Đông Chu Liệt Quốc

Chương 88 : Tôn tẫn giả điên thóat nạn bàng quyên bại trận quế lăng

Ngày đăng: 01:56 20/04/20


Lại nói Tôn Tẫn khi đến nước Ngụy, ở trong phủ Bàng Quyên, tạ ơn Bàng

Quyên đã tiến dẫn mình. Quyên có ý lên mặt. Tẫn lại thụât việc tiên sinh đổi tên mà là "Tần" ra "Tẫn". Quyên nói:



- Chữ "Tẫn" có nghĩa không hay, sao lại đổi như thế ?



Tẫn nói:



- Tiên sinh đặt cho thế nào thì phải theo thế, không dám trái mệnh.



Ngày hôm sau hai người cùng vào triều yết Huệ vương, Huệ vương xuống thềm đón tiếp, tỏ ý cung kính lắm. Tẫn lạy mà tâu rằng:



- Hạ thần là kẻ dân hèn ở thôn dã, mà đại vương quá yêu, ban cho lễ đón mời,thật lấy làm xấu hổ lắm.



Huệ vương nói:



- Mặc Tử có nói tiên sinh được riêng bí truyền của Tôn Vũ, nên quả nhân

khát vọng lắm, nay tiên sinh đã hạ cố đến, quả nhân xiết bao vui lòng.



Huệ vương bèn hỏi Bàng Quyên rằng:



- Quả nhân muốn phong tôn tiên sinh làm phó quân sư, cùng với khanh cùng giữ binh quyền, ý khanh nghĩ thế nào ?



Bàng Quyên nói:



- Hạ thần với Tôn Tử là bạn đồng song, Tẫn là bậc anh của hạ thàn, lẽ

nào hạ thần lại để cho anh làm phó chi bằng hãy tạm bái Tôn Tẫn làm

khách khanh, đợi khi Tôn Tẫn lập được công hạ thần sẽ xin nhường chức,

chịu ở dưới quyền.



Huệ vương chuẩn tấu, liền bái Tôn Tẫn làm khách khanh, cho ở phủ riêng

cũng xấp xỉ với Bàng Quyên. Chức khách khanh nghĩa là coi như khách,

không coi làm tôi, cái ý Bàng Quyên muốn mượn cớ ấy để một mình giữ lấy

binh quyền, không chia cho Tôn Tẫn, tuy tử tế mà thực là thâm hiểm. Từ

đó Tôn, Bàng năng đi lại với nhau. Bàng Quyê nghĩ thầm Tôn Tẫn đã có bí

truyền, chưa thấy thổ lộ, cần phải dụng ý dò hỏi mới được, bèn đặt tiệc

mời Tẫn; trong lúc uống rượu cùng nói về binh cơ, Tôn Tẫn đáp được câu

nào, Quyên bèn giả cách hỏi rằng:



- Những điều ấy có phải ở trong binh pháp Tôn Vũ tử đó không ?



Tôn Tẫn đáp phải, Quyên nói:



- Ấy trước đệ cũng được tiên sinh truyền thụ cho, nhưng vì không dụng

tâm, nên quyên hết cả; nay xi cho mượn để xem lại, thì cám ơn vô cùng.



Tẫn nói:



- Sách ấy do tiên sinh chú giải rõ ràng, khác với nguyên bản; tiên sinh

chỉ cho mượn xem ba ngày rồi đòi lại, và cũng không có bản sao.



Quyên hỏi:



- Ngô huynh có còn nhớ không ?



Tẫn nói:



- Tôi cũng còn nhớ lõm bõm.



Quyên muốn được Tẫn truyền bảo cho, nhưng chưa dám nói ngay. Cách đó mấy ngày, Huệ vương muốn thử tài Tôn Tẫn, bày cuộc duyệt võ ở giáo trường,

bảo Tôn, Bàng cùng diễn binh pháp. Những trận của Bàng Quyên bày, Tẫn

xem qua, nói ngay được là trận ấy trận nọ, trận nào nên phá bằng cách

nào. Đến khi Tẫn bày trận, thì Quyên mờ mịt không biết, hỏi thăm Tẫn là

trận gì, Tẫn nói đó là trận "điên đảo bát môn". Quyên lại hỏi trận ấy có biến hoá không, Tẫn nói nếu đánh thì nó biến ra trận "trường xà". Quyên liền lẻn đến tâu với Huệ vương, đến khi Huệ vương hỏi lại Tôn Tẫn, thấy nói đúng như lời Quyên, mới tin rằng tài Quyên cũng không kém gì Tẫn,

trong lòng càng mừng. Chỉ có Quyên sau khi về phủ, nghĩ thầm tài Tẫn

thực hơn mình, nếu không trừ đi, tất có ngày sẽ bị đè bẹp, bèn bày ra

một kế, trong lúc cùng Tẫn họp mặt, mới hỏi rằng:



- Họ hàng đại huynh đều ở nước Tề, nay đại huynh đã làm quan nước Ngụy, sao không cho đón cả đến đây, để cùng hưởng phú qúi ?



Tẫn chảy nước mắt nói rằng:



- Đại huynh chưa rõ cái cảnh khổ nhà tôi, tôi lên bốn đã mồ côi mẹ, lên

chín đã mồ côi cha, nhờ ông chú là Tôn Kiều nuôi cho; chú tôi làm quan

với Tề Khang công, sau Điền Thái công đuổi Khang công ra bể, các bề tôi

phần nhiều bị giết, họ hàng tôi tan đi mỗi người mỗi nơi. Chú tôi và hai anh họ tôi là Tôn Bình, Tôn Trác, đem tôi chạy sang đất nhà Chu lánh

nạn, vì gặp năm mất mùa, lại cho tôi đi làm thuê ở một nơi, thế là từ đó tôi bị lưu lạc một mình. Sau tôi lớn lên, nghe nói Quỉ Cốc tiên sinh

đạo cao học rộng, liền một mình đến xin học, từ đó dẫu đến quê quán cũng chẳng còn được biết tin gì nữa là họ hàng.



Quyên lại hỏi:



- Vậy thì đại huynh có còn tưởng nhớ đến phần mộ ông cha ở quê hương không ?



Tẫn nói:



- Người ta không phải cỏ cây, khi nào lại quên được gốc rễ. Khi tôi ra

đi, tiên sinh cũng nói là kết cục sẽ lập công danh ở quê hương cũ, nhưng nay tôi đã làm tôi nước Ngụy, thì việc đó không nên nói đến nữa.



Bàng Quyên giả ý nói rằng:



- Đại huynh nói phải lắm, đại trượng phu tuỳ chốn lập công, cần gì cứ phải quê hương cũ.



Cách đó nửa năm, Tôn Tẫn đều quên những lời đã nói,một hôm đi chầu về,

bỗng có một người nói tiếng Sơn Đông, xưng tên là Đinh Át, quê ở Lâm

Tri. Y nói rằng y cầm một phong thư đến Quỉ Cốc đưa cho Tẫn, nhưng đến


- Hạ thần là kẻ đã bị hành hình mà sống thừa, nếu cho làm chủ tướng e

quân dịch sẽ cười là nước Tề không có tướng tài, xin đại vương cử Điền

Kỵ làm tướng thì hơn.



Uy vương bèn cử Điền Kỵ làm tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, cứ ở luôn trong

xe, ngầm bày mưu kế mà không để lộ tên ra. Điền Kỵ muốn đem binh đi cứu

Hàm Đan, Tôn Tẫn ngăn rằng:



- Tướng nước Triệu không đương nổi Bàng Quyên. Quân ta đến được Hàm Đan, thì thành đã bị hạ rồi, chi bằng cứ đóng quân ở giữa đường, mà rêu rao

lên rằng ta muốn đánh Tương Lăng; Bàng Quyên tất phải quay về, bấy giờ

ta sẽ đón đánh, thế nào cũng được.



Điền Kỵ theo lời. Quả nhiên tướng Triệu là Ngưu Tuyển chờ mãi quân Tề

không đến, thế cùng phải đem thành Hàm Đan đầu hàng Bàng Quyên. Bàng

Quyên sai người báo tiệp cho vua Nguỵ biết, lại đang muốn tiến quân, thì được tin Tề sai Điền Kỵ đem quân đánh Tương Lăng, bèn hoảng sợ, vội rút quân về; khi còn cách Quế Lăng chừng hai mươi dặm, thì gặp quân Tề.

Nguyên Tôn Tẫn đã liệu biết quân Ngụy tất đến, sai nha tướng là Viên Đạt đem ba nghìn quân chặn đường khiêu chiến, cháu họ Bàng Quyên là Bàng

Thông lĩnh tiền đội đến trước, liền xông vào đánh chừng hai mươi hợp,

Viên Đạt giả cách thua chạy. Bàng Thông sợ có kê, không dám đuổi theo,

trở lại bẩm với Bàng Quyên. Quyên nổi giận, mắng rằng:



- Tên tiểu tướng ấy còn không bắt nổi, thì bắt thế nào được Điền Kỵ ?



Nói rồi dẫn đại quân đuổi theo; khi sắp đến Quế Lăng, thấy trước mặt

quân Tề bày thành trận thế, nhìn xem rõ ràng là trận pháp "điên đảo bát

môn" là thế trận khi Tôn Tẫn mới đến nước Ngụy đã bày, trong lòng nghi

hoặc, nghĩ thầm Điền Kỵ làm sao lại biết được trận pháp này, hay là Tôn

Tẫn đã lẻn về nước Tề chăng ? đoạn cũng bày ra trận thế. Bên quân Tề,

Điền Kỵ cỡi ngựa ra trận, gọi tướng Nguỵ có tay nào giỏi thì ra nói

chuyện. Bàng Quyên cưỡi ngựa ra, bảo Điền Kỵ rằng:



- Tề với Nguỵ vẫn có hoà hiếu, Nguỵ đánh Triệu, có dự gì đến Tề ? tướng

quân bỏ việc hoà hiếu mà tìm việc cừu thù, thật là thất kế!



Điền Kỵ nói:



- Triệu đem đất Trung Sơn dâng cho chúa công ta, chúa công ta sai đem

quân đến cứu, nếu Ngụy cũng cắt vài quân đem dâng, thì ta lập tức rút

quân về ngay.



Quyên nổi giận nói rằng:



- Ngươi có bản lĩnh gì mà dám đối địch với ta ?



Điền Kỵ nói:



- Ngươi đã tự đắc là có bản lĩnh, vậy có biết trận pháp của ta đây không ?



Quyên nói:



- Đó là trận pháp "điên đảo bát môn" ta học được của thày Quỉ Cốc, ngươi ăn cắp ở đâu được một vài phần, lại dám hỏi ta, ở nước ta dù đứa trẻ

con lên ba cũng đều biết cả.



Điền Kỵ nói:



- Ngươi đã biết, thế có dám đánh không ?



Bàng Quyên dù không biết cách phá, nhưng sợ thất thế, nên phải làm ra

mặt thông hiểu, trả lời quyết đánh, rồi gọi ba tướng Bàng Thông, Bàng

Anh, Bàng Mao, lên bảo rằng:



- Ta đã nghe Tôn Tẫn giảng về trận pháp này, cũng biết sơ cách đánh phá, nhưng trận này có thể biến ra trận "trường xà", đánh đầu thì đuôi ứng,

đánh đuôi thì đầu ứng, đánh giữa thì đầu và đuôi đều ứng, người đánh

không khéo, là bị vây hãm ngay. Nay ta vào đánh trận này, ba ngươi đều

lĩnh một đạo quân hễ thấy trận biến là ba đội đều tiến, khiến cho đầu

đuôi không thể ứng nhau được, thì trận mới có thể phá được.



Bàng Quyên phân phó đã xong, liền tự mình dẫn năm nghìn quân, xông vào

đánh trận. Mới vào trong trận, thấy tám mặt mỗi mặt một sắc cờ, rối rít

đổi nhau không nhận được ra thế nào, xông bên đông, đột bên tây, chỗ nào cũng thấy gươm dáo như rừng, không sao tìm được lối ra, rồi thấy tiếng

chiêng tiếng trống đánh dồn và tiếng người reo hò vang động một góc

trời; trên các lá cờ đều thấy có ba chữ "quân sư Tôn", Bàng Quyên sợ

quá, nghĩ thầm rằng:"thằng què quả đã trốn về nước Tề, ta mắc mưu nó

rồi!" đang cơn nguy cấp, may được Bàng Anh, Bành Thông dẫn hai đạo quân

xông vào phá hai vòng vây cứu được Quyên ra, năm nghìn quân tiên phong

bị giết không còn một mống, khi hỏi đến Bàng Mao, thì Mao cũng bị Điền

Anh giết; thiệt hại cộng hơn hai vạn quân. Bàng Quyên biết rõ Tôn Tẫn

đang ở trong Tề rồi, sợ quá, cùng Bàng Anh, Bàng Thông bỏ dinh trại,

luôn đêm trốn về nước Ngụy, Huệ vương nghĩ đến cái công lấy được Hàm

Đan, nên tha tội cho Bàng Quyên.



Tề Uy vương từ đó tin dùng Điền Kỵ và Tôn Tẫn, đem binh quyền giao cho,

Trâu Kỵ sợ hai người sau này thay mình làm tướng quốc, bèn cùng môn

khách là công tôn Duyệt bàn cách đánh đổ Điền Kỵ và Tôn Tẫn, thì lại gặp vừa lúc Bàng Quyên sai người lễ đút nghìn vàng, yêu cầu nước Tề bỏ Điền Kỵ và Tôn Tẫn đi. Trâu Kỵ bèn sai công tôn Duyệt giả làm người nhà Điền KỴ, đem tiền đến nhờ một lão thầy bói ở Ngũ Cổ, nói Điền Kỵ nay có binh quyền ở tay, muốn mưu việc lớn, nhờ đoán xem tốt xấu thế nào. Lão thầy

bói chối là việc bội nghịch không dám dự nghe, công tôn Duyệt nói không

xem cho thì thôi, xin giữ kín đừng tiết lộ cho ai biết. Công tôn Duyệt

vừa đi ra, thì sai gia nhân của Trâu Kỵ đã ập vào bắt lão thầy bói, hạch tội xem bói cho kẻ phản thần, thầy bói báo rằng tuy có người đến bói,

nhưng chưa hề gieo quẻ. Rồi Trâu Kỵ vào ngay chầu Uy vương, tâu việc

Điền Kỵ xem bói, và dẫn cả thầy bói đến làm chứng. Uy vương quá đem lòng ngờ, hàng ngày sai người dò xét cử động của Điền Kỵ, Điền Kỵ biết

chuyện, bèn thác bệnh giao giả binh quyền, Tôn Tẫn cũng từ chức quân sư, Bàng Quyên nghe tin, trong lòng vui sướng quá, cho là từ nay mình có

thể ngang dọc thiên hạ, bèn xin với vua Ngụy cho được cùng thái tử Thân

đem quân đi đánh ở nước Hàn để phá trước cái kế của Hàn chực giúp Triệu

để đánh Ngụy.