

Sơn . Câu Tiễn gấp muốn báo thù, mới cố sức chăm chỉ suốt ngày suốt đêm, khi buồn ngủ thì lại lấy cỏ lục mà đánh vào mắt, chân lạnh muốn rụt lại thì lấy nước giập vào, mùa đông thường ngồi gân nước băng, mùa hạ

thường ngồi gần đống lửa, xếp củi mà nằm lên trên, chớ không dùng giường nệm; lại treo một quả mật ở chỗ ngồi, thỉnh thoảng lại nếm một ít . Câu Tiễn đêm nào cũng khóc sụt sùi, khóc chán rồi thở dài; lại luôn luôn

nhắc đến hai tiếng "Cối Kê" . Câu Tiễn thấy sau khi suy bại, dân so giảm kém mới hạ lệnh cấm con trai không được lấy vợ già; ông già không được

lấy vợ trẻ; con gái mười bảy tuổi không lấy chồng, con trai hai mươi

tuổi không lấy vợ thì bắt tội cha me; đàn bà sắp chửa sắp đẻ, đều phải

trình quan, để quan cho thầy thuốc đến coi sóc; sinh con trai thì thưởng cho hồ rượu và con chó; sinh con gái thì thưởng cho hồ rượu và con lợn; ai sinh ba con thì quan nuôi hộ hai; ai sinh hai thì quan nuôi hộ một;

hễ có ai chết thì Câu Tiễn thân hành đi đưa đám và thương khóc . Câu

Tiễn mỗi khi đi đâu, cũng đem cơm và đồ ăn để ở trong xe, hễ gặp trẻ con thì cho ăn và hỏi tên họ .



Đến mùa làm ruộng, Câu Tiễn cũng vác cày đi cày . Phu nhân cũng chăm

việc dệt cửi, cùng chia sự lao khổ . Trong bảy năm, Câu Tiễn không thu

thuế của dân, ăn mặc rất là tiết kiệm . Thế mà chẳng tháng nào Câu Tiễn

không sai sứ sang cống hiến nước Ngô; lại sai người vào núi hái dây cát, dệt làm vài nhỏ, định đem dâng Phù Sai, nhưng chưa kịp dâng . Phù Sai

khen lòng trung thành của Câu Tiễn, sai nguời phong thêm đất cho, phía

đông đến Câu Dụng, phía tây đến Hùê Lý, phía nam đến Cô Miệt, phía bắc

đến Bình Nguyên, cả thảy hơn tám trăm dặm . Câu Tiễn sai người đem vải

cát mười vạn tấn, cam mật một trăm vò, áo cầu lông chồn năm đôi, tre nứa mười thuyền sang dâng Phù Sai tạ để cái ơn phong đất . Ngũ Viên nghe

nói, liền cáo ốm không vào triều . Phù Sai thấy Câu Tiễn một lòng thần

phục, lại càng tin lời nói của Bá Hi . Một hôm Phù Sai hỏi Bá Hi rằng:



- Ngày nay trong nước thái bình, ta muốn mở thêm cung thất để lấy chỗ vui chơi, nên làm tại chỗ nào ?



Bá Hi nói:



- Ở gần đô thành ta, đài cao cảnh đẹp, còn đâu bằng Cô Tô, nhưng cái đài của vua trước dựng lên chưa đước tráng lệ lắm, đại vương nên sửa lại

cái đài ấy, khiến cho cao có thể trông thấy trăm dặm, rộng có thể dung

được nghìn người, rồi họp những ca đồng vũ nữ ở đấy, thì thật là một sự

khóai lạc đệ nhất nhân gian .



Phù Sai khen phải, liền treo giải, cầu tìm những cây lớn gỗ quí . Văn Chủng nghe tin, vào nói với Câu Tiễn rằng:



- Tôi nghe nói: "Con chim bay ở trên mây cao, chỉ chết vì miếng ăn tốt,

con cá lặn ở dưới vực sâu, chỉ chết về cái mồi thơm". Nay chúa công muốn báo thù nước Ngô thì phải tìm mồi xem Ngô thích cái gì mới có thể trị

nổi .



Câu Tiễn nói:



- Dẫu tìm được điều họ thích, nhưng làm thế nào mà trị nổi ?



Văn Chủng nói:



- Tôi có nghĩ cách phá Ngô, cả thảy được bảy kế:



1. Chịu tốn của cải để làm vua tôi nước Ngô bằng lòng .



2. Lấy gía đắt mua thóc, để làm cho Ngô thiếu lương thực .



3. Đem mỹ nữ sang dâng để làm Ngô phải mê hoặc .



4. Đem thợ khéo, gỗ tốt sang dâng, để cho Ngô làm cung thất tốn hại tiền của .



5. Dùng kẻ mưu thần để làm cho nước loạn .



6. Hại kẻ trung trực để làm cho thế cô .



7. Tích của, luyện quân, để đợi khi địch suy yếu .



Câu Tiễn nói:



- Quan tướng quốc nói phải lắm, nhưng nên dùng kế nào được ?



Văn Chủng nói:



- Nay vua Ngô đang sửa lại đài Cô Tô, ta nên tìm cây lớn gỗ qúi đem dâng .



Câu Tiễn liền sai hơn ba nghìn thợ mộc vào rừng tìm gỗ, tìm hơn một năm

mà chưa được cây nào thật tốt . Thợ mộc đều có lòng oán giận, đêm ngày

ta thán với nhau .



Một hôm đang đêm, tự nhiên trời sinh hai cây thần mộc, to hai mươi vi,

dài năm mươi tầm, một cây ở phía nam núi, gọi là cây tử, một cây ở phía

bắc núi, gọi là cây nam . Thợ một kinh ngạc, vội vàng về báo với Câu

Tiễn . Triều thần chúc mừng Câu Tiễn rằng:



- Lòng thành của chúa công cảm động đến trời, cho nên trời sinh gỗ thần để giúp chúa công .



Câu Tiễn mừng lắm, thân hành đến làm lễ tế rồi mới sai đẵn đem bào nhẵn

đi và dùng thuốc xanh đỏ vẽ hình rồng rắn, sai Văn Chủng đưa sang dâng

Phù Sai . Phù Sai thấy cây gỗ to đẹp lạ thường, xiết bao mừng rỡ . Ngũ

Viên can rằng:



- Ngày xưa vua Kiệt làm Linh Đài, vua Trụ làm Lộc Đài khổ dân hao của

đến nỗi mất nước, Câu Tiễn muốn hại ta, nên đem dâng gỗ này đó!



Phù Sai nói:



- Câu Tiễn được cây gỗ qúi này, không để mà dùng, lại đem dâng ta, thế là lòng tử tế, sao lại từ chối ?



Nói xong, truyền đem hai cây gỗ để sửa đài Cô Tô . Trong năm năm mới làm xong, cao ba trăm trượng, rộng tám mươi tư trượng, trèo lên thì trông

suốt được hai trăm dặm . Nguyên trước đã có con đường chín khúc đi thẳng lên núi, bây giờ làm rộng thêm ra . Trăm họ phải ngày đêm phục dịch,

lao lục mà chết rất nhiều .



Câu Tiễn nghe tin, bảo Văn Chủng rằng:



- Quan tướng quốc nói: nên đem thợ khéo gỗ tốt sang dâng để cho hắn làm

cung thất, tốn hại tiền của . Kế ấy đã thi hành rồi . Nay trên đài cao,

tất phải tuyển ca nhi vũ nữ, nếu ta không tìm được người tuyệt sắc thì

sao làm cho hắn mê hoặc được, quan tướng quốc bàn mưu giúp ta .



Văn Chủng nói:



- Việc gì cũng bởi trời cả . Trời đã sinh thần mộc thì lo gì không có mỹ nữ . Nhưng nếu ta sụ tìm thì e rằng dân tình náo động . Tôi nghĩ được

một kế, có thể xem mặt hết con gái trong nước, lúc đó tuỳ ý chúa công

kén chọn.