Đông Chu Liệt Quốc
Chương 89 : Vạn cây nỏ bắn chết bàng quyên năm con trâu phân thây thương ưởng
Ngày đăng: 01:56 20/04/20
Lại nói Bàng Quyên cùng thái tử Thân đem quân đi đánh nước Hàn, đi qua
Ngoại Hòang, có một kẻ sĩ là Từ Sinh xin vào yết kiến thái tử. Thái tử
hỏi:
- Tiên sinh hạ cố vào thăm quả nhân, có điều gì dạy bảo ?
Từ Sinh nói:
- Thái tử đi chuyến này, sẽ để đánh nước Hàn, tôi có thuật bách chiến bách thắng ở đây, thái tử có muốn nghe không ?
Thái tử Thân nói:
- Điều đó quả nhân muốn nghe lắm.
Từ Sinh nói:
- Thái tử tự lượng của mình có giàu hơn Nguỵ, ngôi mình có cao hơn vương không ?
Thái tử Thân nói:
- Hơn thế nào được!
Từ Sinh nói:
- Nay thái tử tự làm tướng đi đánh Hàn, may mà được, thì giàu chẳng hơn
Nguỵ, ngooi chẳng hơn vương; vạn nhất mà thua thì làm thế nào ? nay có
cái thuật để tránh đuợc cái hại trận thua mà chuốc được cái vinh quang
xưng vương, cho nên tôi mới nói là bách chiến bách thắng đó.
Thân nói:
- Phải lắm, quả nhân xin theo lời dạy của tiên sinh, lập tức kéo quân trở về.
Từ Sinh nói:
- Thái tử dẫu cho lời tôi là phải, nhưng chắc không làm được. Kìa một
người nấu canh, nhiều người húp nước, nay những kẻ muốn húp nước canh
của thái tử rất nhiều, thái tử dù muốn quay về, nhưng chẳng ai nghe nào.
Từ Sinh từ tạ ra đi. Thái tử muốn hạ lệnh ban sư, Bàng Quyên nói:
- Đại vương đem ba quân giao cho thái tử, nay chưa thấy được thua gì mà
đã vội ban sư, thì có khách gì bại trận ? chư tướng đều không muốn trở
về không.
Thái tử Thân không thể tự quyết được, bèn dẫn quân tiến đến thẳng kinh
đô nước Hàn. Hàn Ai hầu khiến người sang Tề cáo cấp và cầu cứu. Tề Tuyên vương hỏi quân thần, tướng quốc Trâu Kỵ nói không nên cứu, bọn Điền Kỵ, Điền Anh thì nói nên cứu, duy có Tôn Tẫn lặng im không nói gì. Tuyên
vương nói:
- Quân sư không nói gì, có lẽ cho hai kế cứu và không cứu đều là không phải chăng ?
Tôn Tẫn nói:
- cả hai đều không phải cả. Nước Ngụy tự cậy mạnh, năm trước đánh Triệu, năm nay đánh Hàn, lòng họ có phải đã quên nước Tề ta đâu ? nếu không
cứu thì bỏ nước Hàn cho béo Nguỵ, cho nên nói không cứu là không phải.
Ngụy sang đánh Hàn, Hàn chưa bị núng mà ta cứu thế là ta thay Hàn chịu
nạn binh cách, Hàn được yên mà ta bị nguy, cho nên nói cứu cũng là không phải.
Tuyên vương hỏi:
- Vậy thì biết làm ra thế nào ?
Tôn Tẫn nói:
- Cứ ý tôi, thì ta nên hứa với nước Hàn là cứu binh Tề sớm chiều sẽ đến.
Hàn hầu mừng quá, liền hết sức chống Ngụy, trước sau giao phong đến năm
sáu lần, Hàn đều không thắng nổi, lại sai sứ sang Tề thúc giục cứu binh, Tề lại dùng Điền Kỵ làm tướng, Điền Anh làm phó, Tôn Tẫn làm quân sư,
đem năm trăm cỗ xe đi cứu Hàn. Điền Kỵ muốn tiến thẳng sang Hàn, Tôn Tẫn nói:
- Không nên, không nên! trước kia ta cứu Triệu mà chưa hề đến đất Triệu; nay cứu Hàn sao lại đến đất Hàn ?
Điền Kỵ hỏi ý thế nào, Tôn Tẫn nói:
- Cái thuật để gỡ mối phân tranh, là phải đánh ngay vào nơi mà người ta
cần phải cứu. Nay ta nên chỉ đánh thẳng vào kinh đô nước Ngụy mà thôi.
Điền Kỵ theo lời, bèn, hạ lệnh cho ba quân tiến sang nước Ngụy. Bàng
Quyên đánh được quân Hàn luôn mấy trận, sắp tiến lên để đánh Tân Đô,
bỗng tiếp được tin cảnh báo ở trong nước nói quân Tề lại vào cướp Nguỵ,
Bàng Quyên cả sợ, liền truyền lệnh bỏ Hàn về ngay, quân Hàn cũng không
đuổi theo, Tôn Tẫn biết Bàng Quyên sắp đến, bảo Điền Kỵ rằng:
- Quân Tam Tấn vốn dũng cảm mà khinh quân Tề, chi bằng nay ta giả làm thế yếu để dụ nó.
Điền Kỵ nói:
- Dụ cách thế nào ?
Tôn Tẫn nói:
- Ngày nay nên làm mười vạn bếp, ngày hôm sau nên dần dần bớt đi. Nó
thấy số bếp giảm xuống tất cho là quân ta nhát sợ mà trốn tránh quá nửa, nó sẽ gấp đường tiến đánh. Như thế, khí nó tất kiêu và sức nó tất mỏi,
ta sẽ dùng kế mà đánh, thế nào cũng được.
Điền Kỵ theo như kế ấy mà làm.
Lại nói Bàng Quyên quay quân trở về, nghĩ thầm quân Hàn thua luôn, mình
đang chực tiến đánh, bỗng bị quân Tề quấy rối, phá công cuộc của mình,
trốn, Vệ Uởng kéo quân vào thành An ấp. Huệ vương sợ quá, sai đại phu là Long Giả sang dinh quân Tần xin cầu hoà, Vệ Uởng nói:
- Vua Nguỵ không biết dùng ta, nên ta phải sang làm quan nước Tần, đội
ơn vua Tần tôn làm khanh tướng, ăn lộc muôn chung, nay lại giao phó binh quyền, nếu không diệt Ngụy thì phụ lòng của vua Tần đã tin dùng.
Long Giả nói:
- Tôi nghe chim khôn đến rừng cũ, tôi hiền mến vua cũ, vua Nguỵ dẫu
không biết dùng túc hạ, nhưng đối với nước cha mẹ, túc hạ sao nỡ vô tình ?
Vệ Uởng ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi bảo Long Giả rằng:
- Nếu cầu ta rút quân về, trừ phi cắt hết đất Tây Hà dâng cho Tần thì không được.
Long Giả vâng lời về tâu với vua Nguỵ, Huệ vương phải theo lời, liền sai Long Giả đem địa đồ Tây Hà dâng cho quân Tần. Ngụy Huệ vương cho rằng
đất An ấp ở gần Tần khó giữ được yên, bèn thiên đô đến Đại Lương, từ đó
gọi là nước Lương.
Tần Hiếu công thưởng công Vệ Uởng, phong làm liệt hầu, lấy mười lăm ấp
Thương Ô là đất của Ngụy trước, làm thực ấp của Ưởng, gọi là Thương
Quân, vì thế đời sau mới gọi Vệ Ưởng là Thương Uởng. Uởng tạ ơn về phủ
riêng, bảo gia thần rằng:
- Ta là kẻ chi thứ nước Vệ, sang làm quan nước Tần, vì nước Tần thay đổi chính trị, lập tức trở nên giàu mạnh. Nay lại lấy được đất Ngụy bảy
trăm dặm, phong ấp mười lăm thành, đại trượng phu đắc chí đến như thế có thể nói là lẫy lừng lắm vậy!
Tân khách đồng thanh khen mừng, trong bọn đó bỗng có một người cất tiếng nghiêm nghị nói rằng:
- Nghìn người a dua không bằng một người nói thẳng, các người ở đây nhờ
ơn Thương Quân phụng dưỡng, há nên cứ dua nịnh mà làm hại chủ ư ?
Mọi người nhìn xem ai, chính vị thượng khách tên là Triệu Lương. Vệ Uởng nói:
- Tiên sinh bảo mọi người dua nịnh, vậy tiên sinh thử xem tôi đây cai trị nước Tần cùng với "ngũ cổ đại phu" ai hơn ?
Lương nói:
- Ngũ cổ đại phu giúp Mục công, ba lần bắt vua Tần, kiêm tính hai mươi
nước, làm cho chủ trở nên một vị bá chủ ở Tây Nhung. Vậy mà đến sự tự
phụng mình, nắng không che lọng, nhọc không cưỡi xe, đến ngày chết, trăm họ thương khóc như mất cha mẹ. Nay ngài làm tướng nước Tần tám năm,
pháp lệnh dẫu thi hành được, nhưng giết hại rất thảm, dân chỉ thấy oán,
mà không thấy ân, chỉ thấy lợi mà không thấy nghĩa. Thái tử giận ngài
giết mất người sư phó, oán vào tận cốt tuỷ, ở dân gian thì cha con anh
em đã lâu vẫn mang lòng oán giận; nhất đán vua Tần mất đi, thì ngài sẽ
bị nguy ngay, còn có thể giữ mãi được cái phú qúy ở ấp Thương Ô này mà
tự khoe là đại trượng phu chăng ? sao ngài không tiến người hiền để thay mình, rồi từ bỏ lộc vị lui về cày cấy ở nơi điền giả, chỉ như vậy mới
có thể mong chu toàn được.
Vệ Ưởng lặng im ra ý không vui, sau đó năm tháng thì Hiếu công bị bệnh
chết, quần thần tôn thái tử Tứ lên ngôi, ấy là Huệ Văn công. Thương Uởng tự phụ mình là cựu thần của tiên triều, ra vào ngạo mạn, công tử Kiền
trước kia bị Vệ Ưởng cắt mũi, còn găm nỗi tức giận trong lòng mà chưa
báo được, lúc ấy cùng Tôn Giả tâu với Huệ Văn công rằng:
- Tôi nghe đại thần quyền thế trọng quá thì nước nguy, các người tả hữu
quyền thế trọng quá thì thân nguy. Thương Uởng lập phép cai trị nước
Tần, nước Tần dẫu được thịnh trị, nhưng đàn bà con trẻ đều nói đó là
phép của Thương Quân, chứ không ai nói là phép của nước Tần. Nay lại
phong cho Thương Uởng mười lăm ấp, ngôi cao quyền trọng, sau này tất y
làm phản.
Huệ Văn công nói:
- Ta căm giận thằng giặc ấy đã lâu, nhưng vì nghĩ nó là thần hạ của tiên vương và chưa hề tỏ ra ý gì phảnh nghịch, nên hãy tạm dung cho nó.
Nói xong, liền sai người thu tướng ấn của Thương Uởng, bắt lui về ở ấp Thương Ô.
Thương Ưởng từ giã triều đình, lên xe ra khỏi thành, nghi trượng đội
ngũ, còn ngang với chư hầu, trăm quan đi tiễn tống không thiếu một người nào. Công tôn Kiền, công tôn Giả mật báo với Huệ Văn công, nói Thương
Quân không biết ăn năn tội lỗi, tiếm dùng nghi thức của vương giả, nếu
để cho hắn ở Thương Ô, tất hắn làm phản.
Cam Long, Đỗ Thế lại làm chứng quả có việc như thế, Huệ Văn công cả
giận, lập tức sai công tôn Giả dẫn ba nghìn võ sĩ, đuổi bắt Thương Uởng, truyền chém đầu đem bêu rồi về báo. Công tôn Giả lĩnh mệnh ra đi. Bấy
giờ nhân dân ai nấy đều oán Thương Quân, nghe tin công tôn Giả mang quân đuổi bắt, nô nức chạy theo có hàng mấy nghìn người, Thương Uởng đi xe
ra khỏi thành đã hơn trăm dặm, bỗng nghe mặt sau có quân đuổi theo, thì
sợ quá, biết là tân quân có lòng căm ghét, e không khỏi hoạ, vội trút bỏ mũ áo xuống xe, giả trang làm tên lính mà đi trốn; chạy đến Hàm Quan,
trời sắp tối, vào nhà hàng xin ngủ trọ, chủ hàng hỏi có giấy chiếu thân
không. Thương Uởng nói không có, chủ hàng nói:
- Phép của Thương Quân, không cho chứa những người không có giấy chiếu thân, ai phạm pháp đều phải chém, tôi không dám cho trọ.
Thương Uởng than rằng:
- Ta đặt ra phép ấy, lại tự hại thân ta!
Rồi đi luôn cả đêm, lẻn ra ngoài cửa quan chạy sang nước Ngụy, Nguỵ Huệ
vương giận Vệ Uởng lừa bắt công tử Ngang và cắt mất đất Tây Hà, nên muốn bắt Vệ Uởng để dâng Tần. Uởng sợ quá, lại trốn về Thương Ô, mưu khởi
binh đánh Tần, bị công tử Giả bắt trói giải về. Huệ Văn công kể từng
tội, sai trói Ửởng đem ra chợ, dùng năm con trâu phân thây, trăm họ xúm
lại tranh nhau ăn thịt, chỉ một lúc là hết. Huệ Văn công lại giết cả họ
Thương Uởng. Đáng thương cho Thương Uởng đổi lập phép mới, làm cho nước
Tần trở nên giàu mạnh, kết quả lại bị họa phân thây, há chẳng phải là
một cái quả báo đối với sự nghiêm khắc quá mức đó ru! sau khi Thương
Uởng chết rồi, trăm họ đều vui mừng hát múa ở đường, sáu nước nghe tin
cũng đều mừng rỡ. Cam Long, Đỗ Trí trước bị cách chức, nay đều được phục quan. Huệ Văn công cử Tôn Diễn làm tướng quốc, Diễn khuyên Huệ Văn công cướp lấy đất Ba Thục, rồi xưng vương để hiệu triệu thiên hạ, các nước
đều phải cắt đất như nước Ngụy để làm lễ mừng, nếu trái lệnh sẽ đem quân đánh ngay. Huệ Văn bèn xưng vương, sai sứ đi báo khắp chư hầu; các nước đều do dự chưa quyết, chỉ có Sở Uy vương vừa đánh chiếm được đất nước
Việt, đất rộng quân mạnh, ngang nhau với Tần, quát mắng đuổi sứ Tần đi.