Đông Chu Liệt Quốc
Chương 96 : Lạn tương như hai lần khuất vua tần mã phục quân một mình giải vây triệu
Ngày đăng: 01:56 20/04/20
Lại nói Huệ Văn vương nước Triệu yêu dùng một nội thị là Mục Hiền, cho
làm chức hoạn giả lệnh, được dự việc chính. Một hôm có người đem bán một viên bạch bích. Mục Hiền thấy hòn ngọc sáng nhoáng mà không có dấu vết, thì ưa lắm liền bỏ năm trăm vàng mua được, đem phô với người thợ ngọc.
Thợ ngọc kinh ngạc nói rằng:
- Đây thực là viên ngọc bích họ Hoà. Tướng Sở là Chiêu Dương trong lúc
ăn yến bỗng mất viên Ngọc này, ngờ cho Tương Nghi lấy trộm, tra đánh gần chết, Trương Nghi vì thế mới bỏ sang Tần. Sau Chiêu Dương treo thưởng
nghìn vàng để mua lại ngọc bích này, kẻ lấy trộm không dám đem ra, nên
chịu không sao thấy được. Ngày nay không ngờ lại lọt vào tay ngài. Viên
ngọc này thực là một vật quí vô giá, nên cất kỹ, chớ nên khinh thường
đem phô với mọi người.
Mục Hiền nói:
- Đành thế, nhưng viên ngọc này quí ở chỗ nào?
Thợ ngọc nói:
- Viên ngọc này để ở chỗ tối tự nhiên có ánh sang, có thể trừ được trần
ai, đuổi được ma quỉ, nên gọi là viên ngọc dạ quang; để chỗ ngồi, mùa
đông thì ấm, có thể thay cho lò sưởi; mùa hạ thì mát, trong trăm bước
ruồi nhặng không dám vào. Viên ngọc có những đức tính lạ lùng như vậy mà các ngọc khác không có, cho nên là vật chí bảo.
Mục Hiền thử xem, quả đúng như thế, bèn làm một cái hộp để đựng, cất kỹ
trong hòm. Không ngờ có kẻ đem việc ấy nói với vua Triệu. Vua Triệu hỏi
Mục Hiền, có ý muốn lấy, nhưng Hiền không chịu đem dâng; vua Triệu giận, nhân lúc đi săn, vào nhà Hiền, sục tìm bắt được rồi lấy đem về. Mục
Hiền sợ vua Triệu trị tội giết chết, muốn bỏ trốn đi. Xa nhân là Lạn
Tương Như túm áo hỏi rằng:
- Ngài đi đâu bây giờ?
Mục Hiền nói muốn chạy sang Yên.
Tương Như nói:
- Ngài được vua Yên biết đến như thế nào mà vội vã đến nương nhờ vậy?
Mục Hiền nói:
- Năm trước ta có đi theo đại vương hội diện cùng vua Yên ở ngoài cõi,
nhân khi vắng người vua Yên nắm tay ta mà nói rằng: “Xin cùng ngài kết
giao”. Thế là vua Yên biết ta, cho nên ta muốn sang đấy.
Tương Như can rằng:
- Ngài lầm rồi, Triệu mạnh mà Yên yếu, ngài được vua Triệu yêu. Vua Yên
muốn cùng ngài kết giao, đó không phải là vua Yên có hậu tình với ngài
đâu, mà muốn nhân ngài để hậu giao với vua Triệu vậy. Nay ngài bị tội
với vua ta, mà lại chạy sang Yên, Yên sợ Triệu đánh, tất sẽ bắt trói
ngài đem nộp để cầu thân với Triệu, như vậy thì ngài nguy lắm.
Mục Hiền nói:
- Thế thì biết làm thế nào?
Tương Như nói:
- Ngài có tội gì to, chỉ là không sớm dâng ngọc bích đó thôi. Nay nếu tự vào dập đầu xin chịu tội, vua tất tha cho ngài!
Mục Hiền theo lời mà làm. Quả nhiên vua Triệu không bắt tội. Hiền trọng trí sang suốt của Tương Như, cho làm thượng khách.
Lại nói người thợ ngọc bỗng đi sang nước Tần, vua Tần sai sửa ngọc, thợ
ngọc nhân nói đến viên ngọc bích họ Hòa nay lại về nước Triệu. Vua Tần
hỏi viên ngọc ấy có những cái gì quý, thợ ngọc lại nói như trước. Vua
Tần liền đem lòng ham mến, muốn được thấy viên ngọc bích ngay. Bấy giờ
cậu vua Tần là Ngụy Nhiễm làm thừa tướng, nói rằng:
- Đại vương muốn được thấy viên ngọc ấy, sao không đem mười lăm thành Đậu dương mà đổi cho nước Triệu?
Vua Tần lấy làm lạ, nói rằng:
- Mười lăm thành là đất nước của quả nhân, khi nào ta lại đem đổi lấy một viên ngọc.
Ngụy Nhiễm nói:
- Đã lâu Triệu vẫn sợ Tần, nếu đại vương đem thành đổi ngọc, thì Triệu
tất phải đem ngọc đến, họ đem đến thì ta giữ lấy, như vậy đổi thành chỉ
là cái tiếng, mà được ngọc là sự thực vậy.
Vua Tần cả mừng, liền đưa thư cho vua Triệu, sai khách khanh là Hồ Thương làm sứ. Trong thư đại ý nói:
“Đã lâu nay quả nhân vẫn hâm mộ ngọc bích họ Hòa, mà chưa được thấy bao
giờ. Nghe nói quân vương hiện có viên ngọc ấy ở trong tay, quả nhân
không dám xin không, muốn đem mười lăm thành Đậu dương để tạ ơn, mong
rằng quân vương sẽ vui lòng cho đổi.”
Vua Triệu được thư, liền triệu bọn đại thần là Liêm Pha đến bàn. Muốn
đem cho Tần thì e bị Tần lừa, ngọc mất mà thành không được; muốn không
cho thì lại sợ Tần giận. Các đại thần người nói nên cho, người nói không nên, bối rối không biết quyết định thế nào. Lý Khắc nói:
- Nên kén một người trí dũng, dắt ngọc bích đem đi, được thành thì trao
ngọc cho Tần, nếu không được thành thì lại đem ngọc về Triệu, như thế
mới là lưỡng toàn.
Vua Triệu nhìn Liêm Pha, Pha cuối đầu không nói.
Hoạn giả lệnh là Mục Hiền nói:
- Tôi có một xá nhân tên là Lạn Tương Như, người ấy có sức khỏe lại có
mưu trí, nếu cần người đi sứ Tần thì không ai hơn người ấy.
Vua Triệu liền sai Mục Hiền đòi Lạn Tương Như đến.
Tương Như bái yết xong, vua Triệu hỏi rằng:
- Vua Tần xin đem mười lăm thành đổi lấy ngọc bích của quả nhân, tiên sinh nghĩ có nên cho không?
Tương Như nói:
- Tần mạnh Triệu yếu, không thể không cho được.
Vua Triệu nói:
- Nếu đem ngọc đi mà không lấy được thành thì làm thế nào?
Ngụy, lấy được đất Nam dương, đặt ra quận Nam dương, vua Tần lấy Ngụy
Nhiễm gọi là Nhương hầu. Tần lại đánh Hàn, vây thành Ô dư, vua Hàn sai
sứ sang Triệu cầu cứu, vua Triệu hỏi quần thần có nên cứu Hàn không, Lạn Tương Như, Liêm Pha, Nhạc Thừa đều nói thành Ô dư đường hiểm và hẹp, e
cứu không tiện. Bình Nguyên quân nói:
- Hàn, Triệu như môi răng che giữ nhau, không cứu thì khi quân Tần quay về sẽ đánh Triệu ngay.
Triệu Xa lặng yên không nói gì. Vua Triệu hỏi, Xa thưa rằng:
- Đường hiểm và hẹp, ví như hai con chuột đánh nhau ở trong hang, bên nào tướng mạnh là được.
Vua Triệu bèn kén năm vạn quân, sai Triệu Xa đốc suất đi cứu Hàn. Quân
ra Khỏi cửa đông Hàm đan ba mươi dặm, Triệu Xa sai đóng dinh trại lại,
xếp đặt đã xong ra lệnh rằng:
- Kẻ nào nói đến việc quân thì chém.
Quân Triệu đóng cửa nằm yên, trong quân im lặng như tờ. Quân Tần reo hò
tiến binh, tiếng như sấm sét, trong thành Ô dư ngói trên nóc nhà đều
rung động, một tên quân đến báo khí thế quân Tần như thế, Triệu Xa cho
là phạm lệnh, lập tức đem chém để rao quân, rồi lưu lại đó hai mươi tám
ngày không đi, ngày ngày sai đắp thêm hào lũy để làm kế giữ vững. Tướng
Tần là Hồ Thương nghe có quân Triệu đến cứu Hàn mà không thấy đến, sai
người dò thám, thám mã về báo rằng: Triệu quả có đem quân cứu nhưng đại
tướng là Triệu Xa ra khỏi Hàm đan ba mươi dặm liền đóng trại không tiến
nữa. Hồ Thương sai sứ bảo Triệu Xa rằng:
- Tần đánh Ô dư,sắp hạ thành đến nơi, tướng quân có đánh thì lại ngay.
Triệu Xa nói:
- Quốc vương tôi gì thấy nước láng giềng cáo cấp, sai tôi phòng bị, khi nào tôi lại dám đánh nhau với Tần.
Nói xong sai dọn cơm rượu hậu đãi sứ giả rồi cho đi xem các đồn lũy. Sứ giả về báo, Hồ Thương cả mừng nói rằng:
- Quân Triệu cách nước mới ba mươi dặm mà đã đắp thêm lũy để giữ, không có ý đánh nhau, thành Ô dư tất về tay ta.
Vì vậy không để ý phòng Triệu, chỉ một mặt chuyên đánh Hàn. Triệu Xa đã
cho sứ Tần về, liệu chừng ba ngày sứ mới về đến dinh quân Tần, bèn hạ
lệnh kéo một vạn quân kỵ bắn giỏi, quen đánh trận, làm tiên phong, đại
quân theo sau, ngậm tăm cuốn giáp đi luôn ngày đêm, vừa một ngày một đêm thì đến cõi đất Hàn, cách thành Ô dư mười lăm dặm, lại lập quân lũy. Hồ Thương cả giận, lưu một nữa vây thành, còn đem hết đi dón đánh. Dinh
Triệu có một người tên là Hứa Lịch, viết một cái thẻ, trên có hai chữ
“Xin can” quỳ dâng trước dinh. Triệu Xa lấy làm lạ, sai bỏ cái lệnh cấm
nói việc binh trước kia, đòi vào hỏi rằng*
- Mày muốn nói gì?
Hứa Lịch nói:
- Người Tần không ngờ quân Triệu đến cho nên hăng máu muốn đánh, nguyên
súy tất phải lập thế trận cho vững để phòng xung đột, không thì tất
thua.
Triệu Xa theo lời, liền truyền lệnh bày trận để đợi. Hứa Lịch lại nói:
- Binh pháp nói ai được địa lợi thì thắng. Hình thế Ô dư chỉ có Bắc sơn
là rất cao mà tướng Tần không biết chiếm giữ, còn để đó chờ nguyên súy,
nguyên súy nên chiếm ngay lấy. Triệu Xa lại theo lời, liền sai Hứa Lịch
dẫn một vạn quân, đóng giữ trên đỉnh Bắc sơn, phàm quân Tần hành động
gì, chỉ trông thoáng là biết hết. Quân Hồ Thương đến, chực tranh lấy
núi, nhưng htế núi chênh vênh, quân Tần có mấy tên to gan dám trèo lên,
đều bị quân Triệu lăn đá xuống đánh bị thương. Hồ Thương gầm thét cả
giận, chỉ huy quân tướng tìm đường lên, bỗng nghe tiếng trống đánh vang, Triệu Xa dẫn quân xông đến, Hồ Thương chia quân chống cự, Triệu Xa đem
quân bắn giỏi chia làm hai đội, tả hữu đều năm nghìn người, nhằm quân
Tần bắn tràn vào; Hứa Lịch lại dồn vạn quân từ trên đỉnh núi thừa thế
kéo xuống, tiếng reo hò như sấm, trước sau giáp đánh, chém giết quân Tần như trời long đất lở. Quân Tần không nơi trốn tránh, bỏ chạy tán loạn.
Hồ Thương vì ngựa què suýt bị quân Triệu bắt được, may gặp binh húy là
Tư Ly dẫn quân chợt đến, liều chết cứu ra. Triệu Xa duổi theo đến năm
mươi dặm, quân Tần đóng lại không được, phải bỏ chạy về phía tây, bèn
giải được vây cho thành Ô dư. Vua Hàn thân hành đến khao quân, đưa thư
tạ ân vua Triệu. Vua Triệu phong Xa làm Mã Phục quân, ngang hang với Lạn Tương Như và Liêm Pha. Triệu Xa tiến cử Hứa Lịch, vua Triệu cho làm
quốc úy. Con trai Triệu Xa là Triệu Quát, từ bé thích nói binh pháp,
những sách lục thao tam lược gia truyền đều xem một lần là thuộc hết,
thường cùng cha bàn việc binh, chỉ trời vạch đất, có ý không coi ai ra
gì, dẫu Triệu Xa cũng không vặn bẻ được điều nào. Người mẹ mừng rằng:
- Có con như thế có thể nói là cử tướng lại xuất tướng vậy.
Triệu Xa cau mặt không vui nói rằng:
- Quát không thể làm tướng được, nước Triệu không dung Quát là phúc cho xã tắc.
Người mẹ nói:
- Quát học hết sách của cha, khi nghị luận quân sự thì cho thiên hạ
không ai bằng mình, nay ông lại bảo nó không làm tướng được là cớ gì?
Triệu Xa nói:
- Quát tự nói là thiên hạ không ai bằng mình, chính vì thế mà không thể
dùng làm tướng được. Việc binh là việc chết sống, phải lo lắng sợ hãi,
rộng hỏi mọi người, còn e có điều sai sót, mà Quát cho là dễ dàng; nếu
giữ được binh quyền, thì chắc cứ tự ý làm, điều phải kế hay không sao
lọt vào tay được, như vậy thì chắc là hỏng việc.
Người mẹ đem những lời nói ấy bảo Quát.
Quát nói:
- Cha tuổi già sinh nhút nhát nên mới nói thế!
Hai năm sau, Triệu Xa đau nặng, dặn Quát rằng:
- “Binh chiến nguy”, người xưa vẫn răn như thế. Cha mày làm tướng mấy
năm trời, ngày nay mới mừng khỏi cái nhục thua trận, chết cũng được nhắm mắt. Mày không có tài làm tướng, chớ nên nhận càng chức ấy, làm hại cửa nhà.
Lại dặn người mẹ Quát rằng:
- Sau này nếu vua Triệu có vời Quát làm tướng, bà nên kể lại lời nói của tôi mà từ chối. Mất quân nhục nước, tội ấy to lắm đấy!
Nói xong thì mất. Vua Triệu nghĩ công của Xa, cho Quát được nối chức Mã Phục quân.