Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 14 : Gươm thiêng tộc Việt

Ngày đăng: 14:46 18/04/20


Khất đại phu, Trưng Nhị về tới Dương-bình quan vào buổi trưa. Quần hùng

Lĩnh Nam tụ họp đầy đủ. Người người đều có vẻ mệt mỏi. Có lẽ họ vừa trải qua một cuộc hành trình khẩn cấp dưới tuyết về đây hội họp. Hoàng

Thiều-Hoa mặt tái nhợt ngồi bên cạnh Đào Kỳ, Phương-Dung. Ngoài ra còn

thấy có đám anh hùng Thiên-sơn như Công-tôn Khôi, Công-tôn Thiệu, Điền

Sầm, Triệu Khuôn, Tạ Phong v.v... Tất cả đang ngồi uống trà. Thấy Khất

đại-phu, Trưng Nhị người đầy tuyết bước vào. Họ đứng dậy hỏi tin tức

Nghiêm Sơn.



Hoàng Thiều-Hoa run run hỏi:



– Sư muội Nghiêm đại ca và Phật-Nguyệt đâu?



Trưng Nhị ngồi xuống uống một ly trà cho ấm rồi đáp gọn lỏn:



– Nghiêm đại-ca bị giam ở Trường-an. Còn Phật-Nguyệt có việc phải làm chưa về đây được.



Rồi Trưng Nhị tường thuật chi tiết chuyến đi Trường-an cho quần hùng nghe.



Hoàng Thiều-Hoa ngắt lời:



– Theo sư muội nghĩ, liệu Quang-Vũ có giết Nghiêm đại-ca không?



Trưng Nhị lắc đầu:



– Quang-Vũ là người khôn khéo, không cố chấp. Nếu chúng ta khởi binh

phản Hán. Chắc chắn y phải giữ Nghiêm đại-ca để điều đình. Chuyện

Quang-Vũ bắt Ngiêm đại-ca chưa lộ ra ngoài. Sư muội Phật-Nguyệt với

Thứ-sử Nam-trịnh Đô Thiên đang phục kích bắt sứ giả của Quang-Vũ, hầu đề phòng y truyền chiếu chỉ đến Ngô Hán, Đặng Vũ, Mã Viện. Dù các sứ giả

có thoát được lưới của Thứ-sử Nam-trịnh với Phật-Nguyệt, chúng ta cũng

còn chán thì giờ để hành động



Ngưng một lát Trưng Nhị tiếp:



– Đối với các đạo Lĩnh-nam, Hán-trung, Kinh-châu, các Thái-thú của Lĩnh

Nam, Ích-châu, Đông-xuyên, Tây-xuyên, Trường-an, Tây-lương thì Nghiêm

đại-ca vẫn còn là Lĩnh-nam vương thống lĩnh binh mã. Vì vậy chúng ta

dùng binh phù của Nghiêm đại-ca, đem quân phản Hán.



Phương-Dung quyết định:



– Phải cẩn thận, Nghiêm đại-ca tuy là Lĩnh-nam vương song các vùng

Kinh-châu, Hán-trung, Tây-lương, Trường-an vẫn do Mã Viện, Ngô Hán, Đặng Vũ thống lĩnh trực tiếp. Chỉ có đất Lĩnh Nam là ta nắm được mà thôi.

Vậy đối với Lĩnh Nam chúng ta sai Thần-ưng đem thư cho Long-biên hầu Lưu Nhất-Phương cùng các thái-thú, đô-úy, đô-sát giữ vững địa phương. Chuẩn bị quân mã chống cự nếu Quang-Vũ cử binh đến, còn những vùng đất

Đông-xuyên, Tây-xuyên, Ích-châu, Kinh-châu chúng ta giả lệnh Ngiêm đại

ca nắm lấy binh quyền loại Ngô Hán, Đặng Vũ, Mã Viện. Những thành trì đó giao cho Thục.



Nam-hải nữ hiệp hỏi Công-tôn Tư:



– Công-tôn thái tử, bây giờ chúng ta làm việc chung, không biết người của thái-tử có nghe theo chúng tôi không?



Công-tôn Tư khẳng khái:



– Các vị anh hùng Lĩnh Nam phản Hán, chiếm đất để làm gì, nếu không phải trao cho chúng tôi? Vì vậy tôi quyết trên từ phụ-hoàng xuống đến các

tướng đều sẵn sàng tuân lệnh sư bá.



Khất đại phu nói:



– Trước kia mọi quyết định do Nghiêm Sơn. Bây giờ Nghiêm Sơn bị bắt rồi, ta phải có người cầm đầu, vậy là ai đây?



Phương-Dung nói:



– Từ cổ đến giờ phàm người cầm đầu cần có đức. Bàn về đức ngoài Thái

sư-thúc ta phải kể đến Nam-hải sư-bá. Nhưng Thái sư-thúc là một tiên ông trong cõi trần, người không chịu dính bụi thế gian. Chúng ta đề nghị

Nam-hải sư-bá làm thủ lĩnh.



Mọi người đều đồng ý.



Nam-hải nữ hiệp khảng khái nhận lời. Bà bảo Vĩnh-Hoa:



– Con vốn thân với Thục lại nhiều mưu lắm mẹo. Con hãy định kế hoạch, còn hành quân phải để Phương-Dung.



Vĩnh-Hoa vâng dạ, thưa:



– Bây giờ chúng ta chia làm ba đạo đánh cho giang sơn nhà Hán nghiêng

ngửa một phen. Thứ nhất đạo Hán-trung sẽ xuất ra Dương-bình quan qua ngả Hán-trung, chiếm Trường-an. Đạo này chắc chắn gặp đại quân của

Quang-Vũ. Xin sư bá chỉ định người thủ lĩnh của đạo này.



Nam-hải nữ hiệp nói:



– Đạo này do Hoàng Thiều-Hoa thống lĩnh. Còn những người phò trợ thì do cháu đề cử. Vì cháu hiểu nhiều hơn ta.



Vĩnh-Hoa tiếp:



– Đạo Kinh-châu đánh chiếm vùng Giang-nam, Kinh-châu. Xin sư bá chỉ định người cho.



Nam-hải nữ hiệp chỉ Vương Nguyên:



– Xin Vương tiên sinh đảm trách cho.



Vĩnh-Hoa hỏi:



– Còn đạo Lĩnh-nam trước đây là Đào tam lang. Không biết sư bá có thay đổi gì không?



Nam hải nữ hiệp nói:



– Đúng ra cháu Đào Kỳ đủ tài thao lược, làm đại tướng được, cũng tự làm

quân sư được. Võ công cháu cao làm chiến tướng cũng được. Nghiêm Sơn

thực là người có tài xét đoán. Trong ba đạo quân đạo nào cũng phải có

đại tướng, quân sư, chiến tướng, riêng đạo Lĩnh-nam chỉ có một mình

cháu. Thế nhưng sự thế bây giờ đổi khác. Cháu là sư đệ Thiều-Hoa.

Thiều-Hoa là Lĩnh-nam vương-phi triều Hán. Cháu lại là Trấn-viễn

tướng-quân, làm việc chung với tướng sĩ Hán đã lâu, mà bắt cháu trở mặt

với họ thực là khó khăn. Vậy đạo Lĩnh-nam để Đinh-hầu thống lĩnh.

Đinh-hầu thao lược, tài kiêm văn võ, điều khiển binh tướng đã quen. Xin

Đinh-hầu nhận cho.



Đinh Đại khẳng khái nhận lời.



Vĩnh-Hoa hỏi Phương-Dung:



– Sư muội, chị chỉ nhiều mưu mẹo, chứ về hành quân thì phi sư muội, không xong. Vậy sư muội điều động dùm chị.



Phương-Dung đem tấm bản đồ treo trước mặt mọi người nói:



– Hiện giờ Quang-Vũ chưa kịp chuyển lệnh cách chức Nghiêm đại ca. Như

vậy đối với tướng sĩ, quan lại các vùng Ích-châu, Hán-trung, Kinh-châu

và Lĩnh Nam, chúng ta vẫn mượn lệnh của Nghiêm đại ca sai khiến họ. Chỉ

duy có Đặng Vũ là khó khăn đôi chút vì y là Đại-tư mã có toàn quyền

quyết định điều khiển binh mã. Vậy thì thế này:



– Chúng ta chia quân ra làm ba đạo. Đạo Hán-trung nhanh chóng làm chủ

một giải Đông-xuyên, rồi xuất đường Tà-cốc đánh Trường-an. Đến Trường-an tất gặp đại quân của Quang-Vũ.



– Đạo Kinh-châu xuất qua ngã Xuyên-khẩu chiếm chín quận Kinh-châu. Sau

đó tiến lên đánh Nam-dương uy hiếp kinh-đô Lạc-dương. Quang-Vũ thấy

Lạc-dương bị uy hiếp tất đưa quân từ Trường-an về cứu viện kinh đô. Bấy

giờ đạo Hán-trung sẽ đuổi theo y.



Phương-Dung hỏi Công-tôn Tư:



– Công-tôn thái-tử, liệu sau khi chiếm Kinh-châu, Hán-trung, Trường-an.

Thái-tử có xua quân chiếm Đồng-quan rồi vào kinh-đô Lạc-dương không?



Công-tôn Tư lắc đầu:



– Xin cô nương hiểu cho, Ích-châu đất hẹp, người thưa, địa thế hiểm trở. Nếu chúng tôi thủ thì đến một nghìn Ngô Hán, Đặng Vũ cũng bó tay. Nhưng xuất ra chiếm Trung-nguyên, tướng không hèn, sĩ tốt bền chí, nhưng

không đủ người trấn đóng. Hơn nữa chúng tôi mới bị đạo Lĩnh-nam làm cho

hao tổn nguyên khí rất nhiều. Việc chiếm toàn đất Trung-nguyên chưa

được. Bây giờ các vị giúp chiếm lại Ích-châu là may rồi. Còn được

Đông-xuyên, Tây-xuyên, Kinh-châu thêm Trường-an nữa là quá sức. Chúng

tôi dừng quân, chỉnh đốn binh mã. Trong ba năm kéo ra Lạc-dương tranh

hùng với Quang-Vũ sau.



Phương-Dung gật đầu đồng ý:



– Thái-tử đúng là người hiểu tình thế hơn ai hết.



Nàng tiếp:



– Còn đạo Lĩnh-nam trở về Độ-khẩu. Di chuyển đến Quế-lâm, Nam-hải trấn nhậm ở đấy phòng Quang-Vũ mang quân xuống đánh.



Phương-Dung quay lại nói với Trưng Nhị:



– Sư tỷ Trưng Nhị làm quân sư cho đạo Kinh-châu. Chiếm Kinh-châu xong,

xin trả cho Thục. Sư tỷ mượn một đạo binh từ Trường-sa, Linh-lăng đánh

xuống Quế-lâm, Nam-hải sau khi gặp đạo Lĩnh-nam thì kéo về Giao-chỉ.



Nam-hải nữ hiệp nói với Công-tôn Tư:



– Hôm trước Khất đại phu, Trưng Trắc họp với các vị chưởng môn phái

Thiên-sơn tức Thục-đế. Chúng tôi hứa với nhau tạm chia ba thiên hạ.

Chúng tôi chiếm 6 quận Lĩnh Nam, một thước đất của Trung-nguyên cũng

không đụng đến. Còn Thục giữ Ích-châu, chiếm Tam-xuyên, Kinh-châu. Giữa

Thục với Lĩnh Nam làm thế ỷ dốc. Nếu Hán mạnh, chúng tôi từ Lĩnh Nam

theo đường bờ bể đánh lên Bắc. Còn Thục theo đường Kinh-châu, Trường-an

đánh về Lạc-dương. Hiện Thục chưa đủ binh lương chiếm toàn Trung-nguyên. Thục cần ít nhất 3 đến 5 năm chỉnh đốn quân mã, hướng lên Bắc tranh

phong với Hán. Ta hãy tạm chia ba thiên hạ như vậy. Sau này Thục đủ lực

lượng diệt Hán, đó là chuyện của Thục. Bây giờ chúng tôi giúp Thục chiếm lại đất đai đã mất, chiếm thêm Kinh-châu, Tam-xuyên. Không biết

Công-tôn thái tử nghĩ sao?



Công-tôn Tư là người anh hùng, chàng đứng lên cầm mũi tên, bẻ làm đôi, thề rằng:



– Công-tôn Tư tôi thề giữ lời hứa với các vị anh hùng Lĩnh Nam. Nếu sau này bội ước thì dòng họ Công-tôn sẽ tuyệt tử, tuyệt tôn.



Vĩnh-Hoa tiếp lời:



– Bây giờ thế này đạo Kinh-châu do Vu-Sơn tiên sinh thống lĩnh, Trưng

Nhị làm quân sư. Các anh hùng Lĩnh Nam sau đây theo giúp: Sư tỷ Hồ Đề,

Phật-Nguyệt, Trần Năng và Lại sư bá. Hỗ trợ thêm đội Thần-hổ, Thần-báo.

Sau khi chiếm Kinh-châu, anh hùng Lĩnh-nam sẽ dẫn một đạo quân đánh trở

xuống vùng Quế-lâm, Nam-hải. Còn Vu-Sơn tiên sinh trấn nhậm vùng

Kinh-châu để Trường-sa vương Công-tôn Thiệu đánh lên vùng Nam-dương. Đạo này cần hai đội Thần-ngao theo giúp.



Vương Nguyên đứng lên:




– Một cái thì hương vị thuốc trầm, một cái thì thơm tho bốc lên thực mạnh, chạy thẳng vào tới tim.



Khất đại-phu giảng:



– Đúng! Hộp thuốc thứ nhất bằng gỗ cây dừa. Dừa mọc dưới nước thuộc

thủy, tính của nó thuộc âm hàn, vì vậy hương vị dịu hơn. Còn hộp này là

quế. Tính của quế thuộc nhiệt, thuộc hỏa, nên vị nồng nặc.



Ông bỏ điếu thứ nhất rồi châm lửa cho Thiên-sơn lão tiên hút. Xong lại bỏ điếu thứ nhì vào cho lão hút.



– Hay thực, điếu thuốc trong hộp gỗ dừa, hút vào ngọt dịu, mát miệng.

Còn điếu thuốc trong hộp gỗ quế, hương thơm mạnh chạy khắp cơ thể.



Khất đại-phu lại lấy điếu thuốc trong hộp bằng vàng cho vào điếu mời

Thiên-sơn lão tiên hút. Lão rít một hơi. Điếu kêu lên những tiếng lách

cách vang dội. Lão ngửa mặt lên trời, thở ra, lim dim mắt nói:



– Thuốc này giữ nguyên mùi vị.



Khất đại-phu gật đầu:



– Đúng! Kim loại không hút vị thuốc, cũng không làm đổi vị thuốc, vì vậy không có gì biến đi cả.



Ông lấy một điếu thuốc trong cái hộp bằng sành và một điếu trong cái hộp bằng vỏ con trai, cho vào điếu, mời Thiên-sơn lão tiên:



Thiên-sơn lão tiên hút xong hai điếu thuốc nói:



– Điếu trong cái hũ bằng sành thì nhẹ nhàng. Còn điếu trong cái vỏ con trai thì mát dịu.



Khất đại-phu vỗ đùi reo:



– Đúng như vậy. Hũ sành thuộc thổ. Thổ sinh ra Mộc là thuốc, vì vậy vị

thuốc nhẹ nhàng, hương thơm giữ lâu trong cổ. Còn thuốc đựng trong con

trai, tuy cũng thuộc Thổ. Song trai ở dưới nước thuộc Thủy, Thủy tính

làm cho thuốc dịu đi là thế.



Đến đây Khất đại-phu cũng rít một hơi, thở khói bay tỏa trên không.

Thình lình ông thổi vào ống điếu một cái, tàn thuốc bay đến vèo, trúng

vào một người nằm dài dưới đất. Người này choáng váng đứng dậy. Công-tôn Tư nhìn lại thì ra y là Trung-lang tướng Lai Háp.



Nguyên trong khi Khất đại-phu với Thiên-sơn lão tiên luận bàn về thuốc

lào, đám anh hùng Lĩnh-nam bàn định cử người đấu với ba tướng Hán. Hiện

ngoài Đào Kỳ, Phương-Dung không ai địch lại ba cao thủ Hán.



Phùng Vĩnh-Hoa bàn:



– Đào hiền đệ đấu với Sầm Bành. Phương-Dung đấu với Tế Tuân, chắc chắn

thắng cả hai cuộc. Vậy cuộc thứ ba ai đấu mà chẳng được. Có thể để

Đinh-hầu đấu với Lai Háp.



Sầm Bành lên tiếng trước:



– Trận đầu do Chinh-lỗ đại tướng quân ra tay bằng đao, vậy bên Lĩnh Nam ai muốn xuất thủ?



Phương-Dung bước ra nói:



– Được! Ta dùng kiếm đấu với ngươi.



Tế Tuân đã thấy kiếm pháp của Phật-Nguyệt. Y nghe nói kiếm pháp của

Phương-Dung cao hơn Phật-Nguyệt một bậc, y có ý sợ. Song đã trót. Y đành rút dao đứng trước trận.



Y múa đao nói:



– Đào phu nhân, ai vì nước người ấy. Ta là tướng Hán, ăn cơm mặc áo Hán, ta phải trung thành với Thiên-tử. Phu nhân vì Lĩnh Nam, phải phục hồi

Lĩnh Nam, vậy chúng ta đấu với nhau. Nào mời phu nhân.



Y quay tròn đao đẩy thẳng về phía trước. Phương-Dung thấy kình lực như

vũ bão, vội vọt người lên cao như cây pháo thăng thiên. Tế Tuân cũng vọt người theo. Y đánh ba đao, bao trùm hạ bàn Phương-Dung. Nàng điểm mũi

kiếm vào giữa làn đao của y. Người nàng lại vọt lên cao như con hạc.

Kiếm của nàng bật lên những tiếng leng keng. Nàng lộn liền ba vòng đáp

xuống. Tế Tuân ra tay trước chiếm được tiên cơ một chiêu. Y phấn khởi

đẩy mũi đao chênh chếch vào ngực Phương-Dung.



Phương-Dung muốn nghiên cứu đao pháp của y. Nàng chỉ xuất chiêu cầm

chừng. Vì vậy hai người đấu trên 300 chiêu vẫn không phân thắng bại.



Trưng Trắc đứng ngoài lo ngại quân Hán biết tình hình. Nàng nói:



– Giải quyết đi thôi!



Bấy giờ Phương-Dung mới đánh liền 9 chiêu, biến thành 81. Kiếm chiêu bao trùm khắp người Tế Tuân. Y hoa mắt không biết đâu mà đỡ. Xoẹt một

tiếng, đao của y rơi xuống đất. Y ôm cườm tay nhăn nhó, máu ra đầm đìa.



Hồi tham chiến ở Kinh-châu, Trần Năng rất thân với Tế Tuân. Nàng thấy y bị thương tiến lên nói:



– Chinh-lỗ đại tướng quân! Người thua rồi, để tôi băng bó vết thương cho người.



Nàng lấy vải, thuốc tiến lại băng bó vết thương cho y. Sau khi băng bó xong, nàng nói:



– Tướng quân đã bị sư thẩm của tôi đánh bại. Vậy chúng tôi xin lưu tướng quân lại đây. Khi xong việc chúng tôi để tướng quân về Hán.



Bất chợt Tế Tuân xuất chiêu, tay phải chụp tóc Trần Năng, tay trái rút đao đâm vào ngực nàng.



Võ công Trần Năng cao gấp trăm lần Hồ Đề, Giao-Chi, Trần Quốc. Tay phải

nàng túm lấy nắm tay của Tế Tuân vặn mạnh, y nghiêng người đi. Tay trái

nàng phóng một chỉ vào ngực y đến phụp một cái. Ngực y bị thủng một lỗ

lớn, máu phun ra có vòi. Trong khi đó con đao mới chạm da nàng.



Lai Háp quát lên:



– Tiện tỳ! Mi giết đại tướng của triều đình. Ta phải trả thù cho Chinh-lỗ đại tướng quân.



Y phóng chưởng đánh Trần Năng. Trần Năng lùi lại một bước, xử dụng

Lĩnh-nam chỉ phản công. Chưởng phát trên một diện tích lớn, thành ra mất uy lực. Còn chỉ phát ra như mũi nhọn, lợi hại vô cùng. Vì vậy võ công

Lai Háp tuy cao hơn Trần Năng, mà vẫn không làm gì được nàng.



Trời đổ mưa, tuyết xuống trắng xóa, hai người giao tranh dưới tuyết. Lai Háp ở Trung-nguyên đã lâu chịu lạnh quen. Còn Trần Năng ở Giao-chỉ,

vùng thấp nhiệt quanh năm không chịu được khí lạnh.



Phùng Vĩnh-Hoa đến bên Đào Kỳ nói nhỏ mấy câu. Đào Kỳ bật cười. Chàng

thò tay vào túi móc ra ba viên thuốc chống lạnh. Chàng vận khí nhắm vào

đầu và hai vai Trần Năng, dùng Lĩnh-nam chỉ bắn tới. Ba viên thuốc kêu

vo vo, nhưng tốc độ đi rất chậm. Khi chạm vào người Trần Năng tan ra

thành bụi bắn vào da nàng. Trần Năng cảm thấy người nóng bừng lên. Nàng

quay lại nói với Đào Kỳ:



– Đa tạ sư thúc cho ba cái lò sưởi ấm.



Miệng nói tay nàng phát chiêu vù vù. Lai Háp đưa vai chịu một chưởng rồi ôm lấy Trần Năng. Hai người lăn trong tuyết đấu vật. Lai Háp biết Trần

Năng chịu lạnh thua y. Y lăn dần tới bờ hồ, rồi vận sức chuyển động. Cả

hai người lăn xuống bờ hồ đầy nước, đã đóng thành băng. Hai người rơi

xuống. Tảng băng thủng ra, cả hai chìm xuống đáy.



Quần hùng đứng trên bờ lo lắng. Một lát sau thấy Trần Năng nắm tóc Lai

Háp vọt khỏi hồ, đặt y nằm dài dưới đất. Nguyên cả hai rơi xuống hồ.

Trần Năng được ba viên thuốc chống lạnh, nàng chịu nổi giá buốt. Còn Lai Háp, chỉ một khắc cóng tay chân, bị ngàng đánh một quyền vào đầu, y

ngất xỉu.



Nàng đặt y xuống bờ hồ, Khất đại-phu đang hút thuốc. Ông thở một hơi

mạnh, tàn điếu thuốc trúng giữa trán. Y cảm thấy nóng bừng trong người. Y đứng dậy đi được một hai bước, rồi lại ngã ngồi xuống.



Sầm Bành thấy Tế Tuân chết, Lai Háp bị thương nặng, y tiến ra thách thức Đào Kỳ.



– Ta nghe ngươi võ công vô địch Lĩnh-nam. Song vô địch Lĩnh-nam chưa

phải vô địch thiên hạ. Hôm nay ta muốn lĩnh giáo chưởng pháp Lĩnh-nam.



Tần-vương Điền Sầm nói:



– Đào huynh đệ! Sầm Bành trước đây là Võ trạng nguyên của Vương Mãng.

Khi y cầm quân đánh Hán, chỉ có Phùng Dị, Mã Vũ đánh ngang với y mà

thôi. Bên Thục của ta, sư đệ Triệu Khuôn, Vương Nguyên cũng không thắng

được y. Chưởng lực của y bao hàm cương nhu rất ảo diệu.



Từ ngày học Phục ngưu thần chưởng, cả âm lẫn nhu, Đào Kỳ đánh thắng Lê

Đạo-Sinh, chàng chưa có dịp đấu với thiên hạ. Chàng lại cùng Khất

đại-phu sáng chế ra cách truyền nội lực theo các kinh. Chàng có thể xử

dụng một tay âm, một tay dương. Song chàng chỉ tập với Khất đại-phu, chứ chưa xử dụng đúng mức. Bây giờ đứng trước Sầm Bành vô địch

Trung-nguyên, chàng muốn thử nghiệm xem sao.



Chàng tiến lên:



– Phiêu-kỵ đại tướng quân! Xin mời.



Sầm Bành hít một hơi, y phóng chưởng đến vù một cái. Chưởng của y xoáy

tròn, tuyết theo chưởng của y bay lên như con rồng. Đào Kỳ muốn thử

nghiệm võ công Lĩnh-nam trước đệ nhất cao thủ Trung-nguyên. Chàng đứng

nguyên phát chiêu Ác ngưu nan độ trong Phục ngưu thần chưởng, vận khí

dương cương. Hai chưởng chạm nhau, bùng một tiếng. Tuyết bay trắng xóa

một vùng. Cả hai cùng lui lại một bước. Đào Kỳ thấy cánh tay ê ẩm. Chàng khen thầm trong lòng:



– Trước khi phát minh ra lối vận công theo kinh mạch, và cách chuyển Âm

thành Dương theo lối hỗ tương. Ta với Khất đại-phu không phải là đối thủ của thằng cha này.



Sầm Bành vận đủ mười thành công lực, phát chưởng thứ nhì. Chưởng này tay trái đánh xéo từ dưới lên. Tay phải từ trên đánh xuống. Hai chưởng giao nhau như một cái kéo. Đào Kỳ thấy chưởng tay trái của y âm hàn lạnh

lẽo. Chưởng tay phải thì dương cương. Trên mặt y bên xanh, bên đỏ.



Muốn thử nghiệm võ công Tản-viên xem sao. Chàng phát chiêu Ngưu hổ tranh phong vào giữa hai chưởng của Sầm Bành. Bình một tiếng nữa. Những người công lực yếu như Hồ Đề, Giao Chi, Trần Quốc, Lê Chân phải lui lại để

tránh áp lực hai chưởng.



Đào Kỳ thấy một luồng hơi lạnh nhập tay trái, một luồng hơi nóng nhập

tay phải. Chàng chuyển chân khí tay trái vào Nhâm-mạch, tay phải vào

Đốc-mạch, rồi hòa lẫn hai luồng chân khí với nhau bằng huyệt Hội-âm,

chàng cảm thấy khoan khoái vô cùng. Thiên-sơn lão tiên giảng cho đám

Công-tôn Tư, Điền Sầm nghe:



– Âm-Dương chưởng là chưởng lực của người Cao-ly. Người Cao-ly sống dưới tuyết quanh năm, họ luyện thành chưởng. Khi người trúng chưởng khí âm

hàn nhập vào tạng phủ. Nặng, người lạnh như băng mà chết. Nhẹ, lạnh nhập vào tạng phủ, không cách nào chữa khỏi. Còn Chu-sa chưởng của Tây-vực,

thiên về nhiệt. Ai trúng chưởng, nóng quá, đứt gân máu mà chết. Khắp

Trung-nguyên chỉ có một mình Xích-My Phan Sùng với Sầm Bành hợp hai

chưởng một lúc. Các đồ tử, đồ tôn phái Thiên-sơn bị bại dưới tay Sầm

Bành vì chưởng này. Song y chỉ phát được có ba chiêu mà thôi. Đào tiểu

hữu dùng Phục ngưu thần chưởng đỡ được chưởng này của y dễ dàng thì thực là thần nhân.