Đông Chu Liệt Quốc

Chương 95 : Nhạc nghị diệt tề thống đại quân điền đan phá yên thả trâu lửa

Ngày đăng: 01:56 20/04/20


Lại nói Yên Chiêu vương từ khi lên ngôi, ngày đêm chỉ lo tính việc đánh

Tề để báo thù, viếng người chết, thăm kẻ bồ côi, tôn lễ hiền sĩ, đồng

cam cộng khổ với quân lính, vì vậy hào kiệt bốn phương theo về đông như

chợ. Có người nước Triệu là Nhạc Nghị, cháu nội của Nhạc Dương, từ bé

hay đọc binh pháp. Xưa Nhạc Dương được phong ở Linh Thọ, con cháu bèn ở

luôn đó. Gặp cuộc loạn ở Sa Khâu đời chủ phụ, Nhạc Nghị bỏ Linh Thọ mang gia quyến đến ở Đại Dương, làm tôi Ngụy Chiêu vương mà không được tin

dùng, nay nghe tiếng vua Yên chiêu đãi hiền sĩ, muốn đến làm tôi, bèn

mưu sang sứ Yên, yết kiến Chiêu vương, nói về binh pháp, Chiêu vương

biết là người giỏi, đãi như qúi khách. Nhạc Nghị nhún nhường không dám

dương, xin cho được làm tôi. Chiêu vương cả mừng, liền bái Nhạc Nghị làm á khanh, ngôi cao hơn bọn Kịch Tân. Nhạc Nghị bèn gọi hết người trong

họ dời sang ở nước Yên, làm dân Yên.



Bấy giờ nước Tề cường Thịnh, lấn đánh chư hầu. Chiêu vương giấu kín tăm

hơi, nuôi quân thương dân, đợi thời hành động. Đến khi Mân vương đuổi

Mạnh Thường quân mà buông tay cuồng bạo, trăm họ không sao chịu nổi, thì nuớc Yên đã giàu của đông người, quân sĩ sẵn sàng đánh giặc để đền ơn

nước. Chiêu vương bèn hỏi Nhạc Nghị rằng:



- Quả nhân ngậm cái thù của tiên nhân đã hai mươi tám năm nay rồi, chỉ

sợ một mai chết đi, không kịp tự tay cầm dao găm mà đâm vào bụng vua Tề

để rửa thù cho nước! nay vua Tề cuồng bạo, trong ngoài đều oán, đó là ý

trời muốn làm mất nước Tề, quả nhân muốn đem quân đi cùng vua Tề quyết

một trận sống mái, vậy tiên sinh có điều gì dạy bảo quả nhân ?



Nhạc Nghị nói:



- Nước Tề đất rộng người nhiều, quân lính quen đánh trận, ta chưa có thể một mình đánh được. Nếu đại vương muốn đánh thì tất phải mưu toan với

các nước. Nước Triệu là láng giềng gần nhất của nước Yên, vậy bắt đầu

nên họp với Triệu rồi thì Hàn cũng tất theo; còn Ngụy thì có Mạnh Thường quân ở đó, Mạnh Thường quân lại đang căm giận Tề, tất Nguỵ cũng theo,

như vậy mới có thể đánh được Tề!



Chiêu vương lấy làm phải, liền sai Nhạc Nghị đi nói với Triệu, vua Triệu nhận lời, lại gặp lúc có sứ Tần ở đó, Nhạc Nghị liền đem cái lợi đánh

Tề mà nói với sứ Tần. Sứ Tần về báo, vua Tần đang ghét nước Tề cường

thịnh, sợ chư hầu phản Tần mà theo Tề, bèn cũng xin dự tiệc đánh Tề.

Kịch Tân sang Ngụy nói với Tín Lăng quân, Tín Lăng quân cũng bằng lòng,

lại hẹn nước Hàn cũng dự vào, rồi cùng định kỳ xuất binh.



Vua Yên bèn đem hết quân tinh nhuệ trong nước, sai Nhạc Nghị thống suất. Tướng Tần là Bạch Khởi, tướng Triệu là Liêm Pha, tướng Hàn là Bạo Diêu, tướng Ngụy là Tấn Bỉ, mỗi người đốc suất một đạo quân, đúng hẹn mà đến. Vua Yên sai Nhạc Nghị thống suất cả quân năm nước, gọi là Nhạc thượng

tướng quân, thẳng đường tiến sang nước Tề. Vua Tề tự đốc suất đạo trung

quân, cùng đại tướng là Hàn Nhiếp đón đánh ở phía tây Tế Thuỷ. Nhạc Nghị thân đi trước quân lính, binh tướng bốn nước đều hăng hái xông đánh,

chém giết quân Tề thây lăn đầy đồng, máu chảy thành suối. Hàn Nhiếp bị

em Nhạc Nghị là Nhạc Thừa giết chết. Các đạo quân thừa thắng đuổi theo,

vua Tề thua to, chạy về Lâm Tri, luôn ban đêm sai người sang Sở cầu cứu, hứa xin dâng cho Sở cả đất Hoài Bắc; một mặt kiềm điểm quân dân, lên

thành phòng giữ. Tần, Ngụy, Hàn, Triệu thừa thắng, chia đường đi đánh

lấy những thành ở biên cảnh. Chỉ có Nhạc Nghị tự dẫn quân Yên kéo thẳng

mãi vào, đến đâu đều hiểu dụ, các thành nước Tề đều tan vỡ, thế như chẻ

tre. Đại quân áp thẳng đến thành Lâm Tri. Mân vương sợ quá, bèn cùng vài mươi viên quan văn võ, ngầm mở cửa bắc chạy trốn sang nước Vệ, Vệ hầu

ra tận ngoài thành đón rước và xưng thần, mời vào thành, nhường chính

điện cho ở, cung phụng rất cung kính. Mân vương kiêu ngạo, không muốn

lấy lễ đãi Vệ quân. Quần thần nước Vệ đều không bằng lòng, ban đêm lẻn

đến cướp các xe chở đồ. Mân vương giận, muốn nhờ vua Vệ đến chầu, bảo

phải bắt kẻ trộm, nhưng vua Vệ luôn mấy ngày không đến triều kiến, cũng

không cung cấp thực phẩm cho nữa. Mân vương xấu hổ quá, đợi mãi đến mặt

trời đã xế chiều, trong bụng thấy đói lắm, sợ vua Vệ mưu hại mình, bèn

cùng Di Duy và mấy người nữa luôn ban đêm trốn đi. Những người đi theo

thấy mất chủ đều tìm đường tan chạy cả. Khi Mân vương chạy đến cửa quan

nước Lỗ, viên lại giữ cửa phi báo, vua Lỗ sai sứ giả ra đón. Di Duy hỏi:



- Nước Lỗ đãi vua ta thế nào ?



Sứ giả nói:



- Sẽ đãi vua ngươi bằng mười cỗ thái lao.



Di Duy nói:



- Vua ta là thiên tử, thiên tử đến tuần thú, chư hầu phải lánh ra ở

ngoài cung, sớm chiều phải tự mình coi nom thức ăn ở dưới thềm, thiên tử ăn xong, mới được lui mà coi chầu, há chỉ đãi mười cỗ thái lao mà thôi ư ?



Sứ giả về báo vua Lỗ, vua Lỗ cả giận, đóng cửa không cho vào nữa. Mân

vương lại phải chạy sang nước Trâu, gặp lúc vua Trâu mới chết, Mân vương muốn vào thăm.



Di Duy bảo người nước Trâu rằng:


muốn được ăn thịt người Yên, cùng nhau kéo đến quân môn xin ra đánh một

trận để báo thù cho tổ tôn. Điền Đan biết là quân lính có thể dùng được

rồi, bèn kén chọn năm nghìn người cừơng tráng cho ẩn ở các nhà dân, còn

bao nhiêu người già yếu phụ nữ thì sai lần lượt giữ thành, lại sai sứ

đưa lễ sang quân Yên, nói trong thành lương hết, đã định đến ngày mỗ thì ra hàng. Kỵ Kiếp bèn hỏi chư tướng rằng:



- Ta ví với Nhạc Nghị thế nào ?



Các tướng đều nói Kiếp giỏi hơn Nghị gấp mấy lần, trong quân đều nhảy nhót hô vạn tuế.



Điền Đan lại thu ở trong dân được hơn nghìn vàng, sai các nhà giàu đưa

biếu riêng các tướng Yên, yêu cầu trong ngày hạ thành sẽ bảo toàn gia

quyến cho. Các tướng Yên cả mừng, nhận vàng, lại giao cho mỗi nhà một lá cờ nhỏ, bảo cắm ở trên cửa để làm dấu hiệu, rồi không phòng bị gì cả,

chỉ ngong ngóng chờ Điền Đan ra hàng. Điền Đan lại thu ở trong thành

được nghìn con trâu, may áo đỏ, vẽ năm sắc rồng, khoác vào mình trâu,

lấy những lưỡi dao nhọn buộc vào sừng trâu, lại lấy cỏ khô tẩm dầu buộc

vào đuôi trâu, kéo lê đằng sau như cái chổi lớn, trước kỳ hạn ra hàng

một ngày, xếp đặt đâu vào đấy. Ai nấy đều không hiểu ý thế nào. Điền Đan giết trâu làm tiệc, đợi đến lúc hoàng hôn, triệu năm nghìn quân cường

tráng cho ăn uống no say, vẽ năm sắc vào mặt, cho cầm khí giới chạy theo trâu, sai trăm họ đào thành làm hang, tất cả vài mươi chỗ, dồn trâu

chui qua hang ra ngoài, châm lửa đốt bó cỏ buộc ở đuôi, lửa cháy gần đến đuôi, trâu bị nóng quá, rống lên chạy thẳng sang dinh quân Yên, năm

nghìn tráng sĩ ngậm tăm chạy theo. Quân Yên cứ chắc là hôm sau người Tề

đầu hàng thì sẽ kéo vào thành, nên ban đêm đều ngủ yên cả. Bỗng nghe

tiếng chạy rình rịch, giật mình tỉnh dậy, thấy có hơn nghìn ngọn đuối

sáng rực như ban ngày, trông ra thấy những con vật mình có vẽ rồng hồng

hộc chạy đến, cặp sừng húc vào đâu, người chết và bị thương đến đấy.

Trong quân rối loạn. Năm nghìn tráng sĩ, không nói không rằng, dao lớn

búa to cứ gặp người là chém, dẫu có năm nghìn người mà khí thế hăng hái

bằng mấy vạn quân. Vả lại quân Yên mấy hôm trước vẫn nghe quân Tề có

thần sư xuống dạy, bấy giờ thấy những quân mặt mũi lang lổ như ma quỷ,

thì lại càng ghê sợ, không dám chống lại. Điền Đan lại thân suất người

trong làng reo hò chạy đến, những người già yếu và phụ nữ đều gõ những

đồ đồng, tiếng vang trời dội đất, quân Yên lại càng khiếp sợ, ai nấy đều quảng bỏ khí giới, xô đẩy nhau chạy trốn, giày xéo lên nhau mà chết

không biết bao nhiêu mà kể. Kỵ Kiếp cưỡi xe hốt hoảng chạy trốn, thì gặp ngay Điền Đan đâm cho một dáo chết ngay. Quân Yên thua to. Điền Đan

chỉnh đốn đội ngũ, thừa thế đuổi theo, đánh đâu được đó, các thành ấp

nghe quân Tề đắc thắng, tướng Yên đã chết, đều phản Yên mà qui lại với

Tề. Điền Đan binh thế ngày càng thịnh, cướp đất Tề. Hơn bảy mươi thành

đã bị nước Yên lấy, thì nước Tề đều lấy lại được cả. Quân và tướng đều

cho là Điền Đan có công lớn, muốn tôn lên làm vua, Điền Đan nói:



- Thái tử Pháp Chương hiện ở Cử Châu, ta là họ xa khi nào dám tự lập mình làm vua.



Rồi đến Cử Châu đón Pháp Chương. Vương Tôn Giả cầm cương xe cho Pháp

Chương đi đến Lâm Tri, thu táng thi hài Mân vương, chọn ngày cáo miếu

lâm triều, tức là Tương vương. Tương vương bảo Điền Đan rằng:



- Tề nguy mà lại yên, mất mà lại còn, đều là công thúc phụ trước kia

thúc phụ đã có uy danh ở An Bình, nay phong thúc phụ làm Anh Bình quân,

ăn bổng lộc một vạn hộ.



Vương Tôn Giả được cử làm á khanh. Lại đón con gái thái tử Hiểu về làm

vương hậu. Bấy giờ thái tử Hiều mới biết con gái mình đã hiến thân cho

Pháp Chương từ trước, giận mà mắng rằng:



- Mày không đợi lời mối lái mà tự ý lấy chồng, không phải là con ta, ta thề suốt đời cha con không trông thấy nhau nữa!



Tương vương sai người cấp thêm quan lộc cho thái tử Hiểu, Hiểu đều không nhận, nhưng vương hậu thời thường vẫn sai người đến thăm hỏi, chưa bao

giờ dám bỏ.



Bấy giờ Mạnh Thường quân ở Ngụy, nhường tướng ấn cho công tử Vô Kỵ, Ngụy phong Vô Kỵ làm Tín Lăng quân, Mạnh Thường quân lui về ở ấp Tiết cùng

Bình Nguyên quân, Tín Lăng quân cùng đi lại rất thân. Tề Tương vương sợ, lại sai sứ đón Mạnh Thường quân về làm tướng quốc, nhưng Mạnh Thường

quân từ chối.



Lại nói Yên Huệ vương từ khi Kỵ Kiếp thua trận, mới biết Nhạc Nghị là

người hiền tài, nhưng hối không kịp nữa, bèn sai người đưa thư cho Nghị

để xin lỗi, muốn đón Nghị về nước, Nghị đáp thư không chịu về. Vua Yên

sợ Triệu dùng Nhạc Nghị để mưu hại Yên, bèn lại cho con Nghị là Nhạc

Gian được tập phong làm Xương Quốc quân, em họ Nghị là Nhạc Thừa làm

tướng quân, đều tỏ lòng qúi trọng. Nghị bèn kết hợp tình giao hiếu Yên,

Triệu, đi lại cả đôi bên, hai nước đều lấy Nghị làm khách khanh, về sau

Nghị mất ở Triệu. Bấy giờ Liêm Pha làm đại tướng ở Triệu, có sức khoẻ,

biết dùng quân, chư hầu đều sợ Triệu. Quân Tần thường đến lấn đất Triệu, Liêm Pha hết sức chống cự.