Đông Chu Liệt Quốc

Chương 85 : Vì việc nước, nhạc dương bỏ con hại tiền dân, hà bá lấy vợ

Ngày đăng: 01:55 20/04/20


Triệu Vô Tuất bị Dự Nhượng đánh vào áo ba lần, khi Dự Nhượng đã chết

rồi, Triệu Vô Tuất giở áo ra xem, thì những chỗ áo bị đánh đều có vết

máu, từ bấy giờ mắc bệnh, đã hơn một năm không khỏi. Triệu Vô Tuất sinh

được năm con, nhân nghĩ đến anh mình là Bá Lỗ vì mình mà bị bỏ, muốn lập con Bá Lỗ là Chu để nối nghiệp; nhưng Chu lại chết trước, mới lập con

Chu là Cán làm thế tử. Khi Triệu Vô Tuất gần mất, bảo Triệu Cán rằng:



- Ta và Hàn, Ngụy cùng diệt họ Trí, mở mang bờ cõi, nhân dân yêu mến, ta nên ước với Hàn, Ngụy thừa cơ chia nước Tấn làm ba, lập ra miếu xã,

truyền cho con cháu đời sau. Nếu để chậm mấy năm, mà nước Tấn lại có vua anh minh, cầm giữ cho quốc chính, thu thập dân tâm, thì dòng dõi họ

Triệu ta, khó lòng bảo toàn được.



Triệu Vô Tuất nói xong thì mất. Triệu Cán trị tang xong, liền đem lời di chúc nói với Hàn Hổ. Bấy giờ là năm thứ tư đời Chu Khảo vương. Tấn Ai

công mất, con là Liễu nối ngôi tức là Tấn U công. Hàn Hổ và Ngụy Câu hợp mưu, để Giáng Châu và Khúc Ốc làm đất ăn lộc của Tấn U công, còn bao

nhiêu chia ba gọi là Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy). Tấn U công hèn yếu,

phải đến triều kiến ba nhà, chẳng còn ra thể thống vua tôi gì nữa. Tướng quốc nước Tề là Điền Bàn nghe tin ba nhà chiếm lấy thổ địa nước Tấn,

cũng đem anh em họ hàng ra, cho làm đô ấp đại phu tất cả, lại sai sứ

sang mừng ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy, cùng nhau giao hiếu. Từ bấy giờ Điền, Triệu, Nguỵ, Hàn bốn nhà vẫn sai sứ đi lại với nhau, vua Tề và vua Tấn

chỉ ngồi trơ như tượng gỗ mà thôi.



Bấy giờ Chu Khảo vương phong người em là Yết ở Hà Nam Thành để nối quan

chức Chu công. Con nhỏ của Yết là Ban lại biệt phong ở đất Củng. Nhân

đất Củng ở phía đông Hà Nam Thành, mới gọi là Đông Chu công, mà gọi Hà

Nam Thành là Tây Chu công. Chu Khảo vương mất, con là Ngọ lên nối ngôi,

tức là Uy Liệt vương. Năm đầu đời Uy Liệt vương, Triệu Cán mất, con là

Triệu Tịch nối nghiệp (sau làm Triệu Liệt hầu). Còn Hàn Kiền (cháu Hàn

Hổ, con Hàn Khả Chương, sau làm Hàm Cảnh hầu) nối nghiệp họ Hàn; Ngụy Tư (cháu Ngụy Câu, con Ngụy Độ, sau là Ngụy Văn hầu) nối nghiệp họ Ngụy;

Điền Hoà (cháu Điền Bàn, con Điền Bạch, sau làm Tề Thái công) nối nghiệp họ Điền. Bốn nhà kết ước với nhau, định giúp nhau thành đại sự. Năm thứ 23 đời Chu Liệt vương, bỗng có sét đánh vào sáu cái đỉnh của nhà Chu,

cái đỉnh nào cũng lay động cả. Ba nhà (Hàn, Triệu, Ngụy) bàn riêng với

nhau rằng: chín cái đỉnh là đồ qúi truyền của đời nhà Chu, thế là vận

nhà Chu sắp hết. Chúng ta lập quốc đã lâu mà chưa chính danh hiệu, nên

nhân lúc nhà Chu suy yếu này, sai sứ vào thỉnh mệnh thiên tử, xin làm

chư hầu; thiên tử sợ thế chúng ta thì tất phải cho, như thế thì giữ được phú qúi mà khỏi mang tiếng thí nghịch, chẳng cũng hay lắm ru!



Mỗi nhà liền cùng nhau sai người tâm phúc (Ngụy sai Điền Văn, Triệu sai

Công Trọng Liên, Hàn sai Hiệp Lũy) mang ngọc lụa và thổ sản vật vào tiến cống Chu Uy Liệt vương và xin phong làm chư hầu. Chu Uy Liệt vương hỏi:



- Thổ địa nước Tấn đều về tay ba nhà cả hay sao ?



Sứ họ Ngụy là Điền Văn nói:



- Vua Tấn không giữ nổi quyền chính, khiến trong nước đều nổi loạn; ba

nhà chúng tôi đem binh lực đi dẹp loạn mà chiếm được thổ địa, chứ không

phải là cướp của vua Tấn.



Chu Uy Liệt vương lại hỏi:



- Ba nhà đã muốn làm chư hầu, sao không tự lập còn phải nói với trẫm ?



Sứ họ Triệu là Công Trọng Liên nói:



- Cứ như binh lực của ba nhà chúng tôi thì có thể tự lập được nhưng sở

dĩ còn muốn thỉnh mệnh là vì không dám vượt quyền thiên tử ở trên. Nếu

thiên tử phong cho ba nhà chúng tôi làm chư hầu, để nối đời giữ bụn

trung trinh mà làm phên dậu cho nhà Chu thì chẳng cũng lợi cho nhà vua

lắm ru!



Chu Uy Liệt vương bằng lòng, liền truyền mệnh phong cho Triệu Tịch làm

Triệu hầu, Hàn Kiền làm Hàn hầu, Ngụy Tư làm Ngụy hầu, đều ban cho các

thứ phủ miện, khuê bích. Ba nhà đem vương mệnh tuyên bá cho trong nước

biết, rồi Triệu hầu đóng đô ở Trung Mâu, Hàn hầu đóng đô ở Bình Dương,

Nguỵ hầu đóng đô ở An ấp, đều lập ra tôn miếu xã tắc. Lại sai sứ đi

thông báo với chư hầu. Nhiều nước cũng đến mừng, chỉ có nước Tần từ khi

bỏ Tấn theo Sở, không thông hiếu với Trung quốc, Trung quốc cũng đãi Tần như là di địch, bởi vậy Tần không đến mừng. Chưa được bao lâu ba nhà bỏ Tấn Tĩnh công (cháu Tấn U công), cho ra ở đất Thuần Lưu, còn bao nhiêu

thổ địa, lại chia nhau lấy nốt. Nước Tấn từ đời Đường Thúc đến đời Tĩnh

Công, cả thảy được 29 đời thì tuyệt.



Lại nói chuyện trong ba nhà (Hàn, Triệu, Nguỵ), chỉ có Nguỵ Văn hầu (tức là Ngụy Tư) là giỏi hơn cả. Bấy giờ có một người học trò giỏi của Khổng Tử tên gọi Bốc Thương, tên tự là Tử Hạ, dạy học ở Tây Hà. Ngụy Văn hầu

vẫn theo học Tử Hạ. Ngụy Thành tiến dẫn Điền Tử Phương là người giỏi,

Nguỵ Văn hầu cùng với Điền Tử Phương kết làm bạn. Ngụy Thành nói:



- Đoàn Can Mộc ở Tây Hà là người có đức hạnh, vẫn ở ẩn không chịu ra làm quan.



Ngụy Văn hầu truyền thắng xe để đến yết kiến, Đoàn Can Mộc nghe tiếng xe ngựa đến cửa, trèo qua tường sau mà tránh mặt. Ngụy Văn hầu khen rằng:



- Thế mới thật là bậc cao sĩ!



Bèn ở lại Tây Hà một tháng, ngày nào cũng đến cửa xin yết kiến, mỗi khi

đi gần tới nhà, đã vịn cái ngáng xe mà đứng dậy không dám ngồi nghiễm

nhiên ở trên xe.



Đoàn Ca Mộc thấy Ngụy Văn hầu lòng thành như vậy, bất đắc dĩ phải ra

tiếp kiến. Ngụy Văn hầu mời lên xe đem về cũng tôn kính làm bậc thượng

tân như Điền Tử Phương. Các hiền sĩ ở bốn phương nghe tiếng, đều kéo đến cả. Lại được bọn mưu sĩ như: Lý Khắc, Địch Hoàng, Điền Văn, Nhâm Toạ

đều làm quan ở trong triều. Bấy giờ nhân tài không nước nào thịnh bằng

nước Ngụy. Người nước Tần muốn đánh nước Ngụy, nhưng thấy Ngụy nhiều

nhân tài, lại không dám đánh. Ngụy Văn hầu có hẹn với chức ngu nhân đến

giờ ngọ thì đi săn ngoài cõi. Buổi sáng hôm ấy, trời mưa rét lắm, Văn

hầu ban rượu cho các quan uống. Vua tôi đang cùng nhau uống rượu vui vẻ, bỗng Văn hầu hỏi nội thị rằng:



- Bây giờ đã đến giờ ngọ chưa ?



Nội thị nói:



- Vừa đúng giờ ngọ!



Văn hầu vội vàng sai bãi tiệc, truyền thắng xe ngựa để đi săn. Nội thị nói:



- Trời mưa không thể săn dược, dẫu có đi cũng uổng công mà thôi.



Văn hầu nói:



- Ta có hẹn với chức ngu nhân, tất là ngừơi ta chờ ta ở ngoài cõi, dẫu không săn được, ta cũng phải đi để cho khỏi phụ ước.



Người trong nước thấy Ngụy Văn hầu đang mưa mà đi, đều lấy làm lạ, sau

nghe chuyện biết là Văn hầu giữ lời ước với chức ngu nhân, liền bảo nhau rằng:



- Như thế là chúa không chịu thất tín với ai!
dặm thì tự khắc chìm mất. Dân chúng tôi khổ về những sự phiền phí ấy,

cũng có người thương con gái quá, không muốn nộp cho Hà Bá thì đem con

bỏ trốn đi, vì thế mà trong thành cảnh tượng mỗi ngày một vắng vẻ.



Tây Môn Báo hỏi:



- Ấp các ngươi đã bị lụt bao giờ chưa ?



Phụ Lão nói:



- Năm nào dân chúng tôi cũng chịu nộp con gái, cho nên thần không trách

phạt bao giờ. Nhưng ấp chúng tôi đất cao mà đường xa, nước sông khó vận

tới được, dẫu chẳng bị lụt mà mỗi khi hạn hán lại bị khô cháy cũng hại

lắm.



Tây Môn Báo nói:



- Thần đã thiêng như vậy, hôm nào nộp con gái, để ta cũng đến, rồi ta sẽ cầu đảo cho các ngươi.



Khi tới kỳ, phụ lão đến bẩm. Tây Môn Báo đội mũ mặc áo nghiêm chỉnh,

thân hành ra đứng ở bờ sông. Phàm những quan thuộc trong ấp, tam lão và

các hào trưởng lý dịch đều đến tất cả. Dân kéo ra xem, kể hàng nghìn

người. Bọn tam lão và hào trưởng đưa một bà già đồng ra, vẻ mặt kiêu

hãnh. Các đệ tử con gái hơn mươi ngươi, khăn áo sặc sỡ, đều xách lẵng

hương đi theo sau. Tây Môn Báo bảo bà già đồng ấy rằng:



- Dám phiền nhà ngươi gọi vợ Hà Bá ra đây cho ta xem mặt.



Bà đồng sai đệ tử gọi đến. Tây Môn Báo trông thấy người con gái ấy nhan sắc tầm thường, liền bảo bà đồng và tam lão rằng:



- Hà Bá là một bậc qúi thần, phải tìm người con gái rất đẹp thì mới xứng đáng. Người này không được. Ta phiền bà đồng đây xuống nói với Hà Bá

rằng, vâng lời quan thái thú, xin đi tìm người con gái khác đẹp hơn, hôm sau sẽ nộp.



Nói xong liền sai mấy quân lính ôm bà đồng già ném xuống sông. Mọi người chung quanh, ai cũng kinh hãi mất vía. Tây Môn Báo cứ ngồi yên để đợi.

Được hồi lâu, Tây Môn Báo nói:



- Bà đồng tuổi đã già, không được việc, xuống sông bấy lâu mà chưa thấy trở về trả lời. Các cô đệ tử nên đi giục hộ ta!



Tây Môn Báo lại sai quân ôm một cô đệ tử mà vất xuống sông. Được ít lâu Tây Môn Báo lại nói:



- Đệ tử đi mãi chưa về!



Nói xong, lại sai một đệ tử khác đi giục. Tây Môn Báo lại chê là chậm,

lại bắt người nữa đi. Cả thảy ba đệ tử xuống sông đều không thấy trở về. Tây Môn Báo bèn nói với tam lão rằng:



- Bọn ấy đều là đàn bà, nói năng không rõ, phiền ta lão xuống hộ để cho được minh bạch.



Tam lão từ chối. Tây Môn Báo bèn quát to lên rằng:



- Đi mau! thế nào, về trả lời ngay cho ta biết!



Quân lính lôi ngay tam lão, đẩy xuống dưới sông, không cho ai nói năng

gì nữa. Người xem chung quanh ai cũng khiếp sợ. Tây Môn Báo vẫn chấp tay đứng ở bờ sông để đợi, trông rất nghiêm kính. Một hồi lâu nữa, Tây Môn

Báo lại nói:



- Tam lão già cả, cũng chẳng làm nên việc, lại phải phiền đến các hào trưởng mới được.



Bọn hào trưởng mặt như chàm đổ, mình nhường dẽ run, đều sụp lạy kêu van, không dám ngẩng cổ dậy. Tây Môn Báo nói:



- Hãy đợi một lúc nữa!



Mọi người đều run sợ. Lại quá một khắc nữa, Tây Môn Báo nói:



- Nước sông chảy cuồn cuộn, nào thấy Hà Bá ở đâu! chúng bay làm hại bao

nhiêu con gái dân gian, cái tội ấy chúng bay phải đền mạng!



Mọi người lại sụp lạy mà kêu rằng:



- Xưa nay chúng tôi vẫn bị bọn đồng cốt nó lừa dối, chứ không phải là tội chúng tôi.



Tây Môn Báo nói:



- Bà đồng đã chết rồi, từ nay về sau nếu ai còn nói đến việc Hà Bá lấy

vợ nữa thì bắt ngay người ấy làm mối, xuống nói với Hà Bá. Còn bọn hào

trưởng kia thu bao nhiêu tiền của dân thì bây giờ phải đem trả lại hết.



Tây Môn Báo lại truyền cho phụ lão chọ những trai lành, người nào lớn

tuổi mà chưa có vợ thì đem nữ đệ tử mà gả cho. Từ bấy giờ mất thói đồng

cốt. Những dân đi trốn khi trước, lại đem nhau về cả. Tây Môn Báo lại

xem xét địa thế, bắt dân đào mười hai cái ngoài thông với sông Chương để cho thế nước rút bớt đi. Các ruộng ở khoảng giữa, được nước ngòi chảy

vào, tránh khỏi cái hại nắng khô, lúa má tốt lắm, trăm họ làm ăn vui vẻ. Văn hầu bảo Địch Hoàng rằng:



- Ta nghe nhà ngươi sai Nhạc Dương đánh Trung Sơn, sai Tây Môn Báo trị

Nghiệp Đô đều được việc cả, ta lấy làm may lắm. Nay Tây Hà ở về phía tây nước Ngụy ta, tiếp giáp với nước Tần, quân Tần vẫn sang quấy nhiễu, nhà ngươi nghĩ hộ ta xem, người nào có thể ra trấn thủ ở đấy được ?



Địch Hoàng ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đáp lại rằng:



- Tôi xin cử một người, họ Ngô tên Khởi. Người ấy có tài làm đại tướng,

tự nước Lỗ chạy sang nước ta. Chúa công nên mau mau triệu đến mà dùng

lấy, nếu chậm thì hắn lại đi nước khác mất.



Ngụy Văn hầu nói:



- Có phải Ngô Khởi là người giết vợ để cầu làm tướng nước Lỗ đó không ?

ta nghe nói người ấy tham tài hiếu sắc, tính lại tàn nhẫn, dùng thế nào

được ?



Địch Hòang nói:



- Tôi cử Ngô Khởi là vì người ấy có thể giúp nhà vua thành công được trong lúc này, còn phẩm hạnh của y có kể chi!



Ngụy Văn hầu nói:



- Nhà ngươi hãy thử triệu đến cho ta xem.