Đông Chu Liệt Quốc
Chương 87 : Vệ ưởng hết lòng giúp hiếu công qủi cốc truyền phép cho tôn tẫn
Ngày đăng: 01:55 20/04/20
Người nước Vệ có Công Tôn Ưởng, vốn chuyên họ về "hình danh" thấy nước
Vệ nhỏ yếu, không đủ thi thố tài năng của mình, mới bỏ nước Vệ đi sang
nước Ngụy, muốn xin vào làm tôi quan tướng quốc nước Ngụy là Điền Văn.
Bấy giờ Điền Văn đã mất, Công tôn Toạ thay làm tướng quốc. Vệ Ưởng (tức
là Công tôn Ưởng) mới vào làm tôi Công Tôn Toạ. Công Tôn Tọa biết Vệ
Ưởng là người có tài, liền nói với Ngụy Huệ vương cho làm chức trung thứ tử (tức là thuộc viên của quan tướng quốc). Mỗi khi có việc quan trọng
thì Công Tôn Tọa la.i bàn với Vệ Ưởng. Vệ Ưởng nghị luận đều vỡ lẽ cả.
Công Tôn Toạ có lòng yêu mến, muốn tiến dẫn làm quan to, nhưng chưa kịp
tiến dẫn thì Công Tôn Tọa bị bệnh. Ngụy Huệ vương thân hành đến hỏi
thăm, thấy Công Tôn Toạ bị bệnh nguy kịch lắm, chỉ còn thoi thóp hơi thở mà thôi.
Ngụy Huệ vương mới ứa nước mắt mà nói rằng:
- Chẳng may mà quan tướng quốc không khỏi thì ta biết giao việc nước cho ai được ?
Công Tôn Tọa nói:
- Giao cho thứ tử Vệ Uởng. Người ấy tuổi tuy còn trẻ, nhưng là một bậc
kỳ tài đời nay. Nếu đại vương giao hết quốc chính cho người ấy thì thật
hơn gấp mười tôi đó.
Ngụy Huệ vương nín lặng, Công Tôn Toạ lại nói:
- Nếu đại vương không dùng Vệ Uởng thì nên giết đi, chớ để cho hắn ra
cõi, mà nước khác dùng được thì lại hại cho nước Nguỵ ta về sau này.
Ngụy Huệ vương nhận lời. Khi đã lên xe trở về, Ngụy Huệ vương mới thở dài mà nói rằng:
- Bệnh tình của tướng quốc đã nặng lắm rồi nên mới khuyên ta giao quyền
cho Vệ Ưởng! quan tướng quốc lại bảo ta rằng: "không dùng thì phải giết
đi!" chao ôi! Vệ Uởng làm gì nổi! tướng quốc, há không phải là ngài mê
sảng hay sao!
Ngụy Huệ vương đi khỏi rồi, Công Tôn Toạ gọi Vệ Ưởng đến cạnh giường mà bảo rằng:
- Vừa rồi ta có nói với đại vương, để đại vương dùng nhà ngươi. Đại
vương không nghe. Ta lại có nói: "Nếu không dùng thì nên giết đi!" đại
vương nhận lời. Nay ta bảo thực với nhà ngươi, nhà ngươi nên mau mau mà
trốn đi, kẻo có tai vạ.
Vệ Ưởng nói:
- Đại vương không biết nghe lời, quan tướng quốc mà dùng tôi, thì khi nào lại biết nghe lời quan tướng quốc mà giết tôi được!
Vệ Uởng không chịu đi trốn. Quan đại phu là công tử Cùng có quen Vệ
Uởng, lại tiến dẫn với Ngụy Huệ vương. Ngụy Huệ vương cũng không biết
dùng. Đến bấy giờ Vệ Uởng nghe tin Tần Hiếu công hạ lệnh cầu hiền, mới
bỏ Ngụy sang Tần, xin vào yết kiến một người bế thần của Tần Hiếu công
tên gọi Cảnh Giám. Cảnh Giám cùng với Vệ Uởng thương nghị việc nước,
biết Vệ Uởng là người có tài, liền vào tâu với Tần Hiếu công. Hiếu công
cho triệu vào, hỏi về đạo trị nước. Vệ Ưởng viện dẫn các đời vua như Hi, Nông, Nghiêu, Thuấn để trả lời. Vệ Uởng nói chưa hết lời thì Hiếu công
đã ngủ mất rồi.
Sáng hôm sau, Cảnh Giám vào yết kiến, Hiếu công trách mắng rằng:
- Vệ Uởng là một người gàn! hắn nói toàn những chuyện viển vông, không thể dùng đuợc, sao nhà ngươi lại tiến dẫn cho ta ?
Cảnh Giám lui về bảo Vệ Uởng rằng:
- Tôi đưa tiên sinh vào yết kiến chúa công, sao tiên sinh lại nói toàn
những chuyện viển vông, không thể dùng được, khiến chúa công chán mà
không muốn nghe ?
Vệ Uởng nói:
- Tôi đem đế đạo nói với chúa công, nhưng chúa công không hiểu, vậy ông hãy xin cho tôi vào yết kiến một lần nữa.
Cảnh Giám nói:
- Chúa công đã có ý không bằng lòng, tất phải để chậm độ năm ngày nữa thì mới nói được.
Quá năm ngày, Cảnh Giám lại vào tâu với Hiếu công rằng:
- Vệ Uởng chưa nói được hết lời, xin chúa công hãy cho vào yết kiến một lần nữa.
Tần Hiếu công lại triệu Vệ Uởng vào. Vệ Uởng giãi bày những công việc
của Hạ Vũ và vua Thang, vua Vũ thuở xưa, Hiếu công vừa vẫy tay bảo lui
ra, vừa nói rằng:
- Nhà ngươi thật là một người học rộng nhớ nhiều, nhưng cổ kim mỗi lúc
một khác, nhà ngươi nói như thế thì dùng nhà ngươi làm sao được!
Cảnh Giám đứng chờ ngoài cửa, trông thấy Vệ Uởng ở trong cung đi ra, đón mà hỏi rằng:
- Ngày hôm nay thế nào ?
- Tôi đem vương đạo nói với chúa công, chúa công còn chưa bằng lòng.
Cảnh Giám nói:
- Ông vua dùng người khác nào kẻ đi săn dùng cái cung, chỉ mong sao cho
sớm tối có lợi ngay. Nay tiên sinh bỏ cái lợi trước mắt mà đi nói những
chuyện đế vương thì hợp ý chúa công thế nào được !
Vệ Uởng nói:
- Lúc trước, chưa hiểu ý chúa công thế nào, tôi sợ chúa công có chí cao
mà tôi lại nói thấp chăng, vậy nên phải nói như thế để dò ý. Nay đã dò
được ý rồi, giả sử tôi được yết kiến chúa công một lần nữa, thì lo gì mà không hợp.
Cảnh Giám nói:
- Tiên sinh hai lần vào yết kiến, mà đều nói trái ý chúa công tôi cả,
khi nào tôi lại còn dám nói nữa khiến chúa công tôi nổi giận.
Sáng hôm sau, Cảnh Giám vào triều tạ tội, không dám nói đến Vệ Uởng nữa. Khi Cảnh Giám về nhà Vệ Uởng lại hỏi rằng:
- Ông có tâu với chúa công, xin cho tôi vào yết kiến nữa hay không ?
Cảnh Giám nói:
- Tôi không tâu.
Vệ Uởng nói:
- Tiếc thay, chúa công có lệnh cầu hiền mà lại không biết dùng người hiền. Thôi, tôi cũng xin cáo từ thôi!
Cảnh Giám nói:
- Tiên sinh định đi đâu ?
Vệ Uởng nói:
- Chư hầu còn sáu nước lớn nữa, há lại không có một ông vua nào hiếu
hiền hơn vua nước Tần sao ? mà há lại không biết được một người nào chịu hết lòng để tiến hiền hơn ông nữa hay sao ? tôi sẽ đi tìm một nơi như
thế.
Cảnh Giám nói:
- Tiên sinh hãy thư thả, đợi trong năm ngày nữa, rồi tôi sẽ lại tâu.
Quá năm ngày nữa, Cảnh Giám đứng hầu Hiếu công. Hiếu công đang uống
rượu, bỗng thấy chim hồng bay qua, liền dừng chén rượu mà thở dài. Cảnh
Quyên nói:
- Tôi tự lượng cái tài tôi,chắc có thể thu được sáu nước vào trong tay, nếu có sai lời, xin cam chịu tội.
Huệ vương bằng lòng lắm, cử ngay làm nguyên suý và kiêm chức quân sư,
con trai Quyên là Bàng Anh, cháu là Bàng Thông, Bàng Mai, đều phong là
tướng. Quyên luyện binh huấn võ, trước lấn các nước nhỏ là Vệ, Tống,
thường thường đắc thắng. Vua các nước Tống, Lỗ, Trịnh, Vệ đều rủ nhau
đến chầu. Lại gặp quân Tề lấn cõi, Quyên mang quân đánh lui được, tự cho là công to, hết sức khoe khoang.
Bấy giờ Mặc Địch đi ngao du các danh sơn, nhân qua Quỉ Cốc vào thăm bạn, gặp Tôn Tẫn cùng nhau đàm luận, đều hợp ý nhau lắm, bèn bảo Tẫn rằng:
- Anh học đã thành, sao không ra lập công danh, lại cứ ở chúi mãi nơi rừng núi ?
Tẫn nói:
- Tôi có người bạn học là Bàng Quyên ra làm quan ở nước Ngụy, có hẹn khi nào đắc chí, sẽ tiến dẫn nhau, vì vậy tôi phải chờ đợi.
Mặc Địch nói:
- Quyên đã làm tướng nước Ngụy rồi, vậy tôi xin vì anh đến nước Ngụy để xét xem ý Quyên thế nào.
Mặc Địch từ biệt, đi đến nước Nguỵ, nghe Bàng Quyên cậy tài, nói quá
không thẹn, biết là không cố ý tiến dẫn Tôn Tẫn, bèn cứ ăn mặc quê kịch
mà vào yết kiến Ngụy Huệ vương. Huệ vương vốn biết tiếng Mặc Địch, xuống thềm đón vào hỏi về binh pháp. Mặc Địch vạch ra những điều đại lược,
Huệ vương mừng lắm, muốn giữ lại làm quan, Mặc Địch cố từ nói rằng:
- Tôi thì bản tính quê mùa, không quen mặc áo đội mũ. Tôi có biết người
cháu Tôn Vũ tên là Tẫn, thực đáng tài đại tướng, tôi thực không bao giờ
theo kịp, nay người ấy ở ẩn trong Quỉ Cốc, sao đại vương không cho triệu đến mà dùng ?
Huệ vương nói:
- Tôn Tẫn học ở Quỉ Cốc tức là đồng môn với Bàng Quyên, vậy nhà ngươi xem sức học của hai người, ai hơn ai ?
Mặc Địch nói:
- Tẫn cùng Quyên dẫu là đồng học, nhưng Tẫn riêng được các điều bí
truyền của tổ phụ, dẫu cả thiên hạ cũng không ai đối địch được, nữa là
Bàng Quyên!
Mặc Địch từ tạ ra đi, Huệ vương lập tức cho đòi Bàng Quyên vào hỏi rằng:
- Ta nghe người cùng học với khanh là Tôn Tẫn, được riêng binh pháp bí
truyền của Tô Vũ tử, tài giỏi không ai bằng, sao khanh chẳng vì quả nhân triệu đến ?
Bàng Quyên nói:
- Hạ thần không phải là không biết tài của Tôn Tẫn, nhưng nghĩ Tẫn là
người nước Tề, họ hàng đều ở nuớc Tề, nay làm quan với Ngụy, thì tất thế nào hắn cũng coi Tề hơn, vì vậy hạ thần không dám tiến cử.
Huệ vương nói:
"Kẻ sĩ chết cho người tri kỷ", há cứ phải người bản quốc mới dùng được ư ?
Bàng Quyên nói:
- Đại vương đã muốn triệu Tôn Tẫn, hạ thần xin viết thư gọi đến.
Bàng Quyên dẫu không nói gì, nhưng trong lòng trù trừ, nghĩ thầm binh
quyền nước Ngụy ngày nay ở trong tay mình, nếu Tôn Tẫn đến thì hắn sẽ
cướp mất, nhưng Ngụy vương đã bảo thì thế nào cũng phải phụng mệnh, âul
là đợi khi hắn đến sẽ lập kế, ngăn trở đường tiến dụng của hắn, lại càng hay. Nghĩ vậy rồi viết một phong thư trình Huệ vương xem, Huệ vương
dùng xe tứ mã và nhiều vàng ngọc, sai người cầm phong thư của Bàng Quyên đi đến Quỉ Cốc đón Tôn Tẫn. Tôn Tẫn bóc thư ra xem, đại ý nói:
"Quyên nay nhờ bóng đại huynh, đến yết Ngụy vương thì được trọng dụng
ngay. Mấy lời hẹn nhau trong khi từ biệt, vẫn ghi nhớ bên lòng, nay đã
tiến cử đại huynh lên Ngụy vương, vậy xin đại huynh mau mau phó triều để cùng lập nên sự nghiệp".
Tôn Tẫn đem thư trình lên Quỉ Cốc tiên sinh, tiên sinh biết Bàng Quyên
đã được trọng dụng, nay có thư đến đón Tôn Tẫn, lại không có một chữ nào hỏi thăm thày, thực là người phụ bạc quên gốc, không đáng kể đến. Tiên
sinh nghĩ rằng Bàng Quyên là người kiêu căng đố kỵ, nếu Tôn Tẫn đi thì
hai người không thể dung nhau được, nhưng muốn bảo đừng đi, thì e phụ
lòng Ngụy vương, thôi đành cứ để cho đi vậy, liền bảo Tôn Tẫn cũng đi
lấy một cành hoa núi để bói cho xem tốt xấu thế nào. Bấy giờ là tiết
tháng chín. Tẫn thấy cái bình ở trên án có cắm một cành hoa cúc, bèn rút lấy đem trình, rồi lại đem cắm giả ngay vào trong bình, Tiên sinh liền
đoán rằng:
- Cành hoa này đã bị bẻ, không được hoàn hảo, nhưng tinh chịu rét, tuyết sương dầu dãi cũng không rụng, dẫu có bị tài hại cũng không hề gì, và
cắm để trong bình, người đều qúi trọng, mà cái bình ấy lại là vàng đúc
nên, cùng một lòai với cái chung cái đỉnh, chắc rồi ra sẽ được danh
tiếng lẫy lừng. Nhưng loài hoa này qua hai lần cất nhắc, rồi mới cắm vào bình, vậy sự nghiệp của ngươi nhất thời chưa thể đắc ý được, mà kết cục sẽ làm nên ở đất nước nhà mình. Vậy ta sẽ đổi chữ tên cho, có thể mong
tiến thủ được!
Tiên sinh bèn đổi tên cho là "Tẫn". Theo nghĩa chữ thì chữ "tẫn" là một
thứ cực hình chặt chân. Quỉ Cốc tiên sinh đổi tên cho Tôn Tẫn như thế là biết trước Tôn Tẫn thế nào cũng bị chặt chân, nhưng cơ trời không dám
tiết lộ cho ai biết.
Khi Tôn Tẫn ra đi, tiên sinh lại trao cho một cái cẩm nang, dặn kỹ hễ khi nào gặp việc nguy cấp quá mới được mở ra xem.
Tôn Tẫn lạy từ tiên sinh rồi theo sứ giả nước Ngụy xuống núi, lên xe cùng đi.
Tô Tần, Trương Nghi đứng bên cạnh đều tỏ ý hâm mô, bàn riêng với nhau, rồi cũng xin về để lập công danh. Tiên sinh nói:
- Trong đời này thực hiếm có người thông minh. Lấy cái tư chất của hai
người nếu chịu kiên tâm học đạo, thì có thể thành tiên, cớ sao còn muốn
dấn mình vào chốn trần ai, cam để cho các danh lợi hão huyền bó buộc ?
Tần, Nghi đồng thanh đáp rằng:
- Gỗ tốt không chịu mục nát ở dưới tảng đá, gươm sắc không thể giấu kín
trong hòm, tháng trọn ngày qua, thì giờ khôn chuộc, anh em tôi nhờ ơn
thầy dạy bảo, cũng muốn the thời mà lập công danh hòng để tiếng lại đời
sau.
Tiên sinh nói:
- Trong hai người, có người nào chịu ở lại làm bạn với ta không ?
Tần, Nghi đều muốn đi, không ai chịu ở lại. Tiên sinh ép không được,
phàn nàn ở đời ít có người biết tu tiên, rồi bói cho mỗi người một quẻ,
đóan rằng Tần trước lành sau dữ, Nghi trước dữ sau lành; Tần gặp gỡ
ngày, còn Nghi thì sự nghiệp muộn màng, tiên sinh lại nói:
- Ta xem Tôn, Bàng hai người thế không dung nhau được, tất sẽ có việc
làm hại nhau, còn hai người mai sau tưởng cũng nên nhường nhịn nhau để
thành danh dự và giữ toàn cái tình đồng học ngày nay.
Hai người cúi đầu xin chịu lời dạy. Tiên sinh lại đem hai cuốn sách chia tặng hai người. Tần, Nghi cùng nhìn xem thì đều là cuốn Thái Công âm
phù thiên, bèn nói rằng:
- Sách này đệ tử đọc thuộc lòng đã lâu, ngày nay tiên sinh lại ban cho, chẳng hay có dùng vào việc chi đựợc không ?
Tiên sinh nói:
- Các ngươi dẫu học thuộc rồi, nhưng chưa nhận được chỗ tinh vi, chuyến
đi này nếu chưa đắc ý, thì nên đem sách này mà nghiền ngẫm lại, tất có
bổ ích. Ta từ đây cũng đi tiêu dao ngoài bể, không còn ở lại nơi Quỉ Cốc này nữa.
Tần, Nghi từ biệt ra đi rồi, thì vài hôm sau, tiên sinh cũng bỏ Quỉ Cốc mà ngao du, có người nói tiên sinh đã lên tiên rồi.