Đông Chu Liệt Quốc
Chương 93 : Triệu chủ phụ chết đói cung sa khâu mạnh thường quân ra thóat cửa hàm cốc
Ngày đăng: 01:56 20/04/20
Lại nói Triệu Vũ vương mình dài tám thước tám tấc, trán rộng, mồm dài,
tóc rậm râu xồm, mặt đen, có ánh sáng, sức khoẻ vô địch, chí khí hùng
vĩ, lên ngôi năm năm, lấy con gái nước Hàn làm phu nhân, sinh con trai
là Chương, lập làm thái tử. Năm 56 tuổi, vì nằm mộng thấy một người con
gái đẹp gảy đàn, đem lòng yêu mến, ngày hôm sau nói chuyện với quân
thần, quan đại phu là Hồ Quảng Tự nói co con gái tên là Mạnh Điều gảy
đàn rất hay. Vũ Linh vương liền cho triệu đến đài Đại Lăng, thì thấy
dung mạo giống hệt như người trong mộng, vương bèn sai gảy đàn, nghe lấy làm bằng lòng lắm, đem về cung, gọi là Ngô Hài, sinh con là Hà. Khi Hàn hậu mất, liền lập Ngô Hài làm hậu, bỏ thái tử Chương, lập Hà lên làm
thái tử. Vũ Linh vương tự nghĩ nước Triệu bắc giáp Yên, đông giáp Hồ,
tây giáp Lâm Hồ, Lâu Phiền, lại cùng Triệu là láng giềng, mà Tần chỉ
cách một con sông, ở vào nơi bốn mặt chịu đánh, chỉ e ngày một mòn yếu.
Vũ Linh vương bèn tự mình mặc y phục rợ Hồ, mang đai và đi giày da
thuộc; lại bắt dân đều bắt Chước tục Hồ, tay áo may chẽn, vạt áo khép
vào bên tả, để tiện việc cỡi ngựa bắng cung. Trong nước không kể sang
hèn ai nấy đều mặc quần áo Hồ,không đi xe chỉ cỡi ngựa, ngày ngày săn
bắn. Nhờ vậy quân nước Triệu ngày càng mạnh. Vũ Linh vương tự đem quân
đi cướp đất, đến tận Thường Sơn, mở thêm được vài trăm dặm; rồi nảy ra
cái chí muốn nuốt Tần, lại cho rằng các tướng không thể chuyên dùng
được, chi bằng giao việc nước cho con đẻ mình được rộng chân đi kinh lý
bốn phương, bèn họp quần thần đặt lễ đại triều ở Đông cung mà truyền
ngôi cho thái tử, tức là Huệ vương, còn mình thì làm chủ phụ, cũng như
đời sau gọi là Thái thượng hoàng. Liền đó cử Phi Nghĩa làm tướng quân,
Lý Đoái làm thái phó, công tử Thành làm tư mã, phong cho con trưởng là
Chương ở đất An Dương, gọi là An Dương quân, và cử Điền Bất Lễ làm tướng cho An Dương quân. Chủ phụ muốn dò xem núi sông hình thế nước Tần và
xem vua Tần là người thế nào, bèn trá xưng làm sứ giả nước Triệu là
Triệu Chiêu, đem quốc thư sang nước Tần báo việc lập vua, lại mang vài
người thợ đi dọc đường vẽ địa hình, vào thẳng Hàm Dương yết kiến vua
Tần. Chiêu Tương vương hỏi rằng:
- Vua nhà ngươi đã tuổi tác lắm sao ?
Thưa rằng:
- Còn tráng kiện lắm.
Lại hỏi:
- Còn tráng kiện sao lại truyền ngôi cho con ?
Thưa rằng:
- Quốc vương tôi nghĩ rằng những vua nối ngôi, phần nhiều không hiểu
việc, cho nên muốn đang lúc mình còn sống cho con tập làm việc nước.
Quốc vương tôi dẫu làm chủ phụ, nhưng vẫn định đoạt việc lớn trong nước.
Chiêu Tương vương nói:
- Vua nước ngươi cũng sợ Tần chứ ?
Thưa rằng:
- Vua nước tôi không sợ Tần, vì sức nước tôi ngày nay đủ đối địch được với Tần.
Chiêu Tương vương thấy ứng đối trôi chảy, trong lòng rất kính trọng. Sứ
giả từ đi ra, đến ở công quán. Đêm ấy Chiêu Tương vương ngủ đến nửa đêm, bỗng nghĩ sứ giả nước Triệu, trạng mạo khôi ngô kỳ vĩ, không giống
tướng kẻ làm tôi, trong lòng sinh ngờ, dằn dọc không ngủ được nữa. Sáng
ra Tương vương cho đòi Triệu Chiêu vào yết kiến. Người theo hầu nói
rằng:
- Sứ giả đang ốm, không thể vào triều, xin hoãn cho đến hôm khác.
Quá ba ngày, sứ giả vẫn chưa vào, Chiêu Tương vương giận, sai người đến
xét xem, vào thẳng trong nhà, chẳng thấy sứ giả đâu, chỉ thấy người theo hầu, tự xưng chính mình mới thực là Triệu Chiêu, bèn bắt giải đến trước mặt Chiêu Tương vương. Vua hỏi:
- Người là Triệu Chiêu, vậy sứ giả là người nào ?
Thưa rằng:
- Đó thực là chủ phụ nước tôi vậy, chủ phụ tôi muốn rõ uy dung đại
vương, nên dối xưng là sứ giả đến đây. Nay chủ phụ tôi đã ra khỏi Hàm
Dương được ba ngày rồi, có sai hạ thần ở lại để chịu tội.
Chiêu Tương vương cả sợ, dậm chân nói rằng:
- Chủ phụ nhà ngươi lừa dối ta quá lắm!
Liền sai Kinh Dương quân cùng Bạch Khởi lĩnh ba nghìn tinh binh ngay ban đêm đuổi theo, đến cửa Hàm Cốc, tướng sĩ giữ cửa nói là sứ giả nước
Triệu đã ra khỏi cửa từ ba ngày trước rồi. Kính Dương quân về tâu với
vua Tần, vua Tần lo sợ luôn mấy hôm, rồi theo lễ tha cho Triệu Chiêu về
nước. Sang năm sau, chủ phụ lại ra tuần đất Vân Trung, từ châu Đại sang
phía tây, thu quân ở Lâu Phiền, đắp thành ở Linh Thọ, để trấn giữ Trung
Sơn, gọi là Triệu Vương thành, Ngô Hài cũng đắp thành ở Phi Lương gọi là Phu Nhân thành. Bấy giờ trong Tam Tấn thì nước Triệu có phần mạnh hơn.
Năm ấy Sở Hoài vương tự Tần chạy đến, vua Triệu sợ mang oán với Tần, và
lại chủ phụ đi xa vắng, không dám tự chuyên, liền đóng cửa không cho
vào, Hoài vương cùng kế bèn chạy sang nước Lương, quân Tần đuổi kịp lại, bắt mang về Hàm Dương. Hoài vương căm giận quá, hộc ra hơn đấu máu,
phát bệnh rồi chết. Tần đem di thể trả Sở, người Sở thương Hoài vương bị Tần lừa phải chết nơi đất khách, trăm họ đi đón đều thương khóc như
thương người thân thích. Chư hầu đều ghét Tần vô đạo, lại cùng hợp tung
để chống Tần. Quan đại phu là Khuất Nguyên thương Hoài vương chết một
cách đau đớn, vì nỗi Tử Lan và Ngận Thượng xui bậy; lại thấy hai người
ấy vẫn nắm mọi quyền hành như trước, vua tôi chỉ tham sự tạm an, tuyệt
không có chí báo Tần, cho nên thường khuyên can Khoảnh Tương vương gần
người hiền xa người nịnh, kén tướng luyện binh để báo thù cho Hoài
vương. Tử Lan hiểu ý, xui Ngận Thượng nói với Khoảnh Tương vương rằng:
- Khuất Nguyên nghĩ mình là người đồng tộc mà không được trọng dụng,
trong lòng óan vọng, thường nói với mọi người rằng đại vương quên cái
thù nước Tần là bất hiếu, bọn Tử Lan không chủ trương việc đánh Tần là
bất trung.
Khoảnh Tương vương cả giận cách chức Khuất Nguyên đuổi về nơi làng xóm.
Khuất Nguyên có người chị gái tên là Tu đã lấy chồng xa, nghe Nguyên
đuổi liền trở về thăm, thấy Khuất Nguyên tóc thì bỏ xoã, mặt thì nhem
nhuốc, hình dung hốc hác, vừa đi vừa ngâm thơ ở bờ sông, bèn bảo rằng:
- Vua SỞ dẫu không nghe lời em, mà em ở như thế là đã hết lòng rồi, còn
lo nghĩ làm gì ? may mà nhà còn có ruộng nương, sao chẳng hết sức cày
cấy để tự nuôi mình mà hưởng hết tuổi trời ?
Khuất Nguyên không muốn trái ý chị, bèn mang cày đi cày, người trong
Vua Tần nói:
- Nếu vậy thì cho hắn về hay sao ?
Tật nói:
- Mạnh Thường quân ở Tần đã hơn tháng, khách theo hơn nghìn người, đều
biết hết việc lớn nhỏ của Tần, nếu nay để cho về thì tất có hại cho Tần, chi bằng giết đi.
Vua Tần nghe lời, cho Mạnh Thường quân ra ngoài quán xá. Kinh Dương quân khi ở Tề được Mạnh Thường quân đối đãi rất hậu, ngày cùng ăn uống, khi
về lại nặng mấy thứ đồ quý, Kinh Dương quân vẫn lấy làm cảm ơn; lúc ấy
nghe được cái mưu của vua Tần liền đến yết kiến Mạnh Thường quân, nói rõ cho biết. Mạnh Thường quân lo sợ, hỏi kế, Kinh Dương quân nói:
- Nhà vua cũng chưa biết đâu. Trong cung có nàng Yên Cơ rất được vua yêu mến, nói gì vua cũng nghe. Ngài có thư gì qúi nhất, tôi sẽ vì ngài đem
dâng Yên Cơ, cầu nàng ấy nói cho một lời, thả ngài về nước, thì có thể
thóat họa được.
Mạnh Thường quân liền đem hai đôi bạch bích, nhờ Kinh Dương quân đem dâng Yên Cơ, xin nàng giải cứu cho.
Yên Cơ nói:
- Thiếp rất thích thứ áo lông chồn trắng. Nghe nói ở nước Tề vẫn có thứ
áo ấy, nếu cho thiếp một cái, thiếp sẽ nói cho, chứ thứ ngọc bích này
thiếp không dùng làm gì.
Kinh Dương quân về báo cho Mạnh Thường quân biết, Mạnh Thường quân nói:
- Chỉ có một cái áo cầu tôi đã đem dâng vua Tần, bây giờ biết lấy đâu được nữa ?
Rồi hỏi khắp tân khách xem có ai kiếm được thứ áo cầu trắng không, ai
nấy đều im không đáp. Cuối cùng có một người khách tự nói là có thể kiếm được.
Mạnh Thường quân nói:
- Nhà ngươi có kế gì kiếm được thứ áo cầu ấy ?
Khách nói:
- Tôi có thể giả làm chó đi ăn trộm được!
Mạnh Thường quân cười rồi cho đi. Đến đêm người khách ấy mặc quần áo như con cho, chui qua cổng nhỏ, lẻn vào trong kho, làm tiếng chó sủa, kẻ
lại giữ kho tưởng là chó giữ sủa, không nghi ngờ gì. Người khách rình
lúc kẻ lại kia ngủ say, lấy chìa khoá giắt sẵn trong mình, mở tủ kho ra, quả nhiên thấy cái áo cầu trắng, bèn lấy trộm đem ra, dâng Mạnh Thường
quân, Mạnh Thường quân đưa cho Kinh Dương quân đem dâng Yên Cơ, Yên Cơ
vui mừng quá, lại gặp buổi đêm cùng vua uống ruợu đang vui, bèn nói
rằng:
- Thiếp nghe Tề có Mạnh Thường quân là bậc đại hiền trong thiên hạ, Mạnh Thường quân đang làm tướng Tề, không muốn sang Tần, vì Tần mời mới đến, chẳng dùng thì thôi, sao lại chực giết ? mời vị tướng quốc của người ta đến, không có cớ gì giết đi, đại vương sẽ mang tiến hãm hại người người hiền tài, thiếp e rằng hiền sĩ thiên hạ không còn ai dám đến nước Tần
nữa!
Vua Tần lấy làm phải, ngày hôm sau, sai sắp xe ngựa, cấp giấy trạm, thả Mạnh Thường quân về Tề. Mạnh Thường quân nói:
- Ta may nhờ một lời nói của Yên Cơ mà được thoát miệng hùm, nhưng vạn nhất mà vua Tề giữa chừng lại hối thì mệnh ta còn gì!
Trong bọn khách có người khéo làm giấy tờ giả mạo, bèn vì Mạnh Thường
quân đổi họ tên ở trong giấy trạm đi; ngay ban đêm gấp đường ra đi, đến
cửa Hàm Cốc, mới vào nửa đêm, cửa quan đã khoá chặt từ lâu rồi. Mạnh
Thường quân sợ có quân đuổi theo đến, nóng muốn ra khỏi cửa quan ngay,
nhưng cửa quan đóng mở đã có giờ nhất định, đêm đến người yên rồi thì
đóng, gà gáy thì mở. Mạnh Thường quân cùng các tân khách đứng ùn lại cả
trong cửa, trong lòng lo sợ bồn chồn, bỗng có tiếng gà gáy từ trong bọn
khách vẳng ra. Mạnh Thường quân lấy làm lạ, nhìn xem thì hoá ra trong
bọn hạ khách có người khéo bắt chước tiếng gà gáy. Rồi bao nhiêu gà ở
quanh đó đều gáy theo, kẻ lại giữ cửa quan tưởng là trời đã sáng thật,
liền dậy khám xét giấy trạm của mọi người rồi sai mở cửa ra. Mạnh Thường quân cùng tân khách lại gấp đường ra đi, bảo hai người khách kia rằng:
- Ta nay nhờ khỏi miệng hùm là nhờ sức chó sủa, gà gáy đó!
Các tân khách tự thẹn là không có công gì, từ đó không dám khinh nhờn bọn hạ khách nữa.
Vu Lí Tật nghe nói Mạnh Thường quân được tha về nước vội vào triều nói với vua Tần rằng:
- Nếu nhà vua không giết Điền Văn, thì cũng nên giữ lại làm tin, làm sao lại thả cho hắn về ?
Vua Tần lấy làm hối, lập tức sai người đuổi theo Mạnh Thường quân đến
cửa Hàm Cốc, đòi xem sổ tên hành khách thì không có họ tên sứ Tề là Điền Văn.
Sứ giả nói:
- Hay là hắn đi theo đường tắt nào, chứ cớ sao bây giờ chưa đến ?
Đợi đến nửa ngày, chẳng thấy gì, mới nói hình trạng Mạnh Thường quân và số tân khách xe ngựa, kẻ lại giữ cửa ải nói:
- Nếu vậy thì bọn ấy ra khỏi cửa quan từ sớm kia rồi!
Sứ giả hỏi còn có thể đuổi kịp nữa không ?
Kẻ lại nói:
- Bọn ấy đi nhanh lắm, nay đã cách xa đến trăm dặm, không thể đuổi kịp được nữa.
Sứ giả bèn trở về báo vua Tần.
Vua Tần than rằng:
- Mạnh Thường quân có cái cơ mưu quỉ thần bất trắc, thực là bậc hiền sĩ trong thiên hạ!
Sau vua Tần sai kẻ lại giữ kho lấy áo cầu lông chồn trắng ra để mặc, kẻ
lại tâu là bị kẻ trộm lấy mất; đến khi thấy nàng Yên Cơ mặc, hỏi kỹ ra
mới biết là người khách của Mạnh Thường quân lấy trộm.
Vua Tần lại than rằng:
- Tân khách trong nhà Mạnh Thường quân đông như chợ, hạng nào cũng có, nước Tần ta thực chưa có bằng!
Rồi lấy áo hồ cừu cho nàng Yên Cơ mặc mà không bắt tội kẻ giữ kho nữa.