Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 16 : Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy Tân thanh đáo để vị thùy thương

Ngày đăng: 14:46 18/04/20


Đào Kỳ kể lại tỉ mỉ ngày chàng cùng sư tỷ ra đi theo Nghiêm Sơn ra Bắc.

Đến bến đò sông Hồng-hà thì gặp Nguyễn Tam-Trinh giả làm người lái đò,

tấu nhạc cho nghe, rồi dìm thuyền bắt sống Nghiêm Sơn ra sao. Chàng kết

luận:



– Nguyễn sư-bá với Nghiêm đại-ca là hai người anh hùng. Phàm đã là anh

hùng, họ nhìn nhau, nghe nhau nói, là hiểu nhau liền. Sư bá Nguyễn

Tam-Trinh biết đại-ca cầm quyền khuynh quốc, tước Lĩnh-nam công, nếu thả đại-ca ra mà đại ca thù hận, chỉ một ngày sau đất Mai-động sẽ thành

bình địa. Thế mà sư bá vẫn tha. Còn Nghiêm đại-ca trở về, mấy hôm sau

lại đem đủ lễ, nào trâu, nào bò, nào hoa quả, theo tục lệ Âu Lạc để thế

mạng. Nghiêm đại-ca còn nói:



Dù đấu văn, đấu võ, đấu môn nào thua thì cũng là thua. Nghiêm đại-ca

nhận thua sư bá Tam-Trinh. Sư-bá phục quá, hai người kết bạn với nhau.

Sư-bá còn đứng ra làm lễ cưới tam sư-tỷ của tôi với Nghiêm đại-ca nữa.



Bỗng trên trời có tiếng Thần-ưng kêu lên the thé. Phương-Dung ngửa mặt

nhìn lên, thấy đôi Thần-ưng đang bay trên đầu mình. Nàng huýt sáo một

tiếng, đôi Thần-ưng đáp xuống trước ngựa. Nàng mở ống tre dưới chân

chúng ra, lấy một mẩu giấy đọc:



" Đêm hôm qua Chinh-tây đại tướng quân Phùng Dị, Võ-oai tướng quân Lưu

Thương lấy ngựa trốn về Hán. Vi Đại-Khê chỉ huy đội Ngao-thần canh phòng đuổi theo bị đánh trọng thương. Ba Ngao-thần bị giết. Sún Rỗ chỉ huy

đội Thần-ưng tuần tiễu bị chúng bắt đi mất. Ta đấu chưởng với Phùng Dị

bị thương nhẹ. Chúng chạy về hướng Trường-an báo cho tiểu sư-đệ biết mà

liệu việc.



Dưới thư vẽ bông cúc vàng. Đào Kỳ biết đó là biểu hiệu của Hoàng Thiều-Hoa. Đào Kỳ hỏi Phương-Dung:



– Nếu Phùng Dị, Lưu Thương chạy thoát về Trường-an, thế nào cũng theo

con đường chúng ta đi, e chúng ta không dùng binh phù của Nghiêm đại-ca

được nữa.



Phương-Dung cười:



– Khi Phùng Dị, Lưu Thương đầu hàng em biết chúng không thực tâm, dặn

Lục Sún cho Thần-ưng tuần phòng trên trời. Dù chúng chạy đâu cũng không

thoát con mắt Thần-ưng. Nếu chúng về Trường-an, thế nào cũng theo con

đường chúng ta đi. Chúng ta cứ thủng thẳng sẽ gặp chúng. Thần-ưng sẽ báo cho chúng ta biết.



Phương-Dung viết thư trả lời Hoàng Thiều-Hoa, rồi tung Thần-ưng lên trời. Chúng lượn một vòng rồi bay về hướng Nam.



Mọi người lại lên đường. Được mấy dặm, cặp Thần-ưng đưa thư lại lộn trở

lại bay tà tà trên đầu. Chúng kêu lên những tiếng khẩn cấp như giục giã, như cầu cứu.



Phương-Dung hiểu ý nói:



– Có lẽ Sún Rỗ bị Phùng Dị bắt mang theo, đang ở gần đâu đây. Chúng thấy chủ tướng bị nạn đến báo cho chúng ta biết.



Năm người phi ngựa ngược trở lại hướng Nam. Đôi Thần-ưng bay lượn trên

đầu dẫn đường. Chúng dẫn năm người tới một ngọn đồi cây cối um tùm. Trên trời một đoàn Thần-ưng từng năm con một lao xuống tấn công địch rồi lại bay lên. Chúng lên xuống từng đợt rất nhịp nhàng.



Năm người phi ngựa đến chân đồi, buộc ngựa vào gốc cây, hướng chỗ

Thần-ưng đang tấn công lần tới. Xa xa họ nghe tiếng Sún Rỗ nói:



– Đ.M thằng Phùng Dị, mày thân làm Chinh-tây đại tướng-quân cho thằng

Quang-Vũ, mà không sao bắt được ông, thì về nhà chui đầu vào quần vợ

chết đi cho rồi.



Phùng Dị nghe chửi tức quá. Y đến gốc cây nhìn lên, thấy Sún Rỗ ngồi vắt vẻo trên cây, lấy ngón tay để vào mũi ngạo y. Y rút kiếm chặt cây. Công lực y cao thâm chỉ mười nhát, cây đã kêu răng rắc mấy tiếng rồi đổ

xuống. Phùng Dị cười ha hả tiến lại bắt Sún Rỗ. Sún Rổ hú một tiếng,

toán Thần-ưng trên trời đâm bổ xuống tấn công Phùng Dị. Phùng Dị, Lưu

Thương cùng tấn công Thần-ưng. Nhưng Thần-ưng đã bay lên cao. Phùng Dị

quay lại định bắt Sún Rỗ. Nó đã thoăn thoắt leo lên một ngọn cây khác.



Lưu Thương bàn:



– Chúng ta mau rời khỏi nơi đây, nếu không quân Thục đuổi theo thì nguy. Nhất là Đào Kỳ, Phương-Dung đuổi kịp tính mệnh khó toàn.



Có tiếng nói khoan thai đâu đó:



– Đào Kỳ, Phương-Dung đã đến từ lâu rồi.



Từ bụi cây năm người tiến ra. Đi đầu là Phương-Dung, rồi đến Đào Kỳ, Đô Dương, Khất đại-phu, Giao-Chi.



Phùng Dị không nói không rằng vung chưởng tấn công Phương-Dung.

Phương-Dung nhún mình một cái nhảy lui lại. Ở trên không nàng đã rút

kiếm, ánh kiếm lóe lên. Nàng phóng ra một chiêu, biến thành 36 rồi 72.

Phùng Dị hoảng kinh lăn mình dưới đất tránh khỏi. Y vọt mình một cái

đứng dậy, Phương-Dung không đuổi theo. Trước đây nàng là quân sư, chỉ

huy y quen. Bây giờ phải ra tay với y, nàng không nỡ. Khất đại-phu cũng

giúp y chống Thục nhiều lần, chỉ đứng nhìn y. Đào Kỳ tính đôn hậu, chàng đã gặp Phùng Dị trong lần hội quân ở Quế-lâm. Hai người đàm luận binh

pháp rất tương đắc. Chàng thấy trong các tướng Hán, người có tài dùng

binh nhất là Nghiêm Sơn, sau đó tới Đặng Vũ, Ngô Hán, Phùng Dị, Mã Viện

và Sầm Bành. Chính sáu người này đã xây dựng nên nhà Đông-Hán. Bây giờ

bảo chàng giết Phùng Dị thì không nỡ. Chàng ngẩn người ra suy nghĩ không biết giải quyết sao. Nếu giết y thì uổng một đại tướng tài, một cao thủ võ lâm.



Trong năm người thì Đô Dương là đại tướng Hán lâu năm, thống lĩnh hàng

mấy trăm vạn binh, đánh đư trăm trận. Chàng là người trí dũng song toàn, linh mẫn. Quyết đoán ngang với Trưng Trắc, Trưng Nhị, Nghiêm Sơn, chàng nhận ra ngay hoàn cảnh hiện tại. Chàng nói với Phùng Dị:



– Chinh-tây đại tướng-quân, chúng ta chỉ giữ ngươi ở đây 15 ngày nữa,

sau khi chiếm được Kinh-châu, Lĩnh Nam, ta thả ngươi. Đạo Hán-trung tới

đây coi như ra mặt đối phó rồi, không cần giữ bí mật nữa. Ta đối xử tử

tế với ngươi vì nhớ lại trước đây, chúng ta cùng chiến đấu dưới quyền

Nghiêm đại-ca. Bây giờ, ngươi vì Hán, ta vì Lĩnh Nam, mà phải ở thế đối

nghịch nhau. Ta lấy làm buồn lắm.



Sún Rỗ nhảy xuống dưới đất, nó nhìn Phùng Dị thè lưỡi ra trêu y. Mặt Phùng Dị xám như tro nói:



– Đô thái-thú, thôi tôi đành tuân lời ngươi vậy, chứ biết làm sao.



Sún Rỗ nói với Khất đại-phu:



– Ông nội ơi! Ông nội cho cháu đi Trường-an với nghe?



Nguyên Lục Sún là bọn trẻ con. Khất đại-phu là người nhiều tuổi. Tính

trẻ, già thường dễ thân nhau. Chúng bắt chước Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa gọi

người là ông đã quen.



Khất đại-phu lắc đầu:



– Con phải về ngay, nếu không Hoàng Thiều-Hoa phải lo sợ cho con mà thành mệt trí.



Hoàng Thiều-Hoa là người ôn nhu nhẹ nhàng, nàng thích trẻ con. Đối với

Lục Sún, nàng săn sóc như con đẻ. Vì vậy Lục Sún luôn ở cạnh nàng. Nghe

nhắc đến Thiều-Hoa, nó chợt tỉnh ngộ nói:



– Ông nội dạy đúng, con về với Hoàng sư tỷ đây.



Nó nhảy lên ngựa của Lưu Thương cầm tù-và thổi một hơi. Đàn Thần-ưng bay theo ngựa của nó.



Phùng Dị thở dài:



– Đào tướng-quân, tôi nói thực. Nếu Hoàng-thượng hỏi ý kiến tôi có nên

cho Lĩnh Nam phục hồi hay không. Tôi khuyên người không cho. Lĩnh-nam

nhân tài như lá rừng. Đến Lục Sún chưa quá 18 tuổi, mà còn cương quyết,

tài giỏi là dường này. Thì nếu cho Lĩnh Nam phục hồi, chỉ cần năm năm

sau. Các vị kéo lên Trung-nguyên quyết chiến một trận là nhà Hán sụp đổ

ngay.



Đô Dương cười ha hả:



– Cám ơn Phùng tướng-quân quá khen ngợi. Phùng tướng-quân là tri kỷ của

anh hùng Lĩnh Nam chúng tôi. Đại phàm trên đời có hai loại tri kỷ: Một

loại biết ta, khuyến khích ta, giúp đỡ ta. Còn một loại tri kỷ nữa biết

tài ta muốn kéo ta về với họ. Kéo không được phải tìm cách giết đi, để

trừ hậu hoạ. Phùng tướng-quân là loại tri kỷ thứ nhì vậy.Vừa rồi thái

sư-thúc, Đào sư-đệ, Phương-Dung đều không muốn giết Phùng tướng-quân,

cũng vì biết tướng-quân là người tài vậy. Ở đây còn Chu Bá sư-thúc,

Giao-Chi với tôi có thể kiềm chế các vị. Nhưng nghĩ cho kỹ, các vị chống Lĩnh-nam chẳng qua ai cũng vì giang sơn người ấy, chứ có thù oán gì

nhau.



Giao-Chi trói Phùng Dị, Lưu Thương. Để hai người chung một ngựa, rồi lên đường.



Đoàn người phi ngựa nhanh như gió trong đêm. Dù phi ngựa song họ có võ

công cao, câu chuyện không bị đứt đoạn. Bỗng có tiếng tiêu nhu hòa văng

vẳng trong đêm. Đào Kỳ nhận ra đó là khúc Cổ loa di hận chàng đã được

nghe tại Mai-động. Chàng quay lại nhìn thì người tấu là Giao-Chi. Tuyệt ở chỗ ngựa phi như bay mà nàng tấu khúc nhạc, tiếng tiêu liên miên bất

tuyệt. Tiếng tiêu ngân vang, đầy sầu thảm trong đêm khuya, khiến những

người hùng tâm như Đào Kỳ, quảng đại như Khất đại-phu cũng phải thổn

thức trong lòng.



Tiếng tiêu vừa dứt. Đô Dương ra hiệu cho mọi người dừng lại. Chàng chỉ về phía trước:



– Đằng trước là Tam-lâm, quẹo xuống Nam mấy dặm nữa là thành Trường-an.

Đêm khuya, lại nhân có Hán-đế ở đó, nên thành đóng cửa. Chúng ta ngừng

tại đây chờ sáng hãy vào thành.



Đô Dương hỏi Giao-Chi:



– Sư-muội! Khúc nhạc sư-muội vừa tấu tên gì? Ngu-huynh hủ lậu quá không biết.



Giao-Chi đáp:



– Đại-ca chưa nghe qua là phải. Khúc nhạc này do bố em sáng tác mới đây. Tên là Cổ-loa di hận khóc cho người Việt vong quốc.



Đô Dương bàn:



– Nếu sư muội biết soạn nhạc, phải soạn ra khúc Xuân dạ Việt-nữ chiến

Hàm-dương mới đúng hoàn cảnh của chúng ta. Giao-Chi gật đầu:



– Đa tạ đại-ca chỉ dạy.



Đào Kỳ nhận thấy ở Đô Dương tính tình hào sảng, lỗi lạc, có thể nói Đô Dương là một Nghiêm Sơn thứ nhì. Chàng nghĩ:



– Nếu Nghiêm đại-ca có bề gì, thì Đô đại-ca cũng sẽ là một đại tướng cầm quân chống Hán như Nghiêm đại-ca được.



Qua kinh nghiệm một thời gian cầm quân. Chàng nhớ đến lời giảng của Lục

Mạnh-Tân hồi còn ở Thái-hà trang: Khi dùng tướng chia làm bốn loại. Phàm người có sức khỏe dùng vào việc xung phong, hãm trận, là dũng tướng ví

như Phàn Khoái. Loại người có sức mạnh, biết điều khiển quân sĩ, đánh

thành, hãm trận, đánh trên núi, đánh ở đồng bằng, ủy cho điều khiển một

đạo quân, giao cho một nhiệm vụ. Đó là Chiến-tướng vậy. Loại không sức

khỏe biết dùng binh, biết mình, biết người, trên thông thiên-văn, dưới

hiểu địa lý, thì dùng làm Quân-sư như Trương Lương, Tiêu Hà. Còn loại

trí dũng tuyệt vời, văn mô vũ lược, biết trông rộng, nhìn xa, nhìn giặc, nhìn mình, ngồi trong trướng mà quyết thắng ngoài nghìn dặm là đại

tướng như Khương Thượng, Tôn Vũ, Ngô Khởi, Hàn Tín. Còn loại tối cao có

chí lớn, ôm trời đất trong lòng, nhã lượng, cao trí, hùng tài, đại lược

có đức Nhân như Vũ-Vương, Cao-Tổ, đó là loại Đế vương vậy.



Chàng nhẩm ước tính những người của mình, thì thấy: Khất đại-phu, Nguyễn Phan, Nguyễn Trát, Phan Đông-Bảng, Trương Thủy-Hà, Cao Cảnh-Minh, Đặng

Thi-Kế, Nguyễn Thành-Công, đại sư-huynh Trần Dương-Đức, hai anh

Nghi-Sơn, Biện-Sơn cho tới Thần-nỏ Âu-lạc, Mai-động ngũ kiệt, Cối-giang

tứ hùng đều chỉ là những người có sức khỏe xung phong hãm trận mà thôi.

Phật-Nguyệt, Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa lại khác.



Chàng suy nghĩ một lúc rồi nói thầm:



– Trội hơn hết có Nghiêm đại-ca, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đặng Thi-Sách,

bố ta, chú ta, cậu ta, bây giờ thêm Đô Dương là có tài đế-vương.



Chàng tự đặt câu hỏi:



– Thế thì những ai làm đại tướng được?



Rồi tự trả lời một mình:



– Dĩ nhiên bố ta đứng đầu. Võ công người cao, lại có tính quyết đoán,

giải quyết mọi việc mau mắn. Về xung phong hãm trận, người giỏi đã đành, ước tính biết mình, biết người thật chính xác. Cứ xét như trận đánh

cảng Bắc. Chỉ một nhóm đệ tử, tráng đinh chưa quá 500 người, thế mà

người chống lại mấy vạn hùng binh của Thái-thú Nhâm Diên. Đốt cháy phủ

Thái-thú, đánh Đô-úy trọng thương, giết vợ con Nhâm Diên. Những người

tài như bố mình không thiếu. Đầu tiên là chú Đào Thế-Hùng, cậu Đinh Đại, Lê Đạo-Sinh và đệ tử Thái-hà trang cũng đều có tài đại tướng. Sư thúc

Lương Hồng-Châu, Lại Thế-Cường, Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ, tám vị

Thái-bảo Sài-sơn, Lê Chân, Hồ Đề, Đàm Ngọc-Nga và Hoàng sư-tỷ. Ừ nhỉ!

Lĩnh Nam mình nhiều nhân tài quá, do hoàn cảnh đất nước tạo nên.



Chàng lại tự đặt câu hỏi:



– Thế còn mình, mình thuộc loại nào đây? Sư-bá Nam-hải nói mình có tài

đại-tướng. Nghiêm đại-ca dĩ nhiên tin là mình có tài đại-tướng mới giao

ấn Chinh-viễn đại tướng-quân cho mình. Mình thống lĩnh cả sư-thúc Triệu

Anh-Vũ, Lương Hồng-Châu, Đinh Công-Thắng và Hoàng sư-tỷ. Nghiêm đại-ca

còn bảo mình là chiến tướng được. Điều này đúng, vì cái ông chiến tướng

đó đại-ca dạy mình. Võ công mình cao, dĩ nhiên rồi. Nghiêm đại-ca tự

biết tài điều quân, ước tính tình hình không bằng Phương-Dung, nên để

Phương-Dung làm quân-sư. Đại-ca thực là người có tài đế vương, nên dù

Phương-Dung nhỏ tuổi lại là gái, đại-ca cũng vẫn trọng dụng và tự nhận
Ngừng một lát Đô Dương tiếp:



– Cảnh-Thủy chỉ có một công-chúa Vĩnh-Hòa, Tấn-công Lý Điệt chỉ có một

quận-chúa Lý Lan-Anh và Ngụy-công Chu Huy chỉ có một quận-chúa Chu

Thúy-Phượng. Quang-Vũ ban cho ba nàng, mỗi nàng một thanh Thượng-phương

bảo kiếm, được quyền Thượng trảm hôn quân, hạ trảm gian thần. Ba nàng

hiện lưu lạc ở Nam-hải cùng với Khúc-giang ngũ hiệp Trần-gia. Năm trước

đây, trong lần về Trường-an giỗ Cảnh-Thủy hoàng-đế, tôi đã được thấy

công-chúa Vĩnh-Hòa. Chà! Nàng đẹp như hoa xuân mới nở, tư thái phiêu hốt như một tiên nữ. Nàng rất giỏi về âm nhạc. Tôi e rằng trên thế gian

không ai sánh được với nàng.



Giao-Chi hỏi:



– Kể ra Quang-Vũ cũng tử tế với Nghiêm đại-ca đấy chứ. Y định đem chị

con ông bác gả cho Nghiêm đại-ca. Quả y đã ưu đãi Nghiêm đại-ca quá rồi

còn gì nữa.



Đô Dương lắc đầu:



– Sư muội lầm rồi. Bấy giờ có tin Nghiêm đại-ca muốn phục hồi Lĩnh Nam. Y lo sợ cuống cuồng, vì vậy mới định gả công-chúa Vĩnh-Hòa cho Nghiêm

đại-ca.



Giao-Chi à lên một tiếng:



– Quang-Vũ muốn mai phục một việc ngày xưa như Hán-đế dùng An-quốc Thiếu-Quý thôn tính đất Nam-Việt của con cháu Triệu Đà.



Nguyên Tần Thủy-Hoàng sai Đồ Thư mang 500.000 quân sang đánh Âu Lạc,

chiếm các quận Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận, giao cho một viên Quận-úy

là Triệu Đà trông coi, rồi tiếp tục đánh xuống miền Nam. An-Dương vương

dùng du kích chiến, cuối cùng đánh một trận giết Đồ Thư, nhưng không đòi lại được ba quận trên. Khi Tần Thủy-Hoàng chết. Anh hùng Trung-nguyên

nổi dậy như ong. Triệu Đà xưng Nam-Việt vương giữ vững cai trị như một

quốc-gia. Sau khi dùng mưu chiếm được nước Âu Lạc, An-Dương vương tự tử. Lãnh thổ Nam-việt trở thành rộng lớn. Triệu Đà xưng đế, cha truyền con

nối. Có lần Đà mang quân đánh Trường-sa. Đến đời Hán-Văn đế cho người

thuyết phục, dọa đào mồ cuốc mã tổ tiên họ Triệu, Đà mới chịu thần phục, hàng năm tiến cống. Truyền đến đời cháu Đà, Hán-đế bắt cho Thái-tử sang làm con tin. Thái-tử Anh-Tề sang Hán làm con tin, lấy người vợ tên

Cù-Thị. Thái-tử Anh-Tề trở về nối ngôi vua được ít lâu thì chết. Hán-đế

sai tình nhân cũ sang dụ Cù-Thị với con hàng Hán. Cù-Thị gặp tình nhân

cũ, nhớ nước muốn về Trung-nguyên, thị khuyên con trai đầu hàng. Lữ Gia

là Tể-tướng nước Nam-việt đứng lên giết Cù-Thị, sứ giả, lập vua khác.



Đô Dương hỏi:



– So sánh giữa Phương-Dung với Hoàng sư-tỷ ai đẹp hơn ai?



Giao-Chi đáp:



– Thực khó nói rằng hoa Lan hay hoa Thủy-tiên đẹp. Vì mỗi người mỗi vẻ.

Phương-Dung thì đẹp sắc sảo chói chang, nhìn vào như một hoa Lan giữa

buổi bình minh. Còn Hoàng sư-tỷ đẹp nhu mì, mỗi khi nhìn sư tỷ, dường

như người nhìn bị hút mất năng lực. Võ công sư tỷ cực cao. Trong bốn nữ

lưu Lĩnh Nam là Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thiều-Hoa và Trần Năng thì trước

đây Trần Năng, Thiều-Hoa kém xa hai sư tỷ kia. Nhưng nay vì Trần Năng

được sư phụ là Thái-sơn bắc-đẩu Lĩnh Nam truyền dạy, tiến xa hơn nhiều.

Còn Hoàng sư tỷ gốc học ở Đào-hầu, sau được sư đệ Đào Kỳ truyền dạy, mà

trở thành bản lĩnh kinh nhân. Trước bản lĩnh Hoàng sư-tỷ ngang với

Nghiêm đại-ca. Hiện nay bản lĩnh sư-tỷ cao hơn Nghiêm đại-ca một bậc.



Đô Dương thắc mắc:



– Ta nghe khi thất lạc Đào-hầu, Hoàng sư-tỷ nuôi Đào Kỳ như nuôi con, vậy sao võ công Đào Kỳ lại cao hơn sư-tỷ được?



Giao-Chi đem hết chuyện Đào Kỳ từ lúc rời Cửu-chân cho đến lúc chàng gặp bộ Văn-lang võ học kỳ thư, mà trở thành vô địch, nàng thuật lại một

lượt cho Đô Dương nghe.



Lúc Đô Dương được Giao-Chi thuyết phục trở về Lĩnh-nam. Chàng vẫn cho

rằng bản lĩnh Nghiêm Sơn là đệ nhất. Chàng có thua Nghiêm Sơn đôi chút,

thì ít ra cũng vào bậc nhì. Bây giờ chàng mới biết Lĩnh Nam có không

biết bao nhiêu nhân tài mà kể.



Hai người im lặng rồi ngủ đi lúc nào không rõ. Trong lúc mơ mơ tỉnh

tỉnh, Đô Dương nghe tiếng ngựa phi lộp bộp ở xa. Chàng lắng nghe, có

nhiều tiếng chân ngựa chứ không phải một tiếng. Tiếng chân ngựa mỗi lúc

một gần. Chàng cúi xuống cầm viên sỏi nhỏ bắn sang võng Giao-Chi để đánh thức nàng, thì không thấy nàng đâu nữa. Chàng đảo mắt nhìn quanh, thì

thấy nàng ngồi trên ngọn cây nhìn về phía tiếng ngựa phi. Một lát tiếng

ngựa lại gần. Chàng định vào miếu báo cho mọi người biết, có tiếng

Phương-Dung nói sẽ:



– Chúng tôi dấu hết ngựa rồi. Còn hai vị ẩn thân ở ngoài. Nếu thấy kẻ lạ vào đừng có lên tiếng, chúng tôi khắc có cách đối phó.



Giao-Chi cùng Đô Dương nhảy xuống thu võng, rồi ẩn thân vào bụi cây gần

đó. Tiếng ngựa mỗi lúc một gần. Giao-Chi đếm: một, hai, ba... mười ba

con ngựa. Toán thứ nhất chạy đến trước miếu, ngừng lại. Có tiếng một

người nói:



– Đây có cái miếu, chúng ta ngừng lại nghỉ chân. Chứ chạy nữa, ngựa mệt quá rồi.



Họ nói tiếng Việt, Giao-Chi nhận ra tiếng nói rất quen thuộc, nhưng không biết là tiếng của ai.



Mười ba người xuống ngựa, tiến vào miếu. Giao-Chi nhìn kỹ xem họ là ai.

Trong bóng đêm nàng phân biệt rõ trong 13 người, có 1 nữ, còn 12 nam.

Trong 12 nam có 3 người đeo cung tên. Dường như họ đều mỏi mệt và có vài người bị thương nhẹ.



Người cầm đầu chỉ vào miếu nói:



– Chúng ta ẩn trong miếu này chống lại chúng. Cố gắng cầm cự, vận khí

điều công phục hồi chân khí, rồi quyết chiến một trận. Từ đây đến chỗ

đóng quân của chúng ta không xa cho lắm.



Giao-Chi nghe tiếng nói giật bắn người lên. Nàng nhận ra tiếng của đệ

nhị sư bá Trần Công-Minh. Trần Công-Minh là Lạc-hầu ở Ký-hợp. Từ lâu ông không phục tùng người Hán, tách hẳn với chính quyền Giao-chỉ. Ông chiếm lĩnh một vùng tự xưng là Nam-thành vương, dưới tay ông có 2.000 quân và mấy trăm tráng sĩ. Ông là sư phụ của Đàm Ngọc-Nga, thủ lĩnh 36 động

Thanh-hoa với trên 1000 tráng sĩ. Ông còn là sư phụ, cậu ruột Nguyễn

Thánh-Thiên. Người thiếu nữ mà Đào Kỳ gặp ở Cổ-loa, rồi nàng bị Lê

Đạo-Sinh bắt dâng cho Tô Định, được Nguyễn Trát, Đào Kỳ cứu thoát.



Trần Công-Minh bảo người đeo tên:



– Cảnh-Sơn hiền đệ cùng hai cháu chia nhau ra núp ba nơi. Cố bắn cản

không cho giặc vào miếu. Chúng ta ở trong miếu ăn uống vận công. Sau một giờ công lực phục hồi, chưa chắc ai ăn ai.



Giao-Chi nói vào tai Đô Dương:



– Người đeo cung tên này tên Cao Cảnh-Sơn, chưởng môn phái Hoa-lư. Còn

hai người đi theo kia chắc là Cao Cảnh-Khê và Cao Cảnh-Nham. Vậy cả 13

người đều là người Lĩnh Nam. Không biết họ sang đây làm gì? Vì tất cả

những người này không tùng chinh sang Trung-nguyên.



Cao Cảnh-Sơn chỉ cho Cao Cảnh-Khê sang một ụ đất có cây um tùm bên kia

đường ẩn nấp. Cao Cảnh-Nham núp ngay phía trái đền. Còn ông, ông leo lên ngọn cây. Thế là ba cha con chia nhau làm ba góc, trấn giữ trước ngôi

đền.



Vừa lúc đó toán đuổi theo đến. Họ đông khoảng trên trăm người. Giao-Chi

nhìn thấy suýt kêu lên. Vì người cầm đầu là Mã Viện, đi theo có bọn võ

tướng Kinh-châu mà nàng đã thấy trong lần hội lớn ở Quế-lâm.



Giao-Chi bảo nhỏ Đô Dương:



– Không biết đạo Kinh-châu, sư tỷ Trưng Nhị đã tiến tới đâu rồi. Tại sao Mã Viện lại có mặt ở đây. Y là phó tướng đạo Kinh-châu. Đây đâu phải là đất của y.



Bọn Mã Viện tới trước đền, gò cương ngựa lại nói:



– Bọn phản tặc hiện ở trong đền, vì ta thấy các vết chân ngựa tiến vào đó. Vậy chúng ta phải bao vây, bắt hết, nộp cho Thái-hậu.



Vèo ba mũi tên từ trên cây, do Cao Cảnh-Sơn bắn ra, hướng vào Mã Viện,

Viện kinh hoảng rút kiếm gạt đánh choảng một tiếng, trong đêm tối tên,

kiếm đụng nhau tóe lửa. Kiếm của Mã Viện bật văng khỏi tay, hổ khẩu y tê dại.



Y vội vọt khỏi mình ngựa, chụp lấy kiếm, lộn một vòng đáp xuống đất.

Nhưng Cao Cảnh-Sơn bắn một lúc ba mũi tên. Hai mũi còn lại hướng hai tỳ

tướng bên cạnh Mã. Hai người định tránh né, nhưng không kịp. Mũi tên

xuyên thủng lồng ngực bay ra sau. Vì Cao Cảnh-Sơn bắn từ trên cao, nên

mũi tên đi xéo xuống đất. Dư lực mũi tên sau khi xuyên lồng ngực hai tỳ

tướng, còn dư sức trúng vào đùi hai tướng khác, ghim đùi họ vào mình

ngựa.



Mã Viện quát lên một tiếng, tất cả đám tùy tùng đều nhảy xuống đất núp

vào ụ đất bên đường, nhìn về phía Cao Cảnh-Sơn. Hai tỳ tướng bị tên ghim vào mình ngựa. Ngựa đau quá ngã vật xuống, kéo theo hai tướng.

Tương-dương nhị hùng đưa một nhát kiếm cắt hai mũi tên, gỡ hai tướng ra

khỏi xác ngựa. Mã Viện chỉ vào trong đền nói:



– Chúng ta chia làm ba mũi: Tương-dương nhị, tam, tứ hùng bọc phía trái

đền tiến vào. Mũi thứ nhì Tương-dương ngũ, lục, thất, cửu hùng vòng theo phía trái. Còn ta với các tướng tấn công chính diện. Phải cẩn thận, nếu không sẽ bị chúng bắn tên.



Cảnh Yểm cùng Mã Vũ vượt qua đường núp vào mô đất quan sát, vèo một

tiếng tên của Cao Cảnh-Khê bắn từ bên kia đường qua. Sáu người rút kiếm

ra gạt choang, choang, choang ba mũi tên bị gạt đi. Nhưng bọn Cảnh Yểm

thấy cánh tay bị tê dại, không cử động được. Kiếm suýt bay mất. Ba người hoảng hốt vội nằm rạp xuống đất.



Bọn Tang Cung, Lưu Hân, Phùng Tuấn định tiến theo cánh trái vào, liên

tiếp sáu tiếng, sáu mũi tên. Họ kinh hoàng khi thấy tên lần này lại ở

phương vị khác bắn tới. Đó là tên của Cao Cảnh-Nham. Bọn Cảnh Yểm đã có

kinh nghiệm, chúng lăn tròn đưới đất tránh tên. Thế là cả bọn Mã Viện bị cầm chân.



Bỗng cả ba phía tên cùng vèo, vèo bắn ra một loạt. Nhưng tên không bắn

vào người mà bắn vào ngựa. Tiếng ngựa rú lên kinh khủng thê thảm trong

đêm. Chỉ lát sau, gần một trăm con ngựa bị bắn chết hết.



Nguyên sau khi rời bản dinh ở đất Thục, Mã Viện bị Trưng Nhị lừa, y cùng các tướng lên đường về Trường-an yết kiến Quang-Vũ, nhậm chức trấn thủ

Lương-châu. Vì đường xá xa xôi, gập ghềnh hiểm trở, cho nên mãi hôm qua

mới đến Tân-phong. Trong khi nghỉ ở Tân-phong y gặp một đoàn lữ khách 12 người. Mã Viện biết họ là người Lĩnh Nam vì họ nói tiếng Việt. Sở dĩ y

biết tiếng Việt, do những ngày y làm việc bên cạnh Trưng Nhị, y học ít

câu. Đoàn người cùng vào một quán ăn uống, rồi lên đường. Vừa lúc đó có

một người Hán, chạy đến trước mặt Mã Viện thi lễ, hỏi:



– Tiểu nhân thực vô lễ, dám hỏi đại nhân có phải Phục-ba tướng quân Mã quốc-cữu không?



Mã Viện gật đầu:



– Chính thị là ta.



Người đó nói sẽ:



– Tiểu nhân có điều cơ mật muốn trình với Quốc-cữu.



Mã Viện ra hiệu cho các tướng lui lại. Người đó móc trong bọc đưa cho Mã Viện một phong thư. Mã Viện mở ra thấy vỏn vẹn có mấy dòng:



Nay phái Vũ-vệ hiệu-úy Hầu Nhân-Đăng đi kinh-lý các vùng Trường-an,

Đồng-quan, Lâm-đồng cho tới Tây-lương, Quang-trung. Phàm các tướng dĩ,

bá quan văn võ, từ cấp Thứ-sử trở xuống đều phải tuân lệnh điều động của Hầu Vũ-vệ.



Bên dưới đóng ấn của Mã thái-hậu. Mã Viện nhìn rõ chữ cô ruột. Biết rằng đây là mật lệnh quan trọng, bà mới viết như vậy.



Y hỏi:



– Hiệu-úy định nhờ ta việc gì? Ta là cháu Thái-hậu. Việc của Thái-hậu ta phải hết tâm.



Hầu Nhân-Đăng chỉ bọn 13 người Việt đi trước:



– Thái-hậu truyền tiểu nhân cùng một số Vũ-vệ tuần hành quanh Trường-an

trong những ngày hoàng-thượng tuần-du, bắt tất cả những người nào nói

tiếng Việt đem về để Thái-hậu phát lạc.



Hơn ai hết, Mã Viện biết cô mình không phải là mẹ của Quang-Vũ. Mẹ ruột

của Quang-Vũ hiện đang ở Lĩnh Nam. Vì vậy bà bắt người nói tiếng Việt

tất có liên quan đến vụ này.



Y nói với Hầu Nhân-Đăng:



– Được! Ta sẽ cho vây bắt họ lập tức. Bây giờ chúng ta đuổi theo ngay mới kịp.



Y đứng lên nói với các tướng sĩ:



– Các ngươi đã thấy 13 tên Việt đi qua. Chúng là bọn phản tặc, có mật

chỉ phải bắt chúng. Vậy các tướng hãy cố gắng ra sức, Thái-hậu sẽ trọng

thưởng.



Các tướng sĩ đều biết Phục-ba tướng quân là cháu Thái-hậu. Cho nên khi

thấy người lạ đưa trình cho Mã bao thư, rồi bàn luận với Mã. Họ biết

rằng có việc cơ mật. Họ không ngờ việc cơ mật đó do Thái-hậu ban ra.

Kinh nghiệm cho họ biết, xung phong hãm trận, vào sinh ra tử khó mà được thăng cấp mau. Còn làm những công tác mật như thế này, rất dễ mau thăng quan tiến chức. Cho nên khi nghe Mã nói, họ cùng lên ngựa đuổi theo rất gấp.



Các tướng theo Mã là Tương-dương cửu-hùng. Trước gồm Sầm Bành, Cảnh Yểm, Mã Vũ, Tế Tuân, Tang Cung, Lưu Hân, Phùng Tuấn, Đoàn Chí, Lưu Long. Sầm Bành, Tế Tuân đã bị giết chết. Họ đều là người theo Quang-Vũ khởi binh

từ Nam-dương. Về công trạng, võ công, tài dùng binh, họ bỏ xa Mã Viện.

Đạo Kinh-châu do Đại tư-mã Đặng Vũ chỉ huy, Mã Viện trấn thủ Kinh-châu

cùng với Sầm Bành. Mỗi khi Đặng Vũ tiến chiếm được vùng nào, Mã Viện,

Sầm Bành theo trấn giữ hậu quân. Vì vậy khi Đặng Vũ tiến tới Đồng-nam,

Quảng-an thì Mã Vũ, Sầm Bành cũng theo tiếp nhận.