Đông Chu Liệt Quốc
Chương 83 : Diệp công khởi binh đánh vu thắng câu tiễn báo thù giết phù sai
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Vệ Thành công thấy bao nhiêu bảo khí ở trong kho tàng đều bị Vệ Xuất
công lấy đem đi cả, mới bàn mưu với Hồn Lương Phu. Hồn Lương Phu nói:
- Vong quân bây giờ cũng là con chúa công, sao chúa công không triệu về ? Hễ vong quân về thì lấy được các đồ bảo khí.
Có đứa tiểu nội thị nghe đượcc câu ấy, ra nói riêng với thế tử Tật. Thế
tử Tật sai mấy người tráng sĩ đem một con lợn đực đi theo mà lẻn vào
trong cung, hiếp Vệ Trang công phải uống máu ăn thề, cấm không được
triệu vong quân về và bắt phải giết Hồn Lương Phu. Vệ Trang công nói:
- Việc không triệu Triếp về thì dễ lắm, còn Hồn Lương Phu thì khi trước
ta có thề vớ hắn, tha cho ba tội chết, biết làm thế nào ?
Thế tử Tật nói:
- Vậy thì đợi khi hắn có bốn tội sẽ giết!
Vệ Trang công thụân cho. Chưa được bao lâu, Vệ Trang công nhân làm cái
trướng da hổ, triệu các quan đại phu vào để ăn mừng. Hồn Lương Phu mặc
áo tía, ngoài khoác áo lông chồn mà đến. Khi ngồi ăn lại không cởi bỏ
thanh kiếm. Thế tử Tật sai lực sĩ lôi Hồn Lương Phu ra chém. Hồn Lương
Phu nói:
- Tôi có tội gì đâu!
Thế tử Tật kể tội rằng:
- Bề tôi vào yết kiến vua, phải có y phục nhất định; khi ăn phải cởi bỏ
kiếm. Thế mà nhà ngươi dám mặc áo tía, đó là một tội; dám khóac áo lông
chồn, đó là hai tội; không cởi bỏ kiếm, đó là ba tội!
Hồn Lương Phu kêu rằng:
- Chúa công đã có ước với tôi tha cho ba tội chết!
Thế tử Tật nói:
- Vong quân là con mà chống cự với cha, thế là đại nghịch, bất hiếu, sao nhà ngươi muốn triệu về, có phải là bốn tội đó không ?
Hồn Lương Phu không trả lời được nữa cúi đầu chịu chết chém. Mấy hôm
sau, Vệ Trang công nằm mộng thấy một con ma xõa tóc kêu rằng:
- Ta đây là Hồn Lương Phu, đã kêu với trời rằng ta không có tội!
Vệ Trang công sai Tư Di bói xem tốt xấu thế nào, Tư Di nói:
- Không hại chi cả!
Khi đã báo cáo từ lui ra, Tư Di nói chuyện với người khác rằng:
- Hồn oan đã báo thù như vậy là cái điềm thân chết nước loạn!
Tư Di liền bỏ trốn sang nước Tống. Vệ Trang công lên làm vua đã được hai năm, không sang triều cống nước Tấn. Quan thượng khanh nước Tấn là
Triệu Uởng đem quân đánh Vệ. Nước Vệ đuổi Vệ Trag công. Vệ Trang công
chạy sang nước Nhung, bị người nước Nhung giết chết, lại giết cả thế tử
Tật.
Người nước Vệ lập công tử Ban Sư lên nối ngôi. Trần Hằng nước Tề đem
quân cứu Vệ bắt Ban Sư, lập công tử Khởi (thứ đệ của Khóai Qúi). Quan
đại phu nước Vệ là Thạch Phổ đuổi công tử Khởi, lại đón Vệ Xuất công về
làm vua. Vệ Xuất công về, lại đuổi Thạch Phổ. Các quan đại phu không
bằng lòng lại đuổi Vệ Xuất công. Vệ Xuất công chạy sang nước Việt. Người nước Vệ lập công tử Mạc cũng là thứ đệ của Vệ Xuất công, tức là Vệ Điệu công. Từ bấy giờ nước Vệ vẫn thần phục nước Tấn, thế nước mỗi ngày một
suy yếu.
Lại nói chuyện Bạch công Thắng (công tử Thắng được phong là Bạch công,
mới lấy Bạch làm họ) từ khi về nước Sở, nghĩ đén cái thù người nước
Trịnh giết cha, vẫn muốn báo lại, chỉ vì Ngũ Viên là ân nhân của Bạch
công Thắng, mà Ngũ Viên khi trước đã cứu Trịnh, vả lại Trịnh thần phục
Sở Chiêu vương, cũng không có điều gì thất lễ, cho nên Bạch công Thắng
nhịn không nói ra. Khi Sở Chiêu vương đã mất rồi, quan lệnh doãn là công tử Thân và quan tư mã là công tử Kết lập con nàng Việt nữ là Chương lên nối ngôi, tức là Sở Huệ vương, Bạch công Thắng tự nghĩ mình là con thế
tử Kiến trước, tất thế nào công tử Thân cũng phải triệu mình đến để cùng cầm quyền chính nước Sở, nhưng không thấy công tử Thân triệu, lại không thấy phong thêm tước lộc, thì trong lòng tức giận, đến khi nghe tin Ngũ Viên chết, liền nói:
- Bây giờ tức là lúc ta nên báo thù nước Trịnh!
Bạch công Thắng sai người xin với công tử Thân rằng:
- Nước Trịnh hại cha tôi khi xưa, quan lệnh doãn đã có biết. nếu tôi
không báo thù thì còn làm người sao được! quan lệnh doãn thương đến cha
tôi là người vô tội thì xin cho một toán quân sang kể tội mà đánh nước
Trịnh, tôi xin làm tiền phu, dầu chết cũng không hối hận.
Công tử Thân từ chối rằng:
- Nay tân vương mới lập, trong nước chưa yên, nhà ngươi hãy thư thả.
Bạch công Thắng mượn việc phòng bị nước Ngô, sai kẻ gia thần là Thạch
Khất đắp một cái thành và luyện tập quân sĩ. Lại nói với công tử Thân xi đem quân bản bộ của mình đi dánh Trịnh. Công tử Thân thuận cho. Bạch
công Thắng chưa kịp đem quân đi thì Triệu Uởng nước Tấn đã đem quân đánh Trịnh. Nước Trịnh sang cầu cứu với nước Sở. Công tử Thân lại đem quân
cứu Trịnh. Nước Tấn rút quân về. Công tử Thân cùng với nước Trịnh ăn
thề, rồi cùng rút quân. Bạch công Thắng giận lắm, nói:
- Không đánh Trịnh mà lại cứu Trịnh, thế là quan lệnh doãn định lừa ta!
ta phải giết quan lệnh doãn trước, rồi sau sẽ đánh Trịnh.
Bạch công Thắng cho triệu một người trong họ là Bạch Thiện ở đất Lê Phong.
Bạch Thiệu nói:
- Theo nhà ngươi mà làm loạn nước thì là bất trung với vua; bội nhà ngươi mà bỏ tình riêng thì là bất nhân với người trong họ.
Nghĩ như vậy, Bạch Thiện bỏ chức quan về làm vườn ruộng, cho đến khi
chết. Người nước Sở gọi tên cái vườn của Bạch Thiện ở là "Bạch Thiện
tướng quân được pho". Bạch công Thắng nghe tin Bạch Thiện không đến, nổi giận mà nói rằng:
- Không có Bạch Thiện thì dễ thường ta không giết nổi lệnh doãn hay sao!
Bạch công Thắng nói xong, liền gọi Thạch Khất đến mà bảo rằng:
- Đánh quan lệnh doãn và quan tư mã, dùng độ năm trăm quân mỗi người có nổi không ?
Thạch Khất nói:
- Chưa đủ! ở Thị Nam có kẻ dũng sĩ tên gọi Hùng Nghi Liêu, nếu được người ấy thì khỏe bằng năm trăm người.
Bạch công Thắng liền cùng với Thạch Khất đi sang Thị Nam vào yết kiến Hùng Nghi Liêu.
Hùng Nghi Liêu kinh sợ mà nói rằng:
- Vương tôn là bậc qúi nhân, chẳng hay tới đây có việc gì ?
Bạch công Thắng nói:
- Ta có một việc, muốn bàn với nhà ngươi
Nói xong, liền bảo cho biết việc định giết công tử Thân. Hùng Nghi Liêu lắc đầu mà nói rằng:
- Quan lệnh doãn có công với nước mà không thù gì với tôi cả, tôi không dám làm việc ấy.
Bạch công Thắng nổi giận, tuốt gươm trỏ vào Hùng Nghi Liêu mà bảo rằng:
- Nếu nhà ngươi không theo thì ta giết nhà ngươi trước!
Hùng Nghi Liêu vẫn cứ điềm nhiên, thong dong mà bảo rằng:
- Ngài định giết tôi, khác nào như giết con kiến, can gì phải nổi giận!
Người sau không rõ chuyện ấy, ngoa truyền là Phạm Lãi đem Tây Thi đi Ngũ Hồ, mới có hai câu thơ rằng:
"Đem Tây Thi đi là có ý
Sợ còn nghiêng nước hại quân vương!"
Xét ra thì Phạm Lãi đi có một mình, đến vợ con cũng còn bỏ lại, huống
chi là Tây Thi, lại có người nói Phạm Lãi mê Tây Thi, mới lập ra cái kế
đem đẩy xuống sông, đó cũng là nói lầm. La Ôn có thơ minh oan cho Tây
Thi rằng:
"Nước nhà còn mất bởi cơ trời
Sao cứ Tây Thi đổ lỗi hòài ?
Tây tử nếu làm Ngô mất nước
Thì xưa Việt mất bởi tay ai ?"
Câu Tiễn nghĩ cái công của Phạm Lãi, đem một trăm dặm đất phong cho vợ
con Phạm Lãi. Lại sai thợ đúc một pho tượng Phạm Lãi bằng vàng để ở bên
cạnh, trông giống Phạm Lãi như đúc. Phạm Lãi từ Ngũ Hồ đi ra bể, bỗng
một hôm về đem cả vợ con đi, sang ở nước Tề, đổi tên là Chi Di Tử Bì,
làm quan thượng khanh. Chưa được bao lâu lại từ chức về ẩn ở Đào Sơn,
chăn nuôi các giống súc vật, sinh sản được lợi kể hàng nghìn nén vàng,
tự xưng là Đào Chu công. Sách "Trí phú kỳ thư" tức là của Đào Chu công
làm ra.
Câu Tiễn không ban thưởng cái công diệt Ngô, lại không chia cho các quan một thước đất nào cả, lại không muốn thân cận với công thần. Kế Nghê
giả cách điên dại, rồi xin từ chức. Bọn Duệ Dung cũng nhiều người cáo
lão. Văn Chủng nhớ lời nói của Phạm Lãi, cáo ôm không vào triều. Cận
thần của Câu Tiễn, có kẻ không bằng lòng với Văn Chủng, liền nói dèm
rằng:
- Văn Chủng tự nghĩ rằng công to mà thưởng ít, có ý oán vọng, vậy nên không vào triều.
Câu Tiễn vốn biết tài Văn Chủng, nhưng nghĩ thầm rằng Ngô đã diệt rồi,
cũng chẳng cần đến tài của y nữa, chỉ sợ khi y làm loạn, chẳng ai trị
nổi. Nhưng muốn trừ đi, lại không có cớ gì.
Bấy giờ Lỗ Ai công cùng ba nhà (Mạnh, Trọng, Qúi) có hiềm khích với
nhau, muốn mượn quân nước Việt trừ bỏ ba nhà, mới giả cách sang chầu
nước Việt để mượn quân. Câu Tiễn lo Văn Chủng làm phản, không dám phát
binh. Lỗ Ai công chết tại nước Việt. Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bệnh Văn Chủng. Văn Chủng làm ra đang ốm nặng, gượng dậy mà nghên tiếp. Câu Tiễn liền cỡi thanh kiếm ra mà ngồi, bảo Văn Chủng rằng:
- Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết, mà lo cái đạo mình
không hành được. Nhà ngươi có bảy thuật, ta mới thi hành có ba đã diệt
được Ngô; còn thừa bốn thụât, nhà ngươi định dùng làm gì ?
Văn Chủng nói:
- Tôi cũng không biết dùng làm gì được.
Câu Tiễn nói:
- Hay nhà ngươi đem bốn thụât ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng ?
Câu Tiễn nói xong, lên xe đi về, bỏ lại thanh kiếm ở chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thì trên vỏ kiếm có hai chữ "Chúc lâu" tức là thanh kiếm
của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên để tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên
trời mà than rằng:
- Cổ nhân có câu "ơn to không báo". Ta không nghe lời Thiếu Bá đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!
Văn Chủng lại cười mà nói rằng:
- Các nhà bình luận đời sau tất đem ta sánh với Ngũ Viên, thế thì ta còn oán hận gì nữa!
Văn Chủng nói xong, liền cầm kiếm tự tử. Câu Tiễn nghe tin Văn Chung
chết, mừng lắm, đem ra chôn ở Ngoạ Long Sơn. Sau người ta gọi núi ấy là
Chủng sơn. Chôn chưa được một năm thì nước biển dâng lên, xói núi, cuốn
linh cữu xuống bể. Câu Tiễn làm vua được hai mươi bảy năm thì chết, tức
là năm thứ 7 đời Chu Nguyên vương, con cháu nối đời xưng bá.
Lại nói chuyện sáu quan khanh nước Tấn, từ khi Phạm thị và Trung hàng
thị mất đi rồi, chỉ còn có bốn quan khanh là Trí, Triệu, Hàn, Ngụy mà
thôi. Trí thị cùng với Tuân thị và Phạm thị nguyên đầu là họ Tuân cả, vì muốn phân biệt, mới theo lối Trí Oánh, đổi là Trí thị. Bấy giờ Trí Dao
cầm quyền chính gọi là Trí Bá. Bốn quan khanh nghe tin họ Điền giết vua
chuyên quyền mà chư hầu không ai đánh, đều bàn nhau chiếm đất để làm
phong ấp. Phần đất của Tấn Xuất công, lại ít không bằng phần của bốn
quan khanh. Tựu trung hãy nói Triệu Giản tử tên là Ưởng, sinh được mấy
người con: người con trưởng tên là Bá Lỗ, người con nhỏ nhất tên là Vô
Tuất, là con một người thị tỳ. Có người thầy tướng tên gọi Cô Bố, tên tự là Tử Khanh, đi đến nước Tân. Triệu Ưởng sai gọi đến để xem tướng cho
các con, Tử KHanh nói:
- Không ai đáng làm tướng quân!
Triệu Ưởng than rầng:
- Nếu vậy thì họ Trịnh ta suy mất!
Tử Khanh nói:
- Lúc tôi đến đây, có gặp một chàng trẻ tuổi đi ở đường mà kẻ theo hầu
đều là người trong phủ ngài, ý chừng cậu ấy là con ngài, phải không ?
Triệu Ưởng nói:
- Đấy là đứa con nhỏ của ta, tên gọi Vô Tuất, là con một thị tỳ, không đáng kể đến.
Tử Khanh nói:
- Trời có lòng bỏ thì dẫu qúi cũng hóa tiện, trời có lòng tựa thì dẫu
tiện cũng hóa qúi. Cậu ấy có tốt tướng khác với các công tử. Tôi chưa
được xem rõ, ngài nên cho gọi đến.
Triệu Uởng sai người gọi Vô Tuất đến. Tử Khanh trông thấy vội vàng đứng dậy vái chào mà nói rằng:
- Thật là một vị tướng quân!
Triệu Uởng cười mà không nói gì cả. Hôm khác, Triệu Uởng lại gọi các con đến để hỏi xem học vấn ra sao. Vô Tuất hỏi đâu nói đấy, lời lẽ phân
minh. Triệu Uởng biết là người giỏi, liền bỏ Bá Lỗ mà lập Vô Tuất làm
đích tử. Một hôm, Trí Bá giận nước Trịnh không đến triều, muốn cùng
Triệu Uởng đánh Trịnh. Gặp khi Triệu Uởng ốm, sai Vô Tuất đi thay. Trí
Bá đem rượu đổ cho Vô Tuất uống. Vô Tuất không thể uống được. Trí Bá
đang say nổi giận, cầm chém ruợu ném vào mặt Vô Tuất, bị thương chảy
máu, tướng sĩ họ Triệu đều giận muốn đánh Trí Bá. Vô Tuất nói:
- Đó là một điều nhỏ, ta nên nhẫn nhục!
Khi Trí Bá rút quân về nước, lại nói là lỗi của Vô Tuất, muốn cho Triệu
Uởng bỏ Vô Tuất, nhưng Triệu Uởng không theo. Từ bấy giờ Vô Tuất thành
ra có hiềm khích với Trí Bá. Triệu Uởnng ốm nặng, bảo Vô Tuất rằng:
- Ngày khác nước Tấn có loạn, chỉ đất Tấn Dương có thể trông cậy đuợc, con nên nhớ lời.
Nói xong thì mất. Vô Tuất nối nghiệp Triệu Uởng tức là Triệu Tương Tử.
Đó là năm thứ 11 đời Chu Định vương (tên là Giới, con Nguyên vương) Bấy
giờ Tấn Xuất công giận bốn quan khanh chuyên quyền, mật sai người mượn
quân Tề và quân Lỗ về đánh. Điền thị nước Tề cùng ba nhà nước Lỗ lại đem các mưu ấy bảo Trí Bá. Trí Bá giận lắm, cùng với Hàn Khanh tử là Hổ,
Ngụy Hoàn Tử là Câu, Triệu Tương Tử là Vô Xuất hợp bốn nhà lại để đánh
đuổi Tấn Xuất công. Tấn Xuất công chạy sang nước Tề. Trí bá lập cháu
tằng tôn Tấn Chiêu công là Kiên lên nối ngôi, tức là Tấn Ai công. Từ bấy giờ quyền chính nước Tấn đều về tay Trí Bá. Trí Bá bèn có ý muốn chiếm
nước Tấn, nên cho triệu các gia thần đến để thương nghị.