Đông Chu Liệt Quốc

Chương 91 : Nhường ngôi báu, yên khoái hại mình dâng đất dối, trương nghi lừa sở

Ngày đăng: 01:56 20/04/20


Lại nói Tô Tần đã liên hợp được sáu nước, bèn sai viết một bản tung ước

bỏ vào cửa quan nước Tần, viên quan lại đưa về trìh Huệ Văn vương, Huệ

Văn vương cả sợ, hỏi tướng quốc Công tôn Diễn rằng:



- Nếu sáu nước hợp một, thì quả nhân không còn mong gì tiến thủ nữa! tất phải nghĩ kế phá cái tung ước ấy, mới có thể mưu đồ việc lớn được!



Công tôn Diễn nói:



- Đứng đầu tung ước là nước Triệu. Đại vương nên đem quân đánh Triệu,

xem nước nào cứu nước Triệu trước, ta lập tức dời quân đi đánh nước ấy,

như vậy thì chư hầu đều sợ mà tung ước phải vỡ ngay.



Bấy giờ Trương Nghi cũng ngồi đó, ý muốn gạt việc đánh Triệu ra để báo ơn Tô Tần, bèn nói rằng:



- Sáu nước mới hợp, cái thế chưa thể làm vỡ ngay được. Nếu Tần đánh

Triệu thì năm nước kia sẽ đem tinh binh để trợ chiến, quân Tần lo chống

lại còn chưa nổi, lại còn hòng dời đi đánh nước nào nữa ? Ở ngay cạnh

nước Tần là nước Ngụy, mà ở xa mãi phía bắc là nước Yên, nếu đại vương

sai sứ đem nhiều tiền của đút lót cầu thân với Ngụy, làm cho các nước

sinh lòng ngờ nhau, lại cùng thái tử nước Yên kết hôn, như thế thì rồi

đây tung ước tất phải tự giải vậy.



Huệ Văn vương lấy làm phải, bèn hứa trả lại nước Ngụy bảy thành, để cầu

hoà. Ngụy cũng sai người đến đáp lễ Tần, lại đem con gái gả cho thái tử

nước Tần. Triệu vương nghe tin, đòi Tô Tần vào trách rằng:



- Nhà ngươi xướng ra việc hợp tung, sáu nước hoà thuận cùng nhau chống

Tần, nay chưa được hơn một năm mà hai nuớc Yên, Ngụy đều đã thông Tần,

coi vậy đủ biết tung ước là không đủ cậy. Nếu quân Tần bỗng đến đánh

Triệu, thì còn mong gì hai nước ấy đến cứu nữa ?



Tô Tần sợ hãi tạ rằng:



- Tôi xin vì đại vương sang sứ nước Yên, rồi sau sẽ có cách bảo lại nước Ngụy.



Tần bèn bỏ Triệu sang Yên. Địch vương nước Yên cho Tần làm tướng quốc.

Bấy giờ Địch vương mới lên ngôi, Tề Tuyên vương nhân lúc có tang đem

quân đến đánh, lấy mất mười thành của Yên, Địch vương bảo Tô Tần rằng:



- Trước đây tiên quân đem cả nước mà gửi cả vào lời nói của tiên sinh để sáu nước hoà thân với nhau. Nay tiên quân chết chưa héo cỏ, mà quân Tề

đã đến đánh lấy mười thành, thế thì còn coi lời thề ở Hằng Thuỷ ra gì

nữa!



Tô Tần nói:



- Tôi xin vì đại vương sang nước Tề, khiến họ phải trả lại mười thành cho nước Yên.



Địch vương bằng lòng, Tô Tần liền đi sang Tề, nói với Tuyên vương rằng:



- Vua Yên là đồng minh của đại vương, mà cũng là con rể yêu của vua Tần. Đại vương lấy được mười thành của Yên thì lấy làm lợi, nhưng rút cục

không những Yên oán Tề mà Tần cũng oán Tề nữa. Được mười thành mà chuốc

lấy hai cái oán, không phải là kế hay. Nay đại vương nên theo kế của

tôi, trả lại nước Yên mười thành, mà kết thân với hai nước Yên, Tần, khi Tề đã có hai nước ấy làm vây cánh, thì đứng ra mà hiệu triệu thiên hạ,

tửơng chẳng khó gì.



Tuyên vương nghe lời, đem mười thành trả Yên. Bà mẹ Địch vương là Văn

phu nhân vốn mến tài Tô Tần, sai tả hữu đòi Tần vào cung, nhân đó tư

thông với Tần. Địch vương biết mà không nói. Tần sợ, bèn kết thân với

tướng quốc Yên là Tử Chi và làm thông gia với nhau, lại khiến hai em là

Tô Đại, Tô Lệ cùng Tử Chi kết làm anh em, muốn để giữ mình, Văn phu nhân năng triệu Tô Tần vào cung, Tần càng sợ không dám vào, bèn nói với Địch vương rằng:



- Cái thế Yên Tề thế nào rồi cũng đến nuốt nhau. Tôi xin vì đại vương sang phản gián ở Tề.



Địch vương hỏi phản gián thế nào, Tô Tần nói:



- Tôi giả làm mắc tội ở Yên mà chạy sang Tề, vua Tề tất trọng dụng tôi,

tôi nhân đó mà làm cho nền chính trị nước Tề phải hỏng, để làm lợi cho

Yên.



Địch vương bằng lòng, bèn thu lại tướng ấn của Tô Tần, Tần bèn chạy sang Tề, Tề Tuyên vương liền cho làm khách khanh. Tần nhân đó mà dẫn dụ

Tuyên vương vào những thú vui săn bắn múa hát; Tuyên vương hám của thì

Tần xui đánh thuế nặng; Tuyên vương mê đắm sắc đẹp, thì Tần bày vẽ cách

thức khéo léo để tuyển nhiều con gái vào cung, mục đích là làm cho Tề

loạn, để nước Yên thừa cơ đánh Tề. Thế mà Tuyên vương không hề tỉnh ngộ. Tướng quốc Điền Anh và khách khanh là Mạnh Kha hết sức can ngăn, Tuyên

vương đều không nghe. Tuyên vương mất, con là Mân vương nối ngôi, lúc

đầu cũng biết chăm nom quốc chính, lấy con gái nước Tần là chính hậu,

phong Điền Anh làm tiết công, Tô Tần vẫn được làm khách khanh như cũ.



Lại nói Trương Nghi nghe tin Tô Tần bỏ nước Triệu, biết là "tung ước"

sắp tan, bèn không cho nước Ngụy bảy ấp Tương Lăng nữa. Ngụy Tương vương giận, sai người đến Tần đòi đất. Tần Huệ vương cử công tử Hoa làm đại

tướng, Trương Nghi làm phó, đem quân đánh Ngụy, hạ được thành Bồ Dương.

Nghi xin với vua Tần đem Bồ Dương trả cho Ngụy, lại sai công tử Do sang

làm con tin ở Ngụy, cùng Ngụy kết thân. Trương Nghi đưa công tử Do sang

tận nơi, vua Ngụy cảm lòng tốt của vua Tần, Trương Nghi thừa cơ nói

rằng:



- Vua Tần đãi nước Ngụy rất hậu, được đất không lấy, lại gửi con tin.

Nếu đại vương tạ ơn Tần bằng đất đai thì Tần có hậu tình với đại vương.

Tần, Ngụy hợp binh để mưu chư hầu, đại vương sẽ lấy đều ở nước khác còn

nhiều gấp mười cái phần đất phải dâng ngày nay.



Vua Ngụy tin lời, bèn dâng đất Thiếu Lương để tạ Tần, lại không dám nhận con tin. Vua Tần bằng lòng lắm, bèn bãi Công tôn Diễn, dùng Trương Nghi làm tướng. Bấy giờ Uy vương nước Sở đã mất, con là Hùng Hòe nối ngôi,

ấy là Hoài vương. Trương Nghi bèn sai người đưa thư cho Hoài vương xin

cho đón vợ con sang Tần và nói đến cái oan của Nghi bị ngờ là lấy trộm

ngọc bích ngày trước. Hoài vương trách Chiêu Dương rằng:



- Trương Nghi là hiền sĩ, sao trước kia nhà ngươi không tiến cử với tiên quân lại hiếp bách khiến hắn phải bỏ Sở sang Tần ?


sai sứ sang Tần nhận lấy đất, được đất rồi bấy giờ sẽ tuyệt giao với Tề

cũng chưa muộn.



Đại vương là Khuất Bình nói rằng:



- Trần Chẩn nói phải đấy, Trương Nghi là một đứa tiểu nhân phản phúc, quyết không nên tin.



Ngận Thượng nói:



- Không tuyệt giao với Tề đi thì khi nào Tần lại chịu trả lại đất cho ta.



Hoài vương lắc đầu nói:



- Chắc không khi nào Trương Nghi lại phụ quả nhân, Trần tử đừng mở mồm nói nữa, chờ xem quả nhân nhận đất!



Bèn giao tướng ấn cho Trương Nghi, ban cho trăm dật hoàng kim, mười con

ngựa tốt, hạ lệnh cho tướng giữ Bắc Quan không được thông với Tề, một

mặt sai Bàng Hầu Sửu theo Trương Nghi vào Tần nhận đất. Trương Nghi dọc

đường cùng Hầu Sửu uống rượu nói chuyện, vui như anh em. Khi gần đến Hàn Dương, Trương Nghi giả làm say rượu, lỡ chân ngã xuống dưới xe. Tả hữu

vội đỡ dậy. Nghi nói:



- Ta bị thương ống chân, phải kịp chữa ngay!



Rồi sang cái xe khác đi vào thành trước, tâu với vua Tần, lưu Hầu Sửu ở

quán dịch, còn Nghi thì đóng cửa dưỡng bệnh không vào triệu. Hầu Sửu xin vào yết kiến vua Tần không được, đến thăm Trương Nghi thì Nghi từ chối

nói là chưa khỏi bệnh, cứ như thế đến ba tháng, Sửu bèn dâng thư lên vua Tần, thuật lời Trương Nghi hứa cho đất, vua Tần đáp thư nói rằng nếu

Nghi đã có ước, thì vua Tần tất phải làm theo như lời, nhưng nghe nói Sở và Tề vẫn chưa tuyệt giao với nhau mà Tần sợ bị Sở lừa, tất phải đợi

Trương Nghi khỏi dậy nói rõ đầu đuôi, mới có thể tin được.



Hầu Sửu đi lại mãi nhà Trương Nghi mà Nghi vẫn không ra mặt, bèn sai người đem lời nói của vua Tần về báo vua Sở. Vua Sở nói:



- Tần còn bảo Sở chưa tuyệt hẳn với Tề ư ?



Bèn sai dũng sĩ Tống Di mượn đường nước Tống, lại mượn binh phù của Tống thẳng đến bờ cõi nước Tề, mắng nhiếc Mân vương. Mân vương cả giận, bèn

sai sứ sang Tần xin cùng Tần họp binh đán Sở. Trương Nghi nghe sứ Tề

đến, cho là kế đã thành, bèn nói là đã khỏi bệnh vào triều, gặp Hầu Sửu ở cửa triều, cố ý lấy làm lạ hỏi:



- Tướng quân sao chưa nhận đất mà vẫn còn lẩn quẩn ở đây ?



Sửu nói:



- Vua Tần chỉ đợi tướng quốc khỏi bệnh mới quyết định, nay may tướng

quốc đã khỏi, xin vào nói với đại vương, sớm định địa giới, cho tôi được về phúc mệnh chúa công tôi.



Trương Nghi nói:



- Việc ấy cần gì phải nói với vua Tần! Nghi này đã nói là có sáu dặm đất là đất ăn lộc riêng của Nghi này, xin tình nguyện đem dâng vua Sở đó

thôi!



Sửu nói:



- Tôi vâng mệnh chúa công tôi, nói là sáu trăm dặm đất Thương Ô kia, chứ chưa nghe nói đến sáu dặm đất ấy.



Nghi nói:



- Có lẽ vua Sở nghe lầm chăng ? Đất của Tần là nhờ có trăm trận đánh mới được, một thước một tất chưa dễ đã đem cho người, phương chi những sáu

trăm dặm.



Sửu lập tức về báo vua Sở, vua Sở cả giận nói rằng:



- Trương Nghi quả là đứa tiểu nhân phản phúc, ta bắt được, tất phải giết chết, ăn thịt nó mới hả lòng!



Bèn truyền chỉ đem quân đánh Tần. Khách khanh là Trần Chẩn nói:



- Ngày nay tôi có thể mở mồm mà nói được không ?



Hoài vương nói:



- Quả nhân không nghe lời nói của tiên sinh, nên bị tên giáo tặc đánh lừa, vậy ngày nay tiên sinh còn có diệu kế gì ?



Trần Chẩn nói:



- Nay đại vương đã không được nước Tề giúp sức nữa, mà lại đánh Tần, thì e không lợi, chi bằng cắt hai thành để đút cho Tần, hợp binh đánh Tề

thì dù có mất đất với Tần, còn có thể lấy đền ở Tề được.



Hoài vương nói:



- Lừa dối Sở là Tần, chứ Tề có tội gì! nếu ta hợp quân với Tần mà đánh Tề, thì người ta sẽ cười ta!



Rồi lập tức cử Khuất Cái làm đại tướng, Bàng Hầu Sửu làm phó, đem mười

vạn quân đi đánh Tần. Vua Tần sai Ngụy Chương làm tướng, Cam Mậu làm

phó, đem mười vạn quân chống đánh, lại sai người sang Tề trưng binh,

tướng Tề là Khuông Chương cũng đem quân trợ chiến. Khuất Cái dẫu khỏe,

nhưng không địch lại được quân hai nước, đanh luôn mấy trận đều thua.

Quân Tần, Tề đuổi theo đến Đan Dương, Khuất Cái họp toàn quân lại đánh,

bị Cam Mậu chém chết; quân lính bị giết hơn tám vạn người, bọn danh

tướng như Bàng Hầu Sửu đều chết. Nghe tin ấy, cả nước Sở đều chấn động.

Hàn, Ngụy, nghe Sở thua, cũng mưu đánh Sở, vua Sở cả sợ, bèn sai Khuất

Bình sang Tề tạ tội, sai Trần Chẩn sang Tần dâng hai thành để cầu hoà.

Ngụy Chương sai người về thỉnh mệnh vua Tần, vua Tần nói:



- Quả nhân muốn được đất Kiềm Trung, vậy xin đem đất Thương Ô để đổi, nếu Sở bằng lòng thì có thể bãi binh được!



Ngụy Chương đem lời vua Tần nói cho vua Sở biết, vua Sở nói:



- Quả nhân không muốn được đất, chỉ muốn được Trương Nghi để ăn thịt mới hả lòng. Nếu thượng quốc đem Trương Nghi giao cho Sở, thì quả nhân tình nguyện dâng đất Kiềm Trung để tạ ơn.