Động Đình Hồ Ngoại Sử
Chương 17 : Huyền âm độc chưởng
Ngày đăng: 14:46 18/04/20
Trưng Nhị dùng binh phù của Nghiêm Sơn truyền lệnh bãi binh, thì Đặng Vũ cùng các tướng lên đường về Lạc-dương. Y phái Mã Viện với Tương-dương
cửu hùng đến Trường-an chầu Quang-Vũ. Lúc lên đường thấy vắng mặt Sầm
Bành, Tế Tuân. Y đâu biết hai người này thám thính anh hùng Lĩnh Nam đã
bỏ mạng.
Nghe Hầu Nhân-Đăng nói toán 13 bộ hành đều là người Việt ở Lĩnh Nam. Mã
Viện hơi lo nghĩ một chút. Vì y thấy những người theo Nghiêm Sơn, trợ
chiến ở Bạch-đế thành, từ võ công đến mưu trí đều kinh người. Y bì thế
nào được. Trước mắt y hiện ra một Trưng Nhị võ công, mưu trí. Một Trần
Năng chưởng lực hùng hậu, thuộc dương cương. Một Hồ Đề tinh nghịch,
nhưng cạnh nàng thì nào là Thần-ưng, Thần-tượng, Thần-phong. Còn
Phật-Nguyệt nữa, kiếm pháp của nàng kinh tâm động phách. Đến Vũ Chu,
Công-tôn Thiệu còn bị thua.
Tuy nhiên, y vẫn tin tưởng vào hai điều. Một là 13 người Việt này võ
công không cao. Hai là Tương-dương cửu hùng võ công kinh người, lừng
danh thiên hạ, y cứ cho đuổi theo.
Đuổi được khoảng 20 dặm, y đã thấy đoàn người đang đi phía trước, dường
như không biết Mã đuổi theo, họ thản nhiên tránh sang bên đường nhường
lối.
Khi bắt kịp, Mã vẫy tay một cái, đoàn tướng sĩ dàn ra bao vây đoàn Việt
vào giữa. Đoàn người bị vây bất thần, nhưng họ vẫn không luống cuống.
Lập tức họ chia làm năm cặp, quay lưng vào nhau chờ đợi. Người chỉ huy
rút kiếm ra khỏi vỏ hỏi Mã Viện:
– Chúng tôi là dân dã qua đây, không biết chúng tôi phạm tội gì mà quan quân bao vây thế này?
Mã Viện đáp:
– Ta là Phục-ba tướng quân Mã Viện, ta được mật chỉ bắt bọn phản tặc.
Vậy các người mau chịu trói để chúng ta đem về triều xử tội.
Người cầm đầu vẫn nhũn nhặn:
– Thì ra ngài là Phục-ba tướng quân đây. Tôi ở mãi Lĩnh Nam mà cũng nghe danh đại nhân. Chúng tôi được tin đại nhân thắng Thục, được điều đi
trấn thủ Lương-châu, không biết có đúng không? Tại sao lại đón đường làm khó dễ chúng tôi? Nếu Mã tướng quân bảo chúng tôi có tội, thì tội gì?
Mã tướng quân có biết tên họ chúng tôi không? Nếu không biết tên họ
chúng tôi, sao biết chúng tôi phạm tội? Theo luật của Tiêu thừa-tướng,
bắt giam thì phải có chứng cớ. Bắt người phải biết tên họ, tội lỗi đầy
đủ. Xin tướng quân trả lời cho.
Mã Viện không biết trả tời sao, nhìn Hầu Nhân-Đăng. Đăng biết ý nói:
– Ta là Vũ-vệ hiệu-úy trong cấm cung. Ta chỉ biết vâng mật chỉ của thái-hậu bắt tất cả những người Việt qua lại trên đường này.
Mười ba người nghe đến mật chỉ thái-hậu, họ đưa mắt nhìn nhau như hội ý một điều gì.
Người cầm đầu hỏi:
– Tôi nghĩ thái-hậu không ra mật chỉ như thế. Vì hiện hầu hết tướng sĩ
Lĩnh Nam đều là người Việt, sang Trung-nguyên tòng chinh, giúp nhà
Đại-Hán. Nếu bắt chúng tôi thì sao không bắt cả những vị đó? Phục-ba
tướng quân, chúng tôi có Thiên-thủ viên hầu Lại Thế-Cường, lại còn năm
nữ hiệp nữa là Trưng Nhị, Phật-Nguyệt, Trần Năng, Lê Chân và Hồ Đề theo
giúp tướng quân, hiện họ ở đâu, xin cho chúng tôi tương kiến.
Các tướng sĩ nghe người cầm đầu nói vậy, thì ngẩn ra, họ biết những
người này liên quan đến Trưng Nhị, không thể nào là tội phạm như Hầu
Nhân-Đăng nói.
Mã Viện ngần ngừ không biết nói sao. Người cầm đầu chỉ đồng bọn giới thiệu với Mã:
– Tại hạ là Trần Công-Minh, đệ nhị thái-bảo phái Sài-sơn, tức sư thúc của Lê Chân.
Các tướng sĩ nhìn nhau gật đầu. Trần Công-Minh tiếp:
– Người này là sư muội của tại hạ, họ Trần tên Phương-Chi, đệ tam
Thái-bảo phái Sài-sơn, tức Tiên-yên nữ hiệp, sư phụ của quân-sư Phùng
Vĩnh-Hoa, thuộc đạo quân của Xa-kỵ tướng-quân Ngô Hán.
Mã Viện gật đầu:
– Quân-sư Vĩnh-Hoa mưu thần chước thánh, võ công kinh người, mà tài âm nhạc thế gian ít người bằng.
Trần Công-Minh lại chỉ vào người khác:
– Đây là lục sư đệ của tại hạ, họ Đặng tên Đường-Hoàn, hiệu Nam-thiên đại-hiệp.
Trần Công-Minh chỉ ba người đeo cung tên:
– Đây là Cao Cảnh-Sơn, chưởng môn phái Hoa-lư. Còn đây là hai công-tử của người tên Cao Cảnh-Khê, Cao Cảnh-Nham.
Trần Công-Minh lại chỉ vào năm người mặc quần áo vàng, đen, trắng, xanh, đỏ:
– Đây là Ngũ-phương thần kiếm, người Trung-nguyên chứ không phải Lĩnh Nam.
Mã Viện la lên:
– Ngũ-phương thần kiếm! Có phải trước đây các vị đã giúp Cảnh-Thủy hoàng-đế đánh Trường-an không?
Hoàng-kiếm gật đầu:
– Quả đúng thế, sau khi chiếm Trường-an và toàn đất Quan-trung.
Cảnh-Thủy thiên-tử ban cho anh em tại hạ một thanh kiếm, kinh lịch khắp
thiên ha,ï được quyền giết bọn tham quan, ô lại. Cao nhất tới tước
vương. Phục-ba tướng quân có muốn xem không?
Hoàng-kiếm rút trên lưng một thanh kiếm đựng trong bọc lụa, từ từ cởi
ra. Thanh kiếm sáng chói mắt mọi người. Mã Viện chưa nói gì, thì Hầu
Nhân-Đăng tiến lên cầm lấy coi đi, coi lại. Trên chuôi kiếm có khắc chữ
Ngự tứ thượng phương bảo kiếm. Tiền trảm hôn quân, hậu trảm gian thần.
Hầu Nhân-Đăng biết đây là kiếm thật, nhưng y vẫn nói lảng:
– Chưa chắc, để ta đem về Lạc-dương thử xem có đúng không đã.
Xích-kiếm là người nóng nảy. Từ mình ngựa vọt lên cao, nhảy về phía Hầu
Nhân-Đăng, tay trái xỉa vào mặt y. Tay phải chụp lấy kiếm. Hầu Nhân-Đăng đưa cả kiếm lẫn bao đâm vào ngực Xích-kiếm. Xích-kiếm lơ lửng trên
không, tay rút kiếm, ánh thép loang loáng mấy cái, kiếm chiêu phủ đầy
người Hầu Nhân-Đăng. Thấp thoáng một cái đã thấy Xích-kiếm ngồi chung
ngựa với Đăng. Tay trái cầm Thượng-phương bảo kiếm, tay phải tra kiếm
vào vỏ, nhún mình một cái về ngựa mình, nhìn Nhân-Đăng cười lạt:
– Kiếm có thể giả mạo được. Còn võ công làm sao có thể giả mạo? Vũ-vệ
hiệu-úy! Thấy kiếm như thấy Thiên-tử. Ngươi chống Thượng-phương bảo
kiếm, thì bị tội gì có biết không?
Hầu Nhân-Đăng thấy mọi người nhìn mình với con mắt kỳ lạ. Y không hiểu,
ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Y thấy có gì khác lạ, đưa tay sờ lên đầu, thì búi tóc bị cắt đi từ hồi nào không hay. Thất kinh hồn vía, nhưng ỷ có mật chỉ
trong tay, y nói cứng:
– Ngũ-phương thần kiếm là người của Hán-triều. Vậy hãy quỳ xuống nghe mật chỉ của thái-hậu.
Hoàng-kiếm cười nhạt:
– Thanh kiếm này tiên-đế ban cho bọn ta, khắp thiên hạ đều biết, mà
ngươi không tin. Còn tờ giấy kia ta tin thế nào được? Ta không quỳ.
Hầu Nhân-Đăng nhìn Mã Viện:
– Mã quốc-cữu, xin người quyết cho vụ này.
Mã Viện biết mật chỉ đó do chính cô mình viết, không còn sai được nữa, y nói:
– Các vị anh hùng Lĩnh Nam, Ngũ-phương thần kiếm, mật chỉ này chính là
thủ bút của Thái-hậu không sai. Vậy phiền các vị cùng về Lạc-dương một
chuyến, để vàng, thau được phân biệt.
Đặng Đường-Hoàn quát lên:
– Chúng ta đường đường từ Lĩnh Nam sang đây giúp Thiên-tử dẹp giặc, mà
tên Vũ-vệ hiệu-úy cứ muốn bắt chúng ta là thế nào? Ngươi có muốn bắt ta
hãy hỏi hai cánh tay này đã.
Nói rồi ông vung chưởng tấn công liền. So về tuổi tác Đặng Đường-Hoàn
thua sư huynh, sư tỷ. Nhưng chưởng lực của ông nổi tiếng Lĩnh Nam. Trước đây chỉ có hai người thắng được ông là Khất đại-phu và Lê Đạo-Sinh mà
thôi. Cho nên chưởng vừa phát ra, gió lộng ào ào, áp lực cực mạnh. Hầu
Nhân-Đăng vội lui ngựa bốn bước để tránh. Nhưng Đặng Đường-Hoàn đã nhảy
vọt theo, đánh hai chưởng liên tiếp nữa. Hầu Nhân-Đăng vung chưởng đỡ.
Thấy thế chưởng của Đặng Đường-Hoàn quá mãnh liệt. Tương-dương cửu-hùng
Lưu Long xuất chưởng. Một chưởng đánh thẳng vào Đặng Đường-Hoàn, một
chưởng cắt ngang chưởng của ông. Còn Mã Viện xỉa một chưởng tấn công ông để cứu Hầu Nhân-Đăng.
Cao Cảnh-Sơn thấy ba người bên kình địch đánh một người của mình. Ông
rút cung buông tên nhắm đầu Tương-dương cửu hùng bắn một mũi. Lưu Long
đã nhả chưởng lực. Nhưng thấy mũi tên bắn tới kình lực mạnh vô cùng, thì kinh hãi vội thu chưởng biến thành trảo thu về bắt mũi tên.
Chưởng của Đặng Đường-Hoàn chạm vào chưởng của Mã Viện, Tương-dương
cửu-hùng, bật lên hai tiếng vang, cát bụi bay mịt mờ, cánh tay ông tê
dại. Ông đứng yên nhìn đối phương. Còn Mã Viện với Tương-dương cửu-hùng
bật lui hai bước mặt đỏ gay. Toàn thân như bị tê liệt.
Mã Viện lễ phép nói:
– Đa tạ Đặng tiên sinh nhẹ tay cho Hầu hiệu-úy.
Hầu Nhân-Đăng thoát chết, y kinh hồn đến đờ người ra. Còn Tương-dương
cửu hùng nhìn mũi tên ngắm nghía, rồi lại nhìn Cao Cảnh-Sơn. Vì y bắt
hụt, tên trúng ngực. Y cảm thấy đau nhói, vội chụp lên coi thấy tên đã
bẻ mũi. Kình lực tuy mạnh nhưng dường như đối phương chỉ đe dọa, chứ
thực sự không muốn hại mình. Nếu Cao Cảnh-Sơn muốn hại, thì y đã mất
mạng rồi.
Trần Công-Minh chắp tay nói:
– Non xanh không bao giờ hết củi. Sông sâu không bao giờ hết nước. Sẽ có ngày tái ngộ.
Ông vẫy tay một cái, cả bọn hướng Trường-an tiến phát, coi bọn Mã Viện
không vào đâu cả. Tương-dương cửu-hùng, tức Chinh-viễn đại tướng quân
Lưu Long chửi thề:
– Mẹ cha con chó Việt làm tàng quá.
Cao Cảnh-Sơn cười ha hả không trả lời, thủng thỉnh đi. Bất thình lình
ông giơ tay lên cao. Tách, tách mấy cái, một mũi tên xé gió hướng ngực
Trường-an yết kiến hoàng-thượng và Lĩnh-nam vương. Lĩnh-nam vương cho ta biết bọn gian tế Thục giả mật chỉ Thái-hậu, gây hỗn loạn các nơi. Vì
vậy bắt được tên nào lập tức xử trảm. Ta đã xử trảm Mao Bạch. Không ngờ, trời xui đất khiến, hôm nay gặp mi ở đây. Thế là trời giúp ta lập công.
Miệng nói tay chàng gia tăng kình lực, khiến Hầu Nhân-Đăng không nói
được câu nào. Đô Dương đưa mật chỉ trong người Mao Bạch cho Mã Viện coi. Mã Viện thấy đúng thủ bút của cô mình, cũng giống như tờ mật chỉ của
Hầu Nhân-Đăng. Y hoang mang không biết những gì đã xảy ra. Nếu y cố gắng bắt những người này chưa chắc đã bắt được, mà lại gây thù chuốc oán với đám anh hùng Lĩnh Nam, bản tâm y không muốn. Hơn nữa đám này lại là sư
huynh, sư đệ với Lĩnh-nam vương. Người được quyền ngồi ngang với
hoàng-thượng, người giúp y trở thành trấn thủ Lương-châu. Lỡ khi bắt
được họ, rồi khi về Lạc-dương, hóa ra chiếu chỉ giả, đầu y sẽ không giữ
được.
Y đang suy nghĩ, Đô Dương đã rút kiếm đưa một nhát, đầu Hầu Nhân-Đăng
rơi xuống đất. Mã Viện định cản, nhưng không kịp. Còn đám tướng sĩ
Kinh-châu có đủ bản lĩnh, lại đứng quá xa.
Trong đầu óc Mã Viện, y cảm thấy như có một cái gì không ổn. Chính tai y đã nghe đám anh hùng Lĩnh Nam bàn tán đến vụ thái-hậu. Vì vậy vụ này
chắc có một cái gì bí ẩn ở trong, y chưa hiểu nổi. Đợi ngày mai vào yết
kiến thiên-tử, rồi về Lạc-dương hỏi Thái-hậu sau.
Mã Viện là người cơ tâm, y biết vụ này dù đúng dù sai cũng cần đề phòng
trước. Y chắp tay hướng vào Trần Công-Minh, Trần Thị Phương-Chi và Đặng
Đường-Hoàn:
– Người xưa nói: Không biết là không có tội xin ba vị mở lượng hồ hải, tha thứ cho.
Nói rồi y vẫy tướng sĩ cùng lên đường. Đợi bọn Mã Viện đi rồi, Phương-Dung mới từ sau bệ thờ nhảy ra. Nàng hô lớn:
– Xuất hiện đi thôi.
Khất đại-phu, Chu Bá, Đào Kỳ lần lượt từ nóc đền thờ nhảy xuống. Cao Cảnh-Sơn cùng hai con từ ngoài bước vào.
Phương-Dung nhìn Giao-Chi:
– Sư tỷ bây giờ mưu mẹo cũng ghê thực, người cùng với Đô đại-ca đánh lừa Mã Viện, để bọn ta khỏi xuất hiện! Người hay thật! Nếu bọn ta xuất hiện hỏng hết kế hoạch.
Nàng hỏi Tiên-yên nữ-hiệp tại sao lại đến đây. Bà tỉ mỷ kể cho nàng nghe hết tình hình Lĩnh Nam, từ khi Nghiêm Sơn mang quân đánh Thục và những
biến chuyển trong vụ Hàn Tú-Anh.
Bỗng Tiên-yên nữ-hiệp kêu ối lên một tiếng, rồi ngã lăn ra, run lật bật, mặt tái mét, mồ hôi xuất đầm đìa.
Khất đại-phu gọi Tiên-yên nữ-hiệp:
– Lại đây! Cháu lại đây mau! Nguy đến nơi rồi.
Khất đại-phu là chú ruột của Nam-hải nữ-hiệp Trần Thị Phương-Châu,
Nam-thành vương Trần Công-Minh, Tiên-yên nữ-hiệp Trần Thị Phương-Chi và
Thiên-trường đại-hiệp Trần Quốc-Hương. Tính ông xuề xòa không câu nệ chi tiết. Đối với các cháu, dù đã lừng danh thiên hạ như Tiên-yên nữ hiệp,
ông vẫn gọi là cháu, đôi khi còn xoa đầu bà. Thời bấy giờ nam nữ đụng
chạm vào người nhau là điều cấm kỵ, dù là chú cháu. Nhưng ông tuổi đã
trên 80. Lại sống vũ ngoại trần ai như một tiên ông, không câu nệ phép
tắc luân lý. Hơn nữa ông là thầy thuốc, ông cho rằng đụng vào cơ thể phụ nữ, chẳng có gì đáng cấm kỵ cả.
Tiên-yên nữ-hiệp thấy ông gọi vội vã đến bên. Người bà lạnh toát run cầm cập:
– Thúc phụ! Người cháu lạnh quá trong thì nóng như lửa đốt.
Ông cầm tay Tiên-yên nữ-hiệp đưa ra cho mọi người coi: Bàn tay của bà có màu tím xanh mờ mờ. Ông khịt mũi mấy tiếng rồi nhăn mặt ngồi im. Người
ông xuất thần nhìn về phương trời xa xôi. Mọi người biết xưa nay tính
ông thâm trầm. Gặp ông chỉ thấy ông cười. Thế mà bây giờ ông lộ ra vẻ lo nghĩ, đều im lặng, không nói gì. Trong tất cả những người hiện diện.
Đào Kỳ võ công cao nhất, nhưng lại thiếu kinh nghiệm lịch lãm.
Phương-Dung có tài dùng binh vì nàng đọc thông Lục-thao, Tam-lược,
Tôn-ngô. Còn những uẩn khúc sâu xa trong võ lâm, nàng còn thua Trần
Công-Minh và Đặng Đường-Hoàn.
Nghĩ một lúc, Khất đại-phu bảo Tiên-yên nữ-hiệp:
– Từ chiều đến giờ cháu đối chưởng với những ai?
Tiên-yên nữ-hiệp nói:
– Cháu chỉ đối chưởng với bọn tướng sĩ Kinh-châu. Còn ngoài ra thì có tên Trần Lữ này mà thôi.
Khất đại-phu hỏi Đô Dương:
– Cháu ở Trung-nguyên lâu kiến văn quảng bác. Cháu có nghe đến Huyền-âm độc chưởng chưa?
Đô Dương nhảy phắt lên:
– Có! Cháu có nghe nói đến. Huyền-âm độc chưởng là chưởng pháp của phái
võ Trường-bạch. Người cuối cùng của phái này biết xử dụng là Xích-Mi. Từ khi Xích-Mi chết đến giờ, ai cũng tưởng chưởng pháp này thất truyền.
Không ngờ ngày nay vẫn còn ở thế gian.
Khất đại-phu gật đầu:
– Trong đám tướng Hán theo Mã Viện, ta không nghe nói có người nào biết
chưởng pháp này. Ban nãy Tiên-yên đối chưởng với Tương-dương cửu hùng.
Võ công chúng thuộc loại Dương-cương chứ không phải Âm-nhu. Vậy thì
trong đám quan quân Mã Viện có một đại cao thủ thuộc phái Trường-bạch.
Mã không biết đã đành, còn minh mẫn như Trưng Nhị cũng không biết thì
thực lạ. Có điều y mai phục trong quân Mã Viện để làm gì, ta không nghĩ
ra.
Đặng Đường-Hoàn hỏi:
– Tiên sinh! Tam sư tỷ bị trúng Huyền-âm độc chưởng rồi hay sao?
Khất đại-phu móc trong bọc ra hộp thuốc, lấy 5 viên đưa cho Tiên-yên
nữ-hiệp, bảo bà nuốt đi, rồi buông thõng kình lực. Cấm không được vận
công. Ông nói:
– Đúng vậy độc chưởng này trên đời không ai chữa được bọn Trường-bạch
chỉ biết đánh người, chứ không biết cứu người. Ai trúng chưởng này 49
ngày sau phải chết. Lúc đầu cách ngày lên cơn một lần, người lạnh run
lên, rồi về khuya phát sốt, chân tay vô lực, ăn uống không được. Ngay từ ngày đầu nạn nhân đau đớn không thể tưởng tượng, muốn sống không được,
muốn chết cũng không xong.
Đô Dương nói:
– Cháu nghe đồn muốn chữa chưởng độc này chỉ có hai cách. Một là luyện
độc chưởng của họ. Hai là bắt được chính kẻ đánh mình, giết đi lấy máu
uống mà thôi. Ngoài ra thuốc giải độc chỉ chưởng môn mới có cách chế.
Khất đại-phu gật đầu, nói:
– Lúc nãy bọn quan binh Mã Viện vào đây, ta thấy có mùi tanh tanh đã
nghi ngờ. Sau thấy Tiên-yên đấu với Trần Lữ mà không đổ mồ hôi thì biết
là đã trúng độc.
Tiên-yên nữ hiệp nghĩ một lúc rồi nói:
– Đúng đấy! Cháu đấu chưởng với Trần Lữ. Thấy chưởng lực của y bao hàm
nội lực Âm-nhu, thuộc chính phái, hơi giống nội công phái Long-biên. Có
điều trong chưởng phong bao hàm một mùi tanh hôi rất khó chịu.
Phương-Dung nói:
– Vậy Trần Lữ là người của phái Trường-bạch. Võ công tuyệt cao nhưng y
dấu thân phận, ẩn trong quân Mã Viện để mưu đồ việc gì. Cho nên khi bị
sư bá tấn công, y chỉ vận khí chống đỡ. Nhưng chưởng lực sư bá mạnh quá, y phải vận độc chưởng chống lại.
Giao-Chi chợt nhớ ra điều gì nói:
– Phải rồi, cháu nhớ ra rồi. Trần Lữ làm y-quan trong quân Mã Viện. Võ công y vào hạng bình thường mà thôi.
Khất đại-phu lắc đầu:
– Đó là y giả bộ, thực sự ra võ y rất cao thâm.
Tiên-yên nữ-hiệp bảo Phương-Dung:
– Về nội công phái Long-biên, cháu luyện được mấy thành?
Phương-Dung e thẹn đáp:
– Về kiếm pháp cháu học được trọn vẹn. Còn về nội công luyện mấy năm
nay, cũng chỉ được có 5 thành mà thôi. Sư-bá, có phải sư-bá muốn cháu
thử xem nội công của cháu có giống Trần Lữ không?
Tiên-yên nữ-hiệp gật đầu:
– Bây giờ cháu vận sức ra tay, đánh vào ta một chưởng. Để ta so sánh nội Long-biên có giống Trần Lữ không?
Phương-Dung vâng lời, nàng vận khí phát một chưởng hướng Tiên-yên
nữ-hiệp đánh tới. Nội công phái Long-biên thuộc âm-nhu, chưởng của nàng
không có gió. Tiên-yên nữ-hiệp vung chưởng đỡ. Chưởng của bà ào ào chụp
xuống, gió lộng rất mạnh. Gặp chưởng của Phương-Dung thì mất tăm, mất
tích.
Mọi người sửng sốt, Tiên-yên nữ-hiệp nói:
– Cháu mới dùng có một thành công lực, cháu đánh mạnh hơn ta xem nào.
Phương-Dung hít hơi, nàng vận đủ mười thành công lực, chưởng của nàng êm dịu chụp xuống. Tiên-yên nữ-hiệp quát lên một tiếng vung chưởng đỡ.
Chưởng của bà áp lực cực kỳ trầm trọng. Nhưng chạm phải chưởng của
Phương-Dung thì xịt một tiếng, mất tăm, mất tích. Phương-Dung đứng im,
còn bà lảo đảo lui lại.
Bà than:
– Vạn-tín hầu quả là thần, là thánh của đất Lĩnh Nam. Chưởng pháp Âm-nhu thực kỳ dị không tưởng được.
Ý bà muốn nói: Nội công Âm-nhu do Vạn-tín hầu sáng chế ra. Lưu truyền
tới ngày nay, tâm pháp lấy nhu chế cương, dù người mới tập, cũng có thể
thắng người luyện Dương-cương đi trước hàng mấy năm trời.
Phương-Dung ngơ ngác hỏi:
– Sư bá thấy thế nào?
Tiên-yên nữ-hiệp nói:
– Nội công của Trần Lữ giống hệt phái Long-biên. Khác một điều là chưởng pháp của cháu quang minh chính đại, còn chưởng pháp của Trần Lữ thì có
độc chất bên trong.
Phương-Dung lắc đầu không hiểu.